Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 18 - Đỗ Thanh Sơn

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 18 - Đỗ Thanh Sơn

Tập đọc

Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút ; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ ; thuộc 2-3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn .

- HS lập được bảng thống kê các bài bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu của bài tập 3.

II. Chuẩn bị : GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ (khoảng 3 -5 phút): “Bài ca về lao động sản xuất”.

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 18 - Đỗ Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn : 27.12.2009
Ngày dạy : Thứ hai ngày 28.12.2009 
Tập đọc
Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu:	
- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút ; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ ; thuộc 2-3 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn .
- HS lập được bảng thống kê các bài bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu bài tập 2. 
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc theo yêu cầu của bài tập 3.
II. Chuẩn bị : GV: Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ (khoảng 3 -5 phút): “Bài ca về lao động sản xuất”.
3. Bài mới : Giới thiệu bài: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ 1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(khoảng15 phút)
-Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài (chuẩn bị bài 2 phút), đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi trong bài hoặc trong đoạn vừa đọc.
-GV nhận xét ghi điểm (kiểm tra khoảng ¼ số học sinh.)
HĐ2:Làm các bài tập 2.(khoảng 8 phút)
-Gọi HS đọc bài tập 2 SGK/ 173.
-GV phát phiếu học tập cho HS, tổ chức cho HS làm vào phiếu học tập.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
-HS lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
-HS thứ tự lên đọc bài đã bốc thăm được.
- Đọc yêu cầu đề bài.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Đổi chéo phiếu nhận xét bài bạn.
HĐ3. Làm bài tập 3.(khoảng 8 phút)
-Gọi HS đọc bài tập 3.
H. Đề bài yêu cầu gì?
(Coi nhân vật là bạn mình; nhận xét về nhân vật; nêu ưu khuyết điểm của nhân vật có dẫn chứng minh hoạ.)
-Yêu cầu HS thuyết trình trước lớp.
-GV nhận xét ghi điểm.
-1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung.
4.Củng cố - Dặn dò :-Nhắc những em chưa kt đọc về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra.
TOÁN
Diện tích hình tam giác
I.Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tam giác .
II. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét ghi điểm.	
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Thực hiện thao tác cắt hình tam giác, ghép thành hình chữ nhật. (khoảng 4-5 phút)
* GV thao tác trên hình tam giác với các bước sau:
-GV lấy 2 hình tam giác bằng bìa to chồng khít lên nhau, để HS quan sát nhận xét hai hình tam giác này bằng nhau.
-GV dán 2 hình tam giác lên bảng và vẽ đường cao của hai tam giác.
-Cắt theo đường cao một giác, được hai mảnh tam giác ghi 1 và 2.
-Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để tạo một hình chữ nhật ABCD như hình vẽ.
HĐ2: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.(khoảng 4-5 phút)
-Yêu cầu học sinh nêu ra chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD và cạnh đáy và chiều cao của tam giác DEC.
-GV nhận xét và chốt lại:
HĐ3: Hình thành quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác.(khoảng 4-5 phút)
-Yêu cầu nhóm trình bày, GV nhận xét chốt lại:
HĐ4: Luyện tập thực hành.(khoảng 12-14 phút)
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài, áp dụng cách tính diện tích hình tam giác và làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chấm điểm và chốt lại:
-HS theo nhóm 2 em thực hiện thao tác cùng GV.
-HS nêu cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yếu cầu GV giao.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc đề bài và làm bài vào vở, 2 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học - chuẩn bị bài tiếp theo.
KHOA HỌC
Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 3.Dạy - học bài mới : 
-GV giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ1:Trò chơi tiếp sức:Phân biệt 3 thể của chất. (khoảng 8 phút).
MT. HS biết phân biệt 3 thể của chất.
-GV phát phiếu bài tập cho HS.
-GV giao nhiệm vụ và gọi 1 em đọc nội dung được giao ở phiếu bài tập:
-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em hoàn thành yêu cầu GV giao.
-Tổ chức cho HS nhận xét bài bạn trên bảng. 
-GV nhận xét và chốt lại: 
HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. (khoảng 8 phút)
MT. HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.(khoảng 7- 8 phút)
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn.
HĐ3: Tìm hiểu về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày: 
-Yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK nói về sự chuyển thể của nước.
- Yêu cầu HS trình bày nội dung từng hình.
- GV nhận xét và chốt:
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 73 SGK.
HĐ4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: (5- 6 phút)
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau. Trong cùng một thời gian, các nhóm thực hiện nội dung sau: 
- Nhận xét, tuyên dương. 
-HS đọc nội dung phiếu bài tập đã giao, lớp đọc thầm.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành yêu cầu GV giao, 1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-Tiến hành làm việc theo nhóm bàn. Nghe câu hỏi – thảo luận - ghi đáp án vào bảng nhóm - phất cờ.
-Đại diện nhóm phất cờ trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
- 3-4 em trình bày nội dung từng hình và mời bạn nhận xét, bổ sung.
2- 3 em thực hiện đọc.
- Lắng nghe.
-Các nhóm tham gia chơi, thư kí ghi kết quả.
-Các nhóm làm xong dán trên bảng và trình bày.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 27.12.2009
Ngày dạy :Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
Thực hành cuối học kì 1
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống về các kiến thức đã học học kì I.
- Trình bày được một số biểu hiện, việc làm thể hiện trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong cuộc sống; nhớ ơn tổ tiên; tình bạn tốt, kính trọng người già tôn trọng phụ nữ, hợp tácvới mọi người xung quanh.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với mọi người, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (khoảng 2-3 phút): 
3. Dạy - học bài mới: 
-GV giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hành: (khoảng 15-20 phút)
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6, nội dung: (phiếu học tập)
-GV nhận xét và chốt lại:
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận nhóm 6
-Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
1. Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Chính vì vậy, em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
2. Một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm: trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn, không làm theo những việc xấu, 
3. Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công.
4. Mỗi người cần biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
5. Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu,giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết gắn bó.
HĐ 2: Thi đọc ca dao, tục ngữ, đọc thơ, bài hát, tấm gương về các chủ đề nêu trên. 
-GV nhận xét tuyên dương.
- Các nhóm (nhóm bàn) nhận nhiệm vụ.
4.Củng cố - Dặn dò : Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài độ dài hai cạnh vuông của nó.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai HS lên bảng làm lớp làm vào vở nháp.- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ1: Làm bài tập 1.(khoảng 5-7 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chấm điểm và chốt lại.
-Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.
HĐ2: Làm bài tập 2 và 3.(khoảng 10 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS chỉ ra đáy và chiều cao tương ứng của mỗi hình tam giác. 
-Yêu cầu HS nhận bài bạn, GV chốt lại: 
Bài 3-GV vẽ lên bảng hình tam giác vuông ABC và DEG.
-Yêu cầu HS quan sát và nhận ra cạnh đáy và chiều cao tương ứng của 2 tam giác ABC và DEG. 
-Tổ chức HS làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV nhận xét chốt lại và chấm điểm:
HĐ3: Làm bài tập 4.(khoảng 10 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 2 em vào phiếu bài tập.
-Yêu cầu HS nhận xét bài ạn trên bảng, Gv chốt lại, chấm điểm.
Bài 4: Bài giải: 
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: 4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE là:3 x 1 : 2 = 1,5 (cm2)
Diện tích hình tam giác NEP là: 3 x 3 : 2 = 4,5 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MEQ và hình tam giác NEP là:
1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
Diệntích tam giác EQP là: 12 – 6 = 6 (cm2)
 Đáp số : 6cm2
-HS đọc đề bài và làm bài  ... tra tập đọc và học thuộc lòng như mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi của BT2 .
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài ôn tập.
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ 1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(khoảng15 phút)
-Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài (chuẩn bị bài 2 phút), đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi trong bài hoặc trong đoạn vừa đọc.
-GV nhận xét ghi điểm (kiểm tra khoảng ¼ số học sinh.)
HĐ2:Làm các bài tập 2.(khoảng 10 phút)
-Gọi HS đọc bài Chiều biên giới SGK/ 176.
-Yêu cầu HS đọc phần câu hỏi ở SGK / 176.
-GV phát phiếu học tập cho HS, tổ chức cho HS làm vào phiếu học tập.
Đọc bài thơ Chiều biên giới và cho biết:
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng:
-Yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ nhiều nghĩa? Đại từ?
-HS lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
-HS thứ tự lên đọc bài đã bốc thăm được.
-Nhận xét bạn đọc bài.
- 4-5 em đọc, lớp đọc thầm.
-một em đọc, lớp đọc thầm.
-Trao đổi theo cặp hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập, một nhóm lên bảng làm vào bảng phụ.
-Đổi chéo phiếu nhận xét bài bạn.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò: -Dặn HS về nhà xem trước tiết luyện tập tiếng Việt tiếp theo
Toán:
Kiểm tra định kì cuối HKI
Bài 1: (3điểm): Hãy viết lại câu trả lời đúng.
a. Chữ số 9 trong số thập phân 85,294 có giá trị là: A. B. C. D. 9
b. 4800 m bằng bao nhiêu km? a/ 480 km; b/ 48 km; c/ 4,8 km; d/ 0,48 km;
c. Viết dạng phân số thập phân 0,37: A. B. C. 
Bài 2: (3 điểm) Đặt tính rồi tính:
 6,172 + 235,9 ; 854,23 – 379,48 ; 38,9 x 4,8 ; 48,5 : 6,28
Bài 3: (1 điểm) Một lớp học có 32 em trong đó có 8 em là học sinh giỏi. Tìm tỉ số phần trăm của học sinh giỏi so với học sinh cả lớp.
Bài 4: (1 Điểm): Viết số thập phân thích hợp vào dấu chấm: 8 kg 75 g = 2 m2 5 dm2 = 
Bài 5: (2 Điểm): Tính diện tích hình tam giác AEB của hình bên 
 5 cm
 A B
 3 cm
 C E D
Tập làm văn:
Ôn tập Tiếng Việt cuối học kì I (Tiết 7)
(Kiểm tra: Đọc – hiểu, luyện từ và câu)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng HK1(nêu ở tiết 1 , ôn tập).
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm )
a. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) Bốc thăm đọc một trong các bài sau: (4đ) thời gian đọc 1 phút. Trả lời câu hỏi (1đ).
1) Hạt gạo làng ta ( 3 khổ thơ đầu ) tr 139. 2) Trồng rừng ngập mặn ( đoạn 3 ) tr 128. Ngu Công ở xã Trịnh Tường ( đoạn 1 ) tr 164. 4) Về ngôi nhà đang xây ( cả bài ) tr 148. 5) Hành trình của bầy ong ( 3 khổ thơ đầu ) tr 117. 6) Đất cà mau ( đoạn 2 ) tr 89.
b. Đọc thầm bài “ Luyện tập”: ( 5 điểm ) Trả lời câu hỏi sau: Ghi lại những ý kiến trả lời đúng.
Câu 1: Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên? A/ Làng tôi. B/ Quê hương. C/ Những cánh buồm.
Câu 2: Suốt bốn mùa dòng sông có đặc điểm gì? A/ Nước sông đầy ắp. B/ Dòng sông đỏ lặng phù sa. C/ Những cơn lũ dâng đầy.
Câu 3: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? A/ Màu nắng của những ngày đẹp trời. B/ Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. C/ Màu áo của những người thân trong gia đình.
Câu 4: Cách so sánh như ở câu 3 có gì hay? A/ Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm. B/ Cho thấy những cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. C/ Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
Câu 5: Câu văn nào trong bài tả đúng cánh buồm căng gió? A/ Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. B/ Những cánh buồm đi như rong chơi. C/ Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
Câu 6: Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người? A/ Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người. B/ Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. C/ Vì những cánh buồm quanh năm suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.
Câu 7: Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ “ to lớn”? A/ Một từ đó là:;
 B/ Hai từ đó là:; C/ Ba từ đó là:
Câu 8: Câu: “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa? A/ Một cặp từ đó là các từ: ; B/ Hai cặp từ đó là các từ: ; C/ Ba cặp từ đó là các từ: 
Câu 9: Từ “ Trong” ở cụm từ “ Phấp phới trong gió” và từ “ Trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? A/ Đó là một từ nhiều nghĩa. B/ Đó là hai từ đồng nghĩa. C/ Đó là hai từ đồng âm.
Câu 10: Câu: “ Còn lá buồm thì cứ căng tròn như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi” có mấy quan hệ từ? A/ Một quan hệ từ, đó là từ:; B/ Hai quan hệ từ, đó là từ:; C/ Ba quan hệ từ, đó là từ:
( Mỗi câu đúng được 1 điểm)
4. Củng cố – Dặn dò: -Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra tập làm văn.
Ngày soan: 27.12.2009
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn
Ôn tập tiếng việt cuối học kì 1 (Tiết 8)
( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu
-Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng HK1.
- HS nghe-viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ /15 phút) , kông mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị: HS có giấy kiểm tra. GV có đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Dạy – học bài mới: GV ghi đề bài lên bảng. HS làm bài vào giấy kiểm tra.
A/ Tập làm văn: ( 5 điểm )
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thấy gần gữi và quý mến nhất.
B/Chính tả: ( 5 điểm ) Chấm lỗi chính tả, trình bày, chữ viết bài đọc thầm và Tập làm văn.
3. Củng cố – Dặn dò: -GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS.
TOÁN
(T90) : Hình thang
I.Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm ban đầu về hình thang là hình tứ giác có cặp cạnh đối diện song song; phân biệt hình thang với một số hình đã học.
- HS nhận biết được hình thang và vẽ được hình thang.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra học kì.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang.(khoảng 12-13 phút)
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
 -Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
-Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại:
-GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
-GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang.
-GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
HĐ2. Thực hành.(khoảng 12-13 phút)
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
-GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang).
 Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang 
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: -GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên MH
HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
-Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang.
-HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
-Gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
-HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
-Làm cá nhân bài 4.
4. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
Lịch sử:
Kiểm tra cuối HKI
Câu 1: ( 3 điểm ) Ghi lại câu trả lời đúng.
1. Biện pháp để đẩy lùi “ giặc dốt” là:
A/ Mở lớp bình dân học vụ, mở thêm trường học cho trẻ.
B/ Đưa ra nước ngoài học tập.
C/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
D/ Mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy.
2. Quyết định của trung ương Đảng khi biết âm mưu của Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc:
A/ Phân tán bộ đội chủ lực.
B/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
C/ Cơ quan đầu não rút sang căn cứ địa ở vùng Tây Bắc.
3. Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 nhằm mục đích gì:
A/ Giải phóng một phần biên giới Việt- Trung.
B/ Củng cố mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C/ Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt- Trung của địch, khai thông đường liên laic Quốc tế.
Câu 2: ( 4 điểm ) Đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn Quốc có tác dụng như thế nào?
Câu 3: ( 3 điểm ) Nêu ý nghĩa chiến dịch Viêt Bắc Thu- Đông 1947.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_18_do_thanh_son.doc