Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức)

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.( Trả lời được câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

1. Mở bài:

-Hỏi: +Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?

-Tên chủ điểm nói lên điều gì?

-Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ.

-Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

 

doc 35 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø hai ngµy 9 th¸ng 11 n¨m 2009
So¹n ngµy: 7 / 11 / 2009
D¹y ngµy: 9 / 11 / 2009
TIẾT 1:TẬP ĐỌC:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.( Trả lời được câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:	
1. Mở bài:
-Hỏi: +Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
-Tên chủ điểm nói lên điều gì?
-Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ.
-Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:	
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
*Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.
*Nhấn giọng ở những từ ngữ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu , ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
+Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình của cậu như thế nào?
+Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+Nội dung đoạn 3 là gì?
-Ghi ý chính đoạn 3.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4: HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Câu chuyện khuyên ta điều gì?
-Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất.
-Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 4.
-Yêu cầu HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài.
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đọn.
-Nhận xét theo giọng đọc và cho điểm từng HS .
-Tổ chức cho HS đọc toàn bài.
-Nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
+Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
+Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên Nguyễn Hiền.
--------------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN:
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ... CHIA CHO 10, 100, 1000, ...
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với10, 100, 1000,..và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,..
- HS làm bài tập: Bài 1a) cột 1, 2; 1b) cột 1,2. Bài 2 ( 3 dòng đầu)
II. Đồ dùng dạy học
III.Hoạt động trên lớp: 	
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ?
 -10 còn gọi là mấy chục ?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
 -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
 -35 chục là bao nhiêu ?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
 -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
 -Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10 78 x 10 457 x 10 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
 -Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ?
 -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ?
 -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 70 : 10 140 : 10 2 170 : 10 7800 : 10
 c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,  :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d.Kết luận :
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 e.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
 +100 kg bằng bao nhiêu tạ ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
 -GV yêu cầu HS làm 3 dòng đầu
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------
TIẾT 3: CHÍNH TẢ: (NHỚ VIẾT)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu: 
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho) ; làm được bài tập 2a,b
- Hs khá giỏi làm đúng BT3 trong SGK( Viết lại các câu)
II. Đồ dùng dạy học: 
Bài tập 2a hoặc 2b và bài tậả viết vào bảng phụ.
III. Hoạt động trên lớp:
1. KTBC:
-PB: xôn xao, sản xuất, xuất sắc, suôn sẻ,
-PN: bền bỉ, ngõ nhỏ, ngã ngửa, hỉ hả,
-Nhận xét chữ viết của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn nhớ- viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
-Gọi HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
-Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
-Hỏi: + các bạn nhỏ trong đọan thơ có mơ ước những gì?
+GV tóm tắc : các bạn nhỏ đều mong ước thế giới đều trở nên tốt đẹp hơn.
 * Hướng dẫn viết chính tả:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày thơ.
 * HS nhớ- viết chính tả:
 * Soát lỗi, chấm bài, nhận xét:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
GV có thể lựa chọn phần a hoặc phần b hoặc BT do GV chọn để chữa lỗi chính tả cho HS địa phương.
 Bài 2:
a/. – Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc bài thơ.
b/. Tiến hành tương tự a/
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Gọi HS đọc lại câu đúng.
-Mời HS giải nghĩa từng câu.GV kết luận lại cho HS hiểu nghĩa của từng câu,
3. Củng cố – dặn dò:
-Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên.
-Nhận xét tiết học, chữ viết hoa của HS và dặn HS chuẩn bị bài sau.	
------------------------------------------
 TIẾT 4: KHOA HỌC:
BA THỂ CỦA NƯỚC
I/ Mục tiêu:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, rắn , khí
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Hình minh hoạ trang 45 / SGK 
 -Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.
 -Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III/ Hoạt động dạy- học:	
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu tính chất của nước ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Mục tiêu:
 -Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
 -Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào ?
 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
 -Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
 -Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 +Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 +Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
 § Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
 * GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp k ... chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể)
-Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu càu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
-Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Nhận xét chung, kết luận câu trải lời đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
-Gọi HS trình bày.GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS nếu có.
-Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.	
-------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN:
MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viếtđược “ mét vuông”, m2.
- Biết được 1m 2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
- HS làm bài: 1, 2 cột 1,bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 -GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
III.Hoạt động trên lớp: 	
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 54, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu mét vuông :
 * Giới thiệu mét vuông (m2)
 -GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2.
 -GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng.
 +Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ?
 +Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ?
 +Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?
 +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao 
nhiêu ?
 +Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
 +Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao 
nhiêu ?
 -GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm.
 -Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình)
 -Mét vuông viết tắt là m2.
 -GV hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
 -GV viết lên bảng:
 1m2 = 100dm2
 -GV hỏi tiếp: 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
 -GV: Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
 -GV viết lên bảng:
 1m2 = 10 000cm2
 -GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m).
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
 -GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài.
 +Vì sao em điền được:
 400dm2 =4m2
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông kém 100 lần so với mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích mét vuông ta chia số đo đề-xi-mét vuông cho 100 (xóa đi hai số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông).
 +Vì sao em điền được:
 1220m2 = 211000dm2
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông kém 100 lần so với mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích mét vuông ta chia số đo đề-xi-met vuông cho 100 (xóa đi hai số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông).
 +GV hỏi tiếp: Vì sao em điền được:
 15m2 = 150000cm2
 +GV nêu lại cách đổi: Vì mét vuông gấp 10000 lần so với xăng-ti-mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ mét vuông ra đơn vị diện tích xăng-ti-mét vuông ta lấy số đo mét vuông nhân với 10000 (viết thêm bốn số 0 vào bên phải số đo có đơn vị là mét vuông).
 +GV yêu cầu HS giải thích cách điền số: 
 10dm2 2cm2 = 1002cm2 
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu, GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi:
 +Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng ?
 +Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch ?
 +Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu ?
 +Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông ?
 -GV yêu cầu HS trình bày bài giải.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.	
--------------------------------
TIẾT 3: ĐỊA LÝ:
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
- Chỉ được dãy Hồng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi-Păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên Việt Nam
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sơng ngịi; dân tộc, trang phụcvà hoạt động sản xuất chính của Hồng Liên sơn,Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ tự nhiên VN .
 -PHT (Lược đồ trống) .
III.Hoạt động trên lớp :	
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
 -Đà Lạt có độ cao bao nhiêu mét ?
 -Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành Thành phố du lịch và nghỉ mát ?
 -Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh ?
 GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV phát PHT cho từng HS và yêu cầu HS điền tên dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ .
 -GV cho HS lên chỉ vị trí dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 -GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS các nhóm thảo luận câu hỏi :
 +Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng núi HLS và Tây Nguyên theo những gợi ý ở bảng . (SGK trang 97)
 .Nhóm 1: Địa hình, khí hậu ở HLS, Tây Nguyên .
 .Nhóm 2: Dân tộc, trang phục, lễ hội ở HLS và Tây Nguyên .
 .Nhóm 3: Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công .
 .Nhóm 4: Khai thác khoáng sản, khai thác sức nước và rừng .
 -GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ. Các nhóm tự điền các ý vào trong bảng .
 -Cho HS đem bảng treo lên cho các nhóm khác nhận xét.
 -GV nhận xét và giúp các em hoàn thành phần việc của nhóm mình .
 * Hoạt động cả lớp :
 -GV hỏi :
 +Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ .
 +Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc .
 GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
4.Củng cố :
 -GV cho treo lược đồ còn trống và cho HS lên đính phần còn thiếu vào lược đồ .
 -GV nhận xét, kết luận .
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Đồng bằng Bắc Bộ”.
 -GV nhận xét tiết học .	
---------------------------------------
TIẾT 4: THỂ DỤC:
BÀI 22
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- bụng và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Thực hiện các động tác của bài thể dục, có thể còn chưa có tính nhịp điệu.
II. Địa điểm- Phương tiện
- Trên sân trường, chuẩn bị còi, phấn trắng
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp, vỗ tay
- Xoay các khớp
2. Phần cơ bản
a) Kiểm tra bài thể dục phát triển chung:
- Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung: 1- 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
+ Nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự. 
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 2 -5 em (tuỳ theo GV sắp xếp) dưới sự điều khiển của 1 HS khác hoặc cán sự. Mỗi HS chỉ tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp chưa hoàn thành thì mới kiểm tra lần 2.
+ Cách đánh giá: Đánh giá trên mức độ thực hiện kĩ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo các mức sau: 
Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác.
Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng 4 động tác, kĩ thuật sai nhiều.
Chưa hoàn thành: Thực hiện sai 2 – 3 động tác.
b) Trò chơi vận động: 
- Trò chơi “Kết bạn” GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra (tuyên dương những HS đã hoàn thành tốt).
-----------------------------------
TIẾT 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 - NhËn xÐt ­u ®iĨm trong tuÇn võa qua.
 - Phỉ biÕn kÕ hoach tuÇn tíi.
 II. TiÕn hµnh:
 1. Giíi thiƯu tiÕt sinh ho¹t.
 2. NhËn xÐt ­u, khuyÕt ®iĨm.
 -Líp tr­ëng nhËn xÐt ­u, khuyÕt ®iĨm líp trong tuÇn qua.
 - GV nhËn xÐt.
 a. ­u ®iĨm: 
 - Sinh ho¹t 15 phĩt ®Çu giê nghiªm tĩc.
 - §i häc ®Çy ®đ chuyªn cÇn.
 - VỊ sinh líp häc s¹ch sÏ.
 - Häc tËp cã tiÕn bé.
 b. Nh­ỵc ®iĨm:
 - Mét sè häc sinh cßn nghÞch : HiƠn
 - Mét sè häc sinh cßn nãi chuyƯn riªng trong líp : Long
 3. C¶ líp b×nh chän ®éi viªn xuÊt s¾c.
 4. KÕ ho¹ch tuÇn tíi.
 - Duy tr× nỊ nÕp líp häc.
 - §i häc ®Çy ®đ chuyªn cÇn.
 - H¨ng say x©y dùng ph¸t biĨu bµi.
 - ¤n tËp vµ kiĨm tra gi÷a häc kú I.
 - VƯ sinh líp häc s¹ch sÏ.
 - Tham gia ®Çy ®đ c¸c kÕ ho¹ch lao ®éng, cđa ®éi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc