Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)

2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu, hướng dẫn đọc.

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

b) Tìm hiểu bài:

+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

+ Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?

+ Em hiểu câu ca dao sau NTN?

 “Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

+ Bài văn ca ngợi điều gì?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp và GV bình chọn

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, liên hệ, GD t/y quê hương đất nước.

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
(Bài thứ hai)
Tiết 1: Toán
Kiểm tra giữa kì II
( Đề tổ trưởng ra)	 
Tiết 2 - Tập đọc
Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
- HSHN: Đọc trơn toàn bài văn, hiểu ỹ nghĩa của bài văn.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm.
- Giới thiệu bài.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
b) Tìm hiểu bài:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+ Em hiểu câu ca dao sau NTN? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
+ Bài văn ca ngợi điều gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV bình chọn
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, liên hệ, GD t/y quê hương đất nước.
- 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi của bài.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn, 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 - 2 nhóm đọc bài.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc lướt toàn bài.
+ Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh...
+ Cảnh núi Ba Vì vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng. Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương. 
+ Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
+ Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 3 HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc. 
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Khoa học
Tiết 49: ÔN TẬP:
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I/ Mục tiêu: Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị theo nhóm: Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí; Pin, bóng đèn, dây dẫn; chuông nhỏ.
- Hình trang 101, 102 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ
+ Nêu những việc em cần làm và không được làm để tránh bị điện giật?
+ Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
2- Dạy học bài mới
2.1- Giới thiệu bài
2.2- Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Bước 2: Tiến hành chơi
+ Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK.
+ Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
+ Câu 7 cho các nhóm lắc chuông giành quyền trả lời. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
Đáp án:
 Chọn câu trả lời đúng là:
 1 – d ; 2 – b ; 
 3 – c ; 4 – b ; 
 5 – b ; 6 – c 
+) Câu 7: Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học: 
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ cao.
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ bình thường.
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010
(Bài thứ ba)
Tiết 1 - Toán
Tiết 121: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I/ Mục tiêu: 
Biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã hoc và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
Làm được các BT1, 2, 3( a). Phần còn lại HD cho HS khá giỏi làm.
- HSHN: Biết làm tính nhân có nhớ 1 lần trong phạm vi bảng nhân 3.
II/Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
2- Bài mới
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian:
a) Các đơn vị đo thời gian:
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- Gv treo bảng phụ:
 1 thế kỉ = .... năm
 1 năm = .... tháng
 1 năm thường = .... ngày
 1 năm nhuận = .... ngày
 Cứ .... năm thì lại có 1 năm nhuận.
Sau....năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào?
+ Em có nhận xét gì về số chỉ các năm nhuận?
+ Em hãy kể tên các tháng trong một năm?
+ Em hãy nêu số ngày của các tháng?
- Gv treo bảng phụ:
 1 tuần lễ = ... ngày
 1 ngày = ... giờ
 1 giờ = ... phút
 1 phút = ... giây
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
+ Một năm rưỡi bằng bao nhiêu tháng?
+ giờ bằng bao nhiêu phút?
+ 0,5 giờ bằng bao nhiêu phút?
+ 216 phút bằng bao nhiêu giờ?
2.3- Luyện tập:
*Bài tập 1: 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Cho HS suy nghĩ làm vào vở.
- Mời một số HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
- 2 Hs nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành, hình thang, hình tròn.
- Hs tiếp nối nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.
- Hs thi điền tiếp sức theo hai nhóm.
- Nhận xét, thống nhất.
+ Là năm 2004, các năm nhuận tiếp theo là 2008, 2012,
+ Số chỉ các năm nhuận là số chia hết cho 4.
+ Tháng Một, tháng Hai,... tháng Mười Hai.
+ Các tháng có 30 ngày là: 4; 6; 9; 11.
+ Các tháng có 31 ngày là: 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.
+ Tháng 2 năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
- 1 Hs lên bảng điền, Hs cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
+ 1,5 năm =12 tháng 1,5 =18 tháng
+ giờ = 60 phút = 40 phút.
+ 0,5 giờ = 60 phút 0,5 = 30 phút
+ 216 phút : 60 = 3giờ 36 phút (3,6 giờ)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs tiếp nối nêu từng hình:
+ Kính viễn vọng được công bố vào thế kỉ XVII.
+ Bút chì được công bố vào thế kỉ XVIII.
+ Đầu xe lửa được công bố vào thế kỉ XIX
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) 6 năm = 72 tháng
 3 năm rưỡi = 42 tháng...
b) 3 giờ = 180 phút.
 giờ = 45 phút...
- 1 HS nêu yêu cầu.
72 phút = 1,2 giờ; 270 phút = 4,5 giờ
30 giây = 0,5 phút; 135 giây = 2,25 phút
Tiết 2 - Luyện từ và câu
Tiết 49: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được BT ở mục III. 
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm BT 1,2 (65) tiết trước.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài 
2.2- Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải 
đúng.
2.3.Ghi nhớ:
2.4. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3- Củng cố dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT, cách nối vế câu bằng cặp từ hô ứng.
- 2 HS thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Trong câu in nghiêng, từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
*Lời giải: Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung của 2 câu không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
- Một số HS trình bày.
+ Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về ND giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành bài văn, đoạn văn. 
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Một số Hs trình bày. 
a) Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở BT. Hai HS làm vào bảng nhóm.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Các từ lần lượt điền là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm.
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4 - Lịch sử
Tiết 25: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I/ Mục tiêu: 
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến dấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh, ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1986).
III/ Các hoạt động dạy học:	
1- Kiểm tra bài cũ: 
+ Mục đích mở đường Trường Sơn là gì?
+ Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập theo nhóm.
+ Tết mậu thân 1968 đã diễn ra sự kiệ ... thuật
Xem tranh : Bác Hồ đi công tác
I/ Mục tiêu:	
 - HS tiếp xúc ,làm quen với tác phẩm : Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
 - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. 
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của phẩm .
II/ Chuẩn bị:
 - Sưu tầm tranh “Bác Hồ đi công tác” và một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
III/ Các hoạt động dạy –học:
 1.Kiểm tra:
 - GV kiểm tra sự hoàn thiện bài tuần trước của những HS giờ trước còn chưa hoàn chỉnh.
 2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
- GV giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
+ Tiểu sử: Vài nét sơ lược về cuộc đòi của hoạ sĩ
+ Sư nghiệp.
+ Các tác phẩm nổi tiếng.
- HS và nghe giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
 c. Hoạt động 2: Xem tranh : “Bác Hồ đi công tác”.
- GV cho HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi.
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
? Có những màu chính nào trong tranh ? 
- GV nhận xét và bổ sung, kết luận : Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu vè đề tài chiến tranh cách mạng.
- Vàng, xanh, trắng bạc, với nhiều cấp độ đậm nhạt.
 d.Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Kĩ thuật
$25: giới thiệu 
bộ lắp ghép mô hình điện 
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
- Biết tên gọi và công dụng của các chi tiết và thiết bị điện.
- Nhận dạng được các kí hiệu của chi tiết và thiết bị điện.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	- Bộ lắp ghép mô hình điện.
	- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	1- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
	2- Bài mới:
	2.1- Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2- Hoạt động 1: Tìm hiểu tên gọi, hình dạng, kí hiệu của các thiết bị điện và các chi tiết.
- Tên gọi, hình dạng của các thiết bị điện và các chi tiết khác: + GV hướng dẫn HS nhận dạng, gọi tên.
 + Cho HS tự kiểm tra.
- Kí hiệu của các thiết bị điện:
+ GV giới thiệu các tấm ghép sơ đồ.
+ GV chọn một số thiết bị điện, gọi 2- 3 HS lên chọn các kí hiệu trong các tấm sơ đồ ứng với các thiết bị đó.
+ GV đọc tên một số thiết bị điện, các nhóm chọn các thiết bị điện và các tấm ghép sơ đồ có kí hiệu tương ứng.
 2.3- Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của các thiết bị điện trong mạch điện
- Cho HS đọc ND mục 2 (SGK) để thảo luận nhóm 7:
+ Công tắc dùng để làm gì? Chúng làm bằng vật liệu gì?
+ Em hãy kể tên những động cơ điện mà em biết?
+ Nêu tác dụng của bóng đèn điện?
+ Nêu tác dụng của nguồn điện (pin)?
- Mời một số nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
 2.4- Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gọi 1- 2 HS lên chọn một vài thiết bị điện và chi tiết theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét câu trả lời và thực hành của S để tóm tắt ND bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS xếp gọn gàng các thiết bị điện và chi tiết vào hộp.
- HS nhận dạng, gọi tên các thiết bị điện và chi tiết.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
- HS thực hành.
	3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp mạch điện đơn giản”
Tiết 5: Âm nhạc
$25: Ôn tập bài hát: 
Màu xanh quê hương
I/ Mục tiêu:
 - HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái của bài “Màu xanh quê hương”Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV:
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 - Một vài động tác phụ hoạ.
 2/ HS:
 - SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - HS hát bài “Màu xanh quê hương”.
2/ Bài mới:
2.1- HĐ 1: Ôn tập bài hát “Màu xanh quê hương”
- Giới thiệu bài .
- GV hát mẫu 1 lần. 
*Hát kết hợp võ đệm.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
* Tập vận động theo nhịp.
- GV làm mẫu, hướng dẫn học sinh thực hiện theo.
3 / Phần kết thúc:
- GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa.
- Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát trên ?
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe :
- HS hát và gõ đệm theo nhịp
- Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách
 Xanh xanh quê hươngnơi đây
 x x x x x x
 Lung linh lung linhtươi thêm.
 x x x x x x
- HS tập vận động theo nhịp.
 - HS hát lại cả bài hát.
- Bài hát nói lên cuộc sống thanh bình,tươi vui trên khắp miền sông núi quê hương.
Tiết 3: Toán
$121: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu :Kiểm tra HS về:
	- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- Thu thập và xử lí thông tin đơn giản về biểu đồ hình quạt.
	- Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một hình đã học.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1- Ôn định tổ chức:
	2- Kiểm tra:
	- Thời gian kiểm tra: 45 phút
	- GV phát đề cho HS.
	- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
Phần 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1) Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp.
 A. 18% B. 30%
 C. 40% D. 60%
2) Biết 25% của một số là 20. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
 A. 20 B. 40
 C. 60 D. 80
Phần 2: 
 A 12cm B
1) Cho hình bên, 
hãy tính diện tích 4cm
hình tam giác BDE.
 D E 5cm C
2) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm ; chiều rộng 8cm ; chiều cao 10cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
Thể tích hình hộp chữ nhật.
Thể tích hình lập phương.
Phần 1 ( 2 điểm ):
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 1 điểm.
 *Kết quả: 
 1 – D
 2 – D
- Phần 2 ( 3 điểm ):
 + Bài 1: ( 3 điểm )
*Đáp số: S. BDE = 14 cm2
 + Bài 2: (4 điểm)
*Đáp số: 720 cm3 ; 729 cm3
(1 điểm trình bày)
	3- Củng cố, dặn dò: - GV thu bài. Nhận xét giờ học.
 - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5 - Đạo đức
Tiết 25: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:	
Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11.
2. Bài mới: 
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương. 
- GV nhận xét.
2.3- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2.4- Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
- 2 HS nêu.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 50: BẬT CAO
 TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH NHẢY NHANH”
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập bật cao. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác.
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi một cách chủ động, tích cực.
II/ Địa điểm- Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- 2 quả bóng chuyền. 2 chiếc khăn làm vật chẩn trên cao.	
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động.
(Mèo đuổi chuột )
2. Phần cơ bản
*Ôn phối hợp chạy- bật nhảy- mang vác.
* Bật cao, phối hợp chạy đà- bật cao
* Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng tích cực. 
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá, giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1- 2 phút
1 phút
1 lần
2- 3 phút
18- 22 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- GV chia nhóm để hs tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Hs bật cao đồng loạt: 2-3 lần.
- Thực hiện 3- 5 bước đà- bật cao: 2- 3 lần. 
- Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định cho Hs chơi.
- Hs thi theo 2 tổ.
- Gv theo dõi, hướng dẫn.
- Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 49 : PHỐI HỢP CHẠY ĐÀ- BẬT CAO
TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH”
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn phối hợp chạy và bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và bật tích cực.
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi một cách chủ động, tích cực.
II/ Địa điểm- Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Kẻ vạch và ô cho trò chơi, 2 quả bóng chuyền. 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
- Chơi trò chơi khởi động
*Kiểm tra bài cũ: 5 HS tập bài thể dục.
 2. Phần cơ bản
*Ôn phối hợp chạy - bật nhảy- mang vác.
* Bật cao, phối hợp chạy đà - bật cao.
* Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
 3. Phần kết thúc
- Đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát.
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
2 8 nhịp
1- 2 phút
1- 2 phút
18- 22 phút
5- 6 phút
6- 7 phút
6- 7 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- GV chia nhóm để hs tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Hs bật cao đồng loạt: 2-3 lần.
- Thực hiện 3- 5 bước đà- bật cao: 2- 3 lần. 
- Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định cho Hs chơi.
- Hs thi theo 2 tổ.
- Gv theo dõi, hướng dẫn.
- Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_25_chuan_kien_thuc.doc