Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Đạo đức

Tiết 19: Em yêu quê hương (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

2. Kỹ năng:- Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

-Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tôt đẹp của quê hương.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng dạy- học:

GV: Bảng nhóm

 

doc 61 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011.
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 37: Người công dân số một 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
2. Kỹ năng: 
-Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch. .Phân biệt lời tác giả với lời nhân vật
3. Thái độ: HS yêu quý Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Luyện đọc:
-1HS ®äc. 
- GV tóm tắt nội dung bài, nêu giọng đọc của bài.
- Gọi HS chia đoạn
GV: theo dõi sửa sai, giải nghĩa các từ khó trong bài
GV:đọc mẫu.
3.3. Tìm hiểu bài:
CH Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
CH: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
CH: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
CH: Nội dung chính của bài là gì?
GV: chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
3.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
GV: Mời 3 HS đọc phân vai.
GV: Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
GV:hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1và 2.
GV: nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất.
4. Củng cố: 
- Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau.
5. Dặn dò: 
-Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : “Người công dân số Một
( tiếp) ’’.
Hát
HS chia đoạn(3đoạn).
-Đoạn 1: Từ đầu đến  làm gì?
-Đoạn 2: Tiếp  Sài Gòn nữa.
-Đoạn 3: Phần còn lại.
HS : đọc nối tếp đoạn (2lượt)
HS: Luyện đọc nhóm . 
HS: đọc phần chú giải.
HS đọc thầm đoạn 1:
-Tìm việc làm ở Sài Gòn.
HS đọc đoạn 2,3:
- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? 
-Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: Anh học ở trường Sa- xơ-lu Lô-bathìờanh là người nước nào?
*Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- HS nêu
- HS luyện đọc
- HS: luyện đọc diễn cảm theo vai.
- Vì anh Lê thì nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hằng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. 
Tiếng Anh
GV bộ m ôn dạy
Toán
Tiết 91: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
2. Kỹ năng: Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ (HĐ3) bộ đồ dùng DHT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Thế nào là hình thang? Hình thang vuông?
GV nhận xét- cho điểm.
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
GV: thao tác bằng mô hình
CH:Em hãy xác định trung điểm của cạnh BC
GV: cắt rời hình tam giác ABM, sau đó ghép thành hình ADK.
CH:Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD so với diện tích hình tam giác ADK?
CH:Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác, em hãy suy ra cách tính diện tích hình thang?
GV:Muốn tính S hình thang ta làm thế nào?
GV kết luận và gọi HS nhắc lại
2.3. Luyện tập:
Bài tập 1 .Tính S hình thang
GV: hướng dẫn HS cách làm.
- Ý b dành cho HS khá
GV nhận xét.
Bài tập 2 
- GV HD HS nắm yêu cầu
- GVHD bài tập 3
- GV giao nhiệm vụ
GV: nhận xét và ghi điểm
Bài tập 3 
GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố: 
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: 
 -Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “Luyện tập ’’.
- HS trả lời
HS: xác định điểm M là trung điểm của BC
-Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
 (DC + AB) x AH
S hình thang ABCD = 
 2
*Ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Công thức (a + b) x h 
 S = 
 2 
(S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao )
HS: nêu yêu cầu.
- HS làm bài ra nháp và nêu kết quả
Kết quả:
50 cm2
84 m2
HS :nêu yêu cầu.
- HS cả lớp làm bài vào vở, HS khá làm bài 2 xong làm tiếp bài 3 vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài
Kết quả:
a) 32,5 cm2
b) 20 cm2
- HS khá nêu bài giải
Bài giải:
 Chiều cao của hình thang là: 
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
 Diện tích của thửa ruộng hình thang
 (110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10 020,01 (m2)
 Đáp số : 10 020,01 m2
- 2 HS nêu
Đạo đức
Tiết 19: Em yêu quê hương (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
2. Kỹ năng:- Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
-Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tôt đẹp của quê hương. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7.
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài .
2.2. Tìm hiểu truyện Cây đa làng em
GV :Mời một HS đọc truyện Cây đa làng em
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.
CH : Tranh vẽ gì?
CH : Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? 
CH :Bạn Hà đã đóng góp tiền để làm gì ? Vì sao Hà làm như vậy ?
- Các nhóm thảo luận.
GV : Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV : kết luận: SGV-Tr. 43.
2.3. Làm bài tập 1 
GV : Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV : Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV : kết luận
2.4. Liên hệ thực tế
GV: yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo gợi ý sau:
CH :Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
CH :Bạn đã làm được việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
GV: Mời một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
3. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò- Học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết sau. “Tiết2”.
- 2 HS nêu
-Vẽ một cây đa và mọi người đang ngồi dưới gốc đa để nghỉ.
-Vì cây đa đã gắn bó với mọi người dân ở đây, trong những buổi đi làm về mọi người đều được cây đa cho bóng mát làm xua đi mọi mệt nhọc
-Góp tiền để chữa bệnh cho cây đa.
- 1 HS nêu
HS: thảo luận nhóm 4.
KL:Quê hương mỗi người chỉ một.
 .
 Sẽ không lớn nổi thành người.
- Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.- Các bạn đã đỡ cụ già và em nhỏ đi ra vệ cỏ và dắt đỡ em bé cho cụ.
Khoa học
Tiết 37: Dung dịch 
I. Mục tiêu:
1 Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về dung dịch. 
2. Kỹ năng: Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
3. Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình 76, 77 SGK.
-Một ít đường hoặc muối, nước sôi để nguội, một cốc (ly) thuỷ tinh, thìa 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
 - Hỗn hợp là gì ?
- GV nhận xét- cho điểm
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Thực hành. “Tạo ra một dung dịch”
GV: cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
CH: Tạo ra một dung dịch đường? (hoặc dung dịch muối) tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định:
CH: Để tạo ra dung dịch cần có những ĐK gì?
CH: Dung dịch là gì?
-Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: kết luận: (SGV - Tr. 134)
2.3. Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
+Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
+Làm thí nghiệm.
CH: Theo bạn những giọt nước muối đọng trên đĩa có mặn không? Vì sao?
GV : giảng và kết luận: 
3. Củng cố: 
- Em hãy cho biết dung dịch là gì?
- Nhận xét giờ học 
4. Dặn dò: 
-Về nhà học bài .
- 2 HS trả lời
HS: thực hành theo nhóm
- có ít nhất từ hai chất trở lên
*Kết luận: -Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được trong chaats lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoắc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
HS:làm việc theo nhóm 4
- Những giọt nước muối đọng trong cốc không có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì nó chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc.
+Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận.
+Các nhóm khác nhận xét 
*Kết luận : -Ta có thể tách các chất bằng cách chưng cất.
 -Trong thực tế....cần nước thật tinh khiết. HS :đọc mục bạn cần biết:
- 2 HS trả lời
Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011.
Toán
Tiết 92: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
2. Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
3. Thái độ: Vận dụng vào thực tế
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét - cho điểm.
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện tập
Bài tập1: Tính diệntích hình thang
- GVHD HS nắm yêu cầu
- GVHDHS làm bài tập 2
- GV giao nhiệm vụ
- GV chốt kết quả đúng ghi bảng
Bài tập 2 
- GV chốt lại bài giải đúng
Bài tập3
GV:Yêu cầu HS tự làm bài tập.
GV:Chữa bài.
GV: nhận xét- cho điểm
4. Củng cố: 
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.“Luyện tập chung ’’.
- Hát + kiểm tra sĩ số
-1 HS làm bài tập 2 SGK.
HS :nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- HS cả lớp làm bài 1 vào nháp, HS khá làm tiếp bài tập 2 vào nháp.
- HS nêu kết quả bài 1
Kết quả:
70 cm2
b) m2 ; c) 1,15 m2
- HS khá nêu bài giải
Bài giải:
 Độ dài đáy bé là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
 Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích của thửa ruộng đó là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
HS :nêu yêu cầu của bài tập 3.
HS: Trả lời miệng và giải thích
Bài giải
Đúng
 b) Sai
- 2 HS trả lời
Mĩ thuật
GV bộ môn dạy
Chính tả( nghe - viết)
Tiết 19: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, làm đúng các bài tập.
2.Kĩ năng: Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
3.Thái độ: nghiêm túc trong học tập.
II. Đồ dùng d ... hình quạt.
3.Thái độ:Tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu
3.2. Biểu đồ hình quạt .
a) Ví dụ
GV: treo biểu đồ hình quạt Cho HS quan sát kĩ biểu đồ .
-Biểu đồ có dạng hình gì ?
-Trên biểu đồ có những gì ?
-Hướng dẫn HS đọc biểu đồ ?
-Tác dụng của biểu đồ ?
b) Ví dụ 2 :
GV: cho HS đọc biểu đồ .
-Biểu đồ nói lên điều gì ?
- Có bao nhiêu HS tham gia môn bơi?
-Tổng số HS trong lớp là bao nhiêu ?
-Tính số học sinh tham gia môn bơi ?
3.3.Thực hành đọc, phân tích, xử lí các số liệu trên biểu đồ.
Bài 1 :
- GV HD nắm yêu cầu
- GV HD bài tập 2
- GV giao nhiệm vụ
Bài 2 
-Biểu đồ hình quạt nói về kết quả học tập của học sinh một trường Tiểu học
 4.Củng cố: 
- Thi điền nhanh các tỉ số phần trăm thích hợp vào biểu đồ?
- Nhận xét giờ học .
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau. .“Luyện tập về tính diện tích.”
Hát + Kiểm tra sĩ số
-Biểu đồ có dạng hình tròn .
-Trên biểu đồ có biểu thị các tỉ số %
- HS đọc biểu đồ theo tổ .
- Quan sát vào biểu đồ ta biết được có bao nhiêu loại sách , mỗi loại chiếm bao nhiêu%.
HS: đọc biểu đồ-HS khác nhận xét , bổ sung .
- Có 12,5%HS tham gia môn bơi .
- Cả lớp có 32 HS 
- Số HS tham gia môn bơi 
 32 x 12 % = 4 ( HS )
HS: đọc yêu cầu của bài tập 
-Phân tích bài toán .
-Tính số HS mỗi loại theo tỉ số %khi biết tổng số HS .
- HS làm bài vào vở, làm xong làm tiếp bài 2 vào nháp.
Bài giải
a)Số HS thích màu xanh chiếm 40%, vậy số HS thích màu xanh là :
120 x 40 :100 = 48 ( HS )
b) Số HS thích màu đỏ chiếm 25 % , vậy số HS thích màu đỏ là :
 X 25 : 100 = 30 ( HS ) 
c) Số HS thích màu tím chiếm 15 % , vậy số HS thích màu tím là 
 120 x 15 : 100= 18 ( HS )
d) Số HS thích màu trắng chiếm 15 % , vậy số HS thích màu trắng là 
 120 x 20 : 100= 24 ( HS )
 Đáp số : a ) 48 học sinh 
 30 học sinh 
 18 học sinh 
 24 học sinh .
- HS khá nêu kết quả
 17,5% học sinh giỏi .
 60 % học sinh khá .
 422,5 % học sinh trung bình.
- 2 nhóm thực hiện
Tập làm văn.
Tiết:40: Lập chương trình hoạt động 
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Bước đầu biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể 
 2.Kĩ năng:-Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ theo nhóm chào mừng ngày 20/ 11.Rèn luyện tổ chức, tác phong làm việc khoa học và ý thức tập thể .
3.Thái độ:-GDHS có ý thức làm việc tập thể.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV:Chương trình hoạt động đã được viết sẵn vào bảng nhóm 
-Bút dạ , bảng nhóm (BT2).
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
GV:Giải nghĩa một số từ khó trong bài :(Việc bếp núc: Việc chuẩn bị thức ăn bát đĩa ).
CH:Các bạn tổ chức buổi liên hoan nhằm mục đích gì ?
CH:Để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ cần chuẩn bị những gì ?
CH: Lớp trưởng đã phân công như thế nào ?
CH:Em hãy thuật lại buổi liên hoan của các bạn ? 
CH:Vì sao lại có được buổi liên hoan chu đáo đó ?
CH: Chương trình hoạt động gồm có mấy phần ?
GV:Như vậy, chương trình hoạt động sẽ giúp cho ta biết được kế hoạch cụ thể và tận dụng hết được sức mạnh của mọi người nên kết quả công việc rất tốt. 
Bài 2:
GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
GV: cùng các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, đánh giá cho điểm.
GV: treo bảng nhóm ghi sẵn lời giải bài tập 2.
3.Củng cố: 
- Theo em lập chương trình hoạt động có ích lợi gì?
- Nhận xét giờ học
4.Dặn dò: 
-Về chuẩn bị cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động tuần sau.
HS: đọc yêu cầu bài tập .
HS: đọc thầm mẩu chuyện một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhằm chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày 20 / 11, để bày tỏ lòng biết ơn với các thày cô .
- Cần chuẩn bị: Bánh kẹo, hoa quả, làm báo tường, tập văn nghệ,
 chương trình văn nghệ .
-Phân công :
+Bánh kẹo, hoa quả, bát đĩa là bạn Phấn Chang và các bạn nữ .
+Trang trí lớp học là các bạn : Trọng, Thanh 
+Ra báo tường Chủ bút bạn Nguyệt, bạn Quỳnh .
+Cả lớp viết bài hoặc sưu tầm các bài báo 
+ Thực hiện và chịu trách nhiệm 
chương trình văn nghệ là bạn Bạch .
-Buổi liên hoan được tổ chức rất chu đáo và được diễn ra rất vui vẻ ,
- HS thuật lại
-Vì các bạn đã biết lập một chương trình họa động rất cụ thể và hợp lí , huy động được hết khả năng của mọi người .
- Chương trình hoạt động phải gồm có 3 phần .
-1 HS đọc đề bài .
-HS thực hiện theo nhóm 6. 
Các nhóm chuẩn bị chương trình hoạt động của mình vào bảng nhóm 
HS :trình bày ý kiến của nhóm. 
- HS trả lời
Âm nhạc
GV bộ môn dạy
Khoa học
Tiết 40: Năng lượng 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.Nêu được ví dụ.
2. Kỹ năng: Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện mỏy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
3.Thái độ: Có ý thức trong học tập
II.Đồ dùng dạy học:
 -HS: Nến diêm
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - CH: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì ? 
(Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng).
- GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Thí nghiệm
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. 
GV: Nhận xét, kết luận: 
2.3. Quan sát và thảo luận
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục Bạn cần biết ở SGK T83 từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật và phương tiện máy móc chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó, thảo luận để trả lời các câu hỏi 
3. Củng cố: 
- Đi ngủ có cần năng lượng hay không?
- GV nhận xét giờ học.
4 Dặn dò: 
- Về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau “Năng lượng mặt trời.
1HS trả lời
HS: Làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm 4
HS:Đại diện nhóm báo cáo kết quả
-Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đó làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
Khi thắp ngọn nến, nến tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đó cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và tỏa nhiệt.
Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
Trong các trường hợp trên ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có biến đổi, hoạt động.
HS: Đọc mục Bài học SGK/83
HS: Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc 
 Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày cấy
 Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài
 Thức ăn
Chim đang bay
 Thức ăn
 Máy cày
 Xăng
 .
.
Trong mọi hoạt động của con người động vật, máy móccon người cũng đều có sự biến đổi. Vì vậy bất kì hoạt động nào cũng cần được cung cấp năng lượng.
- Đi ngủ chỉ cần 1 năng lượng nhỏ nên bữa tối các em không nên ăn quá no.
Kĩ thuật
Tiết 20: Chăm sóc gà 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: -Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
-Biết cách chăm sóc gà.
 2.Kĩ năng:Cách chăm sóc gà. Liên hệ thực tế để nêu được một số cách chăm sóc gà.
3.Thái độ:Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV tranh minh họa SGK, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách cho gà ăn ở gia đình em.
- NHận xét đánh giá
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài.
2.2.Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
CH: Chăm sóc gà có mục đích gì?Tai sao phải chăm sóc gà
GV: kết luận ( SGK)
2.3.Tìm hiểu cách chăm sóc gà. 
CH: Để cho gà khỏi chết rét người cần làm gì?
CH: Nêu dụng cụ sưởi ấm ở hình 1 SGK và dụng cụ sưởi ấm ở gia đình em?
CH: Nêu cách chống nóng, chống rét ở gia đình hoặc ở địa phương em?
GV: nhận xét, bổ sung.
CH: Nêu tên 1 số thức ăn không được cho gà ăn? Hãy kể tên 1 số thức ăn gây ngộ độc cho gà?
GV: nhận xét, kết luận:
2.4. Đánh giá kết quả học tập.
GV: sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá học sinh .
- Giáo viên đọc các câu hỏi .
3.Củng cố: 
- Em hãy nêu mục đích của việc chăm sóc gà?
GV nhận xét giờ học.
4.Dặn dò:
Về vận dụng kiến đã học để chăm sóc gà của gia đình tốt hơn.
- 1 HS trả lời
HS: đọc thông tin trong mục 1 
-Chăm sóc gà nhằm tạo các điều kiện sống thuận lợi, thớch hợp cho gà.
-Vì chăm sóc gà tốt sẽ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn và có sức chống bệnh tốt.
HS: đọc SGK rồi trả lời câu hỏi.
-Cần sưởi ấm.
Dụng cụ sưởi ấm: chụp sưởi, bóng đèn điện,
HS: nối tiếp nhau trả lời.
HS q/s hình 2 rồi trả lời câu hỏi.
-3 em nhắc lại ghi nhớ
*Ghi nhớ:Chăm sóc gà, chống nóng, chống rét và phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
HS: ghi nhanh các kết quả đúng vào bảng con và giơ bảng.
- 2 HS nêu
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 20
Nội dung 
1. Lớp trưởng thông báo những ưu, khuyết điểm trong tuần (thông qua kết quả theo dõi của Cờ đỏ và kiểm tra trong ngày).
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung về các mặt đạo đức, học tập, thể dục vệ sinh:
- Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục như: Việc thực hiện nề nếp, học tập chuyên cần, vệ sinh trường lớp 
- Tuyên dương tên cụ thể những HS có thành tích, nêu tên những HS mắc khuyết điểm - cần sửa chữa.
3. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại.
- Duy trì nề nếp.
- Đảm bảo chất lượng học tập./.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_19_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc