Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết đọc lưu loát, trôi chảy diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêngnước ngoài.

- Hiểu nôị dung truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi- ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi .

- Ngồi học đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy học:

GV ; Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ.

HS ; SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi học sinh đọc bài “Sang năm con lên bảy” và TLCH trong sgk.

2. Bài mới.

* Giới thiệu bài

a/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

 - Gọi một em đọc bài văn. Cho cả lớp chia đoạn.

 - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kừt hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó, nêu cách đọc. Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Sáng	Tập đọc 
Tiết 67: Lớp học trên đường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc lưu loát, trôi chảy diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêngnước ngoài.
- Hiểu nôị dung truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi- ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi .
- Ngồi học đúng tư thế. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV ; Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ. 
HS ; SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi học sinh đọc bài “Sang năm con lên bảy” và TLCH trong sgk. 
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài
a/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
 - Gọi một em đọc bài văn. Cho cả lớp chia đoạn.
	 - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kừt hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó, nêu cách đọc. Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại. 
* Tìm hiểu bài:
	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài. Gợi ý các câu TL:
Câu 1: (Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời: Rê – mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.)
Câu 2: (Học sinh đọc lướt bài văn và trả lời: lớp học rất đặc biệt, học trò là Rê – mi và chú chó Ca – pi - Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường – lớp học ở trên đường đi.)
Câu 3: ( Ca – pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca – pi có trí nhớ tốt hơn Rê – mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên....)
Câu 4: (Cho học sinh đọc cả câu chuyện rồi thảo luận nhóm đôi trả lời).
Câu 5: (Trẻ em cần được dạy dỗ học hành./ Người lớn cần quan tâm chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện để cho trẻ được học tập./ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.)
- Cho học sinh rút ra nội của bài. GV gắn bảng phụ, HS đọc nội dung đại ý: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi- ta – li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê – mi .
b/ Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi ba học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Thi đọc diễn cảm (4, 5em), bình xét bạn đọc bài hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 34: Dành cho địa phương
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Hiểu: “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống của dân tộc ta.
	- Có ý thức và hành vi đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn Đảng, Bác Hồ, những gia đình có công với nước, biết giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy – học:.
GV ; HS tìm hiểu về những gia đình, thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Nội dung
a/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
	- HS nói cho nhau nghe mình đã tìm hiểu được ở thôn (xóm) có bao nhiêu gia đình chính sách và điều kiện hoàn cảnh gia đình đó.
	- GV quan sát chia sẻ cùng các nhóm.
- GV hỏi; Tại sao chúng ta cần quan tâm đến những gia đình đó? 
- Em có cách nào để giúp đỡ họ?
- HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV kết luận: Chúng ta cần quan tâm giúp đỡ họ và gia đình họ vì họ là những người đã để lại một phần xương máu của mình hoặc ở chiến trường, hi sinh tuổi thanh xuân, thậm trí hi sinh cả bản thân để bảo vệ Tổ quốc, để chúng ta có ngày độc lập như hôm nay. Chúng ta phải có trách nhiệm bù đắp cho họ phần nào những mất mát đó. 
- Gv tổng kết những việc làm mà các em đã làm được và nhắc nhở các em cần quan tâm hơn nữa đến họ để giảm bớt những khó khăn, cô đơn mà họ đang gánh chịu bằng những việc làm thiết thực phù hợp khả năng của chúng ta.
b/ Hoạt động 2: 
- Thảo luận đưa ra những ý kiến cùng với liên đội của nhà trường có kế hoạch giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng ở địa phương.
3. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học 
 - Nhắc nhở giờ sau
Lịch sử
Tiết 34: Ôn tập học kì II 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS:
	- Nắm được một số sự kiện, nhân vật LS tiêu biểu từ 1858 đến nay: TDP xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp; Đảng CSVN ra đời lãnh đạo CM nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH; 
	- Có lòng yêu nước, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
GV ; Phiểu ghi sẵn một số câu hỏi để HS bắt thăm trả lời.
III. Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
a/ Hoạt động 1: Tổ chức trò chơ- (chơI theo tổ)
	- Các tổ cử đại diện lên bắt thăm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của phiếu.
* Câu hỏi: 
 + Hãy kể một sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong giai đoạn 1858-1945 mà em nhớ nhất.
	+ Nhân dân ta đã làm gì để chống “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”?
	+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên việt Bắc nhằm âm mưu gì?
	+ Nêu một số địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
	+ Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950 nhằm mục đích gì?
	+ ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
	+ Kể tên 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Chiến dịch ĐBP được chia làm mấy đợt? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng.
	+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử ĐBP.
	+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt?	
	+ Nhà máy cơ khí Hà Nội được xây dựng vào thời gian nào? đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
	+ Đường Trường Sơn được mở vào gày tháng năm nào? có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước của nhân dân ta?	
+ Hãy thuật lại cuộc tổng tiến công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968.
	+ Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?	
+ Hiệp định Pa- ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào? Trong khung cảnh ra sao? Hãy nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa- ri về VN?
	+ Tại sao nói ngày 30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
	+ Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì?
	+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình xây dựng vào thời gian nào? Nêu vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước.
b/ Hoạt động2: tổng kết trò chơi, tuyên dương HS.
3. Củng cố dặn dò:
 - GV dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra.
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
Sáng Khoa học
Tiết 34: Tác động của con ngườiđến môi trường không khí
và môi trường nước
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến môi trường nước và không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được tác hại của việc ô nhiếm kông khí và nước.
	- Liên hệ thực tế về nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. Có ý thức bảo vệ môi trường.
	- Ngồi học đúng tư thế
II. Đồ dùng dạy học:
- GV ; Hình minh họa SGK.
- HS : Vở, bút
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
a/ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân gay ô nhiễm môi trường nước và không khí
* Tiến hành: 
- HS quan sát tranh SGK, thảo luận các câu hỏi:
+ Nguyên nhân dẫn đến môi trường nước và không khí là gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu chở dầu bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu không may bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 (139) bị trụi lá? 
+ Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và không khí, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
b/ Hoạt động 2: Thảo luận, liên hệ.
* Mục tiêu: 
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
	- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường nước, không khí.
* Tiến hành: 
- Lớp thảo luận, liên hệ những việc làm của địa phương dẫn đến môi trường không khí, nước bị ô nhiễm.
	- Tác hại của sự ô nhiễm môi trường nước và không khí.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Chính tả
Tiết 34: Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
	- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT 2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti  ở địa phương (BT 3).
	- ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ, SGK, 
- HS : vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Cả lớp viết trên giấy nháp một số tên cơ quan đơn vị sau, hai HS lên bảng viết:
	Trường Mầm non Hoa Sữa; Phòng Giáo dục huyện Sơn Động; Thị Trấn An Châu.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Nội dung
a/ Hướng dẫn HS nhớ viết.
	- GV nêu yêu cầu của bài, gọi 1, 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ.
	- HS gấp SGK tự nhớ viết bài.
	- HS viết bài. GV quan sát, nhắc nhở HS.
	- Chấm và nhận xét bài viết của HS.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 2: 
	 - HS đọc nội dung yêu cầu bài tập.
	- HS tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.
	- Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
	- Mời một số HS nêu ý kiến, lớp cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng:
Đáp án: 
 ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
 Bộ Y tế
 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
 Bộ Giáo dục và Đào tạo
 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
* Bài tập 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập,1 HS phân tích mẫu: Công ti Giày da Phú Xuân. (phân tích thành phần tạo thành tên công gồm 3 bộ phận: Công ti/ Giày da/ Phú Xuân. Phú Xuân là tên địa lí cần viết hoa cả hai chữ cái đầu)
	- HS suy nghĩ mỗi em viết ít nhất được tên một cơ quan, đơn vị của địa phương em. 
- GV phát phiếu cho các nhóm viết vào phiếu (được càng nhiều càng tốt).
	- Sau thời gian quy định các nhóm gắn phiếu của mình lên bảng lớp. Cả lớp cùng GV nhận xét điều chỉnh sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chiều Luyện từ và câu
Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
	- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng bài tập 1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT 2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu  ... ? – Tôi hỏi em. Dấu gạch ngang thứ nhất đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật tôI, dấu gạch ngang thứ hai chú thích lời hỏi đó là lời, tôi hỏi em Các dấu gạch ngang trong các câu còn lại đều là đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.)
3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Chiều Khoa học
Tiết 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:GV : - Hình trong SGK, sưu tầm một số tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
a/ HĐ1: Quan sát
	* Mục tiêu: Giúp HS xác định được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- HS gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh.
* Tiến hành: Làm việc cá nhân:
	- HS q/sát các hình và đọc ghi chú tìm xem mỗi ghi chú tương ứng với hình nào.
- Gọi một HS trình bày. Lớp nhận xét. GV kết luận:
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Người thực hiện
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
a) Ngày nay ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích tròng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
x
x
x
b) Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
c) Để tránh việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở sườn núi dốc, người ta đã đắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ nước, giữ đất để trồnh trọt.
x
x
d) Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Việc sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp phá họai mùa màng là một biện pháp sinh học góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
x
x
e) Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc sử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận sử lí nước thải.
x
x
x
- GV hỏi: Bạn có thể làm gì để bảo vệ môi trường? 
- HS trả lời, nhận xét. GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên toàn thế giới. Mỗi chúng ta, tùy lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
b/ HĐ2: Triển lãm
	* Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
	* Tiến hành: Làm nhóm
	- Các nhóm tùy theo tranh ảnh sưu tầm được mà xắp xếp và trình bày khác nhau.
- Tổ chức cho HS triển lãm tranh ảnh sưu tầm về thông tin biện pháp bảo vệ môi trường. Các nhóm đính sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thuyết trình hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố mở rộng kiến thức vốn từ về: Quyền và bổn phận của con người.
	- Biết sử dụng và lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống thích hợp.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ, sách TVNC 5. HS : Vở TV ôn
III .Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài 
Nội dung
a/ Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1: (102 - Sách nâng cao.
	+ Chọn từ thích hợp trong các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống: quyền hạn, quyền hành, quyền lực, quyền lợi.
	- HS làm bài cá nhân. Một HS làm phiếu to rồi gắn bảng. Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
a- Giám đốc đi vắng giao quyền cho phó giám đốc.
b- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.
c- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
d- Giải quyết công việc theo đúng quyền hạn của mình.
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu nội dung bài tập. Suy nghĩ làm bài, nêu ý kiến.
	- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
	- GV chốt lại ý đúng:
(1) Quyền công dân----- Quyền của người công dân trong một nước.
(2) Quyền cao chức trọng------- Chức vụ quan trọng và quyền hành lớn.
(3) Quyền rơm vạ đá------------Quyền hành thì ít mà trách nhiệm thì nặng.
* Bài tập 3: Chọn từ ngữ sau để điền vào chỗ trống thích hợp: bổn phận, phận sự, chức năng, nhiệm vụ.
 	a/ . của da là bảo vệ cơ thể.
 	b/ . làm con đối với cha mẹ.
 	c/ . nào cùng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua.
d/ Làm tròn. của một người bảo vệ cơ quan.
	- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập HS đọc kĩ đầu bài rồi làm vào vở.
	- Gv chấm bài, sau đó chữa bài tập.
