Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Kiều Thị Nguyệt

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Kiều Thị Nguyệt

Toán.

Luyện tập về cách tính diện tích.

I/ Mục tiêu.

Giúp HS:

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông.

 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS .

 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.

 - Học sinh: sách, vở, bảng con.

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Kiều Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 21.
Ngày soạn: - 1-2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Toán.
Luyện tập về cách tính diện tích.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông. 
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS .
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu cách tính.
- Thông qua ví dụ sgk để hình thành cho HS quy trình chia tách hình, tính diện tích các hình nhỏ rồi cộng lại. 
Bài 1:Tính.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Chốt lại kết quả đúng, ghi điểm một số em.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* HS theo dõi, làm nháp.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vở, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét, nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Tập đọc
Trí dũng song toàn.
 I/ Mục tiêu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc giọng phân biệt lời các nhân vật.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt .
 II/ Đồ dùng dạy-học.
Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ...
Học sinh: sách, vở... 
 III/ Các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài.
 Bài giảng
a/ Luyện đọc
- HD chia đoạn (4 đoạn).
- Giáo viên đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài.
* GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1, nêu câu hỏi 1.
* GV cho học sinh đọc thầm đoạn 2, nêu câu hỏi 2.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 GV nêu câu hỏi 3,4.
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
c/ Đọc diễn cảm. 
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Đánh giá, ghi điểm
3/ Củng cố-dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn học ở nhà. 
- 1 em đọc toàn bài.
- Đọc tiếp nối theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp tìm hiểu chú giải.
- 1 em đọc lại toàn bài.
* Ông vờ khóc vì không có mặt ở nhà để cúng cụ tổ 5 đời... vua Minh mắc mưu đàng phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
* Vua Minh mắc mưu ông nên căm ghét ông nên sai người hãm hại ông..
* Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất, vì danh dự của đất nước ông không sợ chết đã đối lại một câu tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 
* HS rút ra ý nghĩa (mục I).
- 4 em đọc
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm
Đạo đức :
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em (tiết1).
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh nắm được: 
Cần phải tôn trọng UBND xã ( phường ) và vì sao phải tôn trọng UBND xã ( phường ).
Thực hiện các quy định của UBND xã; tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức.
Tôn trọng UBND xã.
Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Tư liệu, phiếu...
 - Thẻ màu
III/ Các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu.
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã ( phường ). 
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- GV kết luận.
b/ Hoạt động 2: Làm Bài tập 1.
Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã.
 * Cách tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- GV kết luận.
- GV ghi điểm các nhóm thực hiện tốt.
c/ Hoạt động 3: Làm Bài tập 3.
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Gọi nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
3/ Củng cố-dặn dò.
- Tóm tắt, nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài.
* 1, 2 em đọc truyện.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* 2, 3 em đọc Ghi nhớ.
* Lớp chia nhóm, thảo luận để làm bài tập 1.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung hoặc nêu ý kiến khác.
* HS làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả trước lớp.
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc diễn cảm: Trí dũng song toàn.
 I/ Mục tiêu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc giọng phân biệt lời các nhân vật.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt .
 II/ Đồ dùng dạy-học.
Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ...
Học sinh: sách, vở... 
 III/ Các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài.
 Bài giảng
* Luyện đọc
- HD chia đoạn (4 đoạn).
- Giáo viên đọc mẫu 
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
* Đọc diễn cảm. 
- HS đọc tiếp nối đoạn.
- Đánh giá, ghi điểm
3/ Củng cố-dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn học ở nhà. 
- 1 em đọc toàn bài.
- Đọc tiếp nối theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp tìm hiểu chú giải.
- 1 em đọc lại toàn bài.
* HS rút ra ý nghĩa (mục I).
- 4 em đọc
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm
Luyện Toỏn
luyện tập về tính diện tích 
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích các hình
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích các hình.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình tam giác, hình chữ nhật.
Học sinh viết công thức : S = a b ; 
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 VBTT5 (20): HS đọc yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài vào vở.
Bài làm
Chiều cao của tam giác là
27,2 x 2 : 6,8 = 8 (cm)
Đáp số : 8 cm
 Bài tập 2: VBTT5 (21): HS đọc yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài vào vở.
Bài làm
Diện tích tấm thảm hình vuông là
4 x 4 = 16 (m2)
Diện tích của căn phòng
5,6 x 5 = 18 (m2)
Diện tích nền phòng không được trải thảm là
28 – 16 = 12 (m2)
Đáp số : 12m2
Bài tập 3: VBTT5 (21):
Một sân vận động có dạng hnhf chữ nhật, kích thước như hình vẽ. Tính chu vi và diện tích của sân vận động đó.
Bài giải
Chu vi của sân vận động là 
(50 + 110) x 2 = 230 (m)
Diện tích của sân vận động là
50 x 110 = 5500 (m2)
Đáp số : a) 230m
 b) 5500m2
3.Củng cố dặn dò :
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích các hình.
 Dặn dò về nhà.
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết
I/ Mục tiêu.
1- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài viết hai khổ trong bài Cao Bằng
2- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu v/d/gi.
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, - Học sinh: sách, vở bài tập...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Đọc bài chính tả 1 lượt.
- Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
* Đọc chính tả.
-Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
+ Nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
+ Chữa, nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chữa bài tập giờ trước.
Nhận xét.
- Theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
+Viết bảng từ khó:(HS tự chọn)
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, chữa bảng.
+ Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
Ngày soạn: - 1-2011
Ngày dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Toán.
Luyện tập về cách tính diện tích (tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang. 
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS .
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu cách tính.
- Thông qua ví dụ sgk để hình thành cho HS quy trình chia tách hình thành 1 tam giác và 1 hình thang, tính diện tích từng hình nhỏ rồi cộng lại. 
Bài 1:Tính.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Chốt lại kết quả đúng, ghi điểm một số em.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* HS theo dõi, làm nháp.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
Bài 1:
 Đáp số: 7833 m2
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vở, báo cáo kết quả.
Bài 2:
 Đáp số: 
- Chữa, nhận xét, nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Chính tả.
Nghe-viết: Trí dũng song toàn.
I/ Mục tiêu.
1- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Trí dũng song toàn.
2- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi.
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ, phiếu bài tập...
 - Học sinh: sách, vở bài tập...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Đọc bài chính tả 1 lượt.
- Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
* Đọc chính tả.
-Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
+ Nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
+ Chữa, nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chữa bài tập giờ trước.
Nhận xét.
- Theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
+Viết bảng từ khó:(HS tự chọn)
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, chữa bảng.
+ Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ : Công dân.
I/ Mục tiêu.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
- Vận dụng vốn từ đã h ... ác ngành sản xuất của Lào.
* Bước 2: Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
3/Trung Quốc.
c) Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm và cả lớp )
* Bước 1: 
- HD quan sát hình 5 và đọc gợi ý sgk để tìm hiểu về diện tích, dân số, các ngành sản xuất chính . 
* Bước 2: Gọi HS trả lời.
- Kết luận: sgk.
C/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* HS làm việc theo cặp.
- Các nhóm trình bày trước lớp, kết hợp chỉ bản đồ.
+ Nhận xét, bổ sung.
* Các nhóm trao đổi, hoàn thành các ý trả lời.
- Trình bày trước lớp, em khác nhận xét, bổ sung.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trình bày trước lớp
* 2, 3 em đọc Ghi nhớ.
Luyện Toán
Luyện tập về tính diện tích. 
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang. 
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, trình bày khoa học cho HS .
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1:Tính.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Chốt lại kết quả đúng, ghi điểm một số em.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
Bài 1:
 Đáp số: 7833 m2
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vở, báo cáo kết quả.
Bài 2:
 Đáp số: 
- Chữa, nhận xét, nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Ngày soạn: - 1-2011
Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011.
Toán.
Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải toán có liên quan.
 - Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật .
- GV tổng hợp để HS có biểu tượng về hình chữ nhật và hình lập phương.
* Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2:
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
-Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* HS quan sát, nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS chỉ các mặt của hình.
- Nêu các đồ vật có hình dạng tương tự.
* HS tự làm bài, nêu kết quả.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu miệng trước lớp.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
Tập làm văn.
Lập chương trình hoạt động.
I/ Mục tiêu.
1. Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
2. Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học (SGK).
2) Hướng dẫn học sinh lập chương trình hoạt động.
a/ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc to đề bài.
- GV lưu ý HS có thể lập chương trình hoạt động cho 1 trong 5 đề bài trong sgk.
- GV cho HS quan sát cấu tạo 3 phần của 1 chương trình.
b/ Cho HS lập chương trình hoạt động.
- GV dán phiếu ghi tiêu chí đánh giá lên bảng.
- GV giữ lại bài làm tốt nhất để giúp HS hoàn thiện bài của mình .
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Lớp theo dõi.
- HS đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn đề bài để lập chương trình.
- HS đọc lại.
* HS tự lập chương trình hoạt động vào vở( viết vắn tắt ý chính, khi trình bày mới nói thành câu ).
- 2 nhóm làm ra bảng nhóm.
- Trình bày trên bảng lớp.
- HS trình bày bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.
- Lớp bình chọn người lập chương trình hoạt động tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc.
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I/ Mục tiêu.
1.Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.
2.Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câuđể tạo các câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả .
3.Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2/ Phần nhận xét.
Bài tập 1: Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài tập.
- GV cho HS quan sát bảng phụ, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HD xác định các vế câu.
- GV cho HS quan sát bảng phụ, chốt lại lời giải đúng.
* Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
3) Hướng dẫn luyện tập.
 Bài tập 1.HD làm nhóm.
* GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2.
- HD nêu miệng.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3.
- HD làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Lớp theo dõi sgk.
- Lớp đọc thầm lại hai câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
* Đọc yêu cầu và làm việc cá nhân.
- HS viết nhanh ra nháp những quan hệ từ, cặp quan hệ từ tìm được.
* 3, 4 em đọc sgk.
- 2-3 em nhắc lại nội dung (không nhìn sách giáo khoa).
* Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi, tìm ra các QHT và cặp QHT, tìm vế câu chỉ nguyên nhân và kết quả.
- Trình bày trước lớp.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ phát biểu ý kiến
* Đọc yêu cầu.
+ Làm bài vào vở, chữa bài.
Khoa học.
Sử dụng năng lượng chất đốt.
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
Giáo dục các em lòng yêu thích bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở,...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Khởi động: Mở bài.
b) Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
* Mục tiêu: HS nêu tên được một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
 * Cách tiến hành.
- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng? Các chất đó ở thể gì?
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
c) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
 * Cách tiến hành.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
- HS suy nghĩ, phát biểu, lấy ví dụ minh hoạ.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình sgk và thảo luận các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
Ngày soạn: - 1-2011
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011.
Toán.
Diện tích xung quanh và 
diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - Tự hình thành được cách tính và công thức tính, vận dụng kiến thức đã học để giải 
 toán.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* HD học sinh hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV mô tả diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật.
- Nêu bài toán, HD học sinh cách giải.
- HD hình thành biểu tượng và quy tắc tính.
* Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kết luận kết quả đúng, ghi điểm một số em.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
-Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* HS quan sát trực quan, chie ra các mặt xung quanh.
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
- HS quan sát hình triển khai, nhận xét và đưa ra cách tính.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
Bài 1:
 Đáp số: 54 dm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
 Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
 ( 6 + 4 ) x 2 x 9 = 180 ( cm2 )
Diện tích đáy của thùng tôn là:
 6 x 4 = 24 ( cm2 )
Diện tích tôn cần dùng là:
 180 + 24 = 204 ( cm2 )
 Đáp số: 204 cm2
Tập làm văn.
Trả bài văn tả người.
I/ Mục tiêu.
1. Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bàyửtong bài văn tả người.
2. Biết tham gia sử lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình , tự viết lại một đoạn cho hay hơn.
3.Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, một số lỗi cơ bản, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở viết.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Nhận xét chung và DH học sinh chữa một số lỗi điển hình.
- Nêu đề bài, một số lỗi điển hình, cho HS nhận xét.
3) Trả bài và hướng dẫn chữa bài.
- Trả vở cho các em và HD chữa lỗi.
- Đọc mẫu bài văn, đoạn văn hay.
4) Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu, xác định đề bài.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Lên bảng chữa lỗi sai, chữa vở nháp.
- Trao đổi về bài chữa trên bảng.
* Sửa lỗi trong bài ( tự sửa lỗi, trao đổi với bạn để kiểm tra).
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Viết lại một đoạn trong bài làm.
+ 1-2 em trình bày trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_21_kieu_thi_nguyet.doc