Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC

 Tiết49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục tiêu

 - Biết đọc lưu loát, trôi chảy, toàn bài đọc với giọng trang trọng, tha thiết.

 - Hiểu:

+) Từ ngữ: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất Tổ

+) Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

* Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV:Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ – HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 - Gọi học sinh đọc bài “Hộp thư mật” và trả lời câu hỏi trong sgk.

 * Giới thiệu bài

HĐ2: Luyện đọc

- Gọi học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn từng đoạn của bài văn 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó.

- Luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên đọc mẫu bài.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
tập đọc 
 Tiết49: phong cảnh đền hùng 
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc lưu loát, trôi chảy, toàn bài đọc với giọng trang trọng, tha thiết.
 - Hiểu: 
+) Từ ngữ: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất Tổ
+) Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
* Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV:Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ – HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi học sinh đọc bài “Hộp thư mật” và trả lời câu hỏi trong sgk. 
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc
- Gọi học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn từng đoạn của bài văn 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu bài.
HĐ3: Tìm hiểu bài
 - HS đọc bài và trao đổi trả lời các câu hỏi trong SGK. GV nhận xét bổ sung.
 Câu 1 (SGK): Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
 Câu 2 (SGK): Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 nghìn năm.
 Câu3 (SGK): Cho học sinh thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Câu 4 (SGK): Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước. Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng – một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương – một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Cho học sinh rút ra đại ý của bài. GV bổ sung và ghi bảng.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Lăng của các vua Hùngđồng bằng xanh mát.”
 - HS luyện đọc theo nhóm.
 - Tổ chức thi đọc diễn cảm. Cả lớp bình xét nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất. 
 - GV ghi điểm.
HĐ5: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài : Trí dũng song toàn. 
Toán
Tiết 121: Kiểm tra định kì (giữa học kì II)
(Sở giáo dục- đào tạo Bắc Giang ra đề)
 ------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 25: thực hành giữa học kì II 
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
	- Củng cố hệ thống kiến thức kĩ năng về hành vi đạo đức, cách ứng xử các tình huống đạo đức.
	- Biết đánh giá các nhận xét ý kiến, quan niệm việc làm có liên quan đến chuẩn mực đạo đức.
	* Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bảng phụ 
 - HS: thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy học
*Giới thiệu bài
HĐ1: Hệ thống kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: GV treo bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận, HS trao đổi thảo luận nhóm; HS lên bốc thăm và trả lời câu, lớp cùng GV nhận xét kết luận.
	+) Vì sao mọi người cần phải yêu quê hương ?
	+) Kể tên một số việc làm, hành vi phù hợp với khả năng của mình để thể hiện tình yêu quê hương ?
	+) Vì sao cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường) ?
	+) Em có nhận xét gì về văn hóa, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam ?
	+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
HĐ 2: Bày tỏ ý kiến
*Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp liên quan đến các nội dung đã học.
*Cách tiến hành:
	- GV lần lượt nêu từng ý kiến. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. GV gọi một số HS giải thích lí do, các HS khác nhận xét bổ sung.
 a) Tham gia xây dựng quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.
 b) Chỉ cần tham gia xây dựng ở nơi mình đang sống.
 c) Cần phải giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương.
 d) Chào hỏi khi gặp các bác cán bộ ủy ban nhân dân xã (phường).
	 e) Xếp thứ tự để đợi giải quyết công việc.
 g) Chỉ người giàu mới cần có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. 
 - GV nhận xét, tuyên dương HS có cách giải thích hay và đưa ra đáp án:
 +) Tán thành ý kiến: a, c, d, e ; không tán thành ý kiến: b, g.
HĐ3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài Em yêu hòa bình.
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Sáng Toán
Tiết 122: bảng đơn vị đo thời gian
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to 
- HS: SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian
- HS nhắc lại các đơn vị đo đã học trong bảng đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
1 tuần lễ = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
+) Nêu các tháng có 31 ngày: T.1; T.3; T.5; T.7; T.8; T.10; T.12
+) Các tháng có 30 ngàylà: T.4; T.6; T.9; T.11.
+) Tháng hai có 28 ngày(vào năm nhuận có 29 ngày).
HĐ2: Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV đưa ra một số VD, HS trao đổi cặp, đổi các đơn vị đo:(nêu rõ cách đổi)
+) Một năm rưỡi = 18..tháng +) giờ = 40.phút
+) 0,5 giờ =30.. phút +) 216 phút = 3,6.giờ	
HĐ3: Thực hành
Bài 1: HS đọc bài, xác định yêu cầu,GV giao việc, HS làm nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài, nhận xét, bổ sung hoàn thành nội dung:
 KL: 	năm 1671(TK.XVII); năm1794 (TK.XVIII); năm 1804 (TK. XIX)
 năm1869(TK.XIX)	; năm1886(TK. XIX); năm1903(TK. XX); 
năm 1946(TK. XX); năm1957(TK. XX)	
Bài 2: HS làm bài cá nhân, GV chấm chữa bài. Kết hợp củng cố kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian.
a) 6 năm = 72 tháng
b) 3 giờ = 180 phút
 4 năm 2 tháng = 50 tháng
 1,5 giờ = 90 phút
 3 năm rưỡi = 42 tháng
 6 phút = 360 giây
 3 ngày = 72 giờ
 1 giờ = 60 giây
 0,5 ngày = 12 giờ
3 ngày rưỡi = 84 giờ
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
 - Hệ thống nội dung bài: HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian, mối quan hệ của 1 số đơn vị.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập, BTVN: 3	
Khoa học
Tiết 49: ôn tập vật chất và năng lượng 
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS được củng cố về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
* Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình trang 101, SGK 
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật ?
 - Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 *Giới thiệu bài
HĐ2: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng 
* Mục tiêu: 
 - Củng cố cho học sinh kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
* Cách tién hành:
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV hướng dẫn cách chơi.
 Bước 2: Tiến hành chơi
 - Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 101, SGK.
 - Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ tay nhanh và đúng thì đánh dấu lại.
 - Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng.
 Câu1: d; Câu 2: b
 Câu 3: c ; Câu 4: b
 Câu 5: b ; Câu 6: c 
* Câu hỏi 7 GV cho HS quan sát hình 1, trao đổi và đưa ra đáp án, các nhóm khác có thể nhận xét bổ sung.
- GV kết luận:
 Điều kiện diễn ra sự biến đổi hoá học là:
 +) Nhiệt độ bình thường.
 +) Nhiệt độ cao.
 +) Nhiệt độ bình thường.
 +) Nhiệt độ bình thường.
HĐ3: Củng cố dặn dò 
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS về ôn bài chuẩn bị bài giờ sau.
luyện từ và câu
 tiết 49: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I.Mục tiêu
 	- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
 	- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
 	- Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
	 - GV: bảng phụ – HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng đặt câu ghép có cặp từ hô ứng.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 *Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Bài 1: HS đọc nối tiếp yêu cầu bài. 
 - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu của bài.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét 
 - GV nhận xét và kết luận: Trong các câu in nghiêng từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
Bài 2: Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bàng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không ?
 - HS làm bài và trình bày bài làm, HS khác nhận xét và bổ sung. 
 - GV nhận xét và chữa bài: Nếu thay thế từ đền bằng các từ ở trên thì nội dung hai câu không còn ăn nhập với nhau. Vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và chốt lời giải đúng: hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
- HS rút ra ghi nhớ. GV bổ sung và gọi một số HS đọc bài.
HĐ3: Luyện tập
Bài 1: HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài, mỗi em đọc một đoạn văn.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. HS trình bày bài, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
 - Từ Trống đồng và Đông sơn được dùng để lặp lại liên kết câu. Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi vào phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
 Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm hình chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang...
 Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ mạnh, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đên lốm đốm. Những con cá chim mình dẹp như hình con chim lúc sải cánh ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
HĐ4: Củng cố và dặn dò
 - GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
kĩ thuật
Tiết 25: lắp xe ben (T2)
I- Mục tiêu 
	- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
	- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo đúng quy trình và đúng mẫu.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học 
 - GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn, bộ lắp ghép kĩ thuật 
 - HS: SGK, bộ lắp ghép kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ
 - Để lắp xe ben cần phải chọn nhữ ...  ghép có nghĩa: Lực lượng, giữ vững, cơ quan, sĩ quan, chiến sĩ, chính trị,tổ quốc,lương thực, khu vực, thế giới, trên mạng, quốc gia.
 - HS trao đổi nhóm. 
 - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận:	 
* Từ an ninh đứng sau: lực lượng an ninh, giữ vững an ninh, cơ quan an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh.
* Từ an ninh đứng trước: an ninh chính trị, an ninh tổ quốc, an ninh lương thực, an ninh khu vực, an ninh thế giới, an ninh trên mạng, an ninh quốc gia.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà học tập. 
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011
Sáng Toán
Tiết 124: trừ số đo thời gian
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách cộng số đo thời gian?
- Thực hành cộng:
 23 giờ 15 phút + 4 giờ 54 phút= ?
 78 phút + 5 giờ 59 phút =?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 *Giới thiệu bài
HĐ2:Thực hiện phép trừ số đo thời gian
VD1: GV đưa ra VD, HS đọc, nêu phép tính tương ứng
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách đặt tính và tính- HS trình bày cách làm, nhận xét rút ra kết quả đúng
KL: Vậy: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút
VD2: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ?
- HS đặt tính và tính, vài HS trình bày cách làm, nhận xét thống nhất kết quả đúng.
KL: Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây
 = 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây= 35 giây
 * GV gợi ý HS nêu cách trừ hai số đo thời gian.
* Lưu ý: Khi trừ số đo thời gian cần trừ theo từng loại đơn vị.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Tính 
- HS làm nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố cộng số đo thời gian.
	a) 23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây = 8 phút 13 giây
	b) 55 phút 21 giây – 21 phút 34 giây = 33 phút 47 giây
	c) 22 giờ 15 phút – 12 giờ 35 phút = 9 giờ 40 giây
Bài 3: HS đọc, làm bài cá nhân- Vài HS trình bày bài, nhận xét, sửa sai
Bài giải
Thời gian đi từ A đến B là:
8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài: HS nhắc lại cách trừ hai số đo thời gian. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập, BTVN: 2
Chính tả (nghe viết)
 Tiết 25: ai là thủy tổ loài người 
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Nghe viết chính xác, đẹp bài Ai là thủy tổ loài người.
- Làm đúng các bài tập viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài
*Rèn kĩ năng viết và tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: Vở bài tập TV. 
- GV: Bảng phụ ghi quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS lên bảng viết tên riêng của những người trong gia đình mình.
 - Nhận xét chữ viết của HS.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
* Trao đổi về nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc to bài Ai là thủy tổ loài người, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài: Bài văn nói về điều gì ?
 - HS trả lời. GV nhận xét và kết luận: 
 Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủ tôt loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
* Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ lẫn khi viết: truyền thuyết, chúa trời, A-đam, Ê-va, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn
 - GV yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được và nêu quy tác viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
* Viết chính tả 
 - GV nhắc HS cách trình bày bài.
 - GV đọc đọc bài cho HS viết theo tốc độ quy định.
 - GV đọc lại bài một lượt cho HS soát lỗi và sửa lỗi.
* Chấm chữa bài: 
 - Thu một số vở chấm, nhận xét bài của HS
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc độc lập và tổ chức cho HS phát biểu ý kiến: các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Lương, Ngũ đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.
- GV gắn bảng phụ và yêu cầu HS nhắc lại.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giời học.
 - Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài.
Địa lí
 Tiết 25: Châu Phi
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
* Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bản đồ TN châu Phi, quả địa cầu.Tranh ảnh hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa van - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
+) Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế của châu á?
+) Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế của châu Âu?
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Vị trí địa lí, giới hạn
*Bước 1: HS dựa vào bản đồ, lược đồ, kênh chữ trong SGK, trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi: +) Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào ? 
 +) Đường Xích đạo đi ngang qua phần nào của châu Phi ? 
*Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của châu Phi.
 - GV chỉ trên quả địa cầu và lưu ý HS châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến.
 *Kết luận: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á.Đại bộ phậnlãnh thổ nàm giã hai chí tuyến, có đường xích đạo chạy qua giữa lãnh thổ.Châu Phi có diện tích là 30 triệu Km2, đứng thứ 3 sau châu á và châu Mĩ.
HĐ3: Đặc điểm tự nhiên
*Bước 1: HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi, tranh ảnh trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi: +) Địa hình châu Phi có đặc điểm gì ? 
 +) Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục đã học ? Vì sao ? 
 +) Đọc tên các sông lớn, các cao nguyên và bồn địa của châu Phi ?
*Bước 2: HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*GVKL: - Địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa. 
- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới vì nằm trong vòng đai nhiệt đới lại ít có biển ăn sâu vào trong đất liền.
 - Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa- van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn- gô là có rừng rậm nhiệt đới. Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa - van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa – van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
HĐ4: Củng cố dặn dò
 - GV cùng HS hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
 - Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài Một số nước ở châu Phi.. 
Chiều 
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 25: thi các trò chơi dân gian
I.Mục tiêu
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian.
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp tết, lễ hội, giờ ra chơi.
- Rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo nhanh nhẹn cho người chơi.
- Giáo dục itnh thần đoàn kết, tính tập thể trong khi chơi.
II.Tài liệu và phương tiện
 - GV: Sưu tầm các trò chơi dân gian, chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi.
 - HS: chuẩn bị văn nghệ, tập các trò chơi.
III.Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
*Đối với GV:
 - Trước 1 -2 tuần, GV cần phổ biến trước cho HS nắm được nội dung và hình thức thi.
 - Thành lập ban tổ chức cuộc thi: gồm GV chủ nhiệm, lớp trưởng và các tổ trưởng.
 - Mời thầy cô Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng, tổ phó của tổ làm ban giám khảo.
 - Các giait thưởng dành cho cá nhân và tập thể.
 - Tiêu chí chấm điểm.
*Đối với HS: 
 - Phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm cho các đội và cổ động viên.
 - Chuẩn bị trương trình văn nghệ, mời ban giám khảo, viết giấy mời, ...
 - Các đội chơi đăng kí môn thi với Ban tổ chức.
Bước 2: Tiến hành cuộc thi
- Trước khi diễn ra cuộc thi các trò chơi dân gian đội văn nghệ của lớp biểu diễn một số tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề cuộc thi.
- Người điều khiển chương trình:
 +) Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
 +) Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi.
 +) Giới thiệu ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm.
 +) Tiêu chí chấm điểm: theo hình thác ghi điểm trực tiếp.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng
 - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi; thái độ của các đội.
 - Trong thời gian ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.
 - Công bố kết quả cuộc thi và các giải thưởng.
 - Người dẫn chương trình mời các đại diện các đội giành chiến thắng lên nhận phần thưởng.
 - Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
 - Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.
 - Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Khoa học
Tiết 50: ôn tập: vật chất và năng lượng (T)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:	
 - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến phần Vật chất và năng lượng.
 - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Hình/101, 102(SGK) - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
 - Các nhóm quan sát các hình và trao đổi trả lời câu hỏi: Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét và kết luận:
 a) Năng lượng cơ bắp của người.
 b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
 c) Năng lượng gió.
 d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
 e) Năng lượng nước.
 g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
 h) Năng lượng mặt trời.
HĐ3: Trò chơi: Thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện.
*Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện: Mỗi nhóm cử từ 5 – 7 người đứng xếp hàng. Khi GV hô “bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết, ... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
HĐ4: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà chuẩn bị bài Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_25_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc