Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (TT)

Truyện kể : Đến Uỷ ban nhân dân phường

A /Mục tiêu :

- Mọi người cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBNN) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBNN xã (phường).

- Thể hiện các quy định của UBNN xã (phường); tham gia các hoạt động do UBNN xã (phường) tổ chức.

- Tôn trọng UBNN xã (phường).

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK).

 * Mục tiêu : HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBNN xã (phường) tổ chức.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận :

- Tình huống (a) : Nên vận đống các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.

- Tình huống (b) : Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.

- Tình huống (c) : Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,. ùng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 22
Từ ngày 5/2 đến ngày 9/2 
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
5/2
19
 106
 43
 22
35 p
40p 
 40p
40p
Đạo đức
 Toán
 Tập đọc
Chính tả
Uỷ ban nhân dân xã, phường em.
Luyện tập .
Lập làng giữ biển.
(N – V) Hà Nội.
Thứ ba
 6/2
 43
107
43
 43
 22
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
Kể chuyện
 Nhảy dây - phối hợp mang vác. Trò chơi : Trồng nụ, trồng hoa.
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Sử dụng năng lượng của chất đốt.
Ông Nguyễn Khoa Đăng.
Thứ tư
 7/2
44
 108
 43
 22
 22
40p
40p
 40p
35p
 35p
Tập đọc
 Toán
 TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Cao Bằng.
Luyện tập.
Ôn tập văn kể chuyện.
Bến Tre đồng khởi.
Thức ăn nuôi gà.
Thứ năm
8/2
 44
 109
 44
 44
 22
35p
40p
 40p
35p
35p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Nhảy dây – Duy chuyển tung bắt bóng.
Luyện tập chung.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
Vẽ trang trí : Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
Thứ sáu
 9/2
22
 110
 44
 22
35p
 40p
 40p
 35p
 35p
Âm nhạc
 Toán
 TLV
 Địa lí
GDNK
Ôn hát bài : Tre ngà bên lăng Bác.
Thể tích của một hình.
Kể chuyện (kiểm tra viết).
Châu Âu.
Em chơi ô chữ.
 Thứ năm : Cô Huệ dạy : toán, LT&C, khoa học, mĩ thuật.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (TT)
Truyện kể : Đến Uỷ ban nhân dân phường
A /Mục tiêu : 
- Mọi người cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBNN) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBNN xã (phường).
- Thể hiện các quy định của UBNN xã (phường); tham gia các hoạt động do UBNN xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng UBNN xã (phường).
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK).
 * Mục tiêu : HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBNN xã (phường) tổ chức.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : 
- Tình huống (a) : Nên vận đống các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
- Tình huống (b) : Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
- Tình huống (c) : Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,.. ùng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến (Làm BT 4, SGK).
*Mục tiêu : Giúp HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 1.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : UBNN xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK.
D/ Bổ sung :
.
TOÁN
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. 
Đổi : 1,5m = 15dm 
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là : 
(20 + 15) x 2 x 12 = 840 (dm2).
b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là : 
840 + 20 x 15 x 2 = 1440 (dm2).
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
Bài giải 
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là :
( + ) x 2 x = (m2).
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là :
 x x 2 + = (m2).
Đáp số : Sxq : (m2). Stp : (m2).
Bài 3 : GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả. Khoanh vào B. 
Bài 4 : GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật. Sau đó cho HS làm bài cá nhân. Kết quả : Diện tích cần sơn : 184dm2
3. Củng cố : - HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Biểu đồ hình quạt.
D/ Bổ sung :.
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- GDHS yêu quê hương đất nước.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Lập làng giữ biển ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 4 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Cao Bằng.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
HÀ NỘI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài thơ Hà Nội.
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết các tiếng có âm đầu r/d/gi và các tiếng có vần ao / au.
 2. Dạy bài mới : Hà Nội (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả , những chữ cần viết hoa : Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS páht biểu ý kiến : DTR : Nhụ; DTR tên địa lí : Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
Bài tập 3 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm điền đầy đủ các tiếng thích hợp.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS đọc lại đoạn văn và câu đố và trả lời câu hỏi của GV.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :.
Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007
THỂ DỤC
NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC. 
TRÒ CHƠI : “TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tung và bắt bóng; nhaỷ dây; tập bật cao, tập phối hợp mang vác, trò chơi : “Trồng nụ, trồng hoa”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tung bắt bóng, nhảy dây, bật cao, phối hợp mang vác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố tung và bắt bóng, nhảy dây:
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
c) Tập bật cao và tập chạy mang vác :
b) Trò chơi vận động :
 - Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - ... iặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ?
+ Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì ?.
	- GV mời ĐD một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố : - GV đặt câu hỏi để chốt lại ý chính chung của bài.
 	- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS về tinh thần yêu nước.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung .
KĨ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ.
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : HS cần phải :
- Biết một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Rèn luyện kĩ năng nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà; có nhận thức bươc1 đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
- GDHS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
B/ Chuẩn bị : Tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn nuôi gà.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Thức ăn nuôi gà (GV giới thiệu bài và nêu MĐ vàYC của bài học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về một số thức ăn nuôi gà.
- GV giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận.
- HD HS tìm hiểu thông tin : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn về một số thức ăn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm : Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, thư kí của nhóm ghi chép lại ý kiến của các bạn vào giấy.
- Nêu thời gian thảo luận (15 phút).
- Các nhóm về vị trí được phân công và thảo luận nhóm. GV đến các nhóm quan sát và có thể hướng dẫn, gợi ý thêm để HS thảo luận đạt kết quả.
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV tóm tắt ý chính.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà.
	- Thảo luận nhóm về đặc điểm của một số loại thức ăn nuôi gà được dùng nhiều ở nước ta.
	- Đại diện từng nhóm lên trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
	- GV kết luận nội dung bài học.
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập.
	- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II SGK và đặt câu hỏi để HS nêu miệng một số loại thức ăn nuôi gà được dùng nhiều ở nước ta.
	- HS làm bài tập, GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
	- HS báo cáo kết quả làm bài tập.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số loại thức ăn nuôi gà được dùng nhiều ở nước ta.
	- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau.
D/ Bổ sung :.
Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2007
THỂ DỤC
NHẢY DÂY - DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG. 
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố nhảy dây, di chuyển tung và bắt bóng, bật cao, tập phối hợp chạy - nhảy mang vác; trò chơi : “Trồng nụ, trồng hoa”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tung bắt bóng, bật cao, nhảy dây, phối hợp chạy - nhảy mang vác; chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời”.
2. Phần cơ bản :
a) Củng cố tung và bắt bóng, nhảy dây:
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. 
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
b) Tập bật cao, chạy mang vác.
c) Trò chơi vận động :
 - Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa” – Làm quen nhảy bật cao.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử 1-2 lần - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy. - GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá.
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6-10 phút
2-3 phút
18-22phút
8-10 phút
5-7 phút
1 lần
6-8 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang so le.
- 4 hàng ngang so le.
4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2007
TOÁN
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu :
 - Nắm được biểu tượng về thể tích của một hình.
- Rèn kĩ năng biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN, HLP. Sau đó lên bảng làm BT 3 SGK.
2. Bài mới : Thể tích của một hình (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
 	- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. 
 	- Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ hoặc mô hình tương ứng, GV đặt câu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
	Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. GV gọi một số HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm của HS.
	Số hình lập phương nhỏ của hình A là : 3 x 4 x 3 = 36 (hình).
	Số hình lập phương nhỏ của hình B là : 2 x 5 x 4 = 40 (hình).
	Vì 40 > 36 nên thể tích của hình B lớn hơn thể tích của hình A.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài tập 1.
Hình hộp chữ nhật C gồm 24 hình lập phương nhỏ.
Hình lập phương D gồm 27 hình lập phương nhỏ.
Thể tích của hình lập phương D lớn hơn thể tích của hình lập phương C.
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách giải, sau đó 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
	HLP được tạo bởi 8 khối gỗ HLP có cạnh 1cm có : 2 x 2 x 2 = 8
	HLP được tạo bởi 27 khối gỗ HLP có cạnh 1cm có : 3 x 3 x 3 = 27
	Tổng khối gỗ của hai hình là : 27 + 8 = 35
Nếu xếp thành một hình lập phương mới thì phải cần số khối gỗ là : 4 x 4 x 4 = 64
	Vậy 35 khối gỗ của hai HLP không thể xếp tất cả thành một hình lập phương mới được.
3. Củng cố : - HS nhắc lại biểu tường về thể tích.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết)
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS biết viết một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn có đầy đủ 3 phần.
- GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng.
B/ Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn kể chuyện.
- HS : Giấy kiểm tra.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1 Giới thiệu bài : Kể chuyện (Kiểm tra viết).
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. Ra đề : 
	- Dựa theo những đề gợi ý ở trang SGK, GV ra đề cho HS viết bài :
	Đề bài : 
1.Kểchuyện đã nghe, đã đọc..
2. Kể một câu chuyện nói về tình bạn.
3. Kể chuyện theo lời nhân vật trong truyện cổ tích. 
	- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
	- HS tìm hiểu đề bài.
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện.
	- GV củng cố kiến thức, sau đó đính bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả kể chuyện.
 	+ Mở bài : Giới thiệu bao quát về câu chuyện kể.
	+ Thân bài : Diễn biến của câu chuyện.
	+ Kết bài : Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người kể về câu chuyện.
	- HS làm bài (chọn một trong ba đề).
	- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu (Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng).
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn.
	- Thu bài chấm.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện.
	- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp.
4. Nhận xét, dặn dò :
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 23 (Kể chuyện đã nghe, đã đọc), nhớ lại những câu chuyện đã nghe, đã đọc.
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
CHÂU ÂU
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả đu7ọc vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu. 
- Rèn luyện kĩ năng nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu.
- Nhân biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Âu; quả địa cầu.
 - Bản đồ các nước châu Âu.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Các nước láng giềng của Việt Nam.
2.Bài mới : Châu Âu (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- HS nhận xét : Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á – Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
* Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
 *Hoạt động 3 : Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu (làm việc cả lớp).
	- GV yêu cầu HS làm việc với hình 5, bài 17 và gợi ý trong SGK.
	- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
	- GV va cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận : Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
3.Củng cố : 
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được cảnh đẹp thiên nhiên và hoạt động kinh tế rất mạnh của các nước ở châu Âu.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :
GDNK : EM CHƠI Ô CHỮ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan22.doc