Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hạnh

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

a) HDHS luyện đọc và tìm hiểu nội dung :

- Ghi bảng : Chin San, Đản Khao, lặng lẽ.

Phần 1: Đoạn 1 và 2.

- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?

Phần 2 : Đoạn 3:

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh

Phần 3 : Đoạn 4 và 5

 - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?

* Tìm quan hệ từ trong câu : “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy và lặng lẽ”.

3. Củng cố : Nêu ND bài ?

4. Dặn dò: Về học thuộc đoạn 1 và đoạn 2

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 12
TẬP ĐỌC
Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT: 23
MÙA THẢO QUẢ
Ngày giảng: 12/11/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc diễn cảm toàn bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 - Hiểu nội dung : Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi SGK). 
* Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :	
 1. Bài cũ : Đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ - 3 em.
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
30/
3/
1/
a) HDHS luyện đọc và tìm hiểu nội dung :
- Ghi bảng : Chin San, Đản Khao, lặng lẽ.
Phần 1: Đoạn 1 và 2.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
Phần 2 : Đoạn 3:
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh
Phần 3 : Đoạn 4 và 5
 - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?
* Tìm quan hệ từ trong câu : “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy  và lặng lẽ”.
3. Củng cố : Nêu ND bài ?
4. Dặn dò: Về học thuộc đoạn 1 và đoạn 2
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm SGK.
- HSY rèn phát âm chuẩn các từ bên.
- 5 em đọc 5 đoạn kết hợp đọc những từ chú giải ở SGK.
- Luyện đọc cá nhân, thảo luận nhóm 2 câu hỏi số 1 SGK. Trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mùi thơm quyến rũ. Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan tỏa, kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. rất ngắn, lặp lại từ thơm, như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp.
- Qua 1 năm, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, thoáng cái... không gian.
- Đọc truyền điện. Nhóm 2, trình bày KQ.
- Nảy dưới gốc cây. Những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng, thắp nhiều ngọn nến mới nhấp nháy.
- Quan hệ từ trong câu bên là từ : và.
- Vài HS trả lời.
TUẦN: 12
TOÁN
Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT: 56
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000, 
Ngày giảng: 12/11/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
 - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 1, 3 SGK. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
5/
20/
4/
1/
a) VÍ DỤ 1 : 
 27,867 x 10 = ?
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải thì ta được bao nhiêu ?
b) VÍ DỤ 2 :
 53,286 x 100 = ?
- Muốn nhân một số TP với 10, 100, 1000,  ta làm như thế nào?
c) THỰC HÀNH:
 Bài 1: Nhân nhẩm:
Cho học sinh truyền điện
 Bài 2: Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét:
 HD cho HS yếu làm bài
* Bài 3:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Lưu ý HS phải tính KL cả dầu và can đựng dầu.
3. Củng cố : 
 Nêu cách nhân một số TP với 10, 100, 1000, ?
4. Dặn dò : Về làm bài 1, 2 SGK và bài 3 VBTTH.
- Đặt tính ở bảng con rồi tính.
 27,867
 x 10
 278,670
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được 278,67. 
Vậy: 27,867 x 10 = 278,67
- Tự đặt tính rồi tính, sau đó rút ra nhận xét như SGK.
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,  ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,  chữ số.
BTTH/76
- Tự làm rồi nêu KQ.
- Thi làm tính nhanh.
- Có hai đội, mỗi đội 4 em, tiếp sức.
10,4dm = 104cm; 12,6m = 1260cm
0,856m = 85,6cm; 5,75dm = 57,5cm
* HSG làm bài 3.
- Bài toán cho biết :
 Một can nhựa chứa 10 lít dầu hỏa, 1 lít cân nặng 0,8 kg, can rỗng cân nặng 1,3 kg.
- Can dầu đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- Vài em trả lời.
TUẦN: 12
CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT: 12
Nghe - viết : MÙA THẢO QUẢ
Ngày giảng: 12/11/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm được BT(2) a/b,hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. 
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Đánh vần vần : khắc phục, tài nguyên, tác động xấu. (3/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/
25/
7/
3/
1/
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy bài mới :
- Cho biết nội dung của đoạn văn?
- HD đánh vần và viết các từ khó: 
lặng lẽ, mưa rây, chứa lửa, chứa nắng.
- HDHS thảo luận bài tập và giải bài tập.
- Đọc cho HS viết bài. Nhắc HS viết cẩn thận, chú ý viết cho liền nét, liền mạch.
Chấm vở một số em.
3. Củng cố :
- Nhận xét bài viết của HS, sửa một số lỗi các em sai nhiều.
4. Dặn dò : HTL 2 khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong.
- 1 HS đọc đoạn văn trong bài thảo quả cần viết chính tả, lớp đọc thầm trong SGK.
- Nêu nội dung đoạn văn : tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái, và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- Viết bảng con : lặng lẽ, mưa rây, chứa lửa, chứa nắng.
- Thảo luận BT2b và BT3b SGK trang 114, 115.
- Một vài nhóm trình bày kết quả.
- Viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- Đổi vở chấm bài nhau.
- Làm bài tập vào vở bài tập.
- Bài tập 1, HS thi làm vào phiếu khổ lớn.
* Bài tập 2a, HS tự làm và trình bày kết quả.
. Các tiếng ở dòng đầu đều chỉ tên các con vật.
. Các tiếng ở dòng thứ hai đều chỉ tên các loài cây.
- Bài tập 2b học sinh thi tìm nhanh các từ láy có các vần đã cho bằng cách truyền điện.
- Bài 3b, tìm các từ láy theo những khuôn vần đã cho.
TUẦN: 12
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT: 23
MRVT : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ngày giảng: 12/11/2012
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ HS thể hiện nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài tập 3 tiết LTVC trước. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
10/
10/
4/
Bài tập 1:
- Treo bảng phụ có ND bài tập 1, gọi HS lên bảng làm.
- Chốt lại lời giải đúng:
. Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
. Khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp,
. Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
* Bài tập 2 : Dành cho học sinh giỏi
HDHS làm bài
- Giảng thêm :
. Bảo hiểm : giữ gìn đề phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
. Bảo tàng : cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
. Bảo tồn: giữ lại, không để cho mất đi.
* Đặt câu với các từ : bảo hiểm, bảo tồn, bảo trợ, bảo toàn.
Bài tập 3: Nhắc học sinh chọn từ thay thế nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
4. Củng cố : Nơi nào được gọi là khu bảo tồn thiên nhiên.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên phân biệt nghĩa của các cụm từ đã cho ở BT 1a; nối từ ứng với nghĩa đã cho ở BT 1b.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự ghép tiếng bảo với các tiếng : đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ để tạo thành những từ phức.
- Trình bày các từ ghép được.
- Giải nghĩa các từ vừa ghép được bằng miệng : 2 em trao đổi với nhau rồi trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
* HS giỏi đặt câu với các từ bên.
- Tự làm rồi trình bày. Các từ có thể thay thế được là: giữ gìn; gìn giữ.
TUẦN: 12
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT: 12
BÀI 24
Ngày giảng: 12/11/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài thơ Khói chiều của tác giả Hoàng Tá.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
- Trình bày bài thơ theo kiểu thơ lục bát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Bài cũ : Viết bảng con : Hồ Gươm, cốm Vòng. Chấm bài viết ở nhà của một số em. (5/)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/
7/
20/
5/
1/
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: bếp, niêu, riêu, nhìn, chiều.
* Giảng: Khi thấy ngọn khói từ bếp nhà mình bay lên, tác giả đã nói lên lòng yêu thương của mình đối với bà.
+ Giáo dục biết yêu thương ông bà vì ông bà là những người vất vả và hết lòng vì con cháu.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 23: Cốm làng vòng.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 23.
- Đọc bài Khói chiều
- Những chữ viết hoa: Chiều, Xanh, Chăn, Biết, Nghe, Với, Khói,
- Viết bóng: bếp, niêu, riêu, nhìn, chiều.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
.
TUẦN: 12
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 11/11/2012
TIẾT: 23
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Ngày giảng: 13/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nắm được cấu tạo ba phần : mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả người: 
(nội dung ghi nhớ).
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn bảng BT/ 5 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4/
9/
5/
18/
3/
1/
2/ Kiểm tra bài cũ : - Đọc đơn ở VBT.
3/ Bài mới: a) Nhận xét :
* Bài tập/ 82 VBT : - Tranh vẽ gì ?
+ Xác định phần MB và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào ? 
+ Ngoại hình A Cháng có những điểm gì nổi bật ? 
+ Đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người như thế nào ?
- Tìm phần kết bài và ý chính của nó ?
- Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo bài văn tả người?
b) Phần ghi nhớ :
c) Phần luyện tập :
* Bài tập/ 83 VBT : Cá nhân
- Chú ý tả những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người em định tả.
4/ Củng cố :
 Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả người.
5/ Dặn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Đông, Quỳnh.
- 1 HS đọc đề. Hoạt động nhóm 2
- 1 người đang cày cùng con trâu 
- MB : “Từ đầu... đẹp quá” : Giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ, đẹp của A Cháng.
- Ngực nở vòng cung, da đỏ ... cung ra trận.
- Người lao động rất khoẻ, rất giỏi cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc. 
- Câu cuối : Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng. 
- Bài văn tả người gồm ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc đề
- 3 HS nối tiế ...  ? Chọn câu trả lời đúng.
a. Gió tây về.
b. Hương thơm của thảo quả chín.
c. Cây thảo quả vươn ngọn, xòe lá lấn chiếm không gian.
d. Màu đỏ của thảo quả chín.
Câu 2: Tên các sự vật được tác giả so sánh với màu thảo quả chín. 
Câu 3 : Tác giả đã sử dụng biện pháp
a. Tả hương thơm của thảo quả.
b. Tả màu sắc của thảo quả chín.
Câu 4: - Tìm 2 từ ngữ có tiếng sơ
 - Tìm 2 từ ngữ có tiếng xơ
* Câu 5: Tìm các từ láy:
- Có khuôn vần ôn – ôt: rôn rốt, 
- Có khuôn ần ông – ôc: lông lốc, 
- Có khuôn vần an –at: ngan ngát, 
- Có khuôn vần ang – ac: bàng bạc, 
- Có khuôn vần un – ut: ngùn ngụt,
- Có khuôn ần ung – uc: sung túc, 
* Câu 6: Nếu so sánh nhà thơ với bầy ong trong bài Hành trình của bầy ong thì em thấy nhà thơ đã làm gì có ích cho người đọc giống như việc làm của bầy ong cho con người ?
Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nói về một hoạt động giữ sạch môi trường cả các bạn trong lớp em.
- 2 em học sinh yếu (một nhóm) luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn 1 của bài Mùa thảo quả 
- Viết bài vào vở.
- HS làm bảng con. Đáp án :
Câu 1 - a
Câu 2:  lửa, nắng, đốm lửa hồng
Câu 3: 
a. Biện pháp lặp lại từ thơm nhiều lần (điệp từ)
b. Biện pháp so sánh.
Câu 4:  sơ sài, sơ ý.
-  xơ xác, xơ mướp,
Câu 5: 
- sồn sột, nhồn nhột, rồn rột,  
- xồng xộc, hòng hộc, ồng ộc, 
- san sát, ràn rạt, tan tát, chan chát, ngàn ngạt, 
- càng cạc, quàng quạc, 
- hun hút, nhút nhát, vùn vụt, 
- bùng bục, khùng khục, đùng đục, 
Câu 6 : Các nhà thơ đa sáng tác ra những vần thơ ca ngợi những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người và của cuộc sống để người đọc yêu thơ và yêu cuộc sống hơn.
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả, một câu văn có hình ảnh nhân hóa, một câu văn có hình ảnh so sánh.
TUẦN: 12
TOÁN
Ngày soạn: 12/11/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 14/11/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ số thập phân.
 - Nhân một số thập phân với một số thập phân. 
 - Giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CUẢ TRÒ
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 8,7 + 12,96 = 
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 9,996 B. 99,96 C. 21,66 D. 20,66
b) x – 21,5 = 32,7
A. x = 11,2 B. x = 54,2
C. x = 542 D. x = 5,42
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
a) 3,4 - 2,8 + 1,4 
b) 12,75 + 9,67 + 14,8
c) 9,65 + 3,7 - 4,5
d) 8,32 - 3,96 + 12,5
Bài 3: Nối phép tính với kết quả đúng :
135,9 + 43,06
35,7 – 6,26
 8,09 29,44 178,96 83,7
27,9 x 3
17,9 – 9,81
Bai 4: Thùng thứ nhất đựng 87,6l dầu. Thùng thứ hai có số dầu gấp đôi thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu ?
* Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 94 + 3,65 + 6,35 + 6
b. 1,2 + 2,3 + 3,4 + 4,5 + 5,6 + 6,7 + 7,8
c. 7,36 + 2,83 + 1,36 + 0,83
d. 56,34 – 12,7 – 17,3
* Bài 5 : Tổng của hai số là 47,4. Nếu gấp số thứ nhất lên 3 lần và gấp số thứ hai lên hai lần thì tổng hai số khi đó là 129,4. Tìm hai số đó.
Làm bảng con
Học sinh làm vào vở, 4 em làm ở bảng lớp
Kết quả:
135,9 + 43,06
35,7 – 6,26
 8,09 29,44 178,96 83,7
27,9 x 3
17,9 – 9,81
HS tự giải
* HSG:
a. = (94 + 6) + (3,65 + 6,35) = 
b. = (1,2+7,8) + (2,3+6,7) + (3,4+5,6) + 4,5 = 9 x 3 + 4,5 = 27 + 4,5 = 31,5
c. = 56,34 – (12,7+17,3)
 = 56,34 – 30 = 26,34
* Nếu gấp cả hai số lên 3 lần thì tổng hai số khi đó là:
47,4 x 3 = 142,2
Vì gấp số thứ nhất lên 3 lần và số thứ hai lên 2 lần thì tổng hai số là 129,4 nên một lần só thứ hai là:
142,2 – 129,4 = 12,8
Số thứ nhất là : 47,4 – 12,8 = 34,6
 Đáp số : 34,6 và 12,8
.
TUẦN: 12
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 13/11/2012
TIẾT: 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Ngày giảng: 15/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn BT1/ 86 VBT.
III. CÁC OẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4/
10/
10/
5/
1/
2. Bài cũ : - Đọc ghi nhớ 
3. Bài mới : Luyện tập :
+ Bài tập1/ 86 VBT : 
- Gọi HS đọc bài văn “Bà tôi”
- Đặc điểm về mái tóc :
- Đặc điểm về đôi mắt :
- Đặc điểm về khuôn mặt :
- Đặc điểm về giọng nói :
+ Bài tập2/ 86 VBT : Nhóm 2
- Gọi HS đọc bài văn “Người thợ rèn”
- Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc ?
4. Củng cố : Đọc lại đoạn văn ở BT1, 2.
5. Dặn dò : Về nhà học cách miêu tả của tác giả để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
- 2 HS.
- 1 HS đọc đề. Nhóm 4
- 3 em nối tiếp nhau đọc to bài văn.
- Đen, dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ 1 cách khó khăn.
- Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
- Đôi má ngăm ngăm đã có nhiếu nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
- 1 HS đọc đề.
- 3 em nối tiếp nhau đọc to bài văn.
- Nối tiếp trả lời :
+ Bắt lấy thỏi sắt hồng như bắt lấy 1 con cá sống. 
+ Quai những nhát búa hăm hở.
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi lò.
+ Lôi con cá lửa ra quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói to “NàyNàyNày”
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu.
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu 1 cuộc chinh phục mới.
- 2 HS đọc.
.
TUẦN: 12
TOÁN
Ngày soạn: 13/11/2012
TIẾT: 59
LUYỆN TẬP
Ngày giảng: 15/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 1, 3 SGK trang 59. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
7/
20/
2/
1/
1. Ví dụ: 142,57 x 0,1 = ?
 531,75 x 0,01 = ?
- Tiến hành tương tự như ví dụ 1.
- So sánh với cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, 
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm:
- Lưu ý trường hợp:
 12,6 x 0,001 = 0,0126.
 503,5 x 0,001 = 0,5035.
* Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông :
- Lưu ý trường hợp : 
 16,7 ha = 0,167km
* Bài 3:
* Củng cố về tỉ lệ bản đồ.
4. Củng cố : Nêu cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, 
5. Dặn dò : Làm BT 2 và 3/79 
- HS đặt tính rồi tính ở bảng con.
- Rút nhận xét : Nếu chuyển dấu phẩy của số 142,57 sang bên trái một chữ số ta cũng được 14,257.
- Vậy : 142,57 x 0,1 = 14,257.
- 531,75 x 0,01 = 5,3175.
- Rút ra quy tắc : Khi nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, chữ số.
- Dịch dấu phẩy ngược nhau.
BTTH/79
- HS làm vở.
- Tự làm rồi nêu kết quả.
* HSG làm bài 2
- Sửa bài.
* HSG làm bài 3
- Nhắc lại ý nghĩa của tỉ số 1: 1000 000 biểu thị tỉ lệ bản đồ: “1cm trên bản đồ thì ứng với 1000 000 cm = 10 km trên thực tế”.
- Từ đó ta có 33,8 cm trên bản đồ ứng với : 33,8 x 10 = 338 (km).
TUẦN: 12
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 13/11/2012
TIẾT: 24
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
Ngày giảng: 15/11/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Tìm được các quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT!, BT2).
 - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho(BT4).
 * Biết đặt câu với 3 quan hệ từ ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi nội dung BT1 và BT3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 2 và 3 tiết luyện từ và câu trước. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
5/
5/
5/
4/
1/
Bài tập 1: 
- HDHS tìm hiểu đề và làm bài.
Bài tập 2 :
Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì?
- Nhận xét chung.
Bài tập 3:
- Tổ chức cho HS thi điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
Bài tập 4:
Đặt câu với một trong các quan hệ từ sau : mà, thì, bằng.
* Yêu cầu HS giỏi đặt 3 câu hay với cả 3 từ trên, mỗi câu có từ 12 chữ trở lên.
3. Củng cố : Chơi trò chơi : Nếu-thì
4. Nhận xét – Dặn dò: Ôn lại bài
- Làm việc cá nhân, 1em làm ở bảng phụ.
- Nhận xét, bổ sung: Các quan hệ từ là: của; bằng; như; như.
. Của nối cái cày với người Hmông.
. Bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen.
. Như (1) nối vòng với hình cánh cung.
. Như (2) nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- Làm việc nhóm 2, trình bày KQ :
+ Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
+ Mà biểu thị quan hệ tương phản.
+ Nếu-thì biểu thị quan hệ ĐK, giả thiết- kết quả.
- Thi điền từ còn thiếu vào ô trống.
- Đáp án :
a) và; b) và, ở, của; c) thì, thì; d) và, nhưng.
- Tự đặt câu.
- Truyền điện.
- 2HS lên tổ chức cho cả lớp chơi.
- Cách chơi: một dãy ghi cụm từ bắt đầu bằng chữ nếu; một dãy ghi cụm từ bắt đầu bằng chữ thì.
- 2 em làm tổ chức sẽ đọc bất kì câu nào cuả 2 đội để ghép lại thành một câu có quan hệ từ là: nếu – thì.
TUẦN: 12
ÂM NHẠC
Ngày soạn: 13/11/2012
TIẾT: 12
HỌC HÁT BÀI ƯỚC MƠ
Ngày giảng: 15/11/2012
I. MỤC TIÊU :
Biết đây là bài hát Nhạc trung Quốc do Hòa An viết lời Việt.
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Biết gõ đệm theo phách.
II. ĐỒ DÙNG: Bài hát ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/
 3/
 20/
 5/
 5/
 1/
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Gọi HS đọc lại bài TĐN số 3
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Dạy hát:
- Giới thiệu: TQ là một nuớc đông dân nhất thế giới có nhiều danh lam thắng cảnh, có một nền văn hóa lâu đời Hôm nay các em sẽ được làm quen với 1 bài hát Trung Quốc đó là bài Ước mơ do Hòa An viết lời Việt
- Hát mẫu
- Hướng dẫn hát: Chú ý ngân đúng độ dài nốt tròn
Hoạt động 2: Hát và gõ đệm theo phách
4. Củng cố: Cảm nhận về bài hát ước mơ?
5. Nhận xét tiết học dặn HS về nhà tập động tác phụ họa theo bài hát.
Chuẩn bị dụng cụ, khởi động giọng
2 HS
Nghe.
Đọc lời ca
Tập hát.
Gió vờn cánh hoa bay giữa trời. Đàn bướm 
 x x x x x x x x x x
xinh dạo chơi....
 x x x x x x
Chia lớp thành 2 nhóm 1 nhóm hát 1 nhóm gõ đệm và ngược lại
Hát và nhún chân nhịp nhàng
Bài hát thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến, giai điệu nhẹ nhàng mềm mại
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét tuần qua :
 Lớp trưởng nhận xét tuần qua.
 Học sinh cả lớp phát biểu, đóng góp xây dựng.
 GV nhận xét chung.
 - Tuyên dương học sinh có tinh thần xây dựng lớp.
II. Tuần đến :
 Nhắc HS đi học đúng giờ, đeo khăn quàng đầy đủ.
 Trực nhật tốt hơn.
 Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 HSG giúp đỡ cho HSY để bạn cùng tiến bộ.
 Bồi dưỡng chữ viết cho các em Đông, Quỳnh, Trí, Lan.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_12_nguyen_thi_hanh.doc