Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hạnh

TIẾT: 25 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Ngày giảng: 19/11/2012

I. MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một người công dân nhỏ tuổi.

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ :

 - Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào ?

 - A lô ! Công an huyện đây !

 - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Bài cũ : 3 em đọc bài : Hành trình của bầy ong và TL các câu hỏi SGK. (5/)

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13
TẬP ĐỌC
Ngày soạn: 17/1/2012
TIẾT: 25
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
Ngày giảng: 19/11/2012
I. MỤC TIÊU : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. 
 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một người công dân nhỏ tuổi.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ : 
 - Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào ?
 - A lô ! Công an huyện đây !
 - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : 3 em đọc bài : Hành trình của bầy ong và TL các câu hỏi SGK. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/
30/
4/
a. Giới thiệu : HDHS quan sát tranh trang 124, vào bài : Người gác rừng tí hon.
b. Dạy bài mới:
- Ghi bảng : loanh quanh, tham quan, bà Hai, loay hoay.
- Bài này chia làm 3 phần :
+ Phần 1 : Từ : “Ba em làm nghề gác rừng  đánh xe ra bìa rừng chưa ?”
+ Phần 2 : Từ : “Qua khe lá  thu lại gỗ.”
Phần 3 : Hai đoạn còn lại.
- Đọc mẫu : Giọng đọc boăn khoăn : 
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào ?
Giọng rắn rỏi :
+ A lô ! Công an huyện đây !
Giọng trìu mến, ngợi khen :
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !
- HDHS tìm hiểu nội dung :
+ Tìm từ đồng nghĩa với từ “to cộ”.
- Nhận xét, chốt lại như SGV.
- HDHS luyện đọc diễn cảm các câu đã ghi ở bảng phụ.
4. Củng cố : Em học tập được ở bạn nhỏ diều gì ? Chọn những câu trả lời theo suy nghĩ của em.
a. trí thông minh. b. Tình yêu rừng
c. Tinh thần dũng cảm.
d. Ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng.
- Quan sát tranh trang 124 và nêu nội dung của tranh.
- 2HS nối tiếp đọc, lớp đọc thầm.
- HS rèn phát âm các từ bên.
- Đọc vỡ câu
- Đọc vỡ phần + chú giải.
- Hai em một nhóm luyện đọc
- Một số em đọc trước lớp.
- Nhóm 2 thảo luận các câu hỏi SGK. Một số nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Luyện đọc diễn cảm các câu bên (nhóm2).
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
TUẦN: 13
TOÁN
Ngày soạn: 17/11/2012
TIẾT: 61
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng: 19/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết :
Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
12/
10/
12/
5/
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
+ Củng cố cách cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Lưu ý HS đặt tính cộng và trừ cho thẳng cột.
Bài 2 : Tính nhẩm 
+ Gọi một vài học sinh nêu lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ; với 0,1, 0,01, 0,001, 
Bài 3 : a) Tính rồi so sánh giá trị của (a+b) x c và a x c + b x c
* b) Tính thuận tiện :
 HDHS vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân để tính thuận tiện.
* Bài 3/SGK : Dành cho HSG
- HDHSG tóm tắt rồi giải.
4. Củng cố : Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) 132,7 b) 45,8
 + 29,95 x 12
 432,2 916
 458
 5496
BTTH/
- Làm bảng con từng bài :
a) 375,86	 c) 48,16
 + 29,05 x 3,4
 404,91 19264 
b) - 80,475 14448
 26,827 163,744
 53,648
- Làm miệng theo cặp sau đó truyền điện
a) 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1= 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
a) Thực hiện các phép tính trong bảng, trình bày kết quả.
- So sánh hai kết quả vừa tìm được.
- Từ đó rút ra nhận xét :
 (a+b) x c = a x c + b x c
* b) HSG
 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3
 = 9,3 x (6,7 + 3,3) 
 = 9,3 x 10 = 93
 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2
 = (7,8 + 2,2) x 0,35
 = 10 x 0,35 = 3,5
Số tiền mua 3,5 kg đường là :
 500 : 5 x 3,5 = 26 950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường cùng loại thì trả ít hơn là :
 37 500 – 26 950 = 11 550 (đồng)
TUẦN: 13
CHÍNH TẢ: Nhớ - viết 
 Ngày soạn:17/11/2012
TIẾT: 13
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
 Ngày giảng:19/11/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nhớ - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Trình bày đúng kiểu thơ lục bát.
 - Làm bài tập 2.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định : Kiểm tra vở chính tả, bút chì, bút mực của HS (1/)
 2. Bài cũ : Đánh vần vần : lặng kẽ, hắt lên, đáy rừng, kín đáo, (2/)
3. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
7/
5/
15/
2/
5/
3/
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ: rong ruổi, lặng thầm.
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
- Treo bảng phụ.
b) Viết bài vào vở:
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
- Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ hướng dẫn HS sửa bài tập số 2.
Lưu ý HS : Khi viết các từ có các vần dễ lẫn lộn trong BT/2b, các em cần chú ý.
Nhận xét bài viết của HS.
4. Củng cố : HDHS yếu đánh vần và viết lại những chữ mà các em đã sai.
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài : Hành trình của bầy ong.
- Cả lớp đồng thanh.
- Đánh vần vần: rong ruổi, lặng thầm.
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : biển, miền, liền
- Viết bảng con : rong ruổi, lặng thầm.
- Thảo luận bài tập 2, nhóm 2
Bài 2 : a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng : sâm – xâm; sương – xương; sưa – xưa; siêu – xiêu.
b. Tìm những từ ngữ có chứa vần : 
 uôt – uôc; ươt – ươc; iêt – iêc.
- Trình bày nhanh kết quả.
- 1 em viết ở bảng.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Chấm bài ở bảng.
- HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
Đánh vần, viết bảng con
TUẦN: 13
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 17/11/2012
TIẾT: 25
MRVT : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ngày giảng: 19/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết đoạn văn mẫu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Bài tập 1 : 
- Gợi ý: nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
+ Chốt lại : Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loài động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
Bài tập 2 : Xếp các từ đã cho theo các nhóm :
- Hành động bảo vệ môi trường
- Hành động phá hoại môi trường
Bài 3: Viết một đoạn văn về việc bảo vệ môi trường (chọn một cụm từ ở BT2 để làm) - HD cho học sinh yếu.
- Giới thiệu đoạn văn mẫu : 
Đánh cá bằng mìn
 Vừa qua ở quê em, đã tạm giữ và xử phạt năm thanh niên đánh bắt cá bằng mìn. Năm thanh niên này đã ném mìn xuống sông Cầu Chìm, làm cá, tôm, chết nổi lềnh bềnh. Cách đánh cá bằng mìn này là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại môi trường rất tàn bạo. Không chỉ giết hại cá to lẫn cá nhỏ, mìn còn huỷ diệt mọi loài sinh vật sống dưới nước và gây nguy hểm cho con người. Việc công an xử lí năm thanh niên phạm pháp được người dân ở quê em ủng hộ.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1, cả phần chú thích.
- Nhóm 2 thảo luận.
- Trình bày kết quả.
- 2 HS đọc đề
- Làm việc cá nhân.
+ Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc,.
+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán đ/vật hoang dã.
- Cá nhân làm vào vở bài tập. 
- Vài em làm bảng phụ.
* HSG viết một đoạn từ 6 đến 7 câu, có sử dụng nhiều từ hay, câu văn hay.
- Một số em trình đoạn văn của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
.
TUẦN: 13
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn: 17/11/2012
TIẾT: 13
BÀI 26
Ngày giảng: 19/11/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài thơ Khói chiều của tác giả Hoàng Tá.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
- Trình bày bài thơ theo kiểu thơ lục bát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Bài cũ : Viết bảng con : Hồ Gươm, cốm Vòng. Chấm bài viết ở nhà của một số em. (5/)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/
7/
20/
5/
1/
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: bếp, niêu, riêu, nhìn, chiều.
* Giảng: Khi thấy ngọn khói từ bếp nhà mình bay lên, tác giả đã nói lên lòng yêu thương của mình đối với bà.
+ Giáo dục biết yêu thương ông bà vì ông bà là những người vất vả và hết lòng vì con cháu.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 23: Cốm làng vòng.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 23.
- Đọc bài Khói chiều
- Những chữ viết hoa: Chiều, Xanh, Chăn, Biết, Nghe, Với, Khói,
- Viết bóng: bếp, niêu, riêu, nhìn, chiều.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
.
TUẦN: 13
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 18/11/2012
TIẾT: 25
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
Ngày giảng: 20/11/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
 - Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi dàn ý mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3/
12/
20/
4/
1/
2/Bài cũ : - Nêu cấu tạo của bài văn tả người. 
3/ Bài mới : Luyện tập :
*Bài tập1/ 122 SGK : Chọn 1 trong 2 ý (a, b)
- Gọi HS đọc bài “Bà tôi”
a) Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà ?
- Tóm tắt chi tiết được miêu tả ở từng câu ?
- Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào ? 
- Đoạn 2 còn tả đặc điểm gì về ngoại hình bà ?
b) Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng ? 
- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng ?
