Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hạnh

TIẾT: 27 CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đọc diễn cảm toàn bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách của nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 SGK).

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Bài cũ : Đọc bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời các câu hỏi SGK. (5/)

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 14
TẬP ĐỌC
Ngày soạn: 24/11/2012
TIẾT: 27
CHUỖI NGỌC LAM
Ngày giảng: 26/11/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc diễn cảm toàn bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách của nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 SGK). 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Đọc bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời các câu hỏi SGK. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
30/
4/
a) HDHS luyện đọc và tìm hiểu nội dung :
- Ghi bảng : Pi-e, Nô-en, Gioan, em gái, giá tiền, quà tặng.
Phần 1: Từ đầu đến người anh yêu quý.
- Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng cho ai ?
- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không. Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
Phần 2 : Phần còn lại
Phần này chia làm mấy đoạn ?
- Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì ?
- Vì sao Pi-e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
* Em nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện này ?
* Chốt ý : Ba nhân vật trong chuyện đều rất tốt, rất trung hậu, họ đã đem niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
4. Củng cố: Gọi vài học sinh đọc lại bài
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm SGK.
- HSY rèn đọc các từ bên
- Rèn phát âm chuẩn các từ bên.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn + chú giải. 
+ Đoạn 1: Từ đầu  gói lại cho cháu.
Đoạn 2 : Tiếp  Đừng đánh rơi nhé.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Tặng cho chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu và nói : cháu đã đập con lợn đất đấy. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
- Luyện đọc theo cặp
- Chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : Ngày lễ Nô-en tới Phải.
+ Đoạn 2 : Tiếp  số tiền em có.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
-  hỏi cô bé có đúng mua chuỗi ngọc lam ở tiệm ông không ? Chuỗi ngọc đó có phải là thật không ? Pi-e bán chuỗi ngọc lam cho cô bé với giá tiền bao nhiêu ?
- Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em dành dụm được.
- Các nhân vật trong truyện đều là những người tốt.
TUẦN: 14
TOÁN
Ngày soạn: 24/11/2012
TIẾT: 66
CHIA MỘT SỐ TN CHO MỘT SỐ TN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
Ngày giảng: 26/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 1, 3 SGK tiết 65. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
5/
2/
20/
 2/
 1/
a) Ví dụ 1: Nêu ví dụ, HDHS thực hành phép chia : 27 : 4 =  ? (m)
 27 4 
 30 6,75 (m)
 20
 0
- Vậy : 27 : 4 = 6,75
Lưu ý hs khi chia còn dư ta thêm 0 vào và tiếp tục chia nhưng để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải của thương.
Ví dụ 2 : 43 : 52 =  ?
Phép chia này có gì đặc biệt ?
+ Chuyển 43 thành 43,0.
+ Đặt tính rồi tính như phép chia 43,0 : 52 (chia số thập phân cho số tự nhiên)
- HDHS cách chia :
 43,0 52
 1 40 0,82
 36
- Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?
b) Quy tắc : SGK/67
c) Thực hành :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề.
* Bài 3 : Dành cho học sinh giỏi
Viết các phân số dưới dạng số thập phân.
4. Củng cố: Gọi HS nêu lại quy tắc.
5. Dặn dò: về nhà làm bài tập 3
- Quan sát ở bảng, nêu cách chia :
+ 27 chia 4 được 6, viết 6.
 6 nhân 4 bằng 24; 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
+ Để chia tiếp, ta viết dấu phầy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30.
 30 chia 4 được 7, viết 7.
 7 nhân 4 bằng 28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
+ Viết thêm 0 vào bên phải 2 được 20; 20 chia 4 được 5, viết 5.
5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0, viết 0.
- Có số bị chia bé hơn số chia.
- Quan sát ở bảng lớp.
- Vài em nêu cách chia.
- 3 HS đọc quy tắc ở SGK, cả lớp đồng thanh một lần.
- HS làm bảng con bài a
+ HSK- G làm thêm bài 1b.
- Tự tóm tắt rồi giải.
- 1 em giải ở bảng, lớp làm vào vở.
* HSG làm bài 3.
..
TUẦN: 14
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 24/11/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 26/11/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn đọc và viết chính tả cho HS yếu.
 - Củng cố từ và câu.
 - Rèn kĩ năng viết văn tả người.
 - Củng cố từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
15/
10/
40/
5/
1) HDHS yếu rèn đọc bài : Chuỗi Ngọc Lam. 
- Gọi HS đọc, sửa sai
- HDHS yếu đánh vần đoạn văn bên
2) Đọc cho các em viết vào vở
3) Làm bài tập :
Câu 1: Chọn chi tiết cho thấy cô bé không có đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam.
a) Cô bé khen chuỗi ngọc đẹp và hỏi mua nó.
b) Cô bé đổ lên bàn một nắm xu.
c) Cô bé đã đập con lợn đất đấy.
Câu 2: Tìm quan hệ từ trong câu: “Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.”
* Câu 3: Em hãy nói một điều tốt nhất về mỗi nhân vật trong câu chuyện này.
Câu 4: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Chiều hôm ấy/ có một em gái nhỏ// đứng áp trán vào tủ kính của cửa hàng của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì.
b) Cô bé// mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.
Câu 5 : Đặt câu:
a) Có cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b) Có cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
c) Có cặp từ biểu thị quan hệ tương phản.
Câu 5: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu tả về ngoại hình của một cụ già.
4. Tổ chức trò chơi: Nếu - thì
- 2 em học sinh yếu (một nhóm) luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn “Pi-e ngạc nhiên  chạy vụt đi” 
- Viết bài vào vở.
Câu 1: HS làm bảng con.
Câu 2: bảng con ghi quan hệ từ
* HSG nói về từng nhân vật
a) TN, CN – VN1, VN2
b) CN – VN1, VN2
Câu 5: HS tự đặt câu
* Đặt câu có từ 12 chữ trở lên.
,
Câu 5: 
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả, một câu văn có hình ảnh so sánh.
- Cả lớp cùng tham gia.
.
TUẦN: 14
TOÁN
Ngày soạn: 24/11/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng: 26/11/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 - Giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CUẢ TRÒ
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
a) 15, 78 + 5,13 b) 46,57 - 1,83 
c) 76,24 x 4,5 d) 79,8 : 12
Bài 2: Tính nhẩm;
2,6 x 0,25 = 4,95 : 100 =
0,04 x 4 = 12,5 x 4 =
1,36 x 100 = 0,7001 x 1000 =
Bài 3: Nửa chu vi của một khu vườn hình chữ nhật là 0,45km. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích khu vườn đó bằng mét vuông, bằng héc -ta.
* Bài 4: Tính giá trị biểu thức:
a) 225 x 4 –(378 : 6 + 165)
b) (48,7 + 25,8) x 0,1 + 0,63
* Bài 5 : Hai thùng dầu có tất cả 145,5l. Nếu chuyển ở thùng một sang thùng hai 12,5 l thì số dầu thùng một bằng số dầu thùng hai. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ?
Làm bảng con từng bài
Làm miệng
Học sinh làm vào vở, 1 em làm ở bảng lớp
Sửa bài
Giải bài toán theo dạng tổng tỉ
* HSG tự tính
Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức
* HSG:
Sau khi chuyển từ thùng 1 sang thùng 2 thì tổng số dầu vẫn không đổi
Giải bài toán theo dạng tổng – tỉ
Tìm số dầu thùng 1 sau khi chuyển
Tìm số dầu thùng 1 lúc đầu
Tìm số dàu thùng 2 lúc đầu
.
TUẦN: 14
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 25/11/2012
TIẾT: 27
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Ngày giảng: 27/11/2012
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, Mục III) ; biết đặt têncho biên bản cần lập ở BT1, BT2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3/
5/
5/
2/
1/
14/
 7/
 2/
 1/
1. Bài cũ :
- 3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. 
2. Bài mới : a) Phần nhận xét :
+ Bài 1/ 140 SGK :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài 2/ 142 SGK :
- Em cho biết : Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
- Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn ?
- Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản ?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV hỏi lại : Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm những phần nào ?
b) Phần ghi nhớ : - Gọi HS đọc.
- Nhắc HS học thuộc ghi nhớ.
c) Phần luyện tập :
+ Bài 1/ 99 VBT : Nhóm 2
- GV nêu : Trong cuộc sống, có những trường hợp phải làm biên bản để giữ lại, có trường hợp không cần thiết. 
+ Bài 2/ 100 VBT : Nhóm 2
- Đặt tên cho các biên bản ở BT1.
3/ Củng cố : Đọc lại ghi nhớ.
4/ Dặn dò : Học thuộc ghi nhớ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng Biên bản đại hội chi đội.
- Nhóm 4, trả lời câu hỏi ở SGK :
- Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
- Phần mở đầu : + Giống : có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản
+ Khác : biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi) ; thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
- Phần kết thúc : + Giống : có tên, chữ kí.
+ Khác : biên bản cuộc họp có 2 chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn.
- Thời gian địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí, nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp),chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- 2 HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ
- Trường hợp cần ghi biên bản : a, c, g, e
a) Đại hội chi đội : 
c) Bàn giao tài sản : 
e) Xử lí vi phạm pháp luật về g/thông :
g) Xử lí vịêc xây dựng nhà trái phép : 
- HS tự đặt tên cho biên bản : 
a) Biên bản đại hội chi đội.
c) Biên bản bàn giao tài sản.
e) Biên bản xử lí vi phạm về GT.
g) Biên bản xử lí việc xây dựng nhà 
- 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc. (2 em)
- HS lắng nghe.
.
TUẦN: 14
TOÁN
Ngày soạn: 25/11/2012
TIẾT: 67
LUYỆN TẬP 
Ngày giảng: 27/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 1b trang 68 SGK. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
10/
10/
10/
4/
1/
Bài 1 : Tính :
+ Củng cố cách tính biểu thức.
Bài 2 : 
- HDHS tìm hiểu đề.
+ Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 3 : 
- Muốn tìm mỗi giờ ô tô đi hơn xe máy bao nhiêu, trước hết ta tìm cái gì ?
* Bài 4 : Dành cho HSG.
4. Củng cố: Trò chơi thi làm tính nhanh
5. NX- DD: Làm bài 2/sgk
BTTH/87, 88
- Làm bảng con bài a.
- 3 em lên bảng tính 3 bài còn lại, lớp làm vào vở, rồi sửa bài.
- Tóm tắt :
CD : 24m
CR = CD
P; S =  ?
Giải :
Chiều rộng  ... bờ - Mẹ em xuống cấy.
Thảo luận nhóm hai câu hỏi bên.
- Trình bày câu trả lời : Giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng sáu/ nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ mẹ em xuống cấy.
Luyện đọc thầm
- Hạt gạo được làm ra trong hoàn cảnh : bom đạn, chiến tranh.
- Luyện đọc truyền điện
- Tát nước, bắt sâu, gánh phân. 
- HS tự liên hệ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng vì : Hạt gạo làm ra với bao công sức của mọi người.
- Thi đọc thuộc bài thơ.
TUẦN: 14
TOÁN
 Ngày soạn:26/11/2012
TIẾT: 68
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
 Ngày giảng:28/11/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Làm bài 1/SGK tiết 67. (5/)
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
5/
20/
 4/
1/
a. Hình thành quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân :
 + Tính rồi so sánh kết quả tính :
25 : 4 và (25 x 5) : (4 x 5)
4,2 : 7 và (4,2 x 10) : (7 x 10)
37,8 : 9 và (37,8 x 100) : (9 x 100)
Kết luận : Khi nhân số bị chia và số chia cho cùng một số tự nhiên khác không thì thương không thay đổi.
+ Ví dụ 1 : HDHS giải bài toán bằng cách chia : 57 : 9,5 =  (m)
Ta có : 
 57 : 9,5 = (57 x 10) : (9,5 x 10)
 57 : 9,5 = 570 : 95
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau : 
570 9,5 Vậy : 57 : 9,5 = 6 (m)
 0 6 (m)
+ Ví dụ 2 : 99 : 8,25
Ta đặt tính rồi làm như sau :
9900 8,25
1650 12
 0
Vậy : muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào ?
b. Thực hành : BTTH/89
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
Bài 2 : - Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm thanh sắt 0,18m cân nặng bao nhiêu kg em làm như thế nào ?
HDHS yếu làm bài
* Bài 3
4. Củng cố: Chọn kết quả đúng ghi vào bảng con:
0,1234 : 100 = ?
A. 1,234 B. 12,34
C. 0,01234 D. 0,001234
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2 SGK.
- Một HS nêu ví dụ ở SGK.
- Thực hiện rồi so sánh kết quả của các phép tính đó.
- HS tính rồi trình bày kết quả tính.
- Quan sát GV hướng dẫn chia ở bảng lớp.
- Quan sát ở bảng.
- Vài HS nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân như SGK trang 71.
- Làm bảng con từng bài.
- Thanh sắt 0,8m cân nặng 16kg
- Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng bao nhiêu ?
- 1 em giải ơ bảng, lớp làm vào vở.
- Sửa bài như sau :
Một mét thanh sắt cân nặng :
16 : 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt 0,18m cân nặng là :
20 x 0,18 = 3,6 (kg)
- Cả lớp làm bảng con bài bên
TUẦN: 14
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 26/11/2012
TIẾT: 27
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
Ngày giảng: 28/11/2012
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học ở BT2; tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a, b, c). 
* HSG làm được toàn bộ BT4. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
7/
5/
 7/
10/
 4/
 1/
Bài tập 1: Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn đã cho.
Bài 2 : Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
Bài 3 : Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1
- Treo bảng phụ có ND bài tập 1, gọi HS lên bảng làm.
Bài 4 : Tìm trong bài tập 1 :
a. Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì ?
b. Một danh từ hoặc một đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào ?
c. Một danh từ hoặc một đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì ?
* d. Một danh từ tham gia làm bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chốt lại lời giải đúng như bên.
4. Củng cố: - Thế nào là danh tư chung. Cho ví dụ.
- Thế nào là dah từ riêng. cho ví dụ.
5. Dặn dò: Hoàn thành hết bài 4
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu của bài tập.
- Trình bày kết quả :
+ Danh từ riêng : Nguyên
+ DT chung : chị gái, hàng, nước mắt, giọng.
- Một số em trả lời – 3 em
- 1 em làm ở bảng, cả lớp làm vào vở BT.
- Đại từ xưng hô ở BT1 : chị, em, tôi, chúng tôi.
a.+ Nguyên (DT) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
+ Tôi (ĐT) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.
+ Nguyên (DT) cười rồi đưa tay lên quệt má.
+ Tôi (ĐT) chẳng buồn lau mặt nữa.
b. Một năm mới (cụm DT) bắt đầu.
c. Chị (ĐT gốc DT) là chị gái của em mà.
* d. + Chị là chị gái của em nhé.
+ Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
- DT làm vị ngữ : từ “chị” trong cả hai câu trên.
TUẦN: 14
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 27/11/2012
TIẾT: 28
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Ngày giảng: 29/11/2012
I. MỤC TIÊU: 
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
5/
20/
10/
4/
1/
1. BC: 
- Làm biên bản nhằm mục đích gì?
- Biên bản gồm những nội dung nào ?
2/ Bài mới : Luyện tập :
- Gọi HS đọc gợi ý SGK.
- Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản ?
- Cuộc họp bàn việc gì ?
- Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ?
- Cuộc họp có những ai tham dự?
- Ai điều hành cuộc họp ? 
- Những ai có ý kiến trong cuộc họp ?
- Kết luận cuộc họp như thế nào ?
* Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. Gợi ý HS : Đọc lại biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản theo mẫu ở tiết tập làm văn trước. Nhắc HS viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, nhanh.
- Gọi từng nhóm đọc biên bản. 
- Nhận xét, cho điểm từng nhóm viết đạt yêu cầu. 
3/ Củng cố : 
- Thế nào là biên bản ?
- Nội dung biên bản gồm những phần nào ?
4/ Dặn dò: Ôn lại cách viết một biên bản.
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời 
- HS mở SGK, VBT/ 101
 Làm việc nhóm 4
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý ở SGK.
- Nối tiếp nhau giới thiệu cuộc họp mình định viết biên bản như: Họp tổ, họp lớp, họp chi đội,...
- Tự nêu
- Vào lúc 7 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 11 năm 2012
- Thành viên trong lớp, tổ, GVCN, ...
- Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, hoặc người điều hành,...
- Thảo luận về việc gì ? Bạn ...nêu ra ý kiến để cuộc họp bàn bạc, góp ý, ...
- Các thành viên thống nhất các ý kiến đề ra.
- Nhóm 4, trao đổi và viết biên bản.
- Các nhóm đọc biên bản của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- 2 em trả lời
- 1 em trả lời
TUẦN: 14
TOÁN
Ngày soạn: 27/11/2012
TIẾT: 69
LUYỆN TẬP 
Ngày giảng: 29/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có liên quan.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : Làm bài 1, 3 SGK tiết 68.
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
7/
10/
12/
4/
1/
Bài 1 : Tính rồi so sánh kết quả tính :
Bài 2 : Tìm x
+ Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3 : 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HDHS yếu
* Bài 4 : Dành cho học sinh giỏi
4. Củng cố: Nêu nhanh kết quả
40 : 0,5 = ? 7 : 0,2 = ?
16 : 0,25 = ? 64 : 0,5 = ?
5. Dặn dò: Về nhà làm bài 1, 2/SGK
BTTH/90
- HS tự làm, 2 em làm ở bảng.
- Từ đó HS rút ra được: một số chia cho 0,5 bằng số đó nhân cho 2.
- 2 em làm ở bảng 2 bài
a) X x 8,6 = 387
 X = 387 : 8,6
 X = 45
b) 9,5 x X = 399
 X = 399 : 9,5
 X = 42
- Thùng to có 21l dầu; thùng bé có 15l dầu. Số dầu đó được chia vào các chai như nhau, mỗi chai 0,75l.
- Có tất cả bao nhiêu chai ?
- 1 em giải ở bảng, lớp làm vào vở
 Giải :
Tổng số dầu có ở hai thùng là :
 21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu đựng hết số dầu trên là :
 36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số : 48 chai
Giải :
Diện tích của hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là : 25 x 25 = 625 (m2)
Chiều dài của thửa ruộng đó là :
625 : 12,5 = 50 (m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là :
(50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
 Đáp số : 125m
Làm miệng các bài bên
TUẦN: 14
KHOA HỌC
Ngày soạn: 27/11/2012
TIẾT: 28
XI MĂNG
Ngày giảng: 29/11/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Nhận biết một số tính chất của xi măng.
 - Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
 - Quan sát, nhận biết xi măng.
II. ĐỒ DÙNG : xi măng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : (5/)
 - Nêu đặc điểm của gốm xây dựng : gạch, ngói ?
 - Những đồ vật không tráng men và tráng men sành, men sứ được gọi là gì?
 2. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
10/
15/
4/
1/
HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận
* Mục tiêu: HS kể một số nhà máy xi măng ở nước ta.
Nêu câu hỏi : 
Ở địa phương em xi măng được dùng để làm gì ? Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thực hành xử lí thông tin. 
* Mục tiêu: Giúp HS :
+ Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
+ Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
Kết luận : Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và hệ thống cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều dược sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản dến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện.
4. Củng cố: Đọc phần bóng đèn.
5. Dặn dò: Học thuộc bài
- Thảo luận nhóm 2 các câu hỏi bên :
+  xi măng được dùng để xây nhà.
+ Nhà máy xi măng Hoàn Thạch, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, 
- Nhóm 4, đọc các thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
+ Xi măng được làm từ đá vôi và một số chất khác.
+ Tính chất của xi măng : Xi măng có màu xám xanh (hoăc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo; khi khô kết thành tảng và cứng như đá.
+ Cần bảo quản xi măng ở những nơi khô ráo, thoáng khí, vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa.
+ Tính chất của vữa xi măng : khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng.
+ Các vật liệu để tạo thành bê tông : Xi măng, cát, sỏi trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.
+ Bê tông cốt thép : Trộn đều xi măng, cát với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,.
SINH HOẠT ĐỘI
 I. NHẬN XÉT TUẦN QUA :
 	 - HS đi học chuyên cần.
 - Tác phong gọn gàng , sạch sẽ.
 - Chuẩn bị bài tương đối tốt.
 - Trực nhật rất tốt.
 - Tham gia trực tuần rất tốt, nhất là tổ 3.
 - Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
 - Em Khánh vắng ngày thứ 3 do ốm.
 II. CÔNG TÁC TUẦN ĐẾN :
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
 - Tập viết chữ đẹp để dự thi cấp trường: Đông, Quỳnh.
 - Ôn các bài múa hát và nghi thức đội.
 III. SINH HOẠT NGOÀI TRỜI :
 - Ôn các bài múa hát và quy trình sinh hoạt chi đội.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_14_nguyen_thi_hanh.doc