Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức)

ng TẬP ĐỌC

 Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I.Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng từ khó trong bài. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ngợi tả, ngợi cảm.

 - Hiểu các từ ngữ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.

 - Hiểu nội dung bàiCa ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhỏ mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và nêu đại ý bài.

 * Giới thiệu bài

 

doc 34 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 26 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Sáng Tập đọc
 Tiết 51: 	 nghĩa thầy trò 
I.Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiếng từ khó trong bài. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ngợi tả, ngợi cảm.
 - Hiểu các từ ngữ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.
 - Hiểu nội dung bàiCa ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhỏ mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ – HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và nêu đại ý bài.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc 
 - Luyện đọc đoạn: 3 HS nối tiếp đọc 1 lượt, gọi HS đọc 2, 3 lượt. GV kết hợp hướng dẫn phát âm, giải nghĩa từ khó.
	- Luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc mẫu
HĐ3: Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. GV bổ sung kết hợp giảng bài.
 +) Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để làm gì? (Để mừng thọ thầy)
 +) Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ? (Từ sáng sớm, các môn sinh đẫ tề tựu đông đủ trước sân nhà thầy giáo Chu. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy .cùng theo sau thầy.)
 +) Tình cảm của cụ giáo Chu đối với như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. (Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy mình từ thuở vỡ lòng, những chi tiết: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính thưa với cụ: “lạy thầy, hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.)
 +) Những thành ngữ tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ thầy? (Tiên học lễ, hậu học văn, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo).
 - GV gíup HS hiểu nghĩa của một số thành ngữ tục ngữ trên.
 +) Bài văn cho em biết điều gì ? HS phát biểu, GV bổ sung và ghi bảng.
 - Gọi một số nhắc lại nội dung bài.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
	- Gọi HS đọc lại bài lớp lắng nghe và nêu cách đọc diễn cảm. GV bổ sung.
	- GV đọc mẫu đoạn “Từ sáng sớm, các môn sinh đã ... mà thầy mang ơn rất nặng”.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
 - Các nhóm thi đọc trước lớp.
	- Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất. GV nhận xét ghi điểm.
HĐ5: Củng cố, dặn dò 
 - GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
 - Nhận xét tiết học dặn HS về nhà chuẩn bi bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân .
toán
 Tiết 126: nhân số đo thời gian với một số
I- Mục tiêu
Giúp HS:
 - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm
- HS: SGK, bảng con
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa BT4, nhận xét bài.
- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian ?
*Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
* GV nêu VD1, HS đọc rồi nêu phép tính tương ứng:
1 giờ 10 phút x 3 = ?
- GV gợi ý cho HS đưa ra cách tính và tính, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
* GV nêu VD2 (tương tự VD1), GV gợi ý cho HS nêu phép tính rồi tính, nhận xét bổ sung rút ra kết quả đúng.
- GV kết luận: Vậy 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút
* GV gợi ý cho HS nêu ra nhận xét: khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo thời gian theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
HĐ3: Thực hành
Bài1: Tính 
 a) HS làm theo cặp - Đại diện cặp trình bày, nhận xét. Củng cố kĩ năng nhân số đo thời gian:	
 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút
4 giờ 23 phút x 4 = 16 giờ 92 phút =17 giờ 32 phút
12 phút 25 giây x 5 = 60 phút 125 giây = 62 phút 5 giây
b) HS làm cá nhân - Vài HS trình bày bài, nhận xét, bổ sung
4,1 giờ x 6 = 24,6 giờ ; 3,4 phút x 4 = 13,6 phút
9,5 giây x 3 = 28,5 giây
Bài 2: HS đọc bài, tìm hhiểu yêu cầu – Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vở. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu là:
1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: Nêu cách nhân số đo thời gian. 
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập
Đạo đức
 Tiết 26: em yêu hòa bình (T1)
I.Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết: 
- Giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
 * Rèn tư thế ngồi học cho HS.
II.Tài liệu và phương tiện 
 - GV: Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh
 - HS: SGK, thẻ màu.
 III.Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ của tiết trước.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu thông tin (SGK)
* Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
* Cách tiến hành:
	- GV tổ chức cho HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh; đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK. GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: Chiến tranh gây ra đổ nát đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
HĐ3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 1 SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình.
* Cách tiến hành:
 - GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ bằng cách gơi thể màu theo quy ước. 
 - GV mời một số HS giải thích lí do. 
 - GV kết luận: Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai.
	- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ4: Làm bài tập 2
* Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện lòng yêu hà bình trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
 - Trao đổi bài với bạn ngồi bên cạnh. Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp, lớp nhận xét bổ sung.
 - GVKL: Để bảo vệ hòa bình, trước hết mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong mối quan hệ giữa con người với con người.
HĐ5: Hoạt động tiếp nối 
 - Sưu tầm tranh ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và thế giớ; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, ... về chủ đề Em yêu hòa bình.
 - Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hòa bình.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Sáng: Toán
Tiết 127: chia số đo thời gian với một số
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa BT2, nhận xét bài.
- Nêu cách nhân số đo thời gian?
*Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hiện phép chia số đo thời gian.
* GV giới thiệu VD1, gợi ý HS nêu phép tính:
42 phút 30 giây : 3 = ?
- GV gợi ý HS tìm cách tính, trao đổi cả lớp - rút ra bài làm đúng
Vậy: 	42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
* GV giới thiệu ví dụ, HS nêu phép tính:
 7 giờ 40 phút : 4 = ?
 - HS trao đổi tìm cách tính và thực hành tính – rút ra bài làm đúng.
 Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
HĐ3: thực hành 
Bài 1: Tính
- HS làm theo cặp. Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố kĩ năng chuyển đổi và chia số thời gian.
 * Kết quả:
 	 a) 6 phút 3 giây 	 b) 7 giờ 8 phút
 c) 1 giờ 12 phút 	d) 3,1 phút
Bài 2: HS làm vở, GV chấm chữa bài. Vài HS trình bày bài. Củng cố cách chia số đo thời gian.
Bài giải
 Thời gian làm 3 dụng cụ là: 
 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
 Thời gian làm 1 dụng cụ là: 
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: Nhắc lại cách chia số đo thời gian.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
 Khoa học
Tiết 51: cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: hình trang 104, 105/SGK, phiếu học tập - HS: SGK, sưu tầm các loại hoa. 
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Quan sát
* Mục tiêu:- HS phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái.
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK.
 Bước 2: làm việc cả lớp
 - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp.
 GVKL : - Hình 1 và 2 cơ quan sinh sản của cây phượng và cây dong riềng là hoa.
 - Hình 3 và 4 HS lên bảng chỉ nhị và nhụy của của hoa râm bụt và hoa sen.
 - Hình 5a là hoa mướp đực; hình 5b hoa mướp cái.
HĐ3: Thực hành với vật thật
*Mục tiêu: - HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các bộ phận của bông hoa đã sưu tầm được và hoàn thành phiếu học tập
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 *KL: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh sản cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa cái riêng, hoa đực riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy.
HĐ4: Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính
*Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhụy
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cá nhân
 - HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy/105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
HĐ5: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế. HS đọc bài học trong SGK. Nhận xét giờ học, HD về nhà. 
luyện từ và câu
Tiết 51: mở rộng vốn từ: truyền thống
Giúp HS:
- Mở rộng và hệ thống thống hóa vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa của từ truyền thống.
- Thực hành, sử  ... ền khẩu, truyền thống, truyền tụng, truyền thụ.
 - HS trao đổi nhóm đôi. Đại diện nhóm chữa bài, các nhóm khác bổ sung. GV kết luận.
 a) Truyền thụ kiến thức cho học sinh.
 b) Nhân dân truyền tụng công đức của các bậc anh hùng.
 c) Vua truyền ngôi cho con.
 d) Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
 e) Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng truyền khẩu.
 g) Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Bài 3: Viết một đoạn văn nói về truyền thống của ông cha ta. 
	- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
	- Hai nhóm làm phiếu to, gắn bảng, cả lớp cùng nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và chấm điểm.	
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học tập, hướng dẫn về nhà ôn bài. 
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Sáng: Toán
Tiết 129 luyện tập chung
I- Mục tiêu
 Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng học nhóm – HS: SGK, bảng con.
III- Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa BT4, nhận xét bài.
- Nêu cách nhân, chia, cộng, trừ số đo thời gian?
*Giới thiệu bài
HĐ2: thực hành 
Bài1: Tính
- HS làm cá nhân.
- Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố kĩ năng chuyển đổi và chia, nhân, cộng, trừ số thời gian.
* Kết quả: 	a) 22 giờ 8 phút	 b) 21 ngày 6 giờ
 c)37 giờ 30 phút	d) 4 phút 15 giây
Bài 2: - HS làm vở, GV chấm chữa bài.
 - Vài HS trình bày bài. 
* Kết quả: 	 a) 17 giờ 15 phút
 6 giờ 15 phút
 b) 6 giờ 30 phút
 9 giờ 10 phút.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu. tính và ghi kết quả vào bảng con.
 Đáp án: Khoanh vào phương án B. 35 phút
Bài 4: - HS trao đổi làm bài và ghi kết quả ra bảng con.
 * Kết quả: 
 Hải Phòng: 2 giờ 5 phút
Hà Nội Lào Cai: 8 giờ
 Quán Triều: 3 giờ 5 phút
 Đồng Đăng: 5 giờ 45 phút
HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - Hệ thống nội dung bài:Nhắc lại cách chia, nhân, cộng, trừ số đo thời gian. GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
Chính tả (nghe - viết)
 Tiết 26 : lịch sử ngày quốc tế lao động
I.Mục tiêu
Giúp HS :
 - Nghe- viết chính xác, đẹp bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động.
 - Làm đúng bài tập về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
 - Rèn kĩ năng viết và tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: Vở bài tập TV. 
- GV: Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Goi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết nháp các từ: Sác-lơ, Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa.
 - GV nhận xét chữ viết của HS.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
 - Gọi một 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng đoạn văn, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. 
- GV nhận xét và kết luận: Bài văn giải thích lịch sử ra đời của ngày Quốc tế Lao động 1 – 5.
b) Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai: Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.
 - Cả lớp đọc và viết các từ khó.
c) Viết chính tả
 - GV nhắc HS cách trình bày bài.
 - GV đọc cho HS viết bài. 
 - Đọc cho HS soát lỗi.
 * Thu một số vở chấm, nhận xét bài của HS
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài1: - HS đọc yêu cầu bài tập, GV gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên đị lí nước ngoài. GV nhận xét và gắn bảng phụ ghi quy tắc, gọi HS nhắc lại. 
 - HS làm bài vào vở bài tập TV, 1 HS làm bảng phụ.
 - HS chữa bài, cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả. Các tên riêng trong câu chuyện:
 +) Tên riêng: Ơ - gien Pô - chi - ê, Pi- e Đơ - gây – tê, Pa – ri. Viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
 +) Tên riêng: Pháp, viết hoa chữ cái đầu và đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm hán việt.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giời học.
 - Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài.
Địa Lí
 Tiết 26: châu phi (T)
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai cập.
	- Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Bản đồ KT châu Phi. Tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những nét tiêu biểu về đặc điểm tự nhiên châu Phi ?
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Dân cư châu Phi
Bước 1: - HS mở SGK/103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để nêu số dân của châu Phi.
 - Quan sát hình minh họa 3/118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi.
Bước 2: HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận: Năm 2004 dân số châu Phi là 884 triệu người, hơn 2/3 trong số họ là người da đen.
HĐ3: Kinh tế châu Phi
Bước 1: - HS trao đổi nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
 +) Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ?
 +) Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? Vì sao ?
 +) Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
Bước 2: - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 * GVKL: Kinh tế châu Phi chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Đời sống khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Vì kinh tế chậm phát triển, ít chú ý đến việc trồng cây lương thực.
HĐ4: Ai Cập
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ TN châu Phi sông Nin, vị trí địa lí, giới hạn của Ai Cập.
*GVKL: - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi.
 - Thiên nhiên: có sông nin dài nhất thế giớ chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
 - Kinh tế – xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khóng sản.
HĐ5: Củng cố dặn dò
 - GV cùng HS hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài.
Chiều
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 26: vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ, chị em gái
I.Mục tiêu
- Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
II.Tài liệu và phương tiện
 - GV: Bìa màu, sáp màu, bút viết. 
 - HS: giấy vẽ, bút màu.
III.Các bước tiến hành
Bước1: GV giới thiệu
 - GV nêu câu hỏi: Sắp đến ngày 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà, mẹ và các chị em gái ở nhà không ? Các em muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái ?
 - HS kể các món quà các em muốn tặng cho bà, mẹ, các chị em gái.
 - GV giới thiệu: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách làm bưu thiếp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ, chị em gái nhân dịp 8/3.
Bước 2: Hướng dẫn HS cách làm bưu thiếp
 - GV gấp đôi tờ bìa.
 - Mặt ngoài tờ bìa hãy dùng bút màu vẽ đường diềm. Bên trong đường diềm có thể vẽ hoặc cắt/xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp. Cần lưu ý HS là các em nên trang trí bưu thiếp bằng các màu sắc, các hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ vật, ... mà các mẹ, bà, chị em gái yêu thích.
 - Mặt trong tờ bìa các em cũng có thể vẽ đường diềm và hình trang trí nhưng cần để ra một khoảng trắng để ghi những dòng đề tặng bà, mẹ, chị em gái.
 - Trên khoảng trắng bên trong bưu thiếp, các em hãy ghi những dòng chữ thể hiện tình cảm yêu thương và những lời chúc tốt đẹp của các em đối với mẹ, bà, chị em gái. Ví dụ:
 * Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm ! Con sẽ mãi là con ngoan của mẹ.
 * Cháu chúc bà mạnh khỏe, sống lâu.
 - GV cũng có thể hướng dẫn HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ, chị em gái. Nội dung tranh vẽ có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó mà em muốn tạng mẹ, bà, chị em gái. Nội dung tranh cũng có thể là một ngôi nhà của gia đình em, cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình em, hoặc chân dung của bà, mẹ, chị em gái,...Tranh vẽ nên có lời đề tặng ở dưới do tự tay các em viết.
 - Cuối cùng GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái; đồng thời nhắc nhỏ HS rằng món quà có ý nghĩa nhất đối với mẹ, bà trong ngày lễ 8/3 này chính là thành tích học tập, rèn luyện của các em.
Khoa học
Tiết 52: sự sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết:	
 - Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
 - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Hình/106, 107(SGK), sơ đồ sự thụ phấn - HS: SGK, sưu tầm các loài hoa thật
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung bài học của tiết trước.
 - GV nhận xét và ghi điểm. 
 * Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK.
* Mục tiêu: - HS nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp 
 - Các nhóm đọc thông tin/106 và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
 Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 3: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trang 106 SGK.
- Tiếp theo gọi một số HS chữa bài tập.
 Đáp án: 1 – a; 2 – b; 3 – b; 4 – a; 5 - b
HĐ3: Trò chơi: Ghép chữ vào tranh
*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh của thực vật có hoa.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm.
 Bước 2: Làm việc cả lớp. Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình. 
 - GV nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng.
HĐ4: Thảo luận
*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 GV kết luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng: hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa táo, dong riềng, phượng, bầu, bí, ... Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có: các loại cây cỏ, lúa, ngô,...
HĐ5: Củng cố dặn dò 
 - GV hệ thống bài. Liên hệ thực tế. HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhận xét giờ học nhắc, HS chuẩn bị bài sau.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_26_ban_chuan_kien_thuc.doc