Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc kể nhẹ nhàng, điềm tỉnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông .

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông .

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Dạy bài mới:

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

b. Tìm hiểu bài:

- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài?

- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

- Vì sao nói lãn ông là một người không màng danh lợi?

- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 16
	 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc
thầy thuốc như mẹ hiền
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc kể nhẹ nhàng, điềm tỉnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn ông . 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn ông . 
II- Phương Tiện dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài. 
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: 
b. Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài? 
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của lãn ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao nói lãn ông là một người không màng danh lợi?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
c. Đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 2. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông ( nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần.) 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Chính tả
Về ngôi nhà đang xây
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ trong bài “Về ngôi nhà đang xây”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/ d/ gi ; v/ d hoặc phân biệt các tiếng có các vần iêm/ im/ ip.
II- Phương Tiện dạy học:
Một vài tờ giấy khổ to cho HS các nhóm làm bài tập 2a, hoặc 2b.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS làm lại bài tập 2a (hoặc 2b) trong tiết chính tả tuần trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc hai khổ thơ cần viết chính tả trong bài “Về ngôi nhà đang xây”. HS đọc thầm lại .
- GV đọc mỗi câu hai lượt cho HS viết. Chấm bài nêu nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
- HS làm bài - Gv theo dõi - chữa bài.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
- Luyện tập về tính tỷ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỷ số phần trăm.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập: 
+ Bài tập 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
Ví dụ: 6% + 15% = 21% 14,2% x 3 = 42,6% 60% : 5 = 12%.
+ Bài tập 2: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a, Thôn Đông đã thực hiện được 108% kế hoạch cả năm và đã vượt mức 8% kế hoạch cả năm.
b, Thôn Bắc đã thực hiện được 84,375% kế hoạch cả năm 
+ Bài tập 3: 
HS tự đọc đề toán, làm bài rồi chữa bài .
Tiền bán bằng số phần trăm tiền vốn là: 1720 000 : 1600 000 = 107,5%
Người đó lãi số phần trăm là: 107,5% - 100% = 7,5% 
+ Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A . 109%
HĐ2: Chấm và chữa bài
- Bài 2, 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Bài 1, 3 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Tổng kết vốn từ 
I- Mục tiêu bài học:
- Tìm được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước.
- Tìm được những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè và hiểu nghĩa của chúng.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức.
HĐ2: Luyện tập
BT1: Tìm những tờ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho nhóm đó:
a) Mẹ, cha, con, con cái, chú, dì, ông, ông nội, ông ngoại, bà, bà nội, bà ngoại, cụ, thím, mợ, cô, cô giáo, bác, cậu, anh, anh cả, chị, em, em út, cháu, chắt, anh rể, chị dâu, anh em họ,...
b) Giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh em họ, anh em lớp dưới, bác bảo vệ...
c) Thái, Mường, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Chăm,...
BT2: Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau. Đặt câu với một trong những thành ngữ, tục ngữ này:
- Máu chảy ruột mềm.
- Môi hở răng lạnh.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
- ăn vóc học hay.
	HS làm bài - GV theo dõi - chấm chữa bài.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học 
chất dẻo
I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS có khả năng: nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II- Phương Tiện dạy học: Hình trang 64, 65 SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Quan sát 
* Mục tiêu: HS nói dược về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm thông thường được làm ra từ chất dẻo. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng bằng nhựa, kết hợp quan sát hình trang 64 SGK để thảo luận tìm hiểu về tính chất của một số đồ dùng làm bằng chất dẻo. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
+ GV kết luận: Hình 1 : các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.Hình 3: áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước. Hình 4: xô, chậu nhựa đều không thấm nước.
HĐ2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế:
- Bước 1: Làm việc cá nhân: 
HS đọc thông tin để trả lời các câu hỏi trang 65 SGK. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
GV yêu cầu một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. 
- Kết luận ( SGV)
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Tiết 4
Thể dục
trình diễn bài thể dục 
I- Mục tiêu bài học:
- Trình diễn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương hoàn thiện toàn bài.
II- Phương Tiện dạy học:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , kẻ sân chơi trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học:
1. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
2. Trình diễn bài thể dục phát triển chung 
- HS trình diễn từng động tác 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- HS trình diễn lại cả bài thể dục 1-2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp, ôn theo từng tổ, do tổ trưởng điều khiển.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
___________________________
 Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán
giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a. Giới thiệu cách tính 52,5% của 800
Hướng dẫn HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
100% số HS toàn trường là 800 HS
1% số HS toàn trường là  HS?
52,5% số HS toàn trường là  HS?
Từ đó đi đến các cách:
800 : 100 x 52,5 = 420
hoặc 	800 x 52,5: 100 = 420
Một vài HS phát biểu và đọc lại quy tắc.
b. Giới thiệu một số bài toán liên quan đến tỷ số phần trăm
GV nêu bài toán và giới thiệu về bài giải mẫu. GV đọc đề bài, giải thích và hướng dẫn HS: 
+ Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5% được hiểu là cứ gửi 100 đồng thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đồng.
+ Do đó gửi 1 000 000 đồng sau một tháng được lãi bao nhiêu đồng?
Bài giải
Số tiền lãi sau một tháng là:
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5 000 đồng
Đáp số: 5 000 đồng.
HĐ2: Thực hành
- Bài tập 1: Hướng dẫn:
+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi)
+ Tìm số HS 11 tuổi
Bài giải
Số HS 10 tuổi là:
32 x 75 : 100 = 24 (học sinh)
Số HS 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
- Bài tập 2: Hướng dẫn:
+ Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng)
+ Tổng số tiền gửi và tiền lãi.
Bài giải
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là:
5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Đáp số: 5 025 000 đồng.
HĐ3: Hướng dẫn
+ Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345 m)
+ Tìm số vải may áo 
Bài giải
Số vải may quần là:
345 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
345 - 138 = 207 (m) 
Đáp số: 207 m 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu bài học:
- Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ, vở bài tập, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
+ HS làm việc theo nhóm sau đó báo cáo kết quả.
Lời giải:
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghiã
nhân hậu
nhân ái, nhân từ, nhân đức
bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo
trung thực
thành thực, thành thật, thật thà, thực thà
dối trá, gian dối, lừa lọc, lừa đảo
dũng cảm
anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược,
cần cù
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó
lười biếng, lười nhác, Đại Lãn
- Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
 HS trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài tập này
Gọi bốn HS ghi lại những chi tiết và hình ảnh nói về tính cách của cô Chấm.
Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh hoạ
Trung thực,
 thẳng thắn
- Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.
- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
- Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm
Chăm chỉ
- Chấm cần cơm và lao động để sống.
- Chấm hay làm,  không làm chân tay nó bứt rứt
Giản dị
- Chấm không đua đòi may mặc Chấm mộc mạc như hòn đất.
Giàu tình cảm,
dễ xúc động
- Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương
IV- Củng cố - Tổng kế ... hưa đúng hoặc còn lúng túng.
HĐ3: Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá.
- HS dựa vào các tiêu chí đó để đánh giá bài mình và bài bạn.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Luyện Tiếng Việt
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục tiêu bài học:
- Luyện tập cho HS kỹ năng kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ( Nói về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình )
- HS nắm được nội dung câu chuyện. Biết diễn đạt bằng lời kể của mình một cách trôi chảy, đủ theo trình tự các bước.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Gọi HS lần lượt giới thiệu ( Một HS một câu chuyện ) đã được học hoặc được nghe nói về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình mà mình sẽ kể.
HĐ2: HS luyện kể chuyện theo nhóm đôi ( Hai bạn kể cho nhau nghe và nêu ý nghĩa câu chuyện )
HĐ3: Thi kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm cử người dự thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét - Gv bổ sung và cho điểm từng bạn.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Tuyên dương HS kể hay nhất
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Khoa học: Kim loại và hợp kim
I- Mục tiêu bài học:
- Nêu được tính chất của một số kim loại và hợp kim, kể được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng làm bằng kim loại và hợp kim đã nêu.
- Từ đó biết cách bảo quản các đồ dùng bằng kim loại và hợp kim.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD ôn luyện
	Gv nêu câu hỏi - HS trả lời:
? Nêu tính chất của đồng, tính chất hợp kim của đồng ?
? Nêu một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó ?
? Nêu tính chất của nhôm, hợp kim của nhôm ?
? Nêu một số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống ?
? So sánh nguồn góc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm ?
- HS trả lời - Gv kết luận.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kể chuyện gương liệt sỹ ngã ba Đồng Lộc
I- Mục tiêu bài học:
- HS hiểu đượcdi tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc. 
- HS được nghe kể về gương anh hùng của 10 cô gái đã ở ngã ba Đồng Lộc.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học.
2. Gv kể về lý lịch của 10 cô gái ( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 cho Gv tiểu học ).
	GV kể - HS chú ý lắng nghe.
? Qua gương liệt sỹ ở ngã ba Đồng Lộc chúng ta phải làm gì ? 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn
làm biên bản một vụ việc
I- Mục tiêu bài học:
- HS nhận ra sự giống và khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Biết làm biên bản một vụ việc. 
II- Phương Tiện dạy học:
Vở bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
- Bài tập 1: HS đọc kỹ yêu cầu của đề bài. 
+ Tổ chức làm việc theo nhóm. 
+ HS trình bày trước lớp. 
+ GV cùng cả lớp góp ý. 
Giống nhau: ghi lại diễn biến để làm bằng chứng. Phần mở đầu có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. Phần chính có thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc. Phần kết ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
Khác nhau: nội dung biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu,còn nội dung biên bản Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà chuột có lời khai của những người có mặt.
- Bài tập 2: HS đọc kỹ yêu cầu của đề bài. 
+ HS làm bài vào vở. 
+ HS đọc một số biên bản .
+ GV chấm điểm một số biên bản tốt .
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Toán
luyện tập 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS biết: Ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỷ số phần trăm:
- Tìm tỷ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
 - Bài 1: Tính tỷ số phần trăm của hai số 21 và 25 : 
 21 : 25 = 0,84 = 84%
 - Bài 2: a.Tính 34% của 27 kg : 	 34 x 27 : 100 = 9,18.
 b. Số tiền lãi là : 5 000 000 : 100 x 12 = 600 000 (đồng)
- Bài 3: Tìm một số biết 35% của nó là 49: số đó là : 49 : 35 x 100 = 140
- Bài 4: HS đọc kỹ đề bài rồi làm bài
a
b
Tỉ số phần trăm của a và b
36,96
42
(36,39 : 42= 86,64%)
(27 x19 : 100 )
19
27%
324
(324 : 48 x 100)
48%
HĐ2: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3,4 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học 
tơ sợi
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số loại tơ sợi.
- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II- Phương Tiện dạy học: Hình trang 66 SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 66 SGK . 
- Bước 2: Làm việc cả lớp: GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi: 
 Câu hỏi quan sát :
Hình 1: liên quan đến việc làm ra sợi đay.
Hình 2: liên quan đến việc làm ra sợi bông.
Hình 3: liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
Câu hỏi liên hệ thực tế:
Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai.
Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm. 
HĐ2: Thực hành:
* Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 67 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
+ GV kết luận: Tơ sợi tự nhiên: khi cháy tạo thành tàn tro.
 Tơ sợi nhân tạo: khi cháy thì vón thành cục.
HĐ3:Làm việc với phiếu học tập
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên:
- sợi bông
- tơ tằm
2.Tơ sợi nhân tạo: 
sợi ni lông
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
 tuần 16
I. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 16:
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ nhiều bạn đạt điểm tốt như : Quỳnh Liên, Mỹ Duyên, Khánh Huyền
- Nhiều em tiến bộ về chữ viết như: Quốc Cường, Văn Vũ.
- Một số em cần rèn luyện thêm về chữ viết và cách trình bày bài: Hồ Sơn, Đông, Như Linh, Đình Cường.
II. Kế hoạch tuần 17
- Tiếp tục thi đua ôn tập tốt chuẩn bị cho thi cuối học kì I.
- Xdựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học bài và làm bài đầy đủ, có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện toán
Luyện tập tuần 16
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố cách tìm tỷ số phần trăm của hai số, cách tìm một số biết giá trị tỷ số phần trăm của số đó.
- Củng cố cách tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức: Nêu cách tìm tỷ số phần trăm của hai số, cách tìm một số biết giá trị tỷ số phần trăm của số đó.
HĐ2: Luyện tập
HS hoàn thành bài tập SGK
- HS làm bài - Gv theo dõi - chấm, chữa bài.
Bài luyện tập thêm:
BT1: Tính nhẩm 10% của các số:
a) 437kg;	b) 6,475tạ;	c) 8,16km2
BT2: Nếu gửi tiết kiệm theo kỳ hạn là 12 tháng thì lãi suất hàng tháng là 0,70%. Hỏi một người gửi 50 000 000đ trong một năm thì thu được bao nhiêu tiền lãi.
Lưu ý cách giải:
BT1: 10% = = = 0,1 theo quy tắc nhân nhẩm với 0,1.
BT2: Số phần trăm lãi của 12 tháng là : 0,70% x 12 = 8,4%.
	Vậy số tiền lãi thu được của 50 000 000đ sau 12 tháng là :
	50 000 000 x 8,4 : 100 = 4 200 000đ. 
HS làm bài - Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức
hợp tác với những người xung quanh ( tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Tìm hiểu tranh tình huống
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: các nhóm quan sát hai tranh ở trang 25 SGK và thảo luận các câu hỏi nêu dưới tranh.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người thì lấp đất, người thì rào câyĐó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
HĐ2. Làm bài tập 1, SGK 
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS.
- Bước 2: HS làm việc theo nhóm.
- Bước 3: HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Bước 4: GV kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhâu; cùng bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ , phối hợp với nhau trong công việc chung.; tránh hiên tượng việc của ai nấy biết hoặc để người khác làm còn mình chơi.
HĐ3. Bày tỏ thái độ( bài tập 2, SGK) 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
- HS dùng thẻ màu bày tỏ thái độ đối với từng ý kiến.
- GV mời một vài HS giải thích lí do.
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành:
Tiếng Việt: Luyện tập tả người
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố tiếp bài văn tả hoạt động của một người thân mà em yêu quý
- Hoàn thành bài tập làm văn.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức
? Một bài văn tả người gồm có mấy phần ( 3 phần )
Mở bài : Giới thiệu người thân mình định tả
Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của người thân
? Thân hình của người thân như thế nào? 
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về người thân.
HĐ2: Luyện tập:
Từ dàn bài chi tiết học ở buổi sáng, HD HS viết thành bài văn hoàn chỉnh.
HS làm bài – GV theo dõi – chữa sai cho HS.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét tiết học.
Đọc một số bài hay cho cả lớp nghe.
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_ban_chuan_kien_thuc.doc