	* Thứ tự các từ cần điền là: chức năng, bổn phận, nhiệm vụ, phận sự.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học 
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 68: Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn miêu tản gười theo 3 đề đã cho (tiết 66) bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách trình bày bài.
	- Tự đánh giá được những thành công và hạn chế bài văn viết của mình. Biết sửa bài văn của mình và viết lại một đoạn văn hay hơn.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : - Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài 
Nội dung
a/ Nhận xét kết quả bài viết của HS.
- HS nhắc lại ba đề bài văn tiết kiểm tra tiết trước.
* GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính:
+ Đa số các em biết trình bày bố cục bài văn: mở bài, thân bài, kết bài,
+ Cách diễn đạt tương đối tốt.
+ Dùng từ ngữ đã có chọn lọc.
+ Nội dung tương đối đầy đủ
- Những khuyết điểm: 
+ Câu cú còn lủng củng, dùng dấu câu chưa đúng chỗ, liên kết câu chưa có. Một số em còn viết sai chính tả, 
* Thông báo điểm số cụ thể.
b/ Hướng dẫn chữa bài
	- GV trả bài cho HS 
* HD chữa lỗi chung
	- Nêu những lỗi điển hình để cùng chữa chung cả lớp.
	- Lớp trao đổi tự chữa bài, phát biểu ý kiến. GV nhận xét kết luận.
* HD HS chữa lỗi trong bài.
	- HS đọc nhiệm vụ 2,3 của tiết trả bài.
	- HS đọc lời nhận xét của GV và tự chữa bài, trao đổi với bạn để cùng chữa bài
văn hay. 
- GV theo dõi giúp đỡ, kiểm tra HS làm bài
- GV đọc cho cả lớp nghe những đoạn văn hay, có sáng tạo, có ý riêng.
	- HS trao đổi cùng bạn để tìm ra câu văn hay đoạn văn hay và học tập để viết lại một đoạn trong bài văn hay hơn.
	- Mời một số em đọc đoạn văn đã viết lại của mình. Lớp cùng GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm cho những đoạn văn hay.
3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết 34: Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố hệ thống kiến thức đã học về địa lí các châu lục trên thế giới: Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội.
	- Có ý thức tự giác học tập.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
	GV : - Quả địa cầu, bản đồ thế giới, phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
2. Bài mới
	Giới thiệu bài
	Nội dung
a/ Hoạt động 1: Ôn tập và củng cố kiến thức
- Đại diện nhóm lên nhận phiếu học tập 
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trao đổi thảo luận để ôn lại bài theo câu hỏi trong phiếu của mình.
Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
b/ Hoạt động 2: Thi làm hướng dẫn viên du lịch.
	- GV treo bản đồ thế giới đồng thời để quả địa cầu trên bàn GV.
	- GV hướng dẫn HS làm hướng dẫn viên du lịch.
VD: Giới thiệu về châu á: Mình là hướng dẫn viên du lịch vừa ra trường, mình xin giới thiệu cho các bạn về châu á - một trong 5 châu lục có dân số sinh sống trên thế giới: châu á nằm ở bán cầu Bắc, có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, nhiều cảnh đẹp, dân số châu á đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng,
- HS tập giới thiệu trong nhóm 
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm
- Các nhóm cử đại diện để thi 
- Bình chọn nhóm hướng dẫn hay nhất, nhóm giới thiệu đầy đủ và chi tiết nhất, nhóm có ý tưởng sáng tạo nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn lại bài. 
Tiếng việt (ôn) 
mở rộng vốn từ : quyền và bổn phận
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Quyền và bổn phận.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy - học 
 - GV : TVNC
 - HS : Vở TV ôn
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ:
a/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
b/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
Bài làm
a/ Quyền lợi, nhân quyền.
b/ Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
Bài tập 2:
a/ Bổn phận là gì?
b/ Tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
c/ Đặt câu với từ bổn phận.
Bài làm
a/ Phần việc phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường.
b/ Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
c/ Bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
Bài tập 3: 
Viết đoạn văn trong đó có câu em vừa đặt ở bài tập 2.
Bài làm:
 Gia đình hạnh phúc là gia đình sống hòa thuận. Anh em yêu thương, quan
tâm đến nhau. Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo khuyên nhủ, động viên các con trong cuộc sống. Còn bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 34
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
* Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
+ Về học tập:
+ Về đạo đức:
+ Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
* Tuyên dương: 
* Phê bình:
2. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tuần 35.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp đề ra.
- Tiếp tục chăm sóc công trình măng non

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_34_ban_chuan_kien_thuc.doc