Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Huỳnh Ngọc Hương

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Huỳnh Ngọc Hương

Tập đọc

Tiết 29 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo

I. Mục tiêu :

 - Phát âm đúng tên của người dân tộc trong bài;biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nôi dungtừng đoạn

 -Hiểu nội dung bài. Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em mình được học hành .(Trả lời câu hỏi 1,2,3)

 - Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.

II. Đồ dùng: Tranh SGK

III. Hoạt động:

1.Bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi

 

doc 32 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Huỳnh Ngọc Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
TỪ NGÀY 28/ 11 ĐẾN 02 / 11
Thứ /ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
28/11/2011
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
29
71
29
15
Buơn Chư Lênh đĩn cơ giáo 
Luyện tập 
Thủy tinh (BVMT)
Tơn trọng phụ nữ (T2)(KNS)
Thứ ba
29/11/2011
L.từ & câu
Tốn
Chính tả
Lịch sử
29
72
15
15
MRVT: Hạnh phúc 
Luyện tập chung
Nghe- viết :Buơn Chư Lênh đĩn cơ giáo 
Chiến thắng Biên giới thu- đơng 1950
Thứ tư
30/11/2011
Tập làm văn
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
29
30
73
15
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
Về ngơi nhà đang xây
Luyện tập chung
Lợi ích của việc nuơi gà 
Thứ năm
01/12/2011
L.từ & câu
Tốn
Kể chuyện
Khoa học
30
74
15
30
Tổng kết vốn từ 
Tỉ số phần trăm
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Cao su (BVMT)
Thứ sáu
02/12/2011
Tập làm văn
Tốn 
Địa lí
SHTT
30
75
15
15
 Luyện tập tả người (tả hoạt động)
Giải tốn về tỉ số phần trăm
Thương mại và du lịch
Tuần 15
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Tiết 29 : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
I. Mục tiêu : 
	 - Phát âm đúng tên của người dân tộc trong bài;biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nôi dungtừng đoạn
 -Hiểu nội dung bài. Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em mình được học hành .(Trả lời câu hỏi 1,2,3)
 - Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.
II. Đồ dùng: Tranh SGK
III. Hoạt động: 
1.Bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc:
Mt: Đọc trôi chảy, phát âm chính xác tên người dân tộc ,giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn 
- GV gọi 1 HS đọc bài một lượt:	
+ Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa già Rok ), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng: vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
-Gọi HS đọc cá nhân tiếp nối tưnøg đoạn của bài văn. 
-GV chia bài văn thành 4 đoạn :
+ Đoạn1 : từ đầu => dành cho khách quý .
+ Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên => chém nhát dao 
+ Đoạn 3 : từ già Rok => xem cái chữ nào .
+ Đoạn 4: Phần còn lại .
- Lần 1: HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: buôn Chư Lênh, Y Hoa, Rok, phăng phắc , 
- Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc lại toàn bài 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Mt: Hiểu nội dung bài, giáo dục các em ý thức học tập tốt để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô
- Đoạn 1: HS đọc thầm và tìm hiểu câu hỏi 1
(?) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
(?) Người Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? 
(?) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ? 
(?) Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ? 
 GV gợi ý để học sinh rút nội dung bài 
 Nội dung: Tình cảm của người Tây nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu .
 Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
MT: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn. 
-GV cho HS đọc nối tiếp bài văn . GV hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn .
-GV viết sẵn đoạn 3 vào bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm . Cho 1 HS giỏi đọc diễn cảm đoạn 3..
-GV cho đọc theo cặp đoạn cần luyện đọc diễn cảm .
- Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay . 
3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học . Về chuẩn bị bài “Về ngôi nhà đang xây”
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 1 HS đọc cả bài .
+ Lớp lắng nghe
+ Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học 
-Mọi người đến rất đông .mặc quần áo như đi hộitrải đường cho cô giáo đi .Già làng đứng đón khách giữa sàn nhà 
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ im phăng phắc khi xem cô viết . Y Hoa viết xong mọi người cùng hò reo 
- Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết, muốn con em học được nhiều điều hay, điều lạ .. 
+ 4 HS lần lượt đọc nối tiếp 4 đoạn
+ 1 em đọc ,lớp theo dõi 
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
+ HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm
Toán
Tiết 71 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
	 Biết:
 -Chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Vận dung để tìm x và giải toán có lời văn.
- Rèn học sinh thực hành chia nhanh, chính xác, khoa học.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc
sống. 
-BTCL:BT1 (a,b),2(a),3
II. Hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.ỏ«n định: 
2. Bài cũ: Hỏi tựa bài.
Gọi học sinh lên nêu quy tắc .
-KT vở một số em.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài – Ghi tựa.
v Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
	* Bài 1: (a,b,c)
-Gọi học sinh đọc bài nêu yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Bài 1 ( d ) dành cho HS khá giỏi
-Gv nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Bài 2: ( a )
-Gọi học sinh nêu yêu cầu.
 Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
* Bài 2 (b, c ) dành cho HS khá, giỏi
Học sinh nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết.
-Yêu cầu học sinh trình bày bài làm.
-GV nhận xét cho điểm.
 * Bài 3: Gọi học sinh đọc bài.
Gv hỏi và tóm tắt.
 3,952 kg: 5,2 lít.
 5,32 kg :..lít ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
Gv chấm chữa bài nhận xét.
*Bài 4: Gọi học sinh đọc bài. (HS khá, giỏi)
-Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
-GV nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà ôn bài, học bài.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Chia một số thập phân cho một số TP.
2 em lên bảng nêu.
Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại: Luyện tập.
-1 em nêu: đặt tính và tính.
-1 em lên bảng, lớp làm bảng con
a/ 17,5,5 3,9 b/ 0,60,3 0,09
 195 4,5 63 6,7
 0 0 
c/ 0,30,68 0,26 d/ 98,156 4,63
 46 1,18 0555 21,2
 208 0926
 0 0
-Tìm X.
-Học sinh làm phiếu học tập.
a/X 1,8 = 72 ; b/ X 0,34 = 1,19 1,02
 X= 72 : 1,8 X 0,34 = 1,2138
 X = 40 X = 1,2138 : 0,34
 X = 3,57
 c/ X 1,36 = 4,76 4,08
 X 1,36 = 19,4208
 X = 19,4208 : 1,36
 X = 14,28
-Một số em nêu bài làm.
 2 học sinh đọc to trước lớp.
Học sinh làm bài vào nháp. 1 em làm bảng phụ. Treo bảng và nhận xét.
 Bài giải
 Một lít dầu cân nặng là:
 3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg)
 Số lít dầu có để cân nặng 5,32 kg là:
 5,3 : 0,76 = 7 ( lít)
 Đáp số : 7 lít.
Tìm số dư của phép chia 218 : 3,7 nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân
-HS làmơ3.
 2180 3,7 
 330 58,91
 340 
 070
 33
-Vậy: 218 : 3,7 = 58,91 Dư 0,033
-Lớp nhận xét.
-1 vài học sinh nhắc lại.
Khoa học 
Tiết 29 : Thủy tinh(BVMT)
Tích hợp mức độ :liên hệ /bộ phận
I. Mục tiêu: 
 -Nhận biết một số tính chất của thủy tinh .
-Nêu được công dụng của thủy tinh . Một số đặc điểm chính của mơi trường và tài nguyên thiên nhiên.Nêu cơng dụng ,cách khai thác cĩ hiệu quả ,hợp lí để khơng cạn kiệt ,khơng ơ nhiểm mơi trường ,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-Nêu được một số cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh;
- Giúp HS biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng:Hình và thông tin trang 60,61 SGK. Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh .
III .Hoạt động:
1:Bài cũ: Nêu tính chất và cộng dụng của xi măng? 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS kể được tên một số dụng cụ, đồ dùng được làm bằng thủy tinh 
Mt: Nhận biết được các đồ vật làm bằng thủy tinh .
- Cho HS đọc SGK – HS thảo luận theo nhóm
(?) Kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết ?
(?) Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thủy tinh em thấy thủy tinh có tính chất gì ? 
-GV cho HS làm việc cả lớp
- GV nhận xét, chốt ý: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ . Chúng thường được dùng để sản xuất chai lọ, li ,cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng 
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin 
Mt: Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh
-HS thảo luận theo nhóm thực hành xử lí thông tin và trả lời câu hỏi :
(?) Thủy tinh có những tính chất gì ? 
(?) Loại thủy tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì ?
(?) Nêu cách bảo quản những đồ dùng làm bằng thủy tinh ?
- GV gọi HS bổ sung và chốt ý :
=> Kết luận: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác . Loại thủy tinh chất lượng cao ( rất trong chịu đuợc nóng, lạnh ; bền ; khó vỡ ) được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao .. 
3. Củng cố Dặn dò: Cho HS đọc ghi nhớ sgk .(?) Nêu cách bảo quản những đồ dùng làm bằng thủy tinh ? GV nhận xét tiết học . Về học bài và chuẩn bị bài sau “ Cao su”
+ HS thảo luận theo nhóm , sau đó đại diện nhóm lên trình bày. 
+HS trình bày 
+ HS quan sát vật mà các em mang đến lớp được làm bằng thủy tinh. Tìm màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính giòn
 HS nhận xét, bổ sung
+ Nhóm bàn thảo luận theo câu hỏi 
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung 
+ HS lắng nghe và nhắc lại .
ĐẠO ĐỨC
TƠN TRỌNG PHỤ NỮ (T2)
(Đã soạn tiết 1 tuần 14)
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 29 : Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I. Mục tiêu :
- ... ới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Hướng dẫn lập dàn ý
Mt: Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói tập đi. Dàn ý với ý riêng.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT.	
- Giáo viên gợi ý cho HS: Dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé, nhưng tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
+Mở bài: Giới thiệu em bé định tả: Đó là bé trai hay gái? Tên bé? Mấy tuổi? Con nhà ai? Có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
+ Thân bài:
 a) Hình dáng:
+ Thân hình bé như thế nào?
+ Hai má – mái tóc – cái miệng – tay chân,.
 b) Hoạt động:
-Biết đùa nghịch – khóc – hờn dỗi – vòi ăn.
- Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – thích nói,..
+Kết luận: Nêu cảm nghĩ cùa em về bé.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Tổ chức cho HS chữa bài:
- HS làm vào phiếu dán bài, trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
Gọi một số HS dưới lớp đọc dàn ý, sau mỗi Hs đọc, lớp NX, sửa chữa. 
Hoạt động 2: Viết một đọan văn tả hoạt động của em bé theo yc đề bài. 
Mt: Học sinh chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn tả hoạt động của em bé. 
-Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- GV gợi ý để HS làm bài: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đọan văn tả hoạt động của em bé sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Cho Hs viết bài, Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn trước lớp :
-GV thu bài HS chấm
3.Củng cố Dặn dòGiáo viên tổng kết. Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. Chuẩn bị: “Kiểm tra bài viết tả người”. Nhận xét tiết học.
- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý a,b,c.
- Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm. Lần lượt học sinh nêu hình dáng và những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết. (2 HS làm vào phiếu, lớp làm nháp.)
- HS trình bày dàn ý của mình. Lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết .Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có đoạn văn hay.
Toán 
Tiết 75 : Giải toán bài toán về tỉ số phần trăm 
I. MỤC TIÊU:
- Biết một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm ảa một số nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. CHUẨN BỊ:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Bài cũ: Hỏi tựa bài.
Gọi học sinh lên tìm tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trong vườn biết tổng số cây trong vườn là 1000 cây; trong đó số cây ăn quả là 460 cây.
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài – ghi tựa
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết cách tính tỉ số phần trăm của một số.
• -GV cho HS đọc ví dụ – Phân tích.
· Đề bài yêu cầu điều gì?
Đề cho biết những dữ kiện nào?
-GV yêu cầu HS thực hiện.•
+ Viết số hs nữ với HS toàn trường 
Giáo viên chốt lại: thực hiện phép chia:
+Hãy tìm thương của 315: 600
+Hãy nhân 0,525 với 100 rồi chia cho 100
+Hãy viêt 52,5 :100 thành ti số % 
*Vậy: Tỉ số % giữa số HS nữ và HS toàn trường là 52,5%. Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau:
	315 : 600 = 0,525 = 52,5%
+Em hãy nêu lại các bước tìm TS phần trăm của 2 số 315 và 600	 
•* GV nêu bài toán(SGk) lên bảng. 
*GV giải thích: Có 80kg nước biển khi lượng nước bốc hơi thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm TS% của lượng muối trong nước biển.
-Yêu cầu HS làm bài
-Gv nhận xét bài của học sinh.
	v	Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tỉ số % khi biết tỉ số:
-Gv nhận xét bài cho HS.	
* Bài 2: Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
Hướng dẫn mẫu.
-YC HS tự làm bài
	-Gv nhắc HS tìm thương của 2 số chỉ tìm được thương gần đúng. Thông thường các em chỉ lấy đến 4 chữ số phần thập phân là được.
-Gv nhận xét cho điểm HS.
* Bài 3 (Dành cho HS khá, giỏi )
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu Hs làm bài.
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài.	
4. Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà học kỹ quy tắc.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học
Hát 
Tỉ số phần trăm 
-1HS lên bảng làm bài- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
Giải toán về tỉ số phần trăm.	 
-Học sinh đọc đề.
-Tính tỉ số phần trăm giữa HS nữ và học sinh toàn trường.
Học sinh toàn trường : 600.
Học sinh nư õ : 315 .
-HS làm và nêu kết quả của từng bước.
-TS giữa HS nữ và số HS toàn trường là: 315 : 600
 315 : 600 = 0,525
0,52 5 ´100 :100 = 52, 5 :100 
52,5 %
-1 HS nêu, cả lớp theo dõi, bổ sung:
+ Tìm thương của 315 và 600
+ Nhân thương đó với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương.
-HS đọc và tóm tắt lại bài toán.
-1 học sinh lên bảng, lớp làm nháp.
 Bài giải.
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 =0,035=35%
 Đáp số : 35%
-HS cả lớp theo dõi và tự KT bài của mình.
- Học sinh làm bảng con- 1 em bảng lớp.
0,57 =57%; 0,3=30%; 0,24=24%
1,35=135%
- BT YC tính tỉ số % của 2 số.
- 3 HS lên bảng, lớp làm nháp.
a) 19 và 30
 19 : 30 = 0,6333= 63,33%
b) 45 và 61
 45:61 =0,7377=73,77%
1,2 và 26
 1,2: 26 = 0,0461=4,61%
-HS theo dõi chữa bài.
-1 Học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
Tỉ số phần trăm giữa học sinh nữ và học sinh cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
-1 em lên bảng sửa bài.
-Lớp nhận xét.
 Vài Hs hắc lại.
Địa lí
Tiết 15 : Thương mại và du lịch 
I. Mục tiêu:
+ Nêu được một số đặc điểm nổ bật về thương mại và du lịch của nước ta.
+ Xuất khẩu : khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập
 khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, 
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
+ Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,vịnh 
Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
 + Lòng tự hào về cảnh đẹp của đất nước
II. Chuẩn bị:Bản đồ Hành chính VN. Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch (phong cách lễ hội, di tích lịch sử)
III. Các hoạt động: 
1.Bài cũ: 4 HS trả lởi yêu cầu của GV 
(?) Nươc ta có những loại hình giao thông nào?
	(?) Đọc ghi nhớ
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động thương mại
Mt: Nắm được khái niệm sơ lược về thương mại, nội thương, ngoại thương, vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất. 
- Học sinh làm việc cá nhân dựa vào SGK trả lời câu hỏi sau:
(?) Thương mại gồm những hoạt động nào?
(?) Nêu vai trò của ngành thương mại 
(?) Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
=> Kết luận: Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và TP . HCM
- Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng - Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu . 
Hoạt động 2: Ngành du lịch 
Mt: Nắm được tình hình phát triển du lịch ở nước ta. 
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
(?) Những năm gần đây lượng khách du lịch ở nước ta đã có thay đổi như thế nào? Vì sao?
(?) Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
 Kết luận: 
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch .
- Số lượng du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng .
- Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội,TP.HCM, Hạ Long, Huế, 
3.Củng cố - Dặn dò: Trưng bày tranh ảnh về du lịch và thương mại (các ngành nghề và các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Đọc ghi nhớ SGK. Chuẩn bị: Ôn tập, nhận xét tiết học. 
Học sinh làm việc cá nhân dựa vào SGK trả lời 
- Trao đổi, mua bán hàng hóa ở trong nước và nước ngoài 
- Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Xuất: Thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản, khoáng sản
Nhập: Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
Học sinh trình bày, chỉ bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất ở nước ta.
Học sinh nhắc lại.
-HS làm việc theo nhóm, trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
-Ngày càng tăng.Nhờ có những điều kiện thuận lợi như: phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống
-HS nêu
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nhận ra ưu khuyết điểm của mình, của bạn trong tuần.
Biết rút kinh nghiệm để tuần sau làm tốt hơn.
Rèn ý thức tự giác, kỉ luật.
II. Các hoạt động:
Cán sự lớp lên nhận xét HĐ của lớp trong tuần
* ƯU: .. 
* TỒN: .. 
* KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
Tiếp tục duy trì nề nếp lớp.
Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
* Bình chọn học sinh xuất sắc trong tuần: ¼ 
* Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch tuần sau.
Tổ trưởng
Soạn, ngày 28 tháng 11 năm 2011
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_15_huynh_ngoc_huong.doc