b) Bài tập:
- Tìmvà và viết các từ ngữ:
* Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
+ Trò chơi quay dây hai đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
+ Phát bóng phía sau đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu.
* Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau:
+Ôm lấy nhau và cố sứa làm cho đối phương ngã.
+ Nâng lên cao một chút.
+ Búp be nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dây.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chữa bài
- Dặn chuẩn bị bài sau
TUẦN 16 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Ngày soạn: 12 / 12 / 2009 Ngày giảng: 14 / 12 / 2009 BUỔI CHIỀU TIẾT 1: TIẾNG VIỆT BÀI TẬP I. Mục tiêu: - HS đọc bài : Kéo co - HS làm bài tập chính tả II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu nội dung bài : Kéo co 2. Bài mới: a) Đọc : - HS đọc bài : Kéo co - HS đọc cá nhân - HS đọc bài theo nhóm - HS đọc bài theo tổ - Thi đọc diễn cảm b) Bài tập: - Tìmvà và viết các từ ngữ: * Chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau: + Trò chơi quay dây hai đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân. + Phát bóng phía sau đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu. * Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau: +Ôm lấy nhau và cố sứa làm cho đối phương ngã. + Nâng lên cao một chút. + Búp be nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dây. 3. Củng cố, dặn dò: - Chữa bài - Dặn chuẩn bị bài sau -------------------------------- TIẾT 2: TIẾNG VIỆT BÀI TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững các kiến thức đã học. - Hs vận dụng để làm bài tập II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập 2. Bài mới: * Bài tập 1: Tìm các câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con? - Mẹ ơi con tuổi gì? - Tuổi con là tuổi ngựa? Ngựa không yên một chỗ Tuổi con là tuối đi - Câu hỏi: - Những từ thể hiện thái độ lễ phép: * Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, viu chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp: a) Với cố giáo hoặc thầy giáo em b) Với bạn em * Bài 3: Theo em để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào? 3. Củng cố, dặn dò: - Chữa bài - Dặn chuẩn bị bài sau ---------------------------- TIẾT 3: TOÁN BÀI TẬP I.Mục tiêu: - HS thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 10105 : 43 = 26345 : 35 = 93872 : 23 = 87265 : 37 = 2. Bài mới: * Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 23576 : 56 b) 18510 : 15 31628 : 48 42546 : 37 * Bài 2; Tìm Y a) 75 x Y = 1800 b) 1855 : Y = 35 * Bài 3:Bài toán Một vận động viên đua xe đạp trong 1 giờ 15 phút đi được 38 km 400m. Hỏi trung bình mỗi phút người đó đi được bao nhiêu mét? 3. Củng cố dặn dò: - Chữa bài, dặn học bài - Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 Ngày soạn: 13 / 12 / 2009 Ngày giảng: 15 / 12 / 2009 TIẾT 1: TOÁN THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I.Mục tiêu : - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chx số 0 ở thương. - HS làm bài tập 1 ( dòng 1, 2) II.Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập III.Hoạt động dạy học : 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 9450 : 35 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương) -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 9450 35 245 270 000 Vậy 9450 : 35 = 270 -Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -GV nên nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương bên phải của 7 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. * Phép chia 2448 : 24 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương) -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 2448 24 0048 102 00 Vậy 2448 :24 = 102 -Phép chia 2 448 : 24 là phép chia hết hay phép chia có dư ? c. Thực hành: - Hs nêu yêu cầu bài tập1 - HS làm bài ( dòng 1, 2) 3. Củng cố. Dặn dò: - Thu vở chấm - Dặn học bài, chiẩn bị bài sau. ------------------------------------- TIẾT 3: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. II. Đồ dùng dạy học: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp . III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: -Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em ( mỗi học sinh chỉ kể một đoạn ) . -Gọi 1 HS nhận xét bạn kể . -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện; * Tìm hiểu đề bài: -Gọi HS đọc đề bài. -GV phân tích đề bàiø, dùng phấn màu gạch các từ : đồ chơi của các em , của các bạn . Câu chuyện mà các em phải kể là câu chuyện có thật , nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em . Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em . a/ Gợi ý kể chuyện : - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý và mẫu . + Hỏi : + Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào ? - Hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể ? * Kể trước lớp : - Kể trong nhóm: -Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. - Kể trước lớp : +Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp . GV khuyến khích học sinh dưới lớp theo dõi , hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc , ý nghĩa của truyện . + Gọi học sinh nhận xét từng bạn kể , bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. -Cho điểm HS kể tốt. 3. Củng cố – dặn dò: -nhận sét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. ---------------------------- BUỔI CHIỀU TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Bài 2: HÃY QUÝ TRỌNG CUỘC SỐNG VÀ BIẾT CÁCH TỰ BẢO VỆ MÌNH I. Mục tiêu: - HS nắm chắc những nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn và các cách phòng tránh. II. Đồ dùng dạy học: Sách học III. Hoạt động dạy học: TIẾT 1 1. Khởi động: 2. Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi a) Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân xảy ra tai nạn, từ đó xây dựng ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn trong lúc lao động, vui chơi. b) Tiến hành: - GV chia nhóm, HS thảo luận câu hỏi trong SGK - Đại diện nhóm trình bày T: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này? - GV kết luận: 3. Hoạt động 2: Đọc và xây dựng phần kết của câu chuyện a ) Mục tiêu: HS biết được khi nhìn thấy những biển báo nguy hiểm, các em phải làm gì b) Cách tiến hành: - HS đọc phần đầu câu chuyện, suy nghĩ xem câu chuyện có thể diễn biến như thế nào? - HS trao đổi theo cặp - HS trình bày - GV khen ngợi. * Củng cố, dặn dò: Dặn chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009 Ngày soạn: 14 / 12 / 2009 Ngày giảng: 16 / 12 / 2009 TIẾT 2: TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN “BÀ CÁ BỐNG” I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng các tên riêng nược ngoài (Bu –ra-ti-nô, Toóc – ti – la, Ba – ra – ba, Đu-rê-ma, A-li-xi, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. - Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159/SGK Tập truyện chiếc chìa khoá vàng hay chuyện li kì của Bu - ra - ti - nô Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy học : 1. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng đọc tiếp nối bài" Kéo co " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -1 HS đọc toàn bài. -1 HS lên giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết . -Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Gọi một em đọc chú giải . - Gọi HS đọc toàn bài . - GV đọc mẫu chú ý cách đọc . - Toàn bài đọc với giọng nhanh , bất ngờ hấp dẫn . Lời người dẫn chuyện phần đầu đọc chậm rải , phần sau đọc nhanh hơn , bất ngờ , li kì . Lời Bu - ra - ti - nô thét : , doạ nạt lời lão Ba - ra - ba : lúc đầu hùng hổ , sau ấp ủng , khiếp đảm . Lời cáo A - li - xa : chậm rãi , ranh mãnh . - Nhấn giọng ở những từ ngữ : - im thin thít , tống , sợ tái xanh cầm cập , ấp úng , mười đồng tiền vàng , nộp ngay , đếm đi đếm lại ngay dưới mũi , ném bốp , lổm ngổm , há hốc , lao .. . * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện , trao đổi và trả lời câu hỏi. +Bu - ra - ti nô cần moi bí mật gì từ lão Ba - ra - ha ? + Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài , 1 HS hỏi 2 nhóm trong lớp trả lời câu hỏi và bổ sung . GV kết luận nhằm hiểu bài . + Chú bé Bu - ra - ti nô làm cách nào để buộc lão Ba - ra - ha phải nói ra bí mật ? + Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? + Những hình ảnh chi tiết nào trong ... dạ và và giấy cho nhóm 4HS - Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm để tìm từ , nhóm nào xong trước lên dán phiếu lên bảng . - Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét bổ sung nhóm bạn . - Nhận xét kết luận những từ đúng Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp . + Xây dụng tình huống . + Dùng câu tực ngữ , thành ngữ để khuyên bạn . - Gọi HS phát biểu , bổ sung ý kiến cho bạn kết luận lời giải đúng - Nhận xét kết luận lời giải đúng . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà làm bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ , thành ngữ , chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------ BUỔI CHIỀU TIẾT 1: ĐỊA LÝ BÀI TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững các kiến đã học. - Hs vận dụng để làm bài tập. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập 2. Bài mới: * Bài 1: Hãy nối các địa danh ở cột A với các sản phẩm ở cột B sao cho đúng. A.Địa danh B.Sản phẩm Kim Sơn( Ninh Bình) Bát Tràng (Hà Nội) Đồng Sâm (Thái Bình) Vạn Phúc (Hà Tây) Đồng Kị (Bắc Ninh) Các đồ chạm bạc Các đồ gốm sứ (Cốc, chén, đĩa, lọ hoa,) Các loại vải lụa Các loại đồ gỗ (Giường, tủ, bàn, ghế,) Chiếu cói 2. Sắp xếp các hình dưới đây theo thứ tự công việc của quá trình tạo ra sản phẩm gốm rồi ghi vào chỗ trống: a. Các sản phẩm gốm b. Tạo dáng cho gốm c. Vẽ hoa văn d. Phơi gốm đ. Tráng men e. Nung gốm 3. Hãy điền vào ô trống „ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai, khi nói về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. „ Chợ phiên là nơi có hoạt động mua, bán tấp nập „ Chợ phiên thường có rất đông người. „ Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là hàng mang từ nơi khác tới. „ Chợ phiên ở các địa phương có ngày trùng nhau. „ Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến chợ mua bán. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn học bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét giừo học. --------------------------------------- TIẾT 2: TOÁN BÀI TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững các kiến thức đã học. - HS vận dụng để làm bài tập. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 3621 : 213 2198 : 314 1682 : 2909 2. Bài mới: * Bài 1: Đặt tính rồi tính: 3314 : 524 8322 : 219 7560 : 251 * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống: Số bị chia 8463 9128 Số chia 148 304 123 246 Thương 45 80 Số dư 67 13 * Bài 3: Người ta mở vòi nước chảy vào bể. Biết rằng 65 phút đầu vòi nước chảy được 900 l và 70 phút sau vòi chảy được 1125 l nước. Hỏi trung bình mỗi phút vòi chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ? * Bài 4: Tìm x là số tròn chục có hai chữ số sao cho: 240 : x < 6 . 3. Củng cố, dặn dò: - Chữa bài, dặn học bài - Chẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Ngày soạn: 16 / 12 / 2009 Ngày giảng: 18 / 12 / 2009 TIẾT 1: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I.Mục tiêu : - Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư) - Làm được bài tập 1; 2b II.Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập III.Hoạt động dạy học : 1.KTBC: -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2 .Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết) -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính. của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làmkháckhông ? -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 41535 195 0253 213 0585 000 Vậy 41535 : 195 = 213 -Phép chia 41535 : 195 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. +415 : 195 có thể ước lượng 400 : 200 = 2. +253 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 250 : 200 = 1 (dư 50). +585 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 600 : 200 = 3 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên . * Phép chia 80 120 : 245 (trường hợp chia có dư) -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 80120 245 0662 327 1720 005 Vậy : 80120 : 245 = 327 ( dư 5 ) c. Thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu - Hs làm vào phiếu - Chữa bài Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn học bài - Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------- TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước . III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc hoặc trò chơi của địa phương mình . -Nhận xét chung. +Ghi điểm từng học sinh . 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . - Gọi HS đọc gợi ý . - Gọi HS đọc lại dàn ý của mình . * Xây dựng dàn ý + Em chọn cách mở bài nào ? - Hãy đọc mở bài của em ? - Gọi HS đọc thân bài của mình . + Em chọn kết bài theo hướng nào ? + Hãy đọc phần kết bài của em ? * Viết bài . - Yêu cầu HS tự viết bài vào vở . - GV thu , chấm một số bài và nêu nhận xét chung . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà HS nào cảm tháy bài của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới . -Dặn HS chuẩn bị bài sau ----------------------------------------- TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III), biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2) II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to và bút dạ. Bảng lớp ghi sẵn phần nhận xét BT1. III. Hoạt động dạy học : 1. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ và tục ngữ mà em biết . -Gọi 2 HS lên đọc thuộc lòng các câu tục ngữ , thành ngữ mà học sinh tìm được . -Nhận xét câu thành ngữ , tục ngữ của từng HS và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Viết lên bảng câu: Con búp bê của em rất đáng yêu . -Hỏi: + Câu văn viết trên bảng có phải câu hỏi không ? vì sao ? + Câu Con búp bê của em rất đáng yêu . không là câu hỏi thì thuộc loại câu gì ? Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về điều đó . b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: -Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi . - Hãy đọc câu được gạch chân ( in đậm ) trong đoạn văn trên bảng . + Câu nhưng kho báu ấy ở đâu ? là kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ? - Cuối câu ấy có dấu gì ? -Gọi HS phát biểu.GV có thể ghi nhanh câu hỏi trên bảng. Bài 2 : -Hỏi: + Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì ? - Cuối mỗi câu ấy có dấu gì ? +Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu , miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu - ra - ti - nô . Bài 3 : -Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu đề . - Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi . - Gọi HS phát biểu và bổ sung + Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng . Ba - ra - ba uống rượu đã say . Vừa hơ bộ râu lão vừa nói : - Bắt được thằng người gỗ ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này . + Hỏi : Câu kể dùng để làm gì ? +Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ? c. Ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. -Gọi HS đặt các câu kể . -Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay. d. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . -Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận về lời giải đúng. - Chiều chiều trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . - Cánh diều mềm mại như cánh bướm . - Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . - Tiếng sáo diều vi vu , trầm bổng . - Sáo đơn rồi ráo kép , sáo bè ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .-Yêu cầu HS tự làm bài . -Gọi HS trình bày trước lớp. -Nhận xét , sửa lỗi , diễn đạt và cho điểm từng HS . 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi. -Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà em thích nhất . ----------------------------------------- TIẾT 5: SINH HOẠT SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá tình hình học tập, lao động tuần qua. -Tập ca múa hát tập thể. -Nêu kế hoạch của tuần tới. II. Lên lớp: 1. Lớp trưởng đánh giá nhận xét: -Học sinh cĩ ý kiến. -Giáo viên nhận xét chung và nhắc nhở các em. -Nêu những việc cần làm trong tuần tới. 2. Tổ chức ca múa hát tập thể: -Tập hát bài: Chú ếch con + GV hát mẫu + HS đọc lời ca + Tập cho HS từng câu + Lớp hát toàn bài -Tổ chức trị chơi: Tìm người thứ ba.
Tài liệu đính kèm: