Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 3)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 3)

Tiết 16: Ôn tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.

- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.

- Bản đồ trống Việt Nam

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Toán
Tiết 78: Luyện tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
- BTCL: Bài 1a,b; bài 2; bài 3.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: sgk, bảng phụ.
- HS: sgk, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c hs làm BT
Lớp 5A có 14 hs, số hs nữ chiếm 50% số hs cả lớp. Tính số hs nữ.
- Nhận xét. Ghi điểm.
3. Bài mới: 
Bài tập 1: 
a/ Tìm 15% của 320kg
b/ Tìm 24% của 235m2
- Nhận xét.
Bài tập 2: 
Một người bán 120kg gạo, trong đó có 35% là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp?
- Đề bài hỏi gì? 
- Nhận xét.
Bài tập 3:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: Hs về nhà làm BT vào VBT.
Hát
Số hs nữ là: 14 : 100 x 50 = 7 hs
- Nhận xét
- Nhắc lại quy tắc.
- Hs làm vào tập.
- Trình bày:
a/ 15% của 320 là:
320 : 100 x 15 = 48kg
b/ 24% của 235m2 là:
235 : 100 x 24 = 56,4m2
- Nhận xét.
- Đọc kĩ bài toán.
- Tóm tắt:
Số gạo bán: 120kg
Trong đó gạo nếp : 35%
Tính số kg gạo nếp?
- Thực hiện bài giải:
Số gạo nếp bán được là:
120 : 100 x 35 = 42kg
ĐS: 42kg
- Nhận xét.
- Đọc kĩ đề bài
- Nêu cách giải 
+ Tính diện tích mảnh đất
+ Tính diện tích phần đất làm nhà.
- Thực hiện bài giải
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật:
18 x 15 = 270 m2
Diện tích phần đất làm nhà:
270 : 100 x 20 = 54 m2
Đs: 54m2
- Nhận xét.
- Hs nhắc lại quy tắc tìm tỉ số phần của một số.
Tuần 16
Địa lí
Tiết 16: Ôn tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Thương mại và du lịch
- Thương mại gồm các hoạt động nào? 
- Thương mại có vai trò gì? 
3. Bài mới:
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ N1: Làm BT1
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
(BT2: chọn câu trả lời đúng, sai)
+ N2: Làm BT2 a,b
a/ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
b/ Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
+ N3: Làm BT2 c,d
c/ Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng
d/ Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
+ N4: Làm BT2 e,g
e/ Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
g/ Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
- Nhận xét, chốt lại.
4. Củng cố
5. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: 
Hát
- Hs trả lời.
- Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm nhỏ.
- Trình bày:
+ N1: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
+ N2: Câu a: sai, câu b: đúng
+ N3: Câu c: đúng, câu d: đúng
+ N4: Câu e: sai, câu g: đúng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Nêu lại kiến thức của BT1 và BT2.
- HS về nhà học bài và xem trước bài tiếp theo.
Tuần 15
Kể chuyện
Tiết 15: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý SGK.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng nhận thức 
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực 
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm 
- Biểu đạt sáng tạo, nêu ý nghĩa câu chuyện.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng phụ ghi đề bài tập. Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Khám phá
- Gia đình em có mấy thành viên?
- Gia đình em sum họp vào buổi nào trong ngày?
b. Kết nối
Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
c. Thực hành
- Y/c hs tập kể chuyện theo cặp.
- Y/c hs thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét.
d/ Áp dụng
- Các em về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs:
- Hs kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc tiết trước.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Hs đọc 2 đề bài.
- Đọc gợi ý 1,2,3,4.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét, bình chọn câu chuyện hay.
- Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
Tuần 16
Kĩ thuật
Tiết 16: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kể được tên và nêu được đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Lợi ích của việc nuôi gà
3. Bài mới: 
a/ Gà ri
- Quan sát hình 1, nêu đặc điểm hình dạng của gà ri?
- Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta?
- Nhận xét.
Kết luận: Ở nước ta gà ri được nuôi nhiều vì thịt chắc, thơm, ngon, đẻ nhiều trứng và có khả năng đẻ quanh năm, chăm chỉ kiếm ăn, ấp trứng và nuôi con khéo, ít bị bệnh, chịu được kham khổ.
 b/ Gà ác
- Gà ác được nuôi nhiều ở đâu?
- Nêu đặc điểm hình dạng của gà ác?
- Thịt gà ác thường được dùng làm gì?
Kết luận: Gà ác được nuôi nhiều ở miền Nam nước ta Thịt gà ác rất thơm ngon và bổ dưỡng
c/ Gà lơ – go 
- Nguồn gốc của gà lơ – go?
- Quan sát hình và cho biết đặc điểm hình dạng của gà lơ-go?
- Đa số người ta nuôi gà lơ – go để làm gì?
Kết luận: Gà lơ-go được nhập từ nước ngoài vào nuôi ở nước ta. Có khả năng đẻ nhiều trứng.
d/ Gà Tam hoàng
- Nguồn gốc của gà Tam hoàng?
- Đặc điểm hình dạng?
- Phần lớn người ta nuôi gà Tam hoàng để làm gì?
Kết luận: Gà Tam hoàng có nguồn gốc từ Trung quốc. Thân hình ngắn, lông màu vàng rơm, chân và da màu vàng. Chóng lớn và đẻ nhiều trứng.
4. Củng cố
5. Nhận xét- Dặn dò
- Nhận xét lớp.
- Dặn dò: 
Hát
- Hs trả lời câu hỏi
- Quan sát hình 1, nêu đặc điểm hình dạng của gà ri.
- Vì thịt chắc, thơm, ngon, đẻ nhiều trứng và có khả năng đẻ quanh năm, chăm chỉ kiếm ăn, ấp trứng và nuôi con khéo, ít bị bệnh, chịu được kham khổ.
- Nhận xét
- Các tỉnh miền Nam nước ta.
- Thân hình nhỏ, lông trắng xù như bông, chân có 5 ngón và có lông. Thịt và xương màu đen.
- Thịt gà ác thơm ngon, bổ nên thường được dùng để bổ dưỡng sức khỏe cho con người.
- Là giống gà của nước ngoài nhập vào nuôi ở nước ta.
- Thân hình cao, lớn hơn gà ác, màu trắng mồng đỏ.
- Gà lo –go có khả năng đẻ nhiều trứng nên người ta nuôi để lấy trứng.
- Có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Thân hình ngắn, lông màu vàng rơm, chân và da màu vàng.
- Lấy thịt và trứng.
- Kể lại tên một số giống gà được nuôi ở nước ta. Nhắc nội dung bài.
- Hs về nhà chuẩn bị cho tiết sau.
Tuần 16
Tập đọc
Tiết 30: Thầy cúng đi bệnh viện
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được câu hỏi trong SGK)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tự nhận thức.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Đọc lưu lót bài văn
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Đọc sáng tạo. - Tự bộc lộ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng phụ viết phần đọc diễn cảm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Thầy thuốc như mẹ hiền
- Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
a. Khám phá
GT bài: Thầy cúng đi bệnh viện kể một câu chuyện có thật ở Tây Bắc. Câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu thêm một khía cạnh của cuộc đấu tranh vì hạnh của con người- đấu tranh chống lạc hậu, mê tín, dị đoan.
b. Kết nối
- Chia phần:
+ Phần 1: Đoạn 1
+ Phần 2: Đoạn 2
+ Phần 3: Đoạn 3,4
+ Phần 4: Còn lại
- (Viết từ hs đọc chưa đúng lên bảng)
- HD hs đọc lại từ cho đúng.
- Đọc toàn bài.
- Tìm hiểu bài: (1 hs đọc CH, 1 hs trả lời, 1 hs khác nhận xét và lặp lại, gv chốt lại)
Câu 1: Cụ Ún làm nghề gì?
Câu 2: Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
Câu 3: Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về?
Câu 4: 
- Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
- Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
à Nhận xét
- Y/c hs nêu nội dung bài.
c. Thực hành
- HD hs đọc diễn cảm câu chuyện.
- Chọn phần 3,4 cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét. Tuyên dương hs đọc hay.
d. Áp dụng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs:
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 hs đọc câu chuyện.
- Hs đọc nối tiếp 4 phần
- Hs đọc lại từ khó.
- Hs đọc nối tiếp 4 phần
- 2 hs đọc chú giải.
- Hs đọc nối tiếp 4 phần
- Đọc nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm đọc.
- Cả lớp đọc thầm từng câu hỏi
- ĐT từng đoạn để TLCH.
à Thầy cúng 
à Cúng bái nhưng không thuyên giảm.
à Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
à Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
à Cụ đã hiểu thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó.
à Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
- Hs đọc diễn cảm nối tiếp 4 phần.
- Hs thi đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà đọc lại bài, TLCH, nhớ nội dung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_huynh_thi_ngoc_bich_phan_3.doc