Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp nhân vật.

-Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3trong SGK ).

-GDBVMT: HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

II-CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

- Ảnh về những làng ven biển , làng đảo và nghề chài lưới , giúp giải nghĩa các từ ngữ khó .

 

doc 25 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
 Từ ngày 30/1/2012 đến 3/2/2012 
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
30/1/12
Tập đọc
Toán
K.chuyện
Khoa học 
Đạo đức 
Lập làng giữ biển GDBVMT
Luyện tập 
Ong Nguyễn Khoa Đăng
Sử dung năng lượng chất đốt GDKNS- GDBVMT
Ủy ban nhân dân xã, phường em(T2)
Thứ 3
31/1/12
LT&ø câu
Chính tả
Toán*
Tập đọc
Toán
TV*
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Nghe viết: Hà Nội GDBVMT
Cao Bằng
DTXQ và DTTP của hình lập phương
Thứ 4
1/2/12
T.L. văn
Toán
HDTH
Ôn tập về kể chuyện
Luyện tập 
Thứ 5
2/2/12
L.T&câu 
Toán
Khoa học
Nối các vế câu ghép bằng QHT
Luyện tập chung
Sử dụng năng lượng gió 
và năng lượng nước chảy GDKNS- GDBVMT
Thứ 6
3/2/12
T. L.văn
Toán
Kĩ thuật
SHL
Kể chuyện (KT viết)
Thể tích của một hình
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
Thứ hai 30/01/2012
TUẦN 22-TIẾT43
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp nhân vật.
-Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3trong SGK )..
-GDBVMT: HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
II-CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
Ảnh về những làng ven biển , làng đảo và nghề chài lưới , giúp giải nghĩa các từ ngữ khó .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình : Trong 3 tuần tới các em sẽ được học về những người đã giữc hợp tác cuộc sống chúng ta luôn thanh bình – các chiến sĩ biên phòng , cảnh sát giao thông , các chiếm sĩ công an , chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch , những vị quan toà công minh . . . 
-Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới , giữ một vùng biển trời của Tổ quốc .
-HS đọc bài Tiếng rao đêm .
-Hỏi đáp nội dung bài đọc .
-HS quan sát tranh minh họa chủ điểm .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
Có thể chia thành 4 đoạn :
+Đoạn 1 : Từ đầu . . . như tỏa ra hơi muối . 
+Đoạn 2 : Tiếp . . . thì để cho ai ?
+Đoạn 3 : Tiếp . . . quan trọng nhường nào .
+Đoạn 4 : phần còn lại
-HS khá , giỏi đọc bài .
-HS quan sát tranh minh họa trong bài đọc.
-HS nối tiếp nhau đọc ( 2 lượt ) 
- Luyện phát âm từ HSđọc sai nhiều.
-Tìm hiểu những từ chú giải cuối bài ở SGK .
b)Tìm hiểu bài 
-Gv đọc diễn cảm toàn bài .
-Bài văn có những nhân vật nào ?
-Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
-Bố Nhụ nói “ con sẽ họp làng” , chứng tỏ ông là người thế nào ?
-Theo lời bố Nhụ , việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
-Hình ảnh một làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ ?
-Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ .
-Nêu suy nghĩ của Nhụ ?
-Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
-GDBVMT: HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
c)Đọc diễn cảm 
-Gv hướng dẫn cả lớp đọc phân vai một đoạn của bài .
-Có một bạn nhỏ tên là Nhụ , bố bạn , ông bạn , 3 thế hệ trong một gia đình .
-Họp làng để di dân ra đảo , đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo .
-Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo của làng , xã .
-Ngoài đảo có đất rộng , bãi dài , cây xanh , nước ngọt , ngư trường gần , đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới , buộc được một con thuyền .
-Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt , dân chài thả sức phơi lưới , buộc thuyền . làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền – có chợ , có trường học , có nghĩa trang . . . 
-Ông bươc ra võng , ngồi xuống võng , hai má phập phồng như người súc miệng khan . Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào .
-Vậy là việc đã quyết định rồi . . . đến hết.
-Nhụ đi , sau đó cả nhà sẽ đi . Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời . Nhụ tự tin kế hoạch của bố , mơ tưởng đến làng mới .
-4 HS đọc phân vai .
-Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện .
3-Củng cố , dặn dò :
-Ý nghĩa câu chuyện ?
-Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: Cao Bằng.
- Ca ngợi những người dân chài táo bạo , dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới , giữ một vùng biển trời của Tổ quốc
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT106 Toán:
LUYỆN TẬP
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. Bài 1.Bài 2.
II-CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Giới thiệu trực tiếp . 
- HS sửa BT1/110 .
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
*Luyện tập – thực hành 
Bài 1a) :
 1,5m = 15dm
Diện tích xung quanh :
 (25 + 15) x 2 x 18 = 1440(dm2)
Diện tích toàn phần :
1440 + (25 x 15) x 2 = 2190(dm2)
Bài 2 :
-GV nhận xét
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Chuẩn bị: DTXQ và DTTP của HLP
-HS đọc đề .
-HS làm bài vào vở .
1 b)
Diện tích xung quanh :
(4/5+1/3)x2 x1/4 =17/60(m2)
Diện tích toàn phần:
17/60+(4/5x1/3)x2=49/60(m2)
- HS đọc đề , làm bài .
-Diện tích cần quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh cái thùng :
 8dm = 0,8m
Vậy diện tích quết sơn cái thùng:
 (1,5+0,6) x 2 x 0,8 + 1,5 x 0,6=3,46(m2)
 Đáp số : 3,46m2 
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT43
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.-Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt. - Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.- Động não - Quan sát và thảo luận nhóm - Điều tra - Chuyên gia
GDBVMT: Biết thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
II-CHUẨN BỊ: Hình và thông tin SGK/86,87,88,89 .
Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Vì sao nói năng lượng Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu trên Trái Đất?
-Con người sử dụng năng lượng Mặt Trời cho cuộc sống như thế nào ?
3.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp . 
-HS hỏi đáp .
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Kể tên một số loại chất đốt 
*Mục tiêu : 
-HS nêu được một số loại chất đốt : rắn , lỏng , khí .
*Cách tiến hành :
-Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng . Trong đó chất đốt nào ở thể rắn , chất đốt nào ở thể lỏng , chất đốt nào ở thể khí ?
-HS thảo luận nhóm đôi .
*Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : HS kể được tên và nêu được công dụng , việc khai thác của từng loại chất đốt .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-GV phân công mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt ( rắn , lỏng , khí ) theo các câu hỏi :
1-Sử dụng các chất đốt rắn 
-Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
-Than đá được sử dụng chủ yếu vào những việc gì ? Ở nước ta , than đá chủ yếu được khai thác ở đâu ?
-Ngoài than đá , bạn còn biết tên loại than nào khác ?
2-Sử dụng các chất đốt lỏng 
-Kể tên các chất đốt lỏng mà bạn biết . Chúng thường được dùng để làm gì ?
-Ở nứơc ta , dầu mỏ được khai thác ở đâu ?
-Đọc các thông tin , quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3-Sử dụng các chất đốt khí 
-Có những loại khí đốt nào ?
-Người ta làm gì để tạo ra khí sinh học ?
Bước 2 :
-GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khí tự nhiên , khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
*Hoạt động 3 : Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt 
*Mục tiêu : HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn , tiết kiệm các loại chất đốt .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun , đốt than ?
-Than đá , dầu mỏ , khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
-Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm , chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn ?
-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
-Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
 Bước 2
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó ? 
+Tất cả các chất đốt khí cháy sinh ra khí cac-bô-nic cùng nhiều loại khí độc khác làm ô nhiễm môi trường không khí , có hại cho người , động vật , thực vật ; làm han gỉ các đồ dùng , máy móc bằng kim loại .
+Biện pháp : Cần có những ống khói để dẫn khói lên cao ; các nhà máy có biện pháp làm sạch , khử độc các chất thải
-Chia lớp làm ba nhóm .
-Làm việc theo nhóm .
-Củi , tre , rơm , rạ . . . 
-Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ ; dùng trong sinh hoạt : đun , nấu , sưởi . . . Ở nước ta , than đá chủ yếu được khai thác ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh .
-Than bùn , than củi . . .
-Dầu hôi được dùng để thắp sáng , đun nấu . . . 
-Vũng Tàu .
-Khí tự nhiên , khí sinh học .
-Ủ chất thải , mùn rác , phân gia súc . Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp .
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày , sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trứơc và trong SGK để minh hoạ .
-Làm việc theo nhóm .
-Thảo luận theo các câu hỏi gợi ý 
-Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường , cung cấp gỗ . . . 
-Không . Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận . 
-Bếp ga , bếp củi , bếp điện . . . 
-Khi nấu thức ăn phải trông chừng , không để cháy , khét . . . 
-Gây cháy .
-Cẩn thận .
.-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
*Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết .
-Chuẩnbị:Sử dụng năng lượnggió và nước chảy.
- HS hỏi , đáp nội dung bài học .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT22
KỂ CHUYỆN
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : 
-Dựa vào lời kể của GV, tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
II-CHUẨN BỊ: Tranh minh học truyện trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới th ... Bài tập 3 :
-Lời giải :
Mặc dù tên cướp / rất hung hăng , gian xảo / nhưng cuối cùng hắn/ phải đưa tay vào còng số 8 .
-Tính khôi hài của mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu ?
-HS làm bài .
-HS đọc yêu cầu đề bài .
-Hs làm bài .
-HS đọc yêu cầu đề bài .
-Hs làm bài .
-Đáng lẽ phải trả lời : CNcủa vế thứ nhất là tên cướp , CNcủa vế thứ hai là hắn thì bạn HS hiểu lầm câu hỏi của cô giáo , trả lời : Chủ ngữ nghĩa là tên cướp đang ở trong nhà giam .
5-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS kể lại mẩu chuện vui Chủ ngữ ở đâu ? cho người thân nghe .
-Chuẩn bị: MRVT: Trật tự-an ninh.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT109
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : Biết :
- Tính diện tích xq và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và HLP.
- Vận dụng để giải một số bài tâp có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. Bài 1 Bài 3..
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương , hình hộp chữ nhật .
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Trong các tiết học trứơc , chúng ta đã làm quen với công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương . Hôm nay chúng ta cùng luyện tập các kiến thức đó. 
- HS hỏi đáp .
-Hs lắng nghe .
2-DẠY BÀI MỚI
*Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
 a)(2,5 +1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)
3m = 30dm
 b)(30 + 15) x 2 x 9= 810(dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
 a)3,6 + (2,5 x 1,1) x 2 =9,1(m2)
 b)810 + (30 x 15) x 2 = 1710(dm2)
Bài 3 :
-Bài giải :
 Cạnh của hình lập phương mới :
 4 x 3 = 12(cm)
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh là 4cm :
 (4 x 4) x 4 = 64(cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương mới :
 (12X12)X4=576(cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương mới gấp diện tích xung quanh của hình lập phương cũ :
 576 : 64 = 9(lần)
Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 4cm :
 (4 x 4) x 6 = 96(cm2) 
-HS đọc đề .
-HS thảo luận và làm bài vào vở .
-HS đọc đề.
-HS giải nhóm bàn.
Diện tích toàn phần của hình lập phương mới có cạnh 12cm :
 (12 x 12) x 6 = 864(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương mới gấp diện tích toàn phần của hình lập phương cũ :
 864 : 96 = 9(lần)
 Đáp số : 9 lần
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Dặn HS về nhà làm BT3/114 
-Chuẩn bị:Thể tích của một hình.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT44
Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
-Sử dụng năng lượng gió:điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
-Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện..
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
nhau- Liên hệ thực tế, thảo luận về sử dụng năng lượng gió và nước chảy. - Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác
- Thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin
GDBVMT: Giữ sạch nguồn nước; tiết kiệm nước.
II-CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió , năng lượng nứơc chảy .
Mô hình tua bin hoặc bánh xe nước .Hình SGK/90,91 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Bạn và gia đình bạn cần làm gì để tránh lãng phí chất đốt ?
-Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt ?
-Vì sao chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng đến môi trường ?
3.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp . 
-HS hỏi , đáp .
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Thảo luận về năng lượng gió 
*Mục tiêu : 
-HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên .
-HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Vì sao có gió ? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên ?
-Con người sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương ?
Bước 2 :
-Các nhóm thảo luận .
-Do không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác . VD : làm quay tua bin máy phát điện , chạy thuyền buồm . . . 
-Chạy thuyền buồm , làm quay tua bin máy phát điện , rê lúa . . . 
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
*Hoạt động 2 : Thảo luận về năng lượng nước chảy 
*Mục tiêu : 
-HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên .
-Kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Nêu một số ví dụ về năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì ? Liện hệ thực tế ở địa phương .
-Kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà em biết ?
Bước 2 :
GDBVMT: Giữ sạch nguồn nước; tiết kiệm nước.
-Làm việc theo nhóm .
-Thảo luận theo câu hỏi gợi ý .
-Nhà máy thuỷ điện lợi dụng sức nước để tạo ra dòng điện . Bánh xe nước đưa nước từ vùng thấp lên cao .
-Dùng sức nước tạo ra dòng điện , nhà máy thuỷ điện , bánh xe nước . . . 
-Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , nhà máy thủy điện Trị An . . . 
-Làm việc cả lớp .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung .
4Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .
- Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng điện.
- HS hỏi , đáp nội dung bài học .
Điều chỉnh bổ sung : 
Thứ sáu 21/01/2011
TUẦN 22-TIẾT44
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK, bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa ; lời kể tự nhiên.
II-CHUẨN BỊ: 
Bảng lớp ghi tên một vài truyện đã đọc , một vài truyện cổ tích .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài
-Trong tiết TLV trước , các em đã ôn tập về văn kể chuyện , trong tiết học hôm nay , các em sẽ làm bài kiểm tra viết theo một trong ba đề SGK đã nêu .
-HS lắng nghe .
2-Hướng dẫn HS làm bài 
Bài tập 1 
-GV : Đề bài yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích . Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng .
-Một HS đọc yêu cầu BT1 . 
-Cả lớp theo dõi SGK .
-Một số HS nối tiếp nhau nói tên đề tài các em đã chọn . 
VD : Em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương – một bạn thân của em hồi còn học chung năm lớp ba . / Em rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện Trí dũng song toàn . Em sẽ kể câu chuyện về ông , về niềm khâm phục , kính trọng của tôi với ông . / Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh , tôi sẽ kể lại câu chuyện này theo lời nhân vật Thạch Sanh 
3-HS làm bài 
4-Củng cố , dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị:Lập chương trình hoạt động.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT 110
TOÁN:
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
- Có biểu tượng về thể tích một hình.
 - Biết so sánh thể tích của 2 trong một số tình huống đơn giản ,Bài 1, Bài 2
II-CHUẨN BỊ: Hình vẽ minh hoạ VD1,2 , BT1,2 .
1 hình lập phương , 1 hình hộp chữ nhật .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Hôm nay , chúng ta sẽ làm quen với một đại lượng mới biểu thị mức độ , chiếm chỗ trong không gian của một vật . Đó là thể tích .
- HS sửa BT3/114 .
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Hình thành biểu tượng ban đầu 
a)Ví dụ 1 
-GV trưng bày đồ dùng .
-Hãy nêu tên 2 hình khối đó ?
-Hình nào to hơn , hình nào nhỏ hơn ?
-Giới thiệu : Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương .
-GV đặt hình lập phương vào trong hình hộp chữ nhật .
-GV nói : Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật , ta nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương .
-Giới thiệu : đại lượng xác định độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích .
b)Ví dụ 2 
 -GV treo tranh minh hoạ : có hình khối C và D .
-Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ ?
-Giới thiệu : Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D .
b)Ví dụ 3 
 -GV lấy bộ đồ dùng dạy học toán 5 xếp hình như SGK , hỏi :
-Hình P gồm mấy hình lập phương ?
-Khi tách hình P thành 2 hình M và Nghĩa thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu ?
-Ta nói rằng : Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
-HS quan sát .
-Hình lập phương và hình hộp chữ nhật .
-Hình lập phương nhỏ hơn .
-HS quan sát .
-Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế .
-HS quan sát .
-6 hình lập phương .
-Hình M gồm 4 hình lập phương , hình N gồm 2 hình lập phương .
2-2-Rèn kĩ năng so sánh một số hình 
Bài 1 :
-Bài giải :
Hình A gồm 16 hình lập phương , hình B gồm 18 hình lập phương . Hình B có thể tích lớn hơn .
Bài 2 :
-Bài giải :
Hình A có 45 hình lập phương nhỏ .Hình B có 27 hình lập phương nhỏThể tích hình A lớn hơn hình B
-HS đọc đề .
-HS quan sát hình SGK/15 và làm bài vào vở .
-HS đọc đề .
-HS quan sát hình SGK/15 và làm bài vào vở .
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm và chuẩn bị bài:Xăng-ti-mét khối.Đề-xi-mét khối.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 22-TIẾT 22 Sinh hoạt lớp
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 Nội dung : 
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
a.Học tập : 2.Lao động : 3.Vệ sinh : 4.Nề nếp : 5.Các hoạt động khác :
b.Tuyên dương các tổ, nhóm, cá nhân tham gia tốt .
c. Nhắc nhở các tổ, nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm tuyên dương khuyến khích và nhắc nhở 
3 .Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiện LBG tuần 23 -Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt.
- VS trường lớp xanh, sạch, đẹp,
- HS không được đeo nữ trang, không tiếp xúc với người lạ.
- HS không được đánh nhau, chưỡi tục, không chơi những trò chơi nguy hiểm,khôngmang dụngcụcó đầu nhọnđến trường,phòng tránh cháy nổ.Không được tắm ao, hồ. 
* Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng,đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
- Những em chưa học tốt trong tuần,  Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn .
Điều chỉnh bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_22_ban_chuan_kien_thuc.doc