* Bài tập 2/ 92 VBT : - Nhắc lại dàn ý bài văn tả người ?
- Chú ý : Cần tả người em thường gặp, có quan hệ mật thiết với em để dễ thể hiện cảm xúc trong khi miêu tả.
4/ Củng cố : Đọc lại đoạn văn ở BT1.
5/ Dặn dò : Về nhà học cách miêu tả của tác giả. 
- 2 HS.
- 1 HS đọc đề.
- Thảo luận nhóm 4
- 3 em nối tiếp nhau đọc to bài văn.
a) Đoạn 1 : Tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là 1 cậu bé
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà.
b) - Tả chiều cao, nước da, thân hình, cặp mắt cái miệng, cái trán.
- Các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau làm hiện  ... 2) Đọc cho các em viết vào vở
3) Làm bài tập :
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm : 
-  thị,  nhân,  lược,  hại,  nịnh,  hướng, cao , đồng , 
Câu 2: Tìm tiếng có vần uốt hoặc vần ươt để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
a. thi  b. chải  c. óng 
d.  ngày e. lạnh g. . thịt 
Câu 3: Em hãy xác định củ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Sáng hôm ấy,/ ba/ về thăm bà nội ốm.
b) Em/ chạy tắt về quán bà Hai,/ xin bà cho gọi điện thoại.
* c) Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ,/ các chú công an/ dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, /thu lại gỗ.
Câu 4 : Đặt câu:
a) Có cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b) Có cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
c) Có cặp từ biểu thị quan hệ tương phản.
Câu 5: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu tả về ngoại hình của một người thân của em.
4. Tổ chức trò chơi: Nếu - thì
- 2 em học sinh yếu (một nhóm) luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn “Đêm ấy  công an lao tới.” 
- Viết bài vào vở.
Câu 1: HS làm bảng con.
Lần lượt các từ cần điền là :
Siêu, siêu, xâm, xâm, xu, su, xu.
Câu 2: Làm bảng con từng bài
Đáp án :
a. trượt b. chuốt c. mượt
d. suốt e. buốt g. ruốt
Câu 3: 
Tự làm vào vở, trình bày kết quả
a) TN, CN - VN
b) CN – VN1, VN2
c) TN, CN – VN1, VN2
Câu 4: HS tự đặt câu
* Đặt câu có từ 12 chữ trở lên.
,
Câu 5: 
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả,một câu văn có hình ảnh so sánh.
- Cả lớp cùng tham gia.
TUẦN: 13
TOÁN
Ngày soạn: 19/11/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 21/11/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 - Giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CUẢ TRÒ
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 18,7 x 2,9 = 
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 5,423 B. 54,23 C. 542,3 D. 45,23
b) x – 21,5 = 32,7
A. x = 11,2 B. x = 54,2
C. x = 542 D. x = 5,42
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
a) 261, 35 + 32,8 b) 412,75 - 39,67 
c) 9,65 x 3,7 d) 48,36 : 3
Bài 3: Nối phép tính với kết quả đúng :
135,9 - 43,06
35,7 + 6,26
 41,97 9,01 92,84 170,1
56,7 x 3
81,09 : 9
Bai 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 49,6cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
 * Bài 4: Tìm x:
a. X x 5 + X x 3 = 73,6
b. 9 x X – 4 x X = 24,15
c. 100 x (X + 49) = 542,6
d. (X – 46,8) x 1000 = 784,3
* Bài 5 : Tổng của hai số là 16,26. Nếu gấp số thứ nhất lên 5 lần và gấp số thứ hai lên hai lần thì tổng hai số khi đó là 44,58. Tìm hai số đó.
Làm bảng con
Học sinh làm vào vở, 4 em làm ở bảng lớp
Kết quả:
135,9 - 43,06
35,7 + 6,26
 41,97 9,01 92,84 170,1
56,7 x 3
81,09 : 9
HS tự giải
* HSG:
a. X x (5 + 3) = 73,6
 X x 8 = 73,6
 X = 73,6 : 8
b. (9 – 4) x X = 24,15
 5 x X = 24,15, 
* Nếu gấp cả hai số lên 2 lần thì tổng hai số khi đó là:
16,26 x 2 = 32,52
Vì gấp số thứ nhất lên 5 lần và số thứ hai lên 2 lần thì tổng hai số là 44,58 nên một lần số thứ nhất là:
(44,58 - 32,52) : 3 = 4,02
Số thứ hai là : 16,26 – 4,02 = 12,04
 Đáp số : 4,02 và 12,04
TUẦN: 13
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 20/11/2012
TIẾT: 26
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
Ngày giảng: 22/11/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào
dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, ghi sẵn đoạn văn mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4/
20/
10/
5/
1/
2/ Kiểm tra bài cũ : - Đọc ghi nhớ 
3/ Bài mới : Luyện tập :
* Bài tập/ 94 VBT : Cá nhân
- Nhắc lại dàn ý bài văn tả người ?
- Gọi HS đọc phần Gợi ý / SGK
- Chú ý : Cần tả người em thường gặp, có quan hệ mật thiết với em để dễ lồng cảm xúc trong khi miêu tả. Các em chỉ cần tả ngoại hình, các câu văn cần sắp xếp hợp lí, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Cần dùng biện pháp so sánh, từ gợi tả cho đoạn văn thêm hay.
* HSG viết từ 10 – 12 câu, có nhiều từ hay, câu văn hay.
- Gọi 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
4. Củng cố : Đọc lại đoạn văn ở VBT.
5. Dặn dò : Về nhà viết lại đoạn văn nếu em thấy chưa đạt ; xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
- 2 HS
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc.
- HS tự làm VBT, 2 em viết bảng.
* Đoạn văn mẫu : Tả ngoại hình của bạn Phước:
 Phước là người bạn rất dễ gần. Bạn ấy không cao lắm nhưng tròn trịa và mập mạp. Nước da ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Đôi mắt đen và to lộ rõ vẻ thông minh. Là con trai nhưng mỗi khi cười, trên má trái của Phước có một lúng đồng tiền thật là duyên. Ai nói gì Phước cũng cười chứ không cãi lại. Bạn ấy không giận ai bao giờ. Tính vui vẻ lại hay giúp đỡ mọi người nên Phước được nhiều bạn bè quý mến lắm đấy ! 
- 3 HS đọc.
- Nhận xét, sửa sai
- 2 HS đọc.
.
TUẦN: 13
TOÁN
Ngày soạn: 20/11/2012
TIẾT: 64
LUYỆN TẬP
Ngày giảng: 22/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1 và 2 VBT. (5/)
Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
15/
15/
4/
1/
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
* Củng cố cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Bài 2 : Dành cho học sinh giỏi.
Bài 3 : Đặt tính rồi tính
- HDHS thảo luận nhóm 2 cách chia :
21,3 cho 5
* Bài 4 : Dành cho học sinh giỏi
* Tính bằng cách thuận tiện :
a) 12,6 x 17 + 12,6 x 82 + 12,6 
b) 354,9 x 11 – 354,9 x 100 x 0,1 - 354,9
4. Củng cố: Nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
5. Dặn dò: Về nhà làm BT2/ SGK
- Làm bảng con từng bài.
* HSG làm bài 2.
- Đọc thầm phần chú ý SGK.
- Thảo luận nhóm hai cách chia : 21,3 cho 5.
- Một em trình bày cách chia phép tính trên.
- Hai em lên bảng làm 2 bài.
- Học sinh khác nhận xét, sửa sai.
a) 26,5 25
 01 50 1,06
 00
b) 12,4 20
 12 4 0,62
 0 40
 00
- Tự giải :
 Tóm tắt :
8 bao gạo : 243,2kg
12 bao gạo :  kg ?
Bài giải :
Mỗi bao gạo cân nặng là :
243,2 : 8 = 30,4 (kg)
12 bao gạo cân nặng là :
30,4 x 12 = 364,8 (kg)
 Đáp số : 364,8 kg
* Vận dụng tính chất đưa về một số nhân với một tổng; một số nhân với một hiệu để tính.
.
TUẦN: 13
ÂM NHẠC
Ngày soạn: 20/11/2012
TIẾT: 13
ÔN BÀI HÁT BÀI: ƯỚC MƠ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
Ngày giảng: 22/11/2012
I. MỤC TIÊU: 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
Biết hát kết hợp vận động phụ họa
Biết đọc bài TDN số 4
II. ĐỒ DÙNG: Bài TĐN số 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1/
 3/
 20/
 5/
 5/
 1/
1. Chuẩn bị:
2. Bài cũ: Gọi HS hát và gõ đệm theo phách bài ước mơ.
3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn bài ước mơ
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc
Đọc tên các nốt nhạc trong bài:
Nốt cao nhất trong bài?
Nốt nhạc thấp nhất trong bài?
Đọc thang âm: Đô-Rê-Mi-Son-La-Đố
4. Củng cố: 
5. Nhận xét tiết học
Chuẩn bị dụng cụ.
Khởi động giọng
4 HS
Cả lớp hát ôn
Hát và nhún chân nhịp nhàng
Hát kết hợp động tác tay
Đọc tên nốt nhạc
Đố
Đồ
Đọc thang âm.
