Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 24 - Phạm Thị Hương Lan

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 24 - Phạm Thị Hương Lan

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I. Mục tiêu:

1. MT chung: - Biết đọc với giọng trang trọng, thể hiện được tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu được ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của nguời Ê-Đê xưa.

 - Kể được 1-2 luật của nước ta.

 - GDHS sống, làm việc theo pháp luật.

2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng.

II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.

III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 24 - Phạm Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN XXIV
 Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
Tập đọc: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Biết đọc với giọng trang trọng, thể hiện được tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu được ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của nguời Ê-Đê xưa.
 - Kể được 1-2 luật của nước ta. 
 - GDHS sống, làm việc theo pháp luật. 
2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng. 
II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
Bài cũ: Đọc bài “Chú đi tuần” và trả lời câu hỏi về ND bài? Nh/xét, ghi điểm
- Đọc bài và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1: Luyện đọc đúng : 
- HD đọc: Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, trang trọng, thể hiện được tính nghiêm túc của văn bản. 
- Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT, chia đoạn?
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Luyện phát âm: luật tục, Ê-Đê, .... Tiến đọc thêm 1 số từ: chuyện nhỏ, chuyện lớn, thò tay, .... 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu thêm các từ: 
- Giải thích thêm như trong SGV.
- Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và chia đoạn: 3 đoạn: + Đoạn 1: Về câch xử phạt.
+ Đ2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đ3: Về các tội.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm tiếng khó
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, nêu nghĩa các từ mới : phần chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS lắng nghe
HD Tiến đọc: chuyện nhỏ, chuyện lớn, thò tay, .... 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: .
- Y/C HS ĐT và trả lời: 
+ N2: Người Ê-Đê xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc làm mà người Ê-Đê cho là có tội?
+ Nói thêm: Các loại tội trạng được người Ê-Đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng mục khoản.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-Đê quy định xử phạt rất công bằng?
+ Nói thêm: Ngay từ ngày xưa, dân tộ Ê-Đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-Đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, công bằng.
+ Kể tên một số luật của nước ta mà em biết?
 - Nội dung chính của bài?
- Chốt ý: SGV
 - HS đọc thầm, dự kiến trả lời: 
+ để giữ cuộc sống bình yên cho dân làng.
+ Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch tới đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ; chuyện lớn thì xử nặng; người phạm tội là người bà con hay anh em cũng xử vậy; tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao, ... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc, ....) mới được kết tội; phải có vài 3 người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
- Lắng nghe.
+ Luật Giáo dục, luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật giao thông đường bộ, ....
- HS nêu: Luật tục nghiêm minh và công bằng của nguời Ê-Đê xưa.
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
Theo dõi và sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV mời 3 HS đọc theo đoạn lần 1. 
- Chọn đoạn : “Tội không hỏi cha mẹ .... nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.” để đọc diễn cảm. 
- Y/C HS nêu cách đọc đoạn trên?
- Chốt ý đúng: SGV
- Y/C HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp, theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận- nêu cách đọc: Đọc rõ ràng, dứt khoát thể hiện sự nghiêm túc của văn bản; nhấn giọng ở các từ: cây đa, cây sung, mẹ cha, không hỏi cha, chẳng hỏi mẹ, ông bà già cả, xét xử, đánh cắp, đủ giá, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội, .... 
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em đọc
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Nói thêm cho HS biết tên một số luật của nước ta.
- Dặn về nhà học bài.
- Đọc trước bài “Hộp thư mật” 
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Vận dụng làm bài tập đúng, chính xác.
- GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: SGK, ND trò chơi.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT 2 SGK trang 122.
- Nhận xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
 *Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Y/c Hs làm BT1, 2 (cột 1) trang123- SGK.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu:
+ BT1: Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích HLP
+ BT2: Tính DT mặt đáy, DTXQ, thể tích của HHCN.
+ BT3: Gợi ý: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi khối gỗ HLP đã cắt đi. 
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài làm của HS:
+ BT1:
Diện tích 1 mặt của HLP là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 6,25 x 6 = 37,5 (cm)
Thể tích của HLP đó là:
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 16,25 (cm)
 Đáp số: 16,25 cm
+ BT2:
Diện tích mặt đáy của HHCN là:
11 x 10 = 110 (cm)
Diện tích xung quanh của HHCN là:
(11 + 10) x 2 x 6 = 252 (cm)
Thể tích của HHCN là:
11 x 10 x 6 = 660 (cm)
 Đáp số: 660 cm
+ BT3: 
Thể tích của khối gỗ HHCN là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm)
Thể tích của khối gôc HLP cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm)
Thể tích khối gỗ còn lại là:
270 - 64 = 206 (cm)
 Đáp số: 206 cm
 - Lắng nghe và ghi nhớ.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về làm lại bài sai, ôn lại công thức tính S, S, V của HHCN và HLP.
- Làm thêm các bài còn lại, nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Lịch sử: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Biết vai trò của đường Trường Sơn đối với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, .... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam .
 - GDHS biết ơn những người đã khôing tiếc máu xương bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Thông tin trong SGV, tư liệu và tranh ảnh về đường Trường Sơn.
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ: Nêu những đóng góp của nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ta?
- Nh/xét, ghi điểm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ..
*Bài mới: Giới thiệu bài: SGV
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Nêu nhiệm vụ tiết học: SGV
- Lắng nghe và theo dõi.
HĐ1: Mục đích ta mở đường Trường Sơn: 
- Y/c HS đọc SGK và nêu những nét chính về đường Trường Sơn? Mục đích của việc mở đường Trường Sơn?
- Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ VN.
- Chốt ý: đường TS là hệ thông những tuyến đường bao gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến: đông TS và Tây TS; mục đích mở đường TS là chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
- HS làm việc N2 theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nh/x, b/s.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ2: Những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và TNXP trên đường TS: 
- Y/c HS làm việc theo N2: Tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu trên đường Trường Sơn? Tìm hiểu về anh Nguyễn Viết Sinh? 
- T/c cho các nhóm báo cáo, chốt ý đúng.
- HS làm việc theo N2. 
- Đaị diện nhóm báo cáo, lớp nh/xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Ý nghĩa của đường Trường Sơn:
 - Làm việc theo N4: Nêu ý nghĩa của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ và hiện nay?
- T/c cho các nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng: SGV
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nói thêm một số TL về đường Trường Sơn xưa và nay (t/tin trong SGV).
- Học bài, xem trước bài “Sấm sét đêm giao thừa”
 Nh/xét tiết học.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
Chính tả: NÚI NON HÙNG VĨ (Nghe-viết) 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS nghe-viết đúng bài Chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
 - Tìm được tên riêng trong BT2.
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: ND bài tập 2, 3 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ2: 
- Y/c 1-2 HS đọc bài “Núi non hùng vĩ” 
- Y/c HS nêu Nd bài?
- Nhắc HS: lưu ý các từ dễ viết sai: sương mù, thẳng ruổi, ....; Viết hoa danh từ riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai, Tam Đường, ... 
- Y/c HS viết vào vở nháp	
- đ ọc cho HS viết bài, dò bài.
- Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa ta và Trung Quốc. 
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu t, th...
.
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
 + BT2: T/ch cho HS dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn.”
- N6 chơi theo hình thức “Tiếp sức”. Trong cùng một thời gian, nhóm nào tìm được nhiều nhất, nhanh và đúng nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Nhận xét trò chơi.
+ BT3: - Gọi HS đọc y/c của các câu đố.
- Giải các câu đố theo yêu cầu?
- Nhận xét, bổ sung thêm
+ BT2 : HS điền vào giấy A0 
- HS làm theo yêu cầu
 - Lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS đọc BT3 theo yêu cầu.
 + Câu 1: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
+ Câu 2: Quang Trung (Nguyễn Huệ)
+ Câu 3: Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
+ Câu 4: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
+ Câu 5: Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) 
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Dặn HS làm lại các BT sai (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 02 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu: MRVT: TRẬT TỰ- AN NINH 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS làm được BT1; tìm được một số DT, ĐT có thể kết hợp với từ “an ninh” (BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và sắp xếp được vào nhóm  ... ột số đồ vật không có dạng hình cầu như quả trứng, bóng điện để HS phân biệt.
 Hình cầu
HĐ3: Thực hành:
- Y/c Hs làm BT1, 2, 3 trang 126.
- T/c cho HS làm BT1, 2 dưới dạng hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- BT3: Y/c HS nêu.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Lắng nghe và chơi theo hướng dẫn, dự kiến kết quả:
+ BT1: Hình A, C.
+ BT2: Quả bóng, viên bi.
+ BT3: HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS nắm vững các đặc điểm của hình trụ và hình cầu.
- Học bài, xem trước bài tiếp.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá trong BT1.
 - Viết được đoạn văn tả đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
 - GDHS ý thức ôn tập tốt.
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Bảng phụ ghi ND BT1, ND trò chơi (BT2)
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
*Bài cũ: Kiểm tra đoạn văn viết lại của HS (sau tiết trả bài kiểm tra Kể chuyện)
- Nhận xét.
- Làm theo hướng dẫn.
- Lắng nghe.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc ND BT1.
- Giải thích như trong SGV.
- Y/c Hs làm việc theo N4
- T/c cho đại diện nhóm trình bày.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn NDung BT1 và tổng kết.
- 1 HS đọc y/c của BT1, lớp ĐT.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo N4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi và lắng nghe.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
Nội dung BT1a
1. Mở bài
 Từ đầu ... màu cỏ úa – MB trực tiếp.
2. Thân bài
Từ “chiếc áo sờn vai” đến ..... “chiếc áo quân phục cũ của ba.
+ HD thêm cho HS cách thức miêu tả áo: Tả bao quát cái áo (xinh xinh, trông rất oách) -> Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sếp, ....) -> nêu công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo (mặc vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đan gôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như anh lính tí hon, ...)
3. Kết bài. 
Phần còn lại – KB kiểu mở rộng.
+ BT1b: Y/c HS nêu các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn?
- GV nói thêm như SGV trang 105
+ BT2: Y/c cả lớp ĐT bài tập 2.
- Nhấn mạnh lại y/c của đề bài, nhắc thêm: Có thể tả hình dáng, công cụ của quyển sách, quyển vở, cái đồng hồ báo thức, ....; chú ý q/sát kỹ đồ vật, sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh khi tả. 
- Y/c 1 số HS nối tiếp đọc đoạn bài.
 - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nối tiếp đọc bài , lớp nhận xét.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả đồ vật, viết lại đoạn văn BT2, chuẩn bị cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ s áu ngày 5 tháng 03 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: - HS biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Làm bài tập đúng, chính xác. 
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: 
- Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT2b trang 127; Nh/xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Y/c HS làm BT1(ab), 2 trang 128, SGK; em nào làm xong tiếp tục làm các bài còn lại.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu: Lưu ý các kích thước của bể cá HHCN (viết các kích thước đó dưới dạng đơn vị đề-xi-mét)
+ BT1: Y/c Hs nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích của HHCN.
+ BT2: Nhắc lại cách tính diện tích và thể tích của HLP.
1,5cm
1,5cm
1,5cm
- HS làm bài theo yêu cầu.
- Lắng nghe
+ BT1: 
1m= 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm.
a/ Diện tích xung quanh của bể kính:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm)
Diện tích kính dùng để làm bể cá là:
+ 50 = 230 (dm)
b/ Thể tích trong lòng bể là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm)
c/ Thể tích nước có trong lòng bể là:
300 : 4 x 3 = 225 (dm)
Đáp số: a)230dm; b)300dm; c)225dm 
+ BT2: 
a. Diện tích xung quanh của HLP là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m)
b. Diện tích toàn phần của HLP là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m)
c. Thể tích của HLP là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m)
 Đáp số: 9 m ; 13,5 m ; 3,375 m
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại cách tính diện tích XQ, DTTP, thể tích của HLP và HHCN.
- Làm các BT còn lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Địa lý: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 1. MT chung: 
 - Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
- GDHS ham hiểu biết.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng khi em trả lời
II. ĐDDH : Bản đồ châu Á, châu Âu
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ : Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của châu Âu? nh/xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1 : Ôn tập về vị trí, giới hạn của châu Á, châu Âu : 
- Treo bản đồ thế giới, y/c HS lên chỉ và mô tả lại vị trí, giới hạn của châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Chỉ tên một số dãy núi ở châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Chốt ý đúng.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu. 
- HS lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
HĐ2 : Khái quát đặc điểm của châu Á, châu Âu về một số lĩnh vực :
- Y/c HS làm việc theo nhóm 4 : Hoàn thành nội dung trong phiếu. 
- T/c cho các nhóm báo cáo trước lớp.
- Chốt ý đúng : SGV.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Báo cáo trước lớp, nh/xét, bổ sung 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
Nội dung phiếu
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
Diện tích
44 triêu km2
10 triệu km2
Khí hậu
Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới, hàn đới.
Đới khí hậu ôn hoà
Địa hình
Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích, có đỉnh ê-vơ-rét cao nhất thế giới.
Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông.
Màu da
Đa số là người da vàng
Chủ yếu là người da trắng
HĐ kinh tế
Làm nông nghiệp là chính
Hoạt động công nghiệp là chính.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò: 
- T/c cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn . 
- Dặn HS về nhà học bài, xem bài tiếp và trả lời trước các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: 
 - HS lập được dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
 - GDHS ý thức ôn tập tốt.
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
*Bài cũ: Kiểm tra đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc đối với em.
- Nhận xét.
- Làm theo hướng dẫn.
- Lắng nghe.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BT1:
- Y/c 1 HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- Gợi ý: Chọn trong 5 đề đã cho 1 đề phù hợp với mình, có thể chọn một quyển sách TV, một đồ vật trong nhà mà em yêu thích, một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, ....
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Y/c HS lập dàn ý vào vở nháp, 5 em làm vào giấy A3.
- T/c cho những HS làm trên giấy trình bày bài làm của mình.
- Bổ sung, hoàn thiện bài làm.
+ BT2: Làm việc theo nhóm 4.
- Y/c 1 HS đọc BT2 và gợi ý.
- Y/c Hs dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Dạy cá nhân cho Tiến.
- T/c cho đai diện nhóm trình bày trước lớp, bình chọn bạn trình bày tốt nhất.
- 1 HS đọc y/c của 5 đề, lớp ĐT.
- Lắng nghe.
- HS làm theo yêu cầu.
- Làm bài vào vở nháp và vào giấy.
- HS trình bày bài làm, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
+ BT2:
- Đọc yêu cầu của BT2.
- Trình bày bài trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, theo dõi, lắng nghe và bình chọn bạn trình bày hay nhất.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Dặn những HS chưa hoàn thành dàn bài hoặc dàn bài chưa đạt về nhà làm lại.
- Chuẩn bị tiết sau viết bài văn tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt: ĐỘI
I. Mục tiêu: 
 - Đội viên nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới.
 - Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của chi đội trưởng và chị phụ trách.
 - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập và tu dưỡng bản thân.
II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của chi đội trưởng.
 - Chị phụ trách: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Đ/giá HĐ tuần qua của ch/đội trưởng:
- Y/c chi đội trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của chi đội.
- Tổ chức cho HS nhận xét về đánh giá của chi đội trưởng.
- Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình.
- Ý kiến bổ sung của chị phụ trách:
+ Nhất trí với ý kiến của chi đội trưởng.
+ Tuyên dương lớp đã có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập cúng như trong mọi hoạt động khác của lớp.
- Chi đội trưởng đánh giá h/động của chi đội về:
+ Các hoạt động trong tuần qua.
+ Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
+ Ý thức học tập: Ở lớp, học bài cũ, ...
- Chi đội nhận xét, bổ sung:
- Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước chi đội.
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, cụ thể: 
+ Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 100 năm ngày QTPN 8/3 và ngày TL đoàn TNCSHCM 26/3.
+ Củng cố mọi nề nếp học tập như: Rèn đọc 30 phút trước giờ vào học, vừa học vừa ôn tập để chuẩn bị thi giữa HKII.
+ Mọi hoạt động để xây dựng lớp học thân thiện, HS tích cực góp phần xây THTT
+ Chuẩn bị tốt cho thi HSG cấp huyện, thi hội khoẻ Phù Đổng, thi ATGT và các cuộc thi khác của Liên đội.
+ Làm VS khu vực đã được phân công, trồng hoa ở các bồn được phân công, lao động theo lịch.
- Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
-Chi đội sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Chi đội sinh hoạt VN theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_24_pham_thi_huong_lan.doc