Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hạnh

TIẾT: 1 ÔN TẬP (tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc hai đến ba bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.

II. ĐỒ DÙNG : 17 phiếu viết tên 17 bài TĐ, HTL đã học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT: 1
ÔN TẬP (tiết 1)
Ngày giảng: 29/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc hai đến ba bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.
II. ĐỒ DÙNG : 17 phiếu viết tên 17 bài TĐ, HTL đã học. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hoạt động 1 :
Kiểm tra tập đọc và HTL
Dành thời gian cho HS xem lại bài trước khi đọc.
Em nào chưa đạt yêu cầu cho về nhà ôn lại bài để kiểm tra lại trong tiết sau.
b) Hoạt động 2 : Làm bài tập 2
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
GV nhận xét chung như trình bày ở sách giáo khoa.
Còn thời gian cho HS làm vào vở BT.
c) Củng cố : 
 Sửa những lỗi HS bị sai nhiều.
d) Nhận xét - Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà tiếp tục ôn bài để tiết sau kiểm tra.
 Khoảng 8 - 9 HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài. Sau khi đọc sẽ trả lời 1 câu hỏi có ND trong bài đã đọc.
- HS làm việc theo nhóm 4, vài nhóm làm ở bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
TUẦN: 10
TOÁN 
Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT: 46
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng: 29/10/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Chuyển phân số thập phân thành STP rồi đọc các số TP đó.
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
 - Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc tìm “Tỉ số”. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT tiết 45.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: Chuyển phân số TP thành STP rồi đọc các số thập phân đó
- Lưu ý HS chú ý ở mẫu số, nếu là 10 thì phần TP có 1 chữ số, 100 thì phần thập phân có 2 chữ số, 
Bài 2 : Trong các số đo độ dài sau đây, những số nào bằng 11,02 ?
Bài 3 : Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm : 
Lưu ý HS làm bài b cẩn thận.
Bài 4 : 
* Bài 5 : 
HDHS giải bằng cách tìm tỉ số.
3. Củng cố : Tổ chức cho HS tiếp sức làm BT1 VBT.
4. Nhận xét - Dặn dò : 
 Dặn HS về ôn lại bài để chuẩn bị kiểm tra giữa HKI.
 2 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở
 - Nhận xét sửa bài.
a) = 12,7
b) = 0,65
c) = 2,005
- HS chọn kết qủa đúng để ghi vào bảng con. 
- Hai em làm ở bảng, lớp làm vào vở :
a) 4m 84cm = 4,84m
b) 72ha = 0,72ha
- 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- 1em giải ở bảng, lớp làm vào vở.
 Giải :
36 hộp đồ dùng gấp 12 hộp đồ dùng số lần là :
 36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền mua 36 hộp bút là :
 180 000 x 3 = 540 000 (đồng)
* HSG làm bài 5 VBT, vài em trình bày.
- Chơi tiếp sức.
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT: 2
ÔN TẬP (tiết 2)
Ngày giảng: 29/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng, tốc độ 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II. ĐỒ DÙNG : 
 Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng như tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 9 HS) chưa được kiểm tra ở tiết trước.
3. Nghe - viết chính tả :
 Bài : Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
 - Đọc cho HS nghe lần 1
 - HDHS viết những từ dễ sai như : 
 Cơ man, nước mắt, nghĩ.
 Đọc cho HS nghe lần thứ hai.
 Đọc bài cho HS viết vào vở.
 Nhắc HS ngồi ngay ngắn, để vở, cầm bút đúng cách.
 Đọc cho HS dò lại bài.
 Chấm bài một số HS
 4. Củng cố: 
 Nhận xét bài viết của HS
 5. Nhận xét - Dặn dò: 
 Nhận xét tiết học, dặn dò HS tiếp tục về nhà ôn bài để kiểm tra.
- Mỗi HS lên bốc thăm, được xem lại bài 2 phút trước khi đọc. 
 - Đọc xong, trả lời 1 câu hỏi có nội dung trong đoạn hoặc bài đã đọc do GV hỏi.
Mở SGK/ 95
Đọc thầm ở SGK
Đánh vần vần các tiếng : man, mắt, nghĩ.
Viết bảng con các tiếng trên.
Đọc thầm bài ở SGK
Viết bài vào vở.
HS dò lại bài
2 HS đổi vở chấm bài
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT 
Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT: 3
ÔN TẬP (tiết 3)
Ngày giảng: 29/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
 - Tìm và ghi lại được những chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG : Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài : nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
 Thực hiện như tiết 1, kiểm tra khoảng 9 HS còn lại.
3. Làm bài tập 2:
 Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây :
 - Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 - Một chuyên gia máy xúc.
 - Kì diệu rừng xanh.
 - Đất Cà Mau.
Ví dụ: Trong bài văn miêu tả Quang cảnh làng mạc ngày mùa, em thích nhất chi tiết những quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng thật bất ngờ và chính xác.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
4.Nhận xét - Dặn dò : 
- Ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết 4.
- HS bốc thăm bài rồi đọc + trả lời một câu hỏi mà GV nêu.
- HS làm việc cá nhân vào vở BT , mỗi em chọn mộ bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất và giải thích vì sao mình thích chi tiết đó.
- Một số em trình bày
- Học sinh khác nhận xét.
TUẦN: 10
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT: 10
BÀI 19
Ngày giảng: 29/10/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài thơ Trăng đầy, trăng vơi.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: múi, thì, như.
- Tác giả so sánh múi bưởi với trăng vơi, quả bưởi với trăng đầy. Thông qua bài thơ tác giả muốn nói lên nổi vất vả của mẹ, mẹ đã vất vả để cho con mình được sung sướng.
+ Giáo dục biết yêu thương, đỡ đần cho mẹ.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 20, bằng chữ sáng tạo.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 20.
- Đọc bài Trăng đầy, trăng vơi
 - Những chữ viết hoa ở đầu các dòng thơ: Múi, Thế, Quả, Mẹ, Trăng.
- Viết bóng: múi, thì, như.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 28/10/2012
TIẾT: 19
ÔN TẬP (TIẾT 4)
Ngày giảng: 30/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
 - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ HS để HS làm BT1 và 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 1/ 66 VBT :
- Lưu ý HS một từ đồng thời có thể diễn tả nội dung của chủ điểm này hay chủ điểm kia ; một từ có thể là danh từ và cũng có thể là tính từ. 
VD : - Em yêu hòa bình. (hòa bình là danh từ) 
- Em mong thế giới này mãi mãi hòa bình. (hòa bình là tính từ)
* Bài tập 2/67 VBT :
- Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau (VBT/67)
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn, gìn giữ,...
bình an, yên ổn, yên bình
kết đoàn, liên kết,...
bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,
bát ngát, bao la thênh thang,
Từ trái nghĩa
phá hoại, tàn phá, phá phách
hỗn loạn, náo động, náo loạn
chia rẽ, mâu thuẩn
phân tán, ..
kẻ thù, kẻ địch
chật chội, chật hẹp, hạn hẹp,...
2. Củng cố : Tổ chức cho HS thi tìm từ trái nghĩa. 
3. Nhận xét - Dặn dò :Dặn dò HS về nhà ôn về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,  để chuẩn bị kiểm tra định kì.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm 4, vài nhóm làm ở bảng phụ HS, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề và cho biết yêu cầu của đề.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS truyền điện tìm các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
TUẦN: 10
TOÁN 
Ngày soạn: 28/10/2012
TIẾT: 47
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Ngày giảng: 30/10/2012
Kiểm tra giữa kì I - Theo đề của trường 
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 29/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 31/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn một số bài tập đọc đã học. Ôn chính tả.
 - Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
 - Củng cố từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) HDHS yếu rèn đọc bài : Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh và bài Đất Cà Mau. 
- Gọi HS đọc, sửa sai
2) Ôn chính tả:
- HDHS viết một số từ khó sau đây:
Giải thoát, luồn dây thép, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, Xa-xa-cô Xa-xa-ki, may mắn, thoát nạn, máy xúc, ngoại quốc, tham quan, nổi bật, chắc, chất phác, A-ri-ôn, boong tàu, dong buồm, loanh quanh, sặc sỡ, miếu mạo, mải miết, sắc vàng, giẫm, 
3) Ôn từ và câu:
- Tìm những từ đồng nghĩa với các từ sau: đẹp, to lớn, học tập.
- Tìm các từ đồng nghĩa:
a) Chỉ màu xanh b) Chỉ màu trắng
c) Chỉ màu đỏ d) Chỉ màu đen
- Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của con người VN ta:
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài. (tài: tiền của)
e) Uống nước nhớ nguồn.
- Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Hẹp nhà . Bụng.
b) Xấu người  nết.
c) Trên kính  nhường.
- Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm sau: bàn, cờ, nước.
4) Viết một đoạn văn tả cảnh trường em vào lúc sáng sớm.(10 câu trở lên)
- 2 em một nhóm luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Nhận xét bạn đọc
- Đánh vần vần các từ bên
- Viết bảng con các từ bên
- Làm miệng, trình bày kết quả
- Làm vào vở, vài em trả lời trước lớp
- Nhóm 2
- Đại diện các nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Điền từ còn thiếu vào bảng con
- Tự đặt rồi trình bày trước lướp
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, một câu văn có hình ảnh nhân hóa, một câu văn có hình ảnh so sánh.
TUẦN: 10
TOÁN
Ngày soạn: 29/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 31/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân.
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - Đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
 - Giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tiết 1: Cho học sinh làm bài tự kiểm tra ở VBTTH/ 65, 66
Tiết 2: 
Hoạt động 1: HDHS sửa bài ở tiết 1
Hoạt động 2: Tiếp tục ôn tập
Bài 1: So sánh hai số thập phân :
a) 35,3 và 35,03
b) 46,7 và 46, 69
c) 0,820 và 0,82
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
 16,146; 49,16; 38,64; 36,573; 7,999
Bài 3: Viết số thập phân có:
a) chín đơn vị, bảy phần trăm
b) bốn mươi hai đơn vị, chín phần mười, năm phần trăm.
c) Không đơn vị, một phần mười.
d) Không đơn vị, hai trăm linh sáu phần nghìn.
Bài 4 : Chuyển các phân số sau thành số thập phân:
 ; ; ; 
Bài 5: Mua 24 quyển vở hết 120 000 đồng. Hỏi mua 12 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
* Bài 6: Một sân trường hình chữ nhật có chu vi 0,4km, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích của sân trường đó là bao nhiêu héc-ta ?
* Bài 7: Hiện nay, tổng số tuổi của hai bố con là 48 tuổi. Biết tuổi con có bao nhiêu ngày thì tuổi bố có bấy nhiêu tuần. Tính tuổi hai bố con hiện nay.
Mỗi học sinh tự làm vào vở trong vòng thời gan là 40 phút.
Sửa bài tập
- Bảng con từng bài
- 1em làm ở bảng lớp, lớp làm vào vở
- Làm bảng con
HS làm bài vào vở
Bảng con từng bài
Giải bằng cách tìm tỉ số
* HSG có thể làm gộp 1 phép tính
* HSG tự giải
Đổi 0,4km ra đơn vị mét, sau khi tính nửa chu vi, giải bài toán theo dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
* 1 tuần có 7 ngày, suy ra tuổi bố gấp 7 lần tuổi con.
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 30/10/2012
TIẾT: 8
ÔN TẬP (TIẾT 8)
Ngày giảng: 01/11/2012
I. MỤC TIÊU:
 Ôn tập làm văn tả cảnh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Đề bài: Hãy tả ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Học sinh làm bài trong thời gian là 40 phút.
TUẦN: 10
TOÁN
Ngày soạn: 30/10/2012
TIẾT: 49
LUYỆN TẬP
Ngày giảng: 01/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
 - Củng cố KN cộng các số thập phân.
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
 - Củng cố về giải bài toán có ND hình học; tìm số trung bình cộng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Sửa BT 2, 3 SGK/50.
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: 
 Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a
Bài 2: Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán :
Bài 3: 
- Muốn tính chu vi hình cữ nhật, ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tóm tắt trước khi giải bài toán.
* Bài 4: 
Yêu cầu học sinh đổi: 3,15kg và 3,65kg ra g rồi mới tính.
* Bải 4 SGK/51: Dành cho HS giỏi
Củng cố: 
- 1 tuần có mấy ngày ?
- Cách tìm TBC của nhiều số ?
* Tính nhanh: 
 3,5 + 3,3 + 3,1 + 4,9 + 4,3 + 4,5 + 4,7
3. Củng cố: Phép cộng các số thập phân có tính chất gì ?
4. Nhận xét - Dặn dò: Làm bài 2b và bài 4. 
BTTH/68, 69
HS tự làm vào vở, 1 em làm ở bảng .
HS rút ra nhận xét:
a + b = b + a
 Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
2 HS làm ở bảng bài a và B rồi sửa.
2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
2 em yếu trả lời
HS tự giải rồi trình bày KQ.
 Bài giải :
 Chiều dài của mảnh vườn là :
 16,34 + 8,32 = 24, 66 (m) 
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
 (16,34 + 24,66) x 2 = 42 (m )
 Đáp số : 82 m
* HSG tự làm
* HSG làm vào vở.
Cách làm :
(3,5+4,5) +(3,1 + 4,9) +(3,3 + 4,7)+4,3
= 8 + 8 + 8 + 4,3 
= 24 + 4,3 = 28,3
Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán (2 em yếu trả lời)
..
TUẦN: 10
ÂM NHẠC
Ngày soạn: 30/10/2012
TIẾT: 10
ÔN TẬP BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA, NHỮNG BÀI CA. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
Ngày giảng: 01/11/2012
I. MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
Biết hát kết hợp vận động phụ họa
Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài: Sắc-xô-phôn, Tờ-rom-pét. Phơ-luýt, Cờ-la-ri-nét
II. ĐỒ DÙNG: Động tác phụ họa theo bài hát, âm sắc của 4 loại nhạc cụ nước ngoài, ảnh các loại nhạc cụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 CB. 
2BC. Gọi Hs hát và vận động theo bài hát.
3BM. Hoạt động 1: Ôn bài hát Những bông hoa những bài ca.
Làm mẫu.
Hướng dẫn vận động theo bài hát:
“ Cùng nhau cầm ... phố”: Nhún chân theo phách.
“Ngàn hoa nở ... trời”: hai bàn tay từ từ nâng lên trước ngực.
“ Náo nức tiếng cười.....đời”: 2 tay vòng vào trước ngực.
“ Những,.......cô” Vỗ tay theo nhịp.
Lời 2 tương tự lời 1
Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài:
Kèn Saxophone có nhiều loại khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong dàn nhạc Jazz, tính chất âm thanh hơi kích động, phát âm ngân rung, âm lượng vang, trữ tình, trong sáng.
Kèn Trompette: có nhiều loại, là loại nhạc cụ có âm vực cao, âm thanh sáng chói, rực rỡ đồng thời cũng có thể diễn tả được những nét nhạc trữ tình, say đắm.
Flute: là một loại sáo thuộc bộ gỗ trong dàn nhạc giao hưởng, âm thanh nhẹ nhàng nhiều chất thơ.
Kèn Clarinette: có nhiều loại, là loại nhạc cụ có tính năng linh hoạt, âm thanh mềm mại, thuần khiết.
4. Củng cố: Gọi một số biểu diễn trước lớp
5. NX-DD: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài hát.
Chuẩn bị dụng cụ.
Khởi động giọng.
4 em.
Cả lớp hát ôn.
Một số em xung phong hát và vận động theo bài hát.
Hát và vận động theo bài hát
Luyện tập theo nhóm.
HS nhận biết 4 loại nhạc cụ.
Một số nhóm biểu diễn bài hát
.
TUẦN: 10
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 30/10/2012
TIẾT: 7
ÔN TẬP (TIẾT 7)
Ngày giảng: 01/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ nămg giữa học kì I (nêu ở tiết 1, Ôn tập).
II. ĐỒ DÙNG:
 VBT Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HD HS làm bài.
Lưu ý HS: 
 - Đọc kĩ đề rồi mới làm. 
 - Có thể làm câu nào trước cũng được.
 - Cẩn thận, chỉ xác định kĩ ý đúng rồi mới tréo vào, không nên tẩy xóa.
+ Nhận xét - Dặn dò :
 Nhận xét việc làm bài của HS
 Dặn HS về nhà tiếp tục ôn bài để chuẩn bị kiểm tra giữa kì I.
1 HS đọc đề bài ở SGK/98
Cả lớp đọc thầm lại toàn bài một lần nữa.
HS làm bài vào vở BT.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Ý d ( Mùa đông)
Câu 2: Ý a (Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non)
Câu 3: Ý a (Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân)
Câu 4: Ý b (Rừng thưa thớt vì cây không có lá)
Câu 5: Ý c (Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên)
Câu 6: Ý c (Trên cành cây có những mầm non mới nhú)
Câu 7: Ý a (Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh)
Câu 8: Ý b (Tính từ)
Câu 9: Ý c (Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách)
Câu 10: Ý a (Lặng im)
SINH HOẠT LỚP 
I. Nhận xét tuần qua :
 - Đi học chuyên cần.
 - Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
 - Trực nhật tốt.
 - Một số em chưa cố gắng ôn tập, còn lơ là trong học tập (Pháp, Khoa, Vinh).
 - Nộp giấy vụn chậm.
II. Tuần đến :
 - Cần cố gắng học bài và làm bài tốt hơn.
 - Tham gia thi Toán và Tiếng Anh trên mạng. 
III. Thay cán sự lớp :
 - Thay lớp trưởng : Em Đông thau em Trí.
 - Tổ trưởng tổ 2 : Em Vũ thay em Quỳnh.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_10_nguyen_thi_hanh.doc