Luyện tiết tấu
Đọc từng câu.
Ghép lời
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Á có Bác Hồ đời em được ấm no..
 x x x x x x xx
Một số em biểu diễn bài hát
TUẦN: 13
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 20/11/2012
TIẾT: 26
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
Ngày giảng: 22/11/2012
I. MỤC TIÊU : Học sinh biết :
 - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của bài tập 1.
 - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp ở BT2; bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : - 3 HS đọc lại đoạn văn viết về chủ đề bảo vệ môi trường ở tiết trước. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
8/
10/
10/
5/
1/
Bài 1 : Tìm các cặp quan hệ từ có trong các câu văn đã cho.
* HSG : Cho biết các cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì ?
Bài 2 : Thêm cặp QHT để chuyển đoạn văn gồm 2 câu thành một câu có cặp QHT.
- HDHS thảo luận
Bài 3 : 
- Đoạn văn a và đoạn văn b khác nhau như thế nào ?
- Đoạn văn nào hay hơn. Vì sao ?
* Kết luận : Cần phải sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng không đúng lúc, không đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại như đoạn văn b.
3. Củng cố : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Dùng cặp QHT : Vì – nên.
- HD cách chơi.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài 2b
- Làm việc cá nhân
- Vài em trình bày kết quả :
a) Cặp quan hệ từ : nhờ - mà
b) Cặp quan hệ từ : không những – mà.
- Làm việc cá nhân
a) Thêm cặp quan hệ từ : Vì - nên
b) Thêm cặp quan hệ từ : Chẳng những – mà.
* Làm cả bài a và b.
- Làm việc nhóm 2
- Đoạn a và đoạn b khác nhau : 
+ Ở câu 6 : thêm QHT : Vì vậy
+ Ở câu 7 : thêm cặp QHT : Cũng vì vậy.
+ Câu 8 : thêm cặp QHT : Vì – nên.
- Đoạn văn a hay hơn, vì ở đoạn b có thêm một số QHT và cặp QHT làm cho câu văn thêm nặng nề.
+ Dãy bàn 1 và 2 viết ngữ thứ nhất có QHT : Vì.
+ Dãy bàn 3 và 4 viết ngữ có QHT : nên.
+ Cho học sinh ghép các ngữ đó lại với nhau.
TUẦN: 13
DI SẢN
Ngày soạn: 20/11/2012
TIẾT: 1
DI SẢN THẾ GIỚI MỸ SƠN
Ngày giảng: 22/11/2012
I. MỤC TIÊU: 
 Hình thành các kĩ năng đề xuất các giải pháp bảo vệ di sản và môi trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 : Giới thiệu biểu tượng Di sản Thế giới và phân tích ý nghĩa.
- Giới thiệu biểu tượng Di sản Thế giới
- Tổ chức cho HS tìm hiểu biểu tượng, GV kết luận : Hình vuông ở giữa là cái do con người tạo nên, vòng tròn ở ngoài tượng trưng cho thiên nhiên. Hai yếu tố đó liên kết chặt chẽ với nhau. Biểu tượng hình tròn giống như thế giới và đồng thời cũng tượng trưng cho việc bảo vệ.
* Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai
GV phân công các vai :
- Cán bộ kiểm lâm : 3 người
- Thợ săn : 2 người
- Người khai thác gỗ lậu : 2 người
- Người buôn gỗ lậu : 2 người
- Người dân địa phương : 2 người
- Người dân nơi khác đến : 2 người
- Thầy thuốc nam : 1 người
- Chuẩn bị một ít kẹo màu đỏ, xanh, trắng, tím, vàng.
Dặn dò : Suy nghĩ về trò chơi, rút ra nhận xét.
- Nhóm 2
- HS quan sát biểu tượng
- HS trình bày theo nhận xét của riêng mình : Hình tròn ở ngoài, ở giữa là hình vuông.
- HS tập đóng vai theo 2 tổ một đội.
- 3 người cán bộ kiểm lâm cố giữ đống kẹo không cho ai lấy. Những người đóng các vai khác cố lấy bằng được kẹo.
- Nhận xét nhóm nào đóng vai hay nhất.
- Chú ý : có người đóng vai can ngăn không cho lấy kẹo.
SINH HOẠT ĐỘI
Sinh hoạt ngoài trời
 Ôn các bài múa hát
 Quy trình sinh hoạt đội
 Nhắc HS đi học đúng giờ, đeo khăn quàng đầy đủ.
 Giữ vệ sinh lớp học, không bôi bẩn tường khi học ở trường mới vào tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_13_nguyen_thi_hanh.doc