Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài ( khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủi ) .

- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được muốn nói .

- Chú ý các từ ngữ : Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi

2. Kĩ năng:

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật : " tôi " với lời mẹ .

- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện .

Kể chuyện:

- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện .

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình .

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết thực hiện lời nói đi đôi với việc làm.

 

doc 28 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc – Kể chuyện Tiết 16+17 
Bài tập làm văn
 ( Pi- vô-na-rô-va)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài ( khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủi ) .
- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được muốn nói .
- Chú ý các từ ngữ : Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi
2. Kĩ năng:
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật : " tôi " với lời mẹ .
- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện . 
Kể chuyện:
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện .
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình .
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS biết thực hiện lời nói đi đôi với việc làm.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK .B/ phụ chép câu h.dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (2Pp)
- KT sĩ số
- Hát
2. KT bài cũ: (4p)
HS: 2 HS đọc lại bài : Cuộc họp của chữ viết . Sau đó trả lời câu hỏi 	
GV: Nhận xét 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(2p)
Hoạt động 2. Luyện đọc
(15p)
GV: Đọc diễn cảm toàn bài : 
GV: Hướng dẫn HS cách đọc
HS: Chú ý nghe 
GV :Đọc từng câu 
GV: Viết bảng : 
HS:1- 2 HS đọc , lớp đọc đồng thanh
Liu - xi – a , Cô - li – a 
HS: Nối tiếp nhau đọc từng câu
HS: Đọc từng đoạn trước lớp 
GV: Gọi HS chia đoạn 
HS: 4 HS đọc nối tiếp đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến giặt khăn mùi xoa.
Đoạn 2: Tiếp đến: còn giặt bi tất.
Đoạn 3: Tiếp đến để mẹ đỡ vất vả.
Đoạn 4: Phần còn lại.
GV: Treo b/phụ- HD HS đọc đúng 1 số câu hỏi 
HS: Vài HS đọc lại
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
HS: Giải nghĩa từ mới
HS: Nối tiếp nhau đọc theo nhóm 4
HS: 3 nhóm thi đọc1 HS đọc cả bài
GV: Nhận xét ghi điểm 
Hoạt động 3. Tìm hiểu bài :
(10p)
HS: Lớp đọc thầm đoạn 1+2
CH: Nhân vật " tôi " trong truyện này tên là gì ? 
+ Cô - li – a 
CH: Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế Nào ? 
+ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ 
GV: G.từ: khăn mùi soa, (SGK)
CH:Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn ? 
GV: G.từ: viết lia lịa (SGK)
+ Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học .
HS: Lớp đọc thầm đoạn 3 .
CH: Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra ? 
GV: G.từ : ngắn ngủn (SGK)
+ Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ 
HS: Lớp đọc thầm đoạn 4 .
CH: Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên ? 
+ Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo 
CH: Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ ? 
+ Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài TLV. 
CH: Bài đọc giúp em điều gì ? 
+ Nội dung: Lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được muốn nói .
Hoạt động 4. Luyện đọc lại
(10p)
GV: Đọc mẫu đoạn 3 và 4 
HS: Chú ý nghe.
HS: 1 vài HS đọc diễn cảm 
HS: 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn văn 
HS: Lớp nhận xét bình chọn 
GV: Nhận xét gghi điểm 
Kể chuyện 
Hoạt động 5. GV nêu nhiệm vụ: (4p)
- Trong phần kể chuyện các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện " bài tập làm văn ". Sau đó chọn kể lại 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của em ( không phải bằng lời của nhân vật " tôi ") 
Hoạt động 6. HD kể chuyện: (15p)
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện .
GV Nêu yêu cầu 
HS Quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh dấu
GV: Theo dõi, giúp đỡ thêm những HS còn lúng túng 
HS: Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh
GV: Gọi HS phát biểu 
1 vài HS phát biểu – lớp nhận xét
GV: Nhận xét chốt lại lời giải đúng là : 3- 4 – 2- 1 .
b. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em 
HS: 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu
+ Một lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn.
GV: Nhắc HS : BT chỉ yêu cầu em chọn 
GV: Kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em 
HS: 1 HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu: 
HS: Từng cặp HS tập kể 
HS: 4 HS nối tiếp nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện 
HS: Lớp nhận xét – bình chọn bạn kể hay nhất
+ Ví dụ: Có lần, cô giáo của Cô-li-a ra cho cả lớp một đề văn như sau  Đối với Cô-li-a, đề văn này cực khó vì thỉnh thoảng bạn mới làm một vài việc lặt vặt giúp mẹ
GV: Nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố: (3p)
CH: Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không ? Vì sao ?
GV: Hệ thống ND bài
5.Dặn dò: (1p)
- Về nhà tập kể lại cho người thân nghe. 
Toán Tiết 24 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6 .
2. Kĩ năng:
- Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản .
3. Thái độ: 
- GD niềm say mê học Toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: B/ phụ vẽ sẵn hình BT.4
II. Các hoạt động dạy - học .
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. KT bài cũ: (3P) 
HS: 3 HS đọc bảng chia 6 	 -
GV Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1P)
Hoạt động 2. Làm bài tập
(27P)
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 1 ( 25 ). Tính nhẩm:
HS: Làm nhẩm- Nối tiếp nêu, nêu kết quả
6 x 6 = 36 24 : 6 = 4 6 x 7 = 42 
36 : 6 = 6 6 x 4 = 24 42 : 6 = 7 
 18 : 6 = 3 
 6 x 3 = 18 
GV: Nhận xét, sửa sai cho HS 
HS: Nêu êu cầu bài tập
Bài 2 ( 25 ). Tính nhẩm: 
 16 : 4 = 4 18: 3 = 6 
 16 : 2 = 8 18 : 6 = 3 
 12: 6 = 2 15 :5 = 3 
HS: Tính nhẩm
GV: Cho HS đọc từng phép tính rồi nêu kết quả tính nhẩm 
HS: Nêu kết quả tính nhẩm
GV: Sửa sai cho HS 
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 3 (25). Bài toán: 
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích và giải.
HS: Phân tích, giải và vở 1 HS lên bảng 
 Giải
May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là: 
 18 : 6 = 3 (m) 
 ĐS : 3m vải 
GV: Sửa sai cho học sinh.
GV: Treo B/phụ. 
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 4(25). Đã tô màu vào hình nào? 
CH: Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau ? 
+ Hình 2 và hình 3 đã chia thành 6 phần bằng nhau.
CH: Vậy đã tô màu hình nào ?
hình 2 vàhình 3 đẫ được tô màu. 
4. Củng cố:( 2P)
CH: Nêu nội dung bài ? 
GV: Đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- VN học bài- làm bài trong VBT.
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán Tiết 25 
Tìm một trong các thành phần
bằng nhau của một số
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng để giải các bài toán có ND thực tế .
3. Thái độ:
- GD niềm say mê học Toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: 12 que tính hoặc 12 cái kẹo .
III. các hoạt động dạy - học 
1.ổn định tổ chức: (2P)
- KT sĩ số
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:( 3P)
HS: Đọc bảng chia ( 3 HS, mỗi HS đọc 1 bảng chia) 
GV: Nhận xét 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1P)
Hoạt động 2. HD HS tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số .
(10P)
GV: Nêu bài toán 
HS: Chú ý nghe
HS: Nêu lại 
CH: Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo ?
+ Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm .
CH: Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ?
+ lấy 12 chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó là cái kẹo .
HS: Nêu bài giải
 Bài giải
Chị cho em số kẹo là :
 12 : 3 = 4 ( cái ) 
 Đáp số : 4 cái kẹo 
CH: Muốn tìm của 12 cái kẹo thì làm như thế nào ? 
+ Lấy12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau : 12 : 4 = 3 ( cái ) . Mỗi phần bằng nhau đó ( 3 cái kẹo ) là của số kẹo 
CH: Vậy muốn tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ? 
+  ta lấy số đó chia cho số phần.
Hoạt động 3. Thực hành 
(16P)
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 1(26). Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
GV: Giúp HS lắm vững yêu cầu của bài 
HS: Nêu cách làm, nêu miệng kết quả
của 8 kg là 4 kg 
HS: Cả lớp nhận xét
của 24l là 6 l 
GV: Chốt kết quả đúng
HS Nêu yêu cầu bài tập
Bài 2(26). Bài toán:
GV: HD HS phân tích và nêu cách giải 
HS: Phân tích bài toán và giải vào vở.
Giải :
 Cửa hàng đã bán số mét vải là : 
 40 : 5 = 8 (m ) 
HS: 1HS lên bảng chữa bài.
 Đáp số : 8 m vải 
GV: Chấm bài -nhận xét , sửa sai cho HS 
4. Củng cố: (2P)
CH: Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào ?
GV: Đánh giá tiết học
5. Dặn dò:( 1P)
- VN học bài – làm bài trong VBT.
Chính tả. (nghe–viết) Tiết 11	 
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyện " Bài tập làm văn " . Biết viết hoa tên riêng người nước ngoài .
2. Kĩ năng:
- Trình bày đúng bài chính tả, làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/ oeo ; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( s/ x ) , thanh hỏi, thanh ngã ) .
3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn chữ và giữ gìn vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Bảng quay viết nội dung bài tập 2 BT 3a 
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
 HS: Viết bảng con vần oan và từ nắm cơm, lắm việc 
GV + HS nhận xét 
3. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1P)
Hoạt động 2. HD chính tả
(10P)
GV: Đọc đoạn viết 
HS: Chú ý nghe 
HS: 2 HS đọc lại bài
GV hỏi : 
CH: Tìm tên riêng trong bài chính tả ? 
+ Cô - li – a 
CH: Tên riêng trong bài chính tả được viết như htế nào ? 
+ Viết hoa chữ cái đầu trên, đặt gạch nối giữa các tiếng 
* Luyện viết tiếng khó :
GV đọc : 
làm văn, Cô - li – a , lúng túng, ngạc nhiên 
HS: Lyện viết vào bảng con
GV: Nhận xét sửa sai cho HS 
GV: Đọc bài : 
HS: Nghe viết bài vào vở
GV: Quan sát, uốn nắn thêm cho HS 
* Chấm chữa bài :
GV: Đọc lại bài 
HS: Dùng bút chì soát lỗi
GV: Thu bài chấm điểm 
GV: Nhận xét bài viết 
Hoạt động 3. HD làm bài tập 
HS: Nêu yêu cầu bào tập
Bài 2(48). Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
GV: Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập
HS: Lớp làm vào, 3 HS lên bảng thi làm bài đúng nhanh.
HS: Cả lớp nhận xét
GV: Nhận xét chốt lại lời giải đúng; 
a. Khoèo chân.
b. Người lẻo khoẻo
c. Ngoéo tay
Lớp chữa bài đúng vào vở 
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 3 (48) Điền vào chỗ trống s hay x?
GV: Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
HS: Làm bài cá nhân
HS: 3 HS thi làm bài trên bảng
GV: Nhậm xét kết luận 
 Siêng, sâu, sáng
HS: Lớp nhận xét và chữa bài đúng vào vở.
4. Củng cố:( 2P)
CH: Nêu lại lại ND bài
GV: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1P)
- Ghi nhớ quy tắc chính tả vừa học. 
Đạo Đức Tiết 5	 
Tự làm lấy việc của mình.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu:
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình. 
- ích lợi của việc  ... : Dùng bút chì soát lỗi
GV: Thu vở chấm điểm 
GV: Nhận xét bài viết 
Hoạt động 3. Làm bài tập 
(7p)
HS: Vài HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 2(52) . Điền vào chỗ trống eo hay oeo ?
HS: Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm
HS: Lớp nhận xét
GV: Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
+ Nhà nghèo, đường ngoằn ngèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu
HS: Cả lớp chữa bài đúng vào vở
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 3a(52). Tìm các từ:
HS: 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vào nháp
HS: Cả lớp nhận xét
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa:
GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Cùng nghĩa với chăm chỉ:Siêng năng
+ Trái nghĩa với gần: xa
 + (Nước chảy rất mạnh và nhanh: xiết
4. Củng cố (2p)
CH: Nêu lại ND bài học.
5. Dặn dò (1p)
- Về luyện viết ở nhà.
Luyện từ và câu Tiết 6 
Mở rộng vốn từ : Trường học – Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ .
- Ôn tập về dấu phẩy (đặt giữa các thành phần đồng chức) 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm 1 số bài tập liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS niềm say mê học tập môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1 – PBT ; bảng phụ viết 3 câu văn ở BT 2.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (4P) 	
HS: 2 HS làm miệng các bài tập 1 và 3 tiết trước.
GV + HS nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1P)
Hoạt động 2. Làm bài tập
(27P)
* Bài tập (15): 
 HS : Nêu yêu cầu bài tập
GV: Chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện 
+ Bước 1 : Dựa theo gợi ý, các em phải đoán đó là từ gì ? 
+ Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang .
+ VD : được học tiếp lên lớp trên ( gồm 2 tiếng bắt đầu bằng L) - LÊN LớP 
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang thì đọc để biết từ xuất hiênn ở cột tô màu .
HS: Trao đổi theo cặp
GV: Dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu 
HS: 3 nhóm HS lên thi tiếp sức
HS: Đại diện các nhóm đọc kết quả
HS: Lớp nhận xét
GV: Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Đáp án: lễ khai giảng
1. Lên lớp 5. Cha mẹ 
2. Diễu hành 6. Ra chơi 
3. Sách giáo khoa . Học giỏi
4. Thời khoá biểu 8. Lười học 
 9. Giảng bài 
10. Thông minh
 11. Cô giáo
- Từng hàng dọc tô màu : Lễ khai giảng 
* Bài tập 2(50): 
-GV: gọi HS nêu yêu cầu 
HS: Lớp đọc thầm từng câu văn – làm bài vào vở
HS: 3 HS lên bảng đièn dấu phẩy vào chỗ thích hợp
HS: Lớp nhận xét
GV: Nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
a. Ông em, bố em, chú em 
b. Các bạn . đều là con ngoan, trò giỏi
c. Nhiệm vụ  Bác Hồ dạy, tuân theo ..
HS: Lớp chữa bài vào vở
GV: Nhận xét, chốt kết quả đúng.
4. Củng cố (2p)
CH: Nêu lại ND bài ? 
5. Dặn dò (1p)
- Về nhà học bài, tập giải các ô chữ trên các tờ báo.
Tự nhiên xã hội : Tiết 12 	 
 Cơ quan thần kinh 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh . Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan .
2. Kĩ năng : Nắm được cơ quan thần kinh , vai trò của cơ quan thần kinh .
3. Thái độ : Biết bảo vệ cơ quan thần kinh .
II. đồ dùng dạy học: 
GV: Các hình trong SGK trang 26 , 27 .Hình cơ quan thần kinh phóng to .
HS: SGK 
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp : (1p)
2. Kiểm tra : (3P)
CH: Nêu cách vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ?(2HS nêu )
GV: Nhận xét ,đánh giá
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Quan sát 
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
(1P)
(13P)
GV: chia nhóm4, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi gợi ý 
HS: các nhóm chỉ vào sơ đồ và trả lời câu hỏi
CH:Chỉ và nói tên cơ quan thần kinh trên sơ đồ ? 
CH: Trong các cơ quan đó cơ quan nào 
được bảo vệ bởi hộp sọ ? cơ quan nào
 được bảo vệ bởi cột sống ?
HS: chỉ vào vị trí của bộ não, tuỷ sống, trên cơ thể mình hoặc cơ thể của bạn . 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
GV: treo hình cơ quan thần kinhphóng to lên bảng
HS: quan sát
GV: gọi HS lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tuỷ sống, dây thần kinh ? 
HS lên chỉ và nêu
GV: vừa chỉ vào hình vẽ vừa giảng từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể 
GV: gọi HS rút ra kết luận
HS: Nêu lại KL 
 kết luận : Cơ quan thần kinh gồm có bộ não, ( nằm trong hộp sọ ) tuỷ sống nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh 
 Hoạt động 2: Thảo luận
(14P)
Bước 1 : Chơi trò chơi .
GV: cho cả lớp chơi trò chơi :Con thỏ, ăn cỏ, uống nước , chui vào hang .
HS: chơi trò chơi
CH:Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ? 
Bước 2 : Thảo luận nhóm 
GV: chia nhóm 4 và yêu cầu các nhóm
 trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục bạn cần biết ( T27 ) và trả lời 
CH: Não và tuỷ sống có vai trò gì ? 
CH: Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ? 
CH: Điều gì sẽ sảy ra nếu 1 trong các cơ quan của thần kinh bị hỏng ? 
HS: Đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận ( mỗi nhóm 1 câu hỏi ) nhóm khác nhận xét
GV: kết luận : 
KL: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống .Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan .
4. Củng cố : (2P)
CH: Nêu vai tò của cơ quan thần kinh ?( Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể)
GV: Nhận xét giờ 
5. Dặn dò : (1P)
Về nhà học bài chuẩn bị bài sau .
 _____________________________
 Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán Tiết 28
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết ở các lượt chia ), tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số, giải toán tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
3. Thái độ:
- Giáo dục niềm say mê học Toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Phiếu BT2.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2p)
- KT sĩ số
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
HS: 2 HS lên bảng mỗi HS làm 1 phép tính :
	24: 2 ; 86 : 2
GV + HS nhận xét 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1p)
Hoạt động 2. Làm bài tập
(27p)
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 1(28). Đặt tính rồi tính:
GV: Yêu cầu HS làm vào bảng con 
 84 4 55 5 96 3
HS: Làm bài
 04 21 05 11 06 32 
 0 0 0
GV: Sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng 
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài 2(28). Tìm của:
GV: Gọi HS nêu cách làm 
HS: 1 HS lên bảng làm + lớp làm bài vào vở
 của 20cm là: 20 : 4 = 5cm
 của 40km là: 40 : 4 = 10km 
HS: Lớp đọc bài nhận xét
 của 80kg là: 80 : 4 = 20kg 
GV: Nhận xét, ghi điểm 
GV: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập và nêu cách giải
Bài 3(28). Bài toán:
HS: Phân tích và giải
 Bài giải :
GV: Theo dõi HS làm bài 
 My đã đọc được số trang truyện là : 
 84 : 2 = 42 ( trang ) 
HS:1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.
 Đáp số : 42 trang truyện 
GV: Chấm 1 số bài- nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố (2p)
CH: Bài này củng cố cho các em điều gì ?
5. Dặn dò (1p)
- Về nhà làm lại các bài tập trên, chuẩn bị bài "Phép chia hết và phép chia có dư".
Tập làm văn Tiết 6
Kể lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS kể lại được 1 vài ý nói về buổi đầu đi học.
2. Kĩ năng:
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 – 7 câu ) diễn đạt rõ ràng .
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: 2 tờ phiếu BT2
HS: Vở TLV
III. Các hoạt động dạy - học
 1. ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p) 
CH: Để tổ chức tốt cuộc họp cần chú ý điều gì ? Nêu vai trò của người điều khiển cuộc họp ?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
(1p)
Hoạt động 2. Làm bài tập
(27p)
HS: Nêu yêu cầu bài tập
Bài tập 1(52). Kể lại buổi đầu em đi học:
GV: Nêu yêu cầu:
+ Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kể bằng lời chân thật, có cái riêng 
GV: Gợi ý :
HS: Chú ý nghe
+ Cần nói rõ buổi đầu em đi học là buổi sáng hay buổi chiều, thời tiết nào? âi dẫn em đến trường, lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? buổi đầu kết thúc thế nào ? cảm xúc của em về buổi học đó.
HS:1 HS khá giỏi kể mẫu
HS: Lớp nhận xét
GV: Nhận xét 
HS: Kể theo cặp
HS: 3 – 4 HS thi kể
GV: Nhận xét ghi điểm 
HS: Nêu yêu cầu bài tập2
Bài tập 2(52). Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu:
GV: Nhắc HS: 
HS: Chú ý nghe
+ Chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể . Viết từ 5-7 câu
HS: Viết bài vào vở
HS: 5-7 em đọc bài làm
GV: Nhận xét –ghi điểm 
4. Củng cố: (2p)
CH: Nêu lại ND bài ?
GV: Đánh giá tiết học .
5. Dặn dò: (1p)
- Chuẩn bị bài Không nỡ nhìn..
 ______________________________________
Sinh hoạt lớp 
Nhận xét tuần
 ____________________________
Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nhận xét của Ban giám hiệu
.........................................................
........................................................
........................................................
........................................................
........................................................
.......................................................
........................................................
..........................................................
........................................................
..............................................................
............................................................
..........................................................
..............................................................
...............................................................
............................................................
.............................................................
............................................................
..............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc