Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Hoàng Bảo

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Hoàng Bảo

LÊ-NIN TRONG HIỆU CẮT TÓC.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ gốc nước ngoài, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời của những người có mặt trong hiệu cắt tóc.

3. Thái độ: - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn, ca ngợi Lê nin, lãnh tụ cách mạng thế giới đã nêu gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Lê nin

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Lê-nin.

 

doc 50 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 19 - Lê Hoàng Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
16.01
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Lê-nin trong hiệu cắt tóc
Hình tròn 
Việt Nam – Tổ quốc em. 
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) 
Thứ 3
17.01
L.từ và câu 
Toán 
Khoa học 
 MRVT: Công dân 
Chu vi hình tròn
Dung dịch 
Thứ 4
18.01
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. 
Luyện tập 
Viết bài văn tả người
Ôn tập 
Thứ 5
19.01
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
Cánh cam lạc mẹ
Diện tích hình tròn 
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Thứ 6
20.01
L.từ và câu 
Toán
Khoa học
Làm văn 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Luyện tập 
Sự biến đổi hoá học (tiết 1) 
Lập chương trình hoạt động. 
Thứ hai, ngày 16 tháng 01 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
LÊ-NIN TRONG HIỆU CẮT TÓC. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ gốc nước ngoài, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời của những người có mặt trong hiệu cắt tóc.
3. Thái độ:	- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn, ca ngợi Lê nin, lãnh tụ cách mạng thế giới đã nêu gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Lê nin
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Lê-nin.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
13’
6’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Người công dân số 1.
Giáo viên gọi học sinh đọc phân vai trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi quyết tâm của ảnh Thành tìm đường cứu nước được thể hiện qua chi tiết nào?
Vì sao có thể gọi anh Thành là người công dân số 1?
Em có cảm nghĩ gì qua câu chuyện?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Lê nin trong hiệu cắt tóc.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ gốc nước ngoài: Jcsem-li, Jva nốp- Lênin ® GV đọc mẫu yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  Lê nin”
Đoạn 2: “ Lê nin ra xem”.
Đoạn 3: Phần còn lại
Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải 
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn ( giọng cảm hứng, ca ngợi thể hiện sự trân trọng đề cao)
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
 Khách cắt tóc thể hiện nếp sống văn minh như thế nào?
Giáo viên chốt: Mở đầu bài đọc, tác giả đã giới thiệu quang cảnh một cửa hiệu cắt tóc trong tiệm Krem-li, mọi người đến cắt tóc rất đông nhưng không vì thế mà ồn ào mất trật tự, trái lại rất lịch sự, văn minh, họ đến ngồi đợi theo thứ tự trước sau, không ai bảo ai rất từ tốn.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2.
Vì sao mọi người lại cho Lê nin cắt tóc trước?
Em hãy gạch dưới câu nói của Lê nin khi được mời cắt tóc trước?
Thái độ của Lê nin trước lời đề nghị của mọi người nói lên điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài chú ý các con số về tài sản tiền bạc mà ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp cho cách mạng.
Em hãy kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Đỗ Đình Thiện qua các thời kỳ cách mạng.
 * Giáo viên chốt: Thái độ của Lê nin khi được mọi người nhường mình đã cho ta thấy rõ phẩm chất bình dị, trong sáng và khiêm tốn của ông. Ông xem mình là một công dân lao động khác.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối.
Anh công dân Iva nốp đã ứng xử thế nào? Câu chuyện kết thúc ra sao?
Vì sao Lê nin không tiện từ chối lời đề nghị của anh công dân Iva nốp?
 Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện.
* GV chốt: Muốn xây dựng xã hội văn minh tốt đẹp thì mọi người đều phải thực hiện nghiệm túc các quy định chung về nếp sống văn minh. Mẩu chuyện kể về Lê nin đã giúp các em hiểu hơn nghĩa vụ của mỗi công dân trong xã hội.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
Đối với bài văn này, các em cần có giọng đọc như thế nào?
Yêu cầu học sinh ghi dấu ngắt giọng, nhấn mạnh rồi đọc cho phù hợp với từng nhân vật
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm .
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung ý nghĩa của bài.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe, trả lời .
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc đồng thanh.
Nhiều học sinh tiếp nối đọc từng đoạn của bài văn, đọc các từ ngữ có âm tr, r, s chính xác.
1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Các em có thể nêu thêm từ ngữ chưa hiểu
Cho đọc từ ngữ chú giải, cả lớp đọc theo.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Khách đến cắt tóc trong tiệm Krem-li rất đông nhưng mọi người rất lịch sự, văn minh ngồi đợi theo thứ tự trước sau.
1 học sinh đọc lại yêu cầu đề bài.
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Học sinh tự do nêu ý kiến.
Dự kiến: Vỉ Lê nin rất bận
Vì mọi người biết Lê nin có việc nếu phải ngồi đợi rất nhiều.
Học sinh gạch dưới câu nói của Lê nin rồi nêu:
Dự kiến: Cảm ơn các đồng chí – Tôi cũng phải ngồi đợi chứ!
Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Lê nin xem mình là một công dân bình thường.
Lê nin cần thực hiện đúng quy định chung như tất cả mọi người.
Lê nin tôn trọng các nếp sống về văn minh, không xem mình là lãnh tụ, bận rộn hơn người khác.
Lê nin không muốn nhận sự ưu tiên, nhường nhịn của mọi người.
1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu câu trả lời
Dự kiến: Anh công dân Iva nốp đã mời Lê nin ngồi vào ghế cắt tóc trước vì đã đến lượt anh, anh có quyền đổi chỗ cho người khác. Lê nin không tiện từ chối nữa, đã ngồi vào ghế sắt cắt tóc.
Vì anh công dân Iva nốp có thái độ hết sức chân thành, lý lẽ thuyết phục.
Học sinh phát biểu tự do.
Dự kiến: Lê nin là một công dân gương mẫu, tôn tọng mọi người, Lê nin rất khiêm tốn, giản dị.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
 Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ? // ( giọng vui, giản dị)
 - Đồng chí Lê nin/ giờ đã đến lượt tôi. Tôi thà để năm năm không cắt tóc chứ không để đồng chí đợi thêm một phút nào nữa// ( giọng chân thành)
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm .
Học sinh thi đua đọc diễn cảm .
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh các nhóm thảo luận để tìm đại ý của bài.
Dự kiến: ca ngời Lê nin, vị lãnh tụ cách mạng thế giới, đã nêu tấm gương về ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh.
TOÁN: 	
HÌNH TRÒN. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh nhận dạng được hình tròn, các đặc điểm của hình tròn.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh kĩ năng vẽ hình tròn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Compa, bảng phụ. 
+ HS: Thước kẻ và compa.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
15’
16’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Hình tròn
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn – đường tròn
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn.
Điểm đặt mũi kim gọi là gì của hình tròn?
+ Lấy 1 điểm A bất kỳ trên đường tròn nối tâm O với điểm A ® đoạn OA gọi là gì của hình tròn?
+ Các bán kính OA, OB, OC như thế nào?
+ Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn?
+ Đường kính như thế nào với bán kính?
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phướng pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1:
Theo dõi giúp cho học sinh dùng compa.
 Bài 2:
Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính.
 Bài 3:
Lưu ý cách vẽ đường tròn lớn và hai nửa đường tròn cùng một tâm.
 Bài 4:
Lưu ý vẽ hình chữ nhật. Lấy chiều rộng là đường kính ® bán kính vẽ nửa đường tròn.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Thực hành.
Nêu lại các yếu tố của hình tròn.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Ôn bài
Chuẩn bị: Chu vi hình tròn.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2, 3.
Hoạt động lớp.
Dùng compa vẽ 1 đường tròn.
Dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn.
Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn.
 Tâm của hình tròn O.
 Bán kính.
Học sinh thực hành vẽ bán kính.
1 học sinh lên bảng vẽ.
 đều bằng nhau OA = OB = OC.
 đường kính.
Học sinh thực hành vẽ đường kính.
1 học sinh lên bảng.
  gấp 2 lần bán kính.
Lần lượt học sinh lặp lại.
Bán kính đoạn thẳng nối tâm O đến 1 điểm bất kỳ trên đường tròn (vừa nói vừa chỉ bán kính trên hình tròn).
Đường kính đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ trên đường tròn và đi qua tâm O (thực hành).
Hoạt động cá nhân.
Thực hành vẽ đường tròn.
Sửa bài.
Thực hành vẽ đường tròn.
Sửa bài.
Thực hành vẽ theo mẫu.
Thực hành vẽ theo mẫu.
Hoạt động lớp.
 ... ûi thích tại sao có thể lược bỏ những từ đó.
Cho học sinh chia thành nhóm, thảo luận trao đổi vấn đề.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã đan nội dung bài, yêu cầu 3 học sinh lên bảng thi làm đúng nhanh tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 4:
Cách làm tương tự như bài tập 3.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm BT 3, 4 + Ôn bài.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
1 học sinh đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân, các em gạch chân các câu ghép tìm được trong đoạn văn.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD:
Câu 1: “Anh công nhân
Câu 2: “Tuy đồng chí 
Câu 3: “Lênin cũng không  cắt tóc.
Học sinh làm việc cá nhân, dùng bút chì quận chéo, phân tích các vế câu ghép, khoanh tròn từ và dâu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
3 học sinh lên bảng làm.
VD:
 câu 1: có 3 vế câu.
Câu 2: có 2 vế câu.
Câu 3: có 2 vế câu.
Cả lớp bổ sung, nhận xét.
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh trao đổi, phát biểu ý kiến.
VD:
Câu 1: các vế câu 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ “thô” vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp bằng dấu pha.
Câu 2: 2 vế câu nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “tuy nhưng ”.
Câu 3: 2 vế nối trực tiếp với nhau bằng dấu phẩy.
H nêu
Hoạt động cá nhân.
Vài học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh xung phong nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn sách).
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân.
VD: Bạn a có một câu ghép, (nếu) chẳng may ông mất (thì) ai là người sẽ thay ông đứng đầu triều đình?
Bạn b có một câu ghép, (mặc dù) có sức khoẻ nghiêng mình cúi chào (nhưng) đại bàng khác giống chim khác.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện phát biểu ý kiến.
VD:
 Đoạn a: chính vì Hồ Chủ Tịch thấy nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà người đã ra đi học tập kinh nghiệm cách mạng để “về giúp đồng bào”.
® Tác giả lược từ trên để tránh lặp, câu văn bớt rườm rà nặng nề.
Đoạn b: có 3 câu ghép có 2 câu bị lược.
Câu 1: Vũ Văn Đường vì ông, sao ông không tiến cử?
Câu 2: còn thái hậu hỏi người tài ba thì tôi xin tiến cử Trần Trung Tá.
® Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn tránh lặp.
Học sinh cả lớp sửa bài vào vở.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh cả lớp làm cá nhân 3 bạn lên bảng thực hiện vả trình bày kết quả.
VD:
a) Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám thì lười biếng độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh cả lớp làm vào vở các câu ghép chính phụ có thể tạo ra được là.
Vì Vân gặp nhiều khó khăn lên bạn ấy học hành sút kém mặc dù Vân gặp nhiều khó khăn nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
Hiền học giỏi toán lên bạn ấy làm rất nhanh.
Vì Hiền học giỏi môn toán lên bạn ấy làm rất nhanh.
Không những Hiền học giỏi toán mà bạn ấy còn học giỏi môn tiếng Việt.
Hoạt động lớp.
Vài học sinh nhắc lại.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN: 
LUYỆN TẬP . 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố kỹ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng kết hợp tính diện tích của 1 hình “tổ hợp”.
3. Thái độ: 	Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	SGK, bảng phụ.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
32’
8’
20’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Diện tích hình tròn.
Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn?
Aùp dụng. Tính diện tích biết:
 r = 2,3 m ; d = 7,8 m
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: Ôn quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích hình tròn.
Phương pháp: đàm thoại.
Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn? Công thức?
Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn?
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: Vận dụng công thức vào giải toán.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1: Tính chu vi, diện tích hình tròn.
® Giáo viên nhận xét
 Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi tròn C.
Nêu cách tìm bán kính hình tròn?
® Giáo viên nhận xét
 Bài 3: 
Muốn tìm diện tích phần gạch chéo em làm như thế nào?
® Giáo viên nhận xét
 Bài 4: 
Muốn tính diện tích miệng thành giếng em làm sao?
Bán kính miệng giếng và thành giếng tính như thế nào?
® Giáo viên nhận xét
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức
Phương pháp: Động não.
Nêu công thức tìm bán kính biết chu vi? 
® Nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học 
Hát 
H nêu
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu
Học sinh nêu
Hoạt động cá nhân, nhóm
 Bài 1: 
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Sửa bài trò chơi “Tôi hỏi”
 Bài 2: 
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu
Học sinh làm bài.
2 học sinh làm bảng phụ
® Sửa bài 
 Bài 3: 
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu
 S gạch chéo = S HV – S hình tròn
Học sinh làm nháp ® khoanh vào kết quả đúng.
 Bài 4: 
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu
Học sinh nêu
Học sinh làm bài
® 1học sinh làm bảng phụ
® Sửa bài 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
KHOA HỌC:	 
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiết 1). 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
2. Kĩ năng: 	- Thực hiện một số trò chơi có liê quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 70, 71.
	 - Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
 - 	Học sinh : - SGK. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
24’
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1.
- Đốt tờ giấy.
- Tờ giấy bị cháy thành than.
- Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
Thí nghiệm 2.
- Chưng đường trên ngọn lửa.
- Đường từ trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẩm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than. - Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Dung dịch.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sự biến đổi hoá học (tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thí nghiệm
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
 Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
v Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: 
Thế nào là sự biến đổi hoá học?
Nêu ví dụ?
Kết luận:
 + Hai thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hoá học.
 + Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sự biến đổi hoá học (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Các nhóm khác bổ sung.
Sự biến đổi hoá học.
Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
H nêu
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
 TẬP LÀM VĂN: tiết 41 TUẦN 21 Thứ ba 30/1/2007
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho một hoạt động tập thể quen thuộc.
2. Kĩ năng: 	- Qua việc lập chương trình hoạt động , rèn luyện óc tổ chức và ý thức tập thể.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo lập chương trình.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Bảng phụ viết tên 3 phần chính của chương trình
+ HS: - Bút dạ và một số tờ giấy khổ to, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
7’
20’
5’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động.
Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Lập chương trình hoạt động.(tt)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài 	
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài suy nghĩ lựa chọn chương trình hoạt động 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ba phần của một chương trình.
v	Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình.
 Giáo viên cho hs lập chương trình vào vở.
- Gọi hs trình bày bài là
Giáo viên kết luận
5. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học; biểu dương những học sinh và nhóm học sinh làm việc tốt.
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở các công việc của một hoạt động tập thể em vừaliệt kê.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Trả bài văn tả người”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm
 - H làm vào vở
- H trình bày.
RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc