Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 28

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 28

ĐẠO ĐỨC

EM TÌM HIỂU LIÊN HỢP QUỐC

A /Mục tiêu :

 - Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.

- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK).

 * Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ Việt Nam với tổ chức này.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận :

- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.

- Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.

- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 28
Từ ngày 26/3 đến ngày 30/3
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
26/3
28
136
 55
28
35 p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Em tìm hiểu Liên Hiệp Quốc .
Luyện tập chung.
Ôn tập và kiểm tra.
Ôn tập và kiểm tra.
Thứ ba
27/3
55
137
 55
 55
28
35p
40p
40p
 35p
40p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
Kể chuyện
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : Bỏ khăn.
Luyện tập chung.
Ôn tập và kiểm tra.
Sự sinh sản của động vật.
Ôn tập và kiểm tra.
Thứ tư
28/3
56
138
 55
 28
 28
40p
40p
40p
35p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Ôn tập và kiểm tra.
Luyện tập chung.
Ôn tập và kiểm tra.
Tiến vào Dinh độc lập.
Lắp xe cần cẩu.
Thứ năm
 29/3
56
139
 28
 56
28
35p
40p
35p
 35p
35p
Thể dục
Toán
Địa lí
 Khoa học
Mĩ thuật
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến.
Ôn tập về số tự nhiên.
Châu Mĩ (tt).
Sự sinh sản của côn trùng.
Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu.
Thứ sáu
30/3
28
 140
56
56
35p
 40p
40p
40p
Âm nhạc
 Toán
TLV
LT&C
Ôn 2 hát bài.
Ôn tập về phân số.
Kiểm tra GHKII.
Kiểm tra GHKII.
 Thứ ba : Cô Huệ dạy : Toán + Khoa học.
Thứ tư : Cô Huệ dạy : Toán + Lịch sử
Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
EM TÌM HIỂU LIÊN HỢP QUỐC
A /Mục tiêu : 
	- Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK).
 * Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ Việt Nam với tổ chức này.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : 
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
- Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ (bài tập 1 SGK).
*Mục tiêu : HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : Các ý kiến (c), (d) là đúng; các ý kiến (a), (b), (đ) là sai.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2, SGK.
 *Mục tiêu : HS có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương.
 *Cách tiến hành :
 1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc; một vài hoạt đông5 của Liên Hợp Quốc; sưu tầm tranh ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc.
D/ Bổ sung :.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về tính vận tốc, quãng đường và thời gian; củng cố đổi đơn vị đo thời gian, đơn vị đo độ dài, đơn vị đo vận tốc.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian khi biết vân tốc và quãng đường. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập chung (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập chung (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra.
GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính vận tốc. (kết quả : 74 m/phút)
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	GV yêu cầu HS nhắc cách tính quãng đường.
Đổi : 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ (haygiờ)
Tổng vận tốc của hai xe là : 54 + 38 = 92 (km/giờ).
Quãng đường đó dài là : 92 x 2,25 = 207 (km)
Đáp số : 207 km.
Bài 3 : GV yêu cầu HS tìm quãng đường AB. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Đổi : 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ (hay giờ)
Quãng đường AB dài là : 4,2 x 2,5 = 10,5 (km).
Người đó đi xe đạp với vận tốc là : 4,2 x = 10,5 (km/giờ).
Thời gian người đó đi xe đạp hết quãng đường là : 10,5 : 10,5 = 1 (giờ).
Bài 4 : Giải bài toán. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT;GV gợi ý cho HS cách giải.
Bài giải 
Thời gian ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B là : 
15 giờ 57 phút – 10 giờ 35 phút – 1 giờ 22 phút = 4 (giờ).
Vận tốc của ô tô là : 180 : 4 = 45 (km/giờ)
Đáp số : 45 km/ giờ.
3. Củng cố : - HS nhắc lại cách tínhvận tốc, quãng đường và thời gian.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung :.
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG GHKII (T1)
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu : 
- Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 của sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ và các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 19 đến tuần 26 sách Tiếng Việt 5, tập hai.
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng GHKII - T1 ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) :
- HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (HS được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút).
 - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
 	- GV cho Điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau.
Hoạt động 2	 : Luyện tập (HS làm vở BT)
Bài 2 : GV yêu cầu HS nhắc lại các kiểu câu đã học (câu đơn, câu ghép)
Lập bảng thống kê các kiểu câu đã học.
Các kiểu cấu tạo câu
Ví dụ
a) Câu đơn
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
b) Câu ghép
- Câu ghép không dùng từ nối
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi.
- Câu ghép dùng từ nối :
+ Dùng quan hệ từ :
+ Dùng cặp từ hô ứng : 
- Vì trời nắng to nên cỏ cây héo rũ.
- Hễ cô giáo giảng bài thì cả lớp chú ý lắng nghe.
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung :
..
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG GHKII (T2)
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu : 
- Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 của sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu : làm đúng bài tập điền về câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã học.
B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 19 đến tuần 26 đã học sách Tiếng Việt 5, tập hai.
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng GHKII – T2 ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) :
 - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút).
 - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đđặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
 	 - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vở BT).
Bài tập 2 : 
	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào VBT.
	- Một HS lên bảng làm vào bảng phụ.
	- HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
- GV nhận xét nhanh. 
 - Lớp nhân xét, sửa sai.
- GV chốt lại lời giải đúng :
	a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. / chúng rất quan trọng. / .
	b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. / sẽ chạy không chính xác. / sẽ không hoạt động. /
	c) Câu chuyện nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : “Mỗi người vì mọi người và mọi ngưuòi vì mổi người” 
	3. Củng cố, dặn dò : 
	- HS nhắc lại cấu tạo của câu đơn, câu ghép.
	- Tổ chức trò chơi : Đặt câu đơn, câu ghép khi có cụm từ cho sẵn.
	- GV nhận xét chung giờ học.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung :
..
..
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. 
TRÒ CHƠI : “BỎ KHĂN”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Bỏ khăn”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Kết bạn”.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản :
a) Môn thể thao tự chọn (đá cầu):
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
 ... chính thức, có phạt những em phạm quy. - GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá.
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6-10 phút
2-3 phút
2 x 8 nhịp
18-22phút
14-16 phút
1 lần
9 – 11 phút
3-4 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang so le.
- 4 hàng ngang so le.
4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
TOÁN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
ÔN TẬP SỐ VỀTỰ NHIÊN
A/ Mục tiêu :
- Củng cố ; đọc, viết, so sánh các số tự nhiênvà về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
- GD HS viết đúng, đẹp; làm bài cẩn thận.
B/ Chuẩn bị : bảng phụ.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. GV kiểm tra sự chuẩn bị cụ học môn toán của HS.
2. Bài mới : Ôn tập về số tự nhiên (GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học).
 Hoạt động 1 : Ôn tập về số tự nhiên .
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên.
	- HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
	- HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm bài vào VBT)
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập SGK rồi chữa bài.
Bài 1 : HS nêu lại cách đọc, viết số tự nhiên.
5 978 600 : Năm triệu chín trăm bảy mươi tám nghìn sáu trăm.
500 308 000 : Năm trăm triệu ba trăm linh tám nghìn.
1 872 000 000 : Một tỉ tám trăm bảy mươi hai triệu.
Bài 2 : 1HS làm bảng phụ, lớp làm VBT – HS nêu lại cách so sánh số tự nhiên -GV nhận xét, sửa sai.
a) Ba số tự nhiên liên tiếp : 899; 900; 901. 2000; 2001; 2002.
b) Ba số lẻ liên tiếp : 1947; 1949; 1951.
c) Ba số chẵn liên tiếp : 1954; 1956; 1958.
Bài 3 : HS cả lớp làm cá nhân .
Từ bé đến lớn : 3899; 4865; 5027; 5072.
Từ lớn đến bé : 3054; 3042; 2874; 2847.
Bài 4 : GV yêu cầu HS làm miệng - lớp nhận xét – GV chốt ý.
a) 234 chia hết cho 3 (HS viết 2 hoặc 8).
b) 370 chia hết cho 2 và 5.
c) 486 chia hết cho 9.
d) 285 chia hết cho cả 3 và 5.
Bài 5 : 
a) Số bé nhất có bốn chữ số : 1000.
b) Số lớn nhất có bốn chữ số : 9999.
c) Từ bốn chự số 0; 1; 2; 3 lập được số bé nhật có bốn chữ số là : 1023.
d) Từ bốn chữ số 0; 1; 2; 3 lập được số lớn nhất có bốn chữ số là : 3210
3.Củng cố, dặn dò :
	- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét bài làm của HS 
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
.
ĐỊA LÝ
CHÂU MĨ (TT)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. 
- Rèn luyện kĩ năng trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm của Hoa Kì.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ thế giới; quả địa cầu.
 - Bản đồ các nước châu Mĩ.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Châu Mĩ.
2.Bài mới : Châu Mĩ (TT)(GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Dân cư châu Mĩ (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- GV kết luận : Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
* Hoạt động 2 : Hoạt động kinh tế (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi :
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ ?.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
* Hoạt động 3 : Hoa Kì (làm việc cả lớp).
	- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
	- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
	- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	- GV kết luận : Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
3.Củng cố : 
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được sự phát triển kinh tế của Hoa Kì.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :.
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Xác định quá tirnh2 phát triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián).
- Rèn luyện kĩ năng nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- GDHS vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK / 114, 115.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Sự sinh sản của động vật, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Sự sinh sản của côn trùng (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
* Mục tiêu : + Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.
 + Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
 + Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoậi hoa màu.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung.
	- GV kết luận : 
+ Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất
+ Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp : bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,.
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
 * Mục tiêu : Giúp HS so sanh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián; nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng; vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- HS kết quả thảo luận của nhóm mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các ý của nhóm mình. 
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : SGK
3.Củng cố : - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Yêu quý thực vật, yêu lao động, bảo vệ cây trồng.
 4.Nhận xét - dặn dò : - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu :
- HS nhận biết được các vật mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
B/ Chuẩn bị : 
- Một số mẫu có hai hoặc ba vật mẫu khác nhau , hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ mẫu của HS lớp trước.
- Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số vật mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát, tìm ra các đồ vật.
- GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu.
- GV gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ .
Hoạt động 2 : Cách vẽ.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.
- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhắc HS cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu để HS nhớ lại cách vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- GV gợi ý cho HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của từng em.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- GV nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như đã gợí ý ở trên.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà chẩu bị bài sau
D/ Bổ sung :
..
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục tiêu : 
- Nhớ lại các tính chất cơ bản của phân số.
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số.
 - GDHS cẩn thận khi làm bài, trình bày đúng, đẹp.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên; dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 2. Bài mới : Ôn tập về phân số (GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học).
Hoạt động 1 : Ôn tập về phân số:
- GV yêu cầu HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
- Cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm VBT):
Bài 1 : HS tự làm bài sau đó đổi chéo bài để kiểm tra. Kết quả : ; ; .
Bài 2 : HS làm miệng . a) 2 ; b) 1 ; c) 3 ; d) 4.
Bài 3 : GV hướng dẫn HS rút gọn phân theo mẫu. HS nhắc lại cách rút gọn, nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 ; 10 ; 100 ; .
	b) = = ; c) = = ; d) = = .
Bài 4 :
HS làm BT 4 VBT .GV nhận xét và chữa bài, cho HS nêu nhiều cách quy đồng , nhưng nên chọn cách nhanh nhất.
- GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số các phân số, tự nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
a) và MSC : 3 x 5 = 15 b) và MSC : 4 x 7 = 28
 = = = = 
 = = = = 
Bài 5 : GV yêu cầu HS nêu cách so sánh hia phân số, sau đó tự làm bài và chữa bài.
3.Củng cố : 
 - GV cho HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài , chú cách trình bày bài làm.
4.Nhận xét – dặn dò : Nhận xét chung tiết học, về xem lại bài.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN + LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA GHKII

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan28.doc