Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Lành

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Lành

HĐ1: Hệ thống hoá diện tích các hình đã học.

HĐ2: Luyện tập, thực hành.

1. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Bài 7- trang 22- Bổ trợ toán 5 - tập2.

V = a x b x c = 8 (dm3)

Vì 8= 1 x 2 x 4 nên :

a = 1dm; b = 2dm; c = 4dm

2. Sử dụng diện tích hình tam giác đã cho để tính chiều cao và diện tích của hình tam giác ABC.

-Bài 10c- trang 23- Bổ trợ toán 5- tập2.

3. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành.

- Bài 7- trang 11- Bổ trợ toán 5- tập2.

4. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính tỉ số %.

- Bài 4- trang 10- Bổ trợ toán 5 - tập2.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: Ôn tập giữa kì 2
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích các hình đã học.
- Củng cố về tính tỉ số % của 1 số, ứng dụng trong giải toán.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bổ trợ toán 5 - tập2.
 III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động GV - HS
HĐ1: Hệ thống hoá diện tích các hình đã học.
HĐ2: Luyện tập, thực hành.
1. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Bài 7- trang 22- Bổ trợ toán 5 - tập2.
V = a x b x c = 8 (dm3)
Vì 8= 1 x 2 x 4 nên :
a = 1dm; b = 2dm; c = 4dm
2. Sử dụng diện tích hình tam giác đã cho để tính chiều cao và diện tích của hình tam giác ABC.
-Bài 10c- trang 23- Bổ trợ toán 5- tập2.
3. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành.
- Bài 7- trang 11- Bổ trợ toán 5- tập2.
4. Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tính tỉ số %.
- Bài 4- trang 10- Bổ trợ toán 5 - tập2.
HĐ4: Củng cố , dặn dò.
- 1 HS lên viết các công thức tính diện tích các hình đã học.
- GV nhận xét , cho điểm HS.
- GV gọi HS đọc nội dung bài 7.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên giải bài toán, nêu cách làm.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV củng cố cách giải bài toán.
- GV gọi HS đọc nội dung bài 10c.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GVcủng cố cách giải bài toán.
- Một HS đọc nội dung bài 7.
- Gv vẽ hình lên bảng, HS QS hình vẽ.
- HS tự giải bài toán vào vở.
- 1 HS lên giải bài toán, nêu cách làm.
- Lớp trao đổi, nhận xét cách làm.
- GV củng cố cách giải bài toán.
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài toán.
- Gv yêu cầu HS dựa vào biểu đồ và số liệu ghi trên biểu đồ để giải bài toán.
- 1 HS lên bảng giải, nêu cách giải.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV củng cố cách giải bài toán.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại các công thức đã học và 3 dạng toán giải tính tỉ số%.
Mỹ thuật: Ôn: Vẽ tranh
đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
-HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh của các hoạ sĩ và HS về những đề tài khác nhau. 
 - Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và dặt câu hỏi để các em tìm hiểu :
+ Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
- GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở trong mỗi đề tài. 
- GV kết luận : đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
- GV có thể gợi ý một số đề tài cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp.
- HS tự chọn đề tài và tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV gợi ý HS cách vẽ tranh :
- Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh.
- Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi HS.
Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi HS làm bài, GV quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.
- GV nhắc HS nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý HS tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh động.
- Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp,... để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về :
+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh.
+ Cách thể hiện : sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu.
- GV khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên những em chưa vẽ xong cố gắng hơn ở những bài học sau.
Dặn dò: - Về nhà quan sát ấm tích và cái bát,...
Tiếng Việt: Ôn tập giữa kì 2
 I. Mục tiêu : 
 - Làm đúng các bài tập: Phân tích cấu tạo của câu ghép, tạo các câu ghép bằng cách thêm quan hệ từ thích hợp, đặt được câu ghép theo yêu cầu.
 II. đồ dùng dạy học:
 - Vở bổ trợ tiếng Việt 5 - Tập 2.
 - Trắc nghiệm tiếng Việt 5 - tập 2.
 III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động GV - HS
HĐ1: Củng cố về câu ghép.
HĐ2: Luyện tập.
1. Biết sử dụng các cặp quan hệ từ thích hợp vào... trong các câu ghép, phân tích cấu tạo câu ghép.
- Bài 7- trang 11- TN TV 5 - tập 2.
2.Rèn kĩ năng tạo tiếp vế câu để trở thành câu ghép có cặp quan hệ từ, phân tích cấu tạo của câu ghép. 
- Bài 8- trang 11- TN TV 5 - tập 2.
3.Nhận biết câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng.
- Bài 7- trang 16- TN TV 5 - tập 2.
a/ Trời càng... càng...
d/.....bao nhiêu....bấy nhiêu.
g/....chưa....đã.....
4.Rèn kĩ năng đặt câu ghép có cặp quan hệ từ, phân tích cấu tạo của câu ghép. 
HĐ3: Củng cố , dặn dò.
- 1 số HS đọc ghi nhớ về câu ghép.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 7.
- GVviết nội dung bài tập lên bảng phụ
- HS làm việc cá nhân, tự điền thêm các cặp QHT thích hợp vào câu ghép. 
- HS lần lượt lên bảng làm bài tập, phân tích cấu tạo từng câu ghép (mỗi HS phân tích 1 câu). 
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 8.
- HS làm bài vào vở theo yêu cầu.
- GV chép sẵn các vế câu lên bảng.
- Lần lượt gọi 3 HS lên hoàn chỉnh các câu ghép bằng cách thêm vế câu có sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- Tiến hành tương tự bài 8.
- HS nêu các cặp từ hô ứng.
- GV nhận xét chung.
- HS tự đặt câu ghép có cặp QHT tự chọn, phân tích câu ghép tìm được.
- 3 HS lên bảng đặt và phân tích câu.
- GV cùng HS hệ thống lại ND tiết ôn.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập đặt câu ghép.
Địa lý: Ôn tập: Châu á - Châu Âu
I.Mục tiêu: Ôn tập để củng cố:
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á, châu Âu
- Nêu được đặc điểm về tự nhiên, dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á, châu Âu và ý nghĩa của những hoạt động này.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu á, châu Âu; quả địa cầu.
- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á, châu Âu.
- Tranh ảnh SGK - Vở ôn luyện kiến thức sử- địa.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:	
nội dung
 hoạt động của GV - HS
HĐ1: Củng cố kiến thức về châu á, châu Âu.
1. Vị trí, giới hạn, diện tích châu á, châu Âu.
MT: Củng cố các kiến thức đã học về vị trí, giới han, diện tích châu á, châu Âu.
- Câu 1- trang 79.
*KL: - Châu á nằm ở bán cầu Bắc, phía Tây giáp với châu Âu và châu Phi...
- Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc và giáp phía tây châu á, ba phía giáp biển và đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải, phía Đông, Đông Nam giáp châu á.
- Châu Âu có diện tích đứng thứ 5 trong 6 châu lục và bằng 1/4 diện tích châu á.
2. Dân cư châu á, châu Âu.
*MT: Củng cố các kiến thức đã học về đặc điểm TN, dân cư châu á, châu Âu.
- Câu 2- trang 81.
*KL: Dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng. Dân cư châu á là người da vàng.
- Châu á có đủ 3 đới khí hậu. Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
4. Hoạt động KT của châu Âu, châu á
- Câu 2- trang 81.
*KL: Châu Âu có nền công nghiệp phát triển. Châu á làm nông nghiệp là chính.
HĐ5: Củng cố , dặn dò.
- HS đọc y/c câu 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày vị trí, giới hạn của 2 châu lục trên lược đồ.
- Lớp trao đổi, nhận xét. 
- GV kết luận.
- HS đọc y/c câu 2.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành bài tập.
- GV gọi HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp trao đổi, nhận xét. 
- GV kết luận.
- HS đọc y/c câu 2.
- Tiến hành tương tự bài trên.
- GV KL và nói thêm về hoạt động kinh tế của châu 2 châu lục.
- GV cùng HS hệ thống ND tiết ôn tập.
- GV nhận xét giờ học, CB bài sau.
Hoạt động ngoài giờ:
Phát động đợt thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3.
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá để HS hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3.
- Giúp HS hiểu được người phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng trong gi đình cũng như trong xã hội. Ngày nay có nhiều phụ nữ giỏi, họ giữ những trọng trách quan trọng trong xã hội. Từ đó hình thành trong HS tình cảm thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, yêu mến kính trọng bà, mẹ, cô và những người phụ nữ xung quanh các em.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Nội dung cần triển khai:
HĐ1: Phát động đợt thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3:
Bước 1: Giúp HS hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3
- GV đọc cho HS nghe lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3.
- GV kể cho HS nghe những người phụ nữ giỏi trên thế giới cũng như trong nước, những người phụ nữ đầu tiên giữ những chức danh quan trọng trong xã hội, những người phụ nữ được cả nước biết đến như :
+ Nhà toán học đầu tiên; Nhà hoạt động cách mạng và là phó chủ tịch nước đầu tiên là nữ - bà Nguyễn Thị Bình; Nhà nữ thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam từ xa xưa - nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; Bà mẹ của nhiều người con là liệt sĩ - bà mẹ Thứ và còn nhiều người phụ nữ giỏi khác nữa
- Hình thành trong HS tình cảm thân thiện yêu mến kính trọng những người phụ nữ.
Bước 2: Phát động đợt thi đua chào mừng ngày QTPN 8 - 3:
- Phát động HS học tập tốt giành nhiều điểm cao trong học tập lấy thành tích chào mừng ngày QTPN 8 - 3 với chủ đề "Lẵng hoa tặng Mẹ - Bà - Cô".
- HS sưu tầm những bài thơ, bài hát, những câu chuyện về chủ đề ngày ngày Quốc tế phụ nữ. Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày QTPN 8 - 3.
HĐ2: Phương hướng hoạt động tuần tới:
1. Về học tập: 
- Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy, quy định của trường, lớp đề ra, giành nhiều điểm tốt và có ý thức vươn lên trong học tập chào mừng ngày 8 - 3.
- Mỗi em thực sự là bông hoa trong vườn hoa rực rỡ của nhà trường
2. Các hoạt động khác: 
- Thực hiện tốt các hoạt động nổi của nhà trường.
HĐ3: Tổng kết chung: 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt cuộc phát động trên.
Toán: Ôn: Cộng số đo thời gian
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố cách cộng số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến cộng số đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Nội dung
Hoạt động của GV - HS
HĐ1: Chữa bài tập về nhà.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Củng cố kỹ năng đổi số đo thời gian.
 HS làm bài tập số 1 - Bổ trợ - Trang 24
Bài 2: Rèn luyện kĩ năng đổi số đo thời gian.
 HS làm bài tập số 2 - Bổ trợ - Trang 24
Bài 3: Rèn luyện kĩ năng cộng số đo thời gian.
 HS làm bài tập số 4 - Bổ trợ - Trang 25
Bài 4: Rèn luyện kĩ năng giải toán có liên quan đến tính số đo thời gian.
 HS làm bài tập số 5 - Bổ trợ - Trang 25
HĐ4: Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Hướng dẫn bài về nhà.
- Gọi HS lên làm bài tập, HS khác nhận xét, và nêu cách làm. GV kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm. HS khác nhận xét. 
- HS nêu cách làm. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó trao đổi cách làm và làm bài vào vở.
- HS nêu cách đổi số đo thời gian.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét kết luận.
- HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài.
- HS nêu cách đặt tính rồi tính.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài và nêu cách làm.
- GV nhận xét kết luận.
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó trao đổi cách làm và làm bài vào vở.
- HS nêu cách làm.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét kết luận.
Tiếng Việt: Ôn tập giữa kì 2
 I. Mục tiêu : 
 - Củng cố về văn tả người, tả đồ vật, văn kể chuyện.
 - Thực hành lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cái đồng hồ báo thức. 
 - HS viết đoạn văn miêu tả chiếc đồng hồ báo thức. 
 II. đồ dùng dạy học:
 - Vở bổ trợ tiếng Việt 5 - Tập 2.
 - Trắc nghiệm tiếng Việt 5 - tập 2.
 III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động GV - HS
HĐ1: Củng cố về cấu tạo bài văn tả đồ vật, tả người, văn kể chuyện.
- Cấu tạo của một bài văn tả đồ vật, tả người gồm 3 phần: MB, TB, KB.
HĐ2: Luyện tập.
Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cái đồng hồ báo thức.
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức của em được tặng vào ngày sinh nhật.
2. Thân bài:
- Tả bao quát cái đồng hồ báo thức: Đồng hồ rất đẹp...
- Tả các chi tiết của đồng hồ báo thức:
+Mặt hình tròn được viền nhựa đỏ.
+Mang hình dáng một con thuyền đang lướt sóng.
+Màu xanh pha vàng rất hài hoà.
+Đồng hồ có 4 kim: Kim giờ to, màu đỏ; kim phút gầy, màu xanh; kim giây mảnh mai, màu tím; kim giây mảnh mai màu tím, kim chuông gầy guộc, màu vàng.
+Các vạch số chia đều đến từng mi- li- mét.
+Đồng hồ chạy băng pin.
+Hai nút điều khiển phía sau lưng.
+Khi chạy, đồng hồ kêu lạch tạch, đến giờ đổ chuông thì giòn giã rất vui tai.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về cái đồng hồ báo thức.
HĐ3: Củng cố , dặn dò.
- 1 số HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật, tả người, kể chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV viết đề bài lên bảng.
- 1 số HS đọc đề bài.
- GV cùng HS phân tích y/c của đề bài.
- GV viết sẵn gợi ý lên bảng, 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu các nhóm lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức vào giấy khổ to.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện 4 nhóm lên dán kết qủa thảo luận- trình bày.
- Nhóm bạn trao đổi, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý chi tiết viết 1 bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức.
- HS làm bài vào vở theo yêu cầu.
- GV thu vở chấm, nhận xét, cho điểm HS.
- GV đọc 1 số bài văn hay cho HS nghe. GV nhận xét tiết học.
- Về viết bài văn tả chiếc đồng hồ.
Khoa học: Ôn tập: Bài 49-50
I – Mục tiêu: Ôn tập để củng cố:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở ôn luyện kiến thức khoa học. 
- Các dụng cụ để lắp mạch điện.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
nội dung
 hoạt động của GV - HS
HĐ1: Ôn tập.
1. Đặc điểm của các loại vật liệu: tre, chất dẻo, đá vôi, gạch, thuỷ tinh.
- Bài 1 - Trang 75.
2. Đặc điểm của một số kim loại, hợp kim: đồng, nhôm, sắt, thép, gang.
- Bài2- Trang 74.
3. Biến đổi hoá học và điều kiện xảy ra các biến đổi hoá học.
- Bài9- Trang 78.
- KL: ,...
4. Sử dụng năng lượng nước chảy, chất đốt, mặt trời, gió.
- Bài12- Trang 79.
- KL: ,...
HĐ3: Củng cố - dặn dò:
- HS đọc y/c và nội dung bài 1.
- HS thảo luận theo nhóm bàn để hoàn thành bài tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận (mỗi nhóm nêu đặc điểm của 1 vật liệu). 
- Lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và KL.
- HS đọc y/c và nội dung bài 2.
- HS thảo luận theo nhóm bàn để hoàn thành bài tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận (mỗi nhóm nêu đặc điểm của 1 kim loại). 
- Lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và KL.
- HS đọc y/c bài 9.
- Tiến hành tương tự bài trên.
- Đại diện HS nối tiếp nhau nêu kết quả thảo luận.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV KL.
- HS đọc y/c bài 2.
- HS thảo luận theo nhóm bàn để hoàn thành bài tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận (mỗi nhóm nêu 1 tác dụng của 1 loại năng lượng) . 
- Lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và KL.
- GV tổng kết lại nội dung 2 tiết ôn.
- Về nhà HS ôn lại 2 bài.
Hoạt động tập thể: 
Sinh hoạt lớp - Biểu dương những học sinh học tốt ngoan ngoãn.
I .Mục tiêu: 
- Tổ chức họp lớp để đánh giá, nhận xét tình hình học tập, nề nếp trong tuần qua của HS , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Biểu dương những học sinh học tốt ngoan ngoãn.
II. Chuẩn bị:
- Sổ theo dõi các bạn trong tuần qua. 
III. Nội dung:
HĐ1: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và nề nếp trong tuần qua.
Bước1: HS trao đổi trong nhóm
- Tổ trưởng lấy sổ theo dõi, các bạn trao đổi nhận xét cách đánh giá kết quả học tập và nề nếp các bạn trong tuần.
- HS từng nhóm liệt kê:
+ Một số bạn có tiến bộ về học tập , chữ viết.
+ Nêu tên những bạn đạt điểm tốt trong tuần.
+ Những bạn còn chưa làm bài tập, hay quên sách vở.
Bước 2: HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Tổ trưởng từng tổ lên ghi nội dung theo dõi của tổ. HS dưới lớp theo dõi.
- Đại diện HS các nhóm trao đổi, nhận xét, đánh giá
HĐ2: Phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy , quy định của nhà trường về học tập cũng như mọi hoạt động nề nếp khác.
- Các tổ giấy lên phong trào thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 - 3 và ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ CHí Minh ngày 26 - 3
HĐ3: GV biểu dương những học sinh học tốt ngoan ngoãn:
Bước 1: Thảo luận nhóm:
- GV đưa ra tiêu chuẩn bình bầu.
- Các nhóm thảo luận trong nhóm chọn ra những bạn tiêu biểu trong phong trào học tập của lớp cũng như của trường.
- GV đi quan sát các nhóm.
Bước 2: Biểu dương các cá nhân trước tập thể lớp:
- Các nhóm đưa danh sách các HS tiêu biểu cho GV.
- Thay mặt tập thể lớp, GV tuyên dương những HS ngoan ngoãn học giỏi, cả lớp noi gương và học tập.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung về buổi sinh hoạt, tặng quà cho những HS tiêu biểu xuất sắc.
Hoạt động tập thể: 
Sinh hoạt lớp - Tìm hiểu lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 - 3.
I .Mục tiêu: 
- Tổ chức họp lớp để đánh giá, nhận xét tình hình học tập, nề nếp trong tuần qua của HS , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tìm hiểu lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 - 3. Từ đó giáo dục HS biết yêu quý, tôn trọng những người phụ nữ xung quanh các em.
II. Chuẩn bị:
- Sổ theo dõi các bạn trong tuần qua.
III. Nội dung.
HĐ1: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và nề nếp trong tuần qua.
Bước1: HS trao đổi trong nhóm:
- Tổ trưởng lấy sổ theo dõi, các bạn trao đổi nhận xét cách đánh giá kết quả học tập và nề nếp các bạn trong tuần.
- HS từng nhóm liệt kê:
+ Một số bạn có tiến bộ về học tập , chữ viết...
+ Nêu tên những bạn đạt điểm tốt trong tuần.
+ Những bạn còn chưa làm bài tập, hay quên sách vở.
Bước 2: HS báo cáo kết quả thảo luận:
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng lên báo cáo KQ học tập của tổ mình. 
- GV nhận xét chung tình hình học tập của HS trong lớp tuần vừa qua.
HĐ2: Phương hướng hoạt động tuần tới.
Học tập:
- Các tổ thi đua nhau học tập giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3
- Sưu tầm các bài thơ , bài hát ca ngợi người phụ nữ.
Nề nếp:
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường lớp đề ra, xây dựng "Đôi bạn cùng tiến." Giúp đỡ nhau trong học tập để giành nhiều điểm tốt dâng tặng Mẹ - Bà - Cô trong ngày có ý nghĩa đặc biệt này - ngày 8 - 3.
HĐ3: Tìm hiểu lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3:
- GV cho HS ôn lại lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3.
- HS nêu những hiểu biết của mình về ngày 8 - 3.
- HS sưu tầm và kể lại những tấm gương người phụ nữ tiêu biểu trên thế giới cũng như trong nước mà em được học, được biết qua các giai đoạn, các thời kỳ.
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét chung về buổi sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_25_nguyen_thi_lanh.doc