TẬP ĐỌC
ChuyÖn mét khu vên nhá. (Tr 102)
I.Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ trang 102, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 11 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 TOÁN TiÕt 51: LuyÖn tËp. (Tr 52) I. Mục tiêu: Biết - Tính tổng nhiều số thập phân, tính theo cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân. Giải bài toán với các số thập phân. * Hs ®¹i trµ lµm c¸c bµi tËp 1, 2( a, b), 3( cét 1), 4. Hs kh¸ giái lµm hÕt c¸c bµi tËp. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: Tính theo cách thuận tiện nhất: 2,8 + 4,7 + 7,2 + 5,3 12,34 + 23,87 + 7,66 + 32,13 - HS lên bảng làm bài. 2/ HDHS luyện tập: Bài 1 : HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân. - 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con. 15,32 27,05 a) + 41,69 b) + 9,38 8,44 11,23 65,45 47,66 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2a, b: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Nêu cách tính thuận tiện nhất? - HS: Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện. - Tìm tổng 2 số là 1 số tròn chục, trăm...hoặc số tự nhiên - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1 HS nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng. Bài 3:( cột 1) GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài. - 1HS nêu cách làm bài trước lớp: Tính tổng các số thập phân rồi so sánh - GV yêu cầu HS làm bài. (HS khá, giỏi) làm tiếp các bài còn lại - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4,2 + 3,4 5,7 + 8,9 > 14,5 0,5 > 0,08 + 0,4 - GV nhận xét và cho điểm HS. - HS cả lớp đổi chéo để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 4: GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. TẬP ĐỌC ChuyÖn mét khu vên nhá. (Tr 102) I.Mục tiêu: - Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông). - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.Chuẩn bị - Tranh minh hoạ trang 102, SGK. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. III. Các họat động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu chủ điểm + Tên chủ điểm nói lên điều gì? + Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh. + Bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường. DẠY – HỌC BÀI MỚI Giới thiệu bài mới: - HS lắng nghe. 1: Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi - Cả lớp đọc thầm theo bạn. + HS 1: “Bé Thu rất khoái... loài cây”. + HS 2: “Cây quỳnh lá dày.. là vườn”. phát âm, ngắt giọng cho từng HS. + HS 3: “Một sớm chủ nhật... hả cháu?”. - Yêu cầu hs tìm từ khó đẻ luyện đọc - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Từ: nghe, leo trèo, vòng ,mọc, quấn - HS đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc câu - Câu: Có điều Thu chưa vui:/ Cái Hằng ở nhà dưới/ cứ bảo/ ban công nhà Thu/ không phải là vườn.// - GV đọc mẫu - HS nghe, đọc thầm theo. 2: Tìm hiểu bài + Bé Thu thích ra ban công để làm gì? + Ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công. + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? + Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước. + Bạn Thu chưa vui vì điều gì? + Vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. + Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Em hiểu:“Đất lành chim đậu” là thế nào? + Là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn. + Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? + Rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. + Bài văn nói với chúng ta điều gì? + Hãy yêu quý thiên nhiên. + Hãy nêu nội dung chính của bài văn? + Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu . - Ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính. 3: Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Đọc toàn bài ,nêu nội dung chính của bài Chuẩn bị bài Tập đọc Tiếng vọng - Nhận xét tiết học ®Þa lÝ Bµi 11: L©m nghiÖp vµ thuû s¶n. . (Tr 102) Tích hợp GDBVMT:Trực tiếp I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển về phân bố lâm nghiệp và ngành thuỷ sản ở nước ta. - Sử dụng sơ đồ bản số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản * HS kh¸ giái: + BiÕt níc ta cã nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn ngµnh thuû s¶n: vïng biÓn réng, m¹ng líi s«ng ngßi dµy ®Æc, ngêi d©n cã nhiÒu kinh nghiÖm, nhu cÇu vÒ thuû s¶n ngµy cµng t¨ng. - Nhận xét về sư thay đổi diện tích rừng ở nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. + BiÕt các biện pháp để bảo vệ rừng. II. Chuẩn bị - Bản đồ Địa lí TN Việt Nam. Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng. - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời. + Kể một số loại cây trồng ở nước ta? + Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới? Giới thiệu bài: Bài học Lâm nghiệp và thủy sản hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Một số HS nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý. Nội dung 1 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LÂM NGHIỆP - Theo em, ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? * Trồng rừng. * Ươm cây. * Khai thác gỗ. - GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng. - HS nêu: Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng... - GV nêu kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.. Nội dung 2 SỰ THAY ĐỔI VỀ DIỆN TÍCH CỦA RỪNG NƯỚC TA - GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS. - HS đọc bảng số liệu và nêu. + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào? + Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004. + Nêu diện tích rừng của từng năm đó? * Năm 1980: 10,6 triệu ha. * Năm 1995: 9,3 triệu ha. * Năm 2005: 12,2 triệu ha. + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức. + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt. + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển. + Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? + Vùng núi là vùng dân cư thưa vì vậy: * Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện. * Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động. Nội dung 3 NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN + Biểu đồ biểu diễn điều gì? + Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm. + Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì? + Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm. + Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào? + Trục dọc của biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, theo đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. - GV chia thành các nhóm nhỏ. - Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thuỷ hải sản? _____________________________________________________ Mĩ thuật THỂ DỤC §éng t¸c toµn th©n Trß ch¬i ch¹y nhanh theo sè. To¸n TiÕt 52: Trõ hai sè thËp ph©n. (Tr 53) I. Mục tiêu: - Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế . * Hs ®¹i trµ lµm c¸c bµi tËp 1( a, b), 2( a, b), 3. Hs kh¸ giái lµm hÕt c¸c bµi tËp. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm: 12,34 + 23,41 ....... 25,09 + 11,21 19,05 + 67,34 ....... 21,05 + 65,34 - HS lên bảng làm bài. 2/ Bài mới: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÉP TRỪ HAI SÔ THẬP PHÂN a. Ví dụ 1.* Hình thành phép trừ. -Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m.Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét? - HS nghe và tự phân tích đề bài toán. - GV hỏi: Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm như thế nào? -Chúng ta phải lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ độ dài đoạn thẳng AB. - GV nêu: 4,29 - 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân. - 1 HS nêu: Phép trừ 4,29 - 1,84. * Đi tìm kết quả- GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thực hiện 4,29m - 1,84m (Gợi ý: chuyển các số đo từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tính). - GV gọi HS nêu cách tính trước lớp. - HS trao đổi với nhau và tính. 1 HS khá nêu: 4,29m = 429cm 1,84m = 184cm Độ dài đoạn thẳng BC là: 429 - 184 = 245 (cm) 245cm = 2,45m - GV nhận xét cách tính của HS. Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu? - HS nêu: 4,29 - 1,84 = 2,45 * Giới thiệu kĩ thuật tính - Trong bài toán trên để tìm kết quả phép trừ 4,29m - 1,84m = 2,45m - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính. - HS lên bảng vừa đặt tính vừa tính giải thích cách đặt tính và thực hiện tính. - Kết quả phép trừ đều là 2,45m. - GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ: 429 4,29 184 và 1,84 245 2,45 - HS so sánh và nêu: * Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ. * Khác nhau ở một phép tính có dấu phẩy,một phép tính không có dấu phẩy. - Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính ... đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. - GV chia thành các nhóm nhỏ. - Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thuỷ hải sản? _________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010 TËp lµm v¨n LuyÖn tËp lµm ®¬n. . (Tr 111) Tích hợp GDBVMT:Trực tiếp I.Mục tiêu: Viết được lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện nội dung cần thiết. * GD BVMT: Khai th¸c trùc tiÕp néi dung bµi: C¸c ®Ò bµi lµm ®¬n ®Òu gd vÒ BVMT. II. Chuẩn bị: - Mẫu đơn. Bảng lớp viết mẫu đơn. III. các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: HDHS viết đơn - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS đọc mẫu đơn đã trình bày sẵn trên bảng. - GV lưu ý HS cách viết đơn - HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục ...... - HS đọc đoạn văn, bài văn các em đã viết lại cho hay hơn. Tên của đơn Nơi nhận đơn Giới thiệu bản thân Mẫu đơn: Quốc hiệu, tiêu ngữ Nơi viết, ngày tháng năm Tên của đơn Nơi nhận đơn Giới thiệu bản thân Lí do, mục đích viết đơn Lời hứa Lời cảm ơn Kí tên - HS nói đề bài các em đã chọn. - HS viết đơn - Trình bày đơn, cả lớp theo dõi, nhận xét. Củng cố, dặn dò - Nhận xét chung tiết học - Một số em làm bài chưa tốt về sửa chữa hoàn chỉnh lá đơn. - CB tiết sau: Lập dàn ý bài văn tả người. ______________________________ To¸n TiÕt 55: Nh©n một sè thËp ph©n víi một sè tù nhiªn. . (Tr 55) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm và vận dụng được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. * Hs ®¹i trµ lµm c¸c bµi tËp 1, 3. Hs kh¸ giái lµm hÕt c¸c bµi tËp. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 2 SGK - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 2/Bài mới: - HS nghe GIỚI THIỆU QUY TẮC NHÂN MỘT SỐ TP VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN a. Ví dụ 1 * Hình thành phép nhân. - GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán. - HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ. - HS: Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh: 1,2m + 1,2m + 1,2m (HS có thể nêu luôn là 1,2 x 3) -3cạnh hình tam giác ABC có gì đặc biệt? - 3 cạnh tam giác ABC đều bằng 1,2m. - Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m + 1,2m ta còn có cách nào khác? - Ta còn cách thực hiện phép nhân 1,2m x 3 * Đi tìm kết quả- Tìm cách chuyển 1,2m thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi tính. - GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - HS thảo luận theo cặp. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 1,2m = 12cm x 12 3 36dm 36dm = 3,6cm Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m) - GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK. - Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét? - HS: 1,2m x 3 = 3,6m * Giới thiệu kĩ thuật tính b. Ví dụ 2: GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 0,46 x 12. - 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp. - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét cách tính của HS. 2.2. Ghi nhớ - GV hỏi: Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên? - Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp. 2.3. Luyện tập - thực hành Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Bài tập yêu cầu đặt tính và tính. - 4HS lên bảng làm bài,mỗi HS làm 1 phép tính. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Bài 2: HS K,G: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi. - HS tự làm bài vào vở. Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,890 - GV gọi HS đọc kết quả tính của mình. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Trong 4 giờ ô tô đi được là: 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170,4km CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết tiết học, dặn dò - Về nhà làm những bài chưa xong trên lớp vào vở ___________________________________ Khoa häc Bµi 22: Tre, m©y, song. . (Tr 46) Tích hợp GDBVMT:Liên hệ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song . - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. *GD BVMT: CÇn b¶o vÖ c¸c loµi c©y m©y, tre, song v× ®ã kh«ng chØ lµ c©y xanh mµ ®ã cßn lµ mét lo¹i nguyªn liÖu tèt phôc vô tèt cho ®êi sèng con ngêi. II.Chuẩn bị - Cây mây,song,tre thật .Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK. - Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre và mây, song. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA TRE, MÂY, SONG TRONG THỰC TIỄN - Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc cây giả hoặc tranh ảnh để hỏi về từng cây. - Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình. Ví dụ: + Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loài cây này. - Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, cây mây, cây song. - Các em cùng đọc bảng thông tin trang 46 SGK và làm phiếu so sánh về đặc điểm công dụng của tre và mây, song. - Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm. + Đây là cây tre. Cây tre ở quê em có rất nhiều. Chúng mọc thành bụi lớn, gióng dài hơn dóng mía. Cây tre dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn,... + Đây là cây mây. Cây mây thân leo, hóa gỗ, có nhiều gai, mọc thành bụi lón. Cây mây có nhiều ở quê em dùng làm ghế, cạp rỏ rá,... + Đây là cây song. Cây song thân leo, hóa gỗ, cây to và dài hơn cây mây, mọc thành bụi lớn. Cây song có nhiều ở vùng núi. - Yêu cầu HS đọc phần thông tin. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận, làm phiếu. - Trao đổi và cùng hoàn thành phiếu, 1 nhóm làm vào phiếu to để chữa bài. PHIẾU HỌC TẬP Bài: Tre, mây, song Tre Mây, song Đặc điểm - Mọc đứng, thành bụi, cao khoảng 10-15cm, thân trong, rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống. - Cây leo mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh. Ứng dụng - Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình. - Làm lạt, đan lát, làm bàn ghế, đồ mĩ nghệ + Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết tre còn được dùng vào những việc gì khác? + Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để chống xói mòn. + Tre còn dùng để làm cọc đóng móng nhà. + Thời xưa tre còn được làm cung tên để giết giặc. Hoạt động 2 MỘT SỐ ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG TRE, MÂY, SONG - GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. HS hoạt động theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu. - Quan sát tranh minh hoạ và cho biết: + Đó là đồ dùng nào? + Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào? - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. + Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? + Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,... Hoạt động 3 CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG BẰNG TRE, MÂY, SONG - Hoạt động lớp: Hỏi: Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình. - Tiếp nối nhau trả lời. Nhà em có các loại rổ làm bằng tre nên sử dụng xong phải giặt sạch treo lên cao, không treo chỗ ướt, nắng để tránh ẩm mốc, hoặc giòn sẽ nhanh hỏng. Nhà em có một bộ bàn ghế tiếp khách hằng ngày. Thỉnh thoảng bố em lại sơn dầu để cho đẹp và tránh ẩm mốc. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép. ______________________________ LuyÖn tõ vµ c©u Quan hÖ tõ. . (Tr 109) Tích hợp GDBVMT:Liên hệ I. Mục tiêu: - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ(ND ghi nhớ). - Nhận biết được một số quan hệ từ trong các câu văn(BT1,III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu(BT2); biết đặt câu với quan hệ từ(BT3). II. Chuẩn bị - Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét. - Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô. - 2 HS làm trên bảng. 2/Bài mới: TÌM HIỂU VÍ DỤ Bài 1- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. + Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu? + Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì? - Gọi HS phát biểu, bổ sung (nếu cần). - GV chốt lại lời giải đúng. - Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu. + Quan hệ từ là gì? - Trả lời theo khả năng ghi nhớ. + Quan hệ từ có tác dụng gì? Bài 2- Cách tiến hành tương tự bài 1. - Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng. - Tiếp nối nhau phát biểu. GHI NHỚ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm. LUYỆN TẬP Bài 1- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các quan hệ từ có trong các câu văn. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi bài chữa của GV, tự sửa bài mình nếu sai. Bài 2- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài làm 1. Bài 3- Yêu cầu HS đọc đề bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nhận xét. - HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đặt câu. Ví dụ. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi HS nhắc lại phần Ghi nhớ. - Dặn HS về nhà học bài.
Tài liệu đính kèm: