Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

A /Mục tiêu :

- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.

- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tốc Việt Nam.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Em yêu Tổ quốc Việt Nam (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).

* Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

4. GV kết luận : Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 23
Từ ngày 12/2 đến ngày 23/2
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
12/2
23
 111
 45
 23
35 p
40p 
 40p
40p
Đạo đức
 Toán
 Tập đọc
Chính tả
Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Xăng ti mét khối - Để xi mét khối.
Phân xử tài tình.
(N – V) Cao Bằng.
Thứ ba
13/2
 45
112
45
 45
 23
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
Kể chuyện
 Nhảy dây - Bật cao. Trò chơi : Qua cầu tiếp sức.
Mét khối.
MRVT : Trật tự - An ninh.
Sử dụng năng lượng điện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ tư
 14/2
46
 113
 46
 23
 23
40p
40p
 40p
35p
 35p
Tập đọc
 Toán
 TLV
Lịch sử
 Kĩ thuật
Chú đi tuần.
Luyện tập.
Lập chương trình hoạt động.
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
Nuôi dưỡng gà.
Thứ năm
 22/2
 46
 114
 46
 46
 23
35p
40p
 40p
35p
 35p
Thể dục
 Toán
 LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Nhảy dây . Trò chơi : Qua cầu tiếp sức.
Thể tích hình hộp chữ nhật.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Lắp mạch điện đơn giản.
Vẽ tranh : Đề tài tự chọn.
Thứ sáu
 23/2
23
 115
 46
 23
35p
 40p
 40p
 35p
Âm nhạc
 Toán
 TLV
 Địa lí
Ôn 2 hát bài : Tre ngà bên lăng Bác, Hát mừng. TĐN số 6.
Thể tích hình lập phương.
Trả bài văn kể chuyện.
Một số nước ở châu Âu.
Thứ ba : Cô Huệ dạy : toán, LT&C, khoa học, kể chuyện.
Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008
 ĐẠO ĐỨC SGK/ Thời gian dự kiến 35 phút
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
A /Mục tiêu : 
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tốc Việt Nam.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Em yêu Tổ quốc Việt Nam (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).
* Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
4. GV kết luận : Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu : Giúp HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : 
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
	- Đất nước ta còn nghèo, còn khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2, SGK.
 *Mục tiêu : HS củng cố những hiểu biết về Việt Nam.
 *Cách tiến hành :
 1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK.
D/ Bổ sung :	
.
TOÁN
XĂNG TI MÉT KHỐI - ĐỀ XI MÉT KHỐI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu :
 - Nắm được biểu tượng về thể xăng ti mét khối - đề xi mét khối.
- Rèn kĩ năng biết mối quan hệ giữa xăng ti mét khối và đề xi mét khối; biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng ti mét khối và đề xi mét khối.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại các biểu tượng về thể tích của một hình. Sau đó lên bảng làm BT 3 SGK.
2. Bài mới : Xăng ti mét khối - Đề xi mét khối (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về xăng ti mét khối - đề xi mét khối.
 	- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. 
 	- Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ hoặc mô hình tương ứng, GV đặt câu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
	a) Viết cách đọc các số đo sau đây : 
	82cm3 : tám mươi hai xăng ti mét khối.
	508dm3 : năm trăm linh tám đề xi mét khối.
	17,02dm3 : mười bảy phẩy không hai đề xi mét khối.
	cm3 : ba phần tám xăng ti mét khối.
	b) GV hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài a
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rối thống nhất kết quả.
1dm3 = 1000cm3 ; 215dm3 = 215000cm3.
4,5dm3 = 4500cm3 ; dm3 = 400cm3.
5000cm3 = 5dm3 ; 372000cm3 = 372dm3
940000cm3 = 940dm3 ; 606dm3 = 606000cm3 ; 2100cm3 = 2dm3 100cm3.
Bài 3 : GV yêu cầu HS đổi ra cùng đơn vị rồi so sánh, sau đó 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
2020cm3 =2,02dm3 ; 2020cm3 > 0,202dm3 ; 
 	2020cm3 < 2,2dm3 ; 2020cm3 < 20,2dm3 .
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại biểu tường về xăng ti mét khối và đề xi mét khối.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Mét khối.
D/ Bổ sung :.
TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- GDHS không tham lam, không cắp vặt.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Cao Bằng, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Phân xử tài tình ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mìnhvà nhờ quan phân xử ).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Cho đòi ngu7òi làm chứng nhưng không có người làm chứng; cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ; sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Vì quan hiểu được tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé./ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra , giao cho mỗi người một nắm thóc; tiến hành đánh đòn tâm lí; đứng quan sát).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Chú đi tuần.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
CAO BẰNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Cao Bằng.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
- Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình.
 2. Dạy bài mới : Cao Bằng ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Nhớ - viết :
- Hai HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần nhớ - viết của bài Cao Bằng.
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sửa chữa.
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dể viết sai, những chữ cần viết hoa.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ.
- HS gấp SGK, nhớ lại bài thơ, tự viết bài. Hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗicho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
 Hoạt động 3 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 : 
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
 - HS chữa bài trong VBT : 
a) Côn Đảo, Võ Thị Sáu.
 b) Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
 c) Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
	- GV kết luận : Các tên riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam. Các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều viết hoa.
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT.
- HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
- GV kết luận.
- Hai, ba HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí.
D/ Bổ sung : 
..
Thứ ba ngày 13 tháng 2 năm 2007
THỂ DỤC
NHẢY DÂY - BẬT CAO. TRÒ CHƠI : QUA CẦU TIẾP SỨC.
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố nhảy dây, bật cao; trò chơi : “Qua cầu tiếp sức”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác bật cao, nhảy dây; chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò ... 
KHOA HỌC
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Rèn luyện kĩ năng làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- GDHS sử dụng an toàn và biết tiết kiệm điện.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 94, 95, 97.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Sử dụng năng lượng điện, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Lắp mạch điện đơn giản (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Thực hành lắp mạch điện.
* Mục tiêu : HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung : SGK.
	- GV kết luận : SGK.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
 * Mục tiêu : Giúp HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. 
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. 
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : 
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Cần sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
..
MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
 - HS biết về một đề tài tự chọn	.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài tự chọn theo cảm nhận riêng.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh và yêu quê hương, đất nước.
B/ Chuẩn bị : 
 - Một số tranh ảnh về nhiều đề tài phóng to, một số bài vẽ của HS lớp trước.
 - Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ tranh : Đề tài tự chọn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài..
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân,.. : khung cảnh chung của cảnh; chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh.
- GV lưu ý HS : cần nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn những nội dung khó, phức tạp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ : 
+ Chọn các hình ảnh để vẽ tranh về đề tài tự chọn theo ý thích.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục,).
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.
- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhấn mạnh : Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà; không vẽ quá nhiều hình ảnh; cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh; khi vẽ luôn quan sát toàn bộ bức tranh để chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp cho các hình mảng.
Lưu ý : Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp.
- GV quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ tranh qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà chẩu bị bài sau.
D/Bổsung
Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2007
TOÁN
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : - Nắm được biểu tượng về thể tích của hình lập phương.
- Rèn kĩ năng biết tự rút ra quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tich của HHCN. Sau đó lên bảng làm BT 3 SGK.
2. Bài mới : Thể tích hình lập phương (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích của hình lập phương.
 	- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. 
 	- Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ hoặc mô hình tương ứng, GV đặt câu hỏi để khi trả lời HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
	Viết số thích hợp vào ô trống :
Cạnh của hình lập phương
2,5m
dm
4cm
5dm
Diện tích một mặt
7,25m2
dm2
16cm2
25dm2
Diện tích toàn phần
43,5m2
dm2
96cm2
150dm2
Thể tích
18,125m3
dm3
64cm3
125dm3
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi thống nhất kết quả.
Thể tích của HHCN là : 2,2 x 0,8 x 0,6 = 1,056 (m3).
 Cạnh của hình lập phương là : (2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2 (m).
 Thể tích của HLP là : 1,2 x 1,2 x 1,2 = 1,728 (m3).
Thể tích HLP lớn hơn và lớn hơn là : 1,728 – 1,056 = 0,672(m3) .
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách giải, sau đó 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
	Thể tích của khối kim loại là : 0,15 x 0,15 x 0,15 = 0,023625 (m3) 
	Đổi : 0,023625 m3 = 23,625 dm3.
	Khối kim loại đó cân nặng là : 10 x 23,625 = 236,25 (kg).
Đáp số : 236,25 kg.
3. Củng cố : - HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích HLP.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng.
B/ Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn kể chuyện. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,..cần chữa chung trước lớp.
- Phấn màu.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV bài Lập chương trình hoạt động ( tiết TLV trước) trong vở của HS.
2. Bài mới : Trả bài văn kể chuyện.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trả bài.
 * Hoạt động 1 : Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
	GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
	- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
	- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau :
	+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 
+ Cả lớp tự chữa trên nháp.
	+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
 * Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau :
	- Sửa lỗi trong bài :
	+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
	+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay : 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
	- Viết lại một đoạn văn trong bài làm : 
	+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
	+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện.
	- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp.
4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về ôn tập chuẩn bị thi HKI.
D/ Bổ sung :.
ĐỊA LÝ
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả đựơc vị trí địa lí, giới hạn của một số nước ở châu Âu. 
- Rèn luyện kĩ năng nắm được đặc điểm thiên nhiên, dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp.
- GDHS yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Âu; quả địa cầu.
 - Bản đồ các nước châu Âu.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Châu Âu.
2.Bài mới : Một số nước ở châu Âu (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Liên bang Nga (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- HS nhận xét - Lớp bổ sung.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	- GV kết luận : LB Nga nằm ở Đông Âu, Bắc Á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
GV kết luận : Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
* Hoạt động 2 : Pháp (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
 *Hoạt động 3 : (làm việc theo nhóm).
	- GV yêu cầu HS làm việc với hình và gợi ý trong SGK.
	- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
	- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận : Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, cò nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
3.Củng cố : 
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được cảnh đẹp thiên nhiên và hoạt động kinh tế rất mạnh của các nước ở châu Âu.
4.Nhận xét, dặn dò : 
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc