Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Buổi sáng Tập đọc

TRANH LÀNG HỒ

I. Mục tiêu :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.

III. Hoạt động dạy -học:

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu : 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy -học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.KTBC: Hội thổi cơm thi ở ĐồngVân.
- Mời 2 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, trả lời câu hỏi : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu ?
- ND bài này muốn nói lên điều gì?
2. Bài mới: - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1 học sinh đọc bài.
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Hướng dẫn hs luyện phát âm đúng.
- Giúp hs hiểu một số từ ngữ khó trong bài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và đọc diễn cảm : Giọng tươi vui, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh : thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phc, đậm đà. 
HĐ2. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1+2.
+ Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài từ trong cuộc sống hằng ngày của làng quê VN?
GV giới thiệu : Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho học sinh đọc lại đoạn 2+3.
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.	
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
* Giáo viên chốt lại : Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Mời 1 học sinh kể tên một số nghề và làng nghề truyền thống mà bạn biết.	
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi : Tìm nội dung bài văn.
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc diễn cảm, mỗi em đọc một đoạn.
- Giáo viên đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn 1cần luyện đọc lên và hướng dẫn học sinh luyện đọc (đoạn 1) chú ý nhấn mạnh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui..
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc.
3. Củng cố : 
- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Vì sao các nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế ?
- Giáo dục hs yêu mến những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, yêu mến những người lao động nghẹ thuật vì họ đã lưu lại những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày để chúng ta được chiêm ngắm.
4.Dặn dò
- Dặn các em cần quý trọng văn hoá truyền thống của dân tộc.
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- Chia 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu vui tươi.
Đoạn 2 : Yêu mến ... mái mẹ.
Đoạn 3 : Còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Hs luyện phát âm đúng : tranh, lợn, chuột, ếch, thuần phác, lợn ráy, khoáy, 
-1 học sinh đọc từ ngữ chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- 2 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tranh lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- HS lắng nghe.
- Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt : Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng mu sắc của dân tộc trong làng hội hoạ.
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui.
+ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
+ Vì họ đã đem vào bức tranh những cảnh vật càng ngắm càng thấy đậm đà, hóm hỉnh, và tươi vui.
- Dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc
- Nội dung : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc
 - 3 học sinh đọc, tìm giọng đọc. 
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
- Vì yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- BT4: HSKG
II. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
H : Nêu cách tính Vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?
2. Bài mới : - Giới thiệu bài 
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cho hs làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- GV : ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không?
GV hướng dẫn HS có thể làm theo 2 cách:
Cách 1 : Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/ phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/ giây.
- Gọi hs nêu cách 2.
Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
- Hướng dẫn HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:
Với s = 130 km, t = 4 giây, thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ) 
- Gọi 3 HS lên bảng tính và điền kết quả vào bảng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
H: Muốn tìm được vận tốc của ô tô ta làm thế nào?
H: Quãng đường người đó đi bằng ô tô được tính bằng cách nào?
H: Thời gian đi ô tô là bao nhiêu? 	
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4:Gọi HS đọc đề bài. 
H: Bài cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
-Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố 
H: Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
4.Dặn dò.
-Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài sau : Quãng đường.
Bài 1: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề
Tóm tắt:
Đà điểu chạy : 5250m
Thời gian : 5 phút
Vận tốc:  m/phút ?
Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
-Hs nêu:1050 : 60 = 17,5 (m/ giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
5250 : 300 = 17,5 (m/ giây)
Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu)
- HS tự làm bài vào vở.
s
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6giây
13phút
v
32,5 km/h
49 km/h
35 m/s
78 m/phút
Bài 3: HS đọc đề bài.
Quãng đường AB dài : 25 km
Người đi bộ đi : 5km
Đi tiếp bằng ô tô đến B trong : nửa giờ
Vận tốc ô tô: . . . . . .km/giờ ?
- SAB – Sđi bô
- Nửa giờ : 0,5 hay 1/2 giờ
- HS làm bài vào vở.1 HS làm bài vào bảng phụ dán bảng. Lớp nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
T/g người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ.
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/ giờ) 
 Đáp số : 40 km/giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút: 30km.
Vận tốc của ca nô : . . . km/giờ ?
HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét và chữa bài.
Giải
Thời gian đi của ca- nô là:
7giờ45phút – 6giờ 30phút = 1giờ 15phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca- nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
 Đáp số : 24 km/giờ
 ..
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng Chính tả
NHỚ -VIẾT : CỬA SÔNG
I. Mục tiêu :
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT 2).
- Giáo dục hs rèn chữ, giữ vở sạch.
II. Đồ Dùng Dạy -Học
- Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to (hoặc bảng nhóm) để học sinh làm bài tập.
III. Hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 học sinh.
- Học sinh 1 nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
(+ Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các bộ phận tạo thành tên riêng đó).
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán-Việt, viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam : Viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết, giữa các âm tiết không có gạch nối.
- Giáo viên đọc một số tên riêng nước ngoài cho học sinh viết : Mao Trạch Đông, Tây Ban Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.
- Học sinh 2 viết trên bảng lớp tên riêng theo giáo viên đọc.
2.Bài mới - Giới thiệu bài: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Hướng dẫn hs viết chính tả
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên : Em nào xung phong lên đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông
H: Cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
- Luyện viết những từ ngữ học sinh dễ viết sai: 	
*Cho học sinh viết chỉnh tả.
- Giáo viên nhắc các em trình bày bài thơ sáu chữ, 
*Chấm, chữa bài.
- Giáo viên chấm bài 1 tổ .
- Giáo viên nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm BT
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập và đọc 2 đoạn văn a,b.
- Giáo viên giao việc:
+ Các em đọc lại hai đoạn văn a,b.
+ Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong hai đoạn văn đó.
+ Cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào?
- Cho học sinh làm bài : Giáo viên phát hai bảng cho hai học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
3. Củng cố .
- Nhắc lại cách viết tên nước ngoài?
- Giáo dục học sinh cẩn thận, viết đúng tên nước ngoài.
4.Dặn dò	
- Dặn học sinh ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo.
- Một học sinh đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ.
- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.
- Học sinh viết ra nháp, hai em lên bảng viết. Luyện viết đúng : nước lợ, tôm rảo, lưỡi  ...  bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra, Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. Hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đđọc thầm lại.
- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để học sinh dễ quan sát.
-Cho học sinh làm bài
- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
-Cho hs làm bài.Giáo viên theo dõi
3.Củng cố:
-Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối ?
4.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Lắng nghe
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.
Chọn một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3.Tả một giàn cây leo.
4.Tả một cây non mới trồng.
 5.Tả một cây cổ thụ.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- HS quan sát tranh và làm bài 
- Hs nhắc lại
- Lắng nghe
.
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. (BT 4: HSKG)
	II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
	III. Hoạt động dạy- học:
1. KT bài cũ : 
+ HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động
+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở 
* GV nhận xt ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- Nhận xét, ghi điểm
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
* GV hướng dẫn : Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ Gọi HS nu lại cơng thức tính thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
* Nhận xét, ghi điểm. 
3. Củng cố.
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
4. Dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : Luyện tập chung, làm bài ở vở BTT
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống
+ 1 HS lm bảng, lớp làm vào vở 
+ Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường
+ HS nhận xt
S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35giờ
2giờ
6giờ
2,4 giờ
Bài 2: HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.
Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút
Quãng đường : 1,08m
Thời gian:. . . . phút ?
+ HS ở lớp lm vở, 1 HS lm bảng
+ HS nhận xét, chữa bi
Bài giải
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9 ( phút)
 Đáp số: 9 phút
- Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút
Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Đại bàng bay được : 72 km
Vận tốc : 96km/giờ
Thời gian:. . . giờ ?
+ 1 HS ln bảng, HS ở lớp lm vở 
+ HS nhận xét
Giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:
72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút
 Đáp số: 0,75 giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Con rái cá bơi với vận tốc : 420m/phút
Quãng đường : 10,5km
Thời gian : ... phút ?
+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng 2 cách
Giải:
Cách 1: 
Đổi 10,5 km = 10500 m
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là :
10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
Cách 2: Giải:
Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là :
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu các BT trong mục III
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 2 học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2 của tiết Luyện từ và câu trước.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần nhận xét
Bi tập 1. Cho học sinh đọc yêu cầu của đề bài 
- Giáo viên nhắc:
+ Các em đọc đoạn văn, đánh số thứ tự các câu văn.
+ Chỉ ra tác dụng của các quan hệ từ được in đậm trong đoạn.
- Giáo viên mở bảng phụ để viết đoạn văn.
 Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo,, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.	
- Giáo viên chốt lại : Sử dụng quan hệ từ hoặc, vì vậy để liên kết câu, người ta gọi đó là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài tập 2. Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 .
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối.
 Ghi nhớ
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Mời 2 học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. (không nhìn SGK)
HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài luyện tập
Bi tập 1. Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập+ đọc bài Qua những mùa hoa.
Giáo viên giao việc:
+ Các em tự đọc thầm lại bài văn.
+ Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối.
- Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho một vài học sinh.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2. Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập + đọc mẩu chuyện vui.
- Giáo viên giao việc:
+ Mỗi học sinh đọc lại mẩu chuyện vui.
+ Tìm chỗ dùng sai từ để nối .
+ Chữa lại chỗ sai cho đúng .
- Giáo viên dán lên bảng phiếu phô tô mẩu chuyện vui
*Từ nối dùng sai
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
3. Củng cố 
- Mời học sinh đọc ghi nhớ về cách dùng từ ngữ nối để liên kết.
- Giáo dục hs biết sử dụng đúng những từ ngữ nối.
4. Dặn dò.
- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
- HS đọc. 
- Học sinh lắng nghe.
Bài 1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ?
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .
- Học sinh làm việc theo cặp.
+ Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
+ Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
Bài 2.Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Một số học sinh phát biểu ý kiến .
VD: Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngồi ra, mặt khác
- 2 học sinh đọc.
- 2 học sinh nhắc lại
Bài tập 1. Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bónn đoạn văn cuối.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- HS lắng nghe.
- Cho học sinh làm bài.
- Những học sinh làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
+ Từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu:
Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
Đoạn 2:vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.Từ rồi nối câu 5 với câu 4.
Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5,nối đoạn 3 với đoạn 2. Từ rồi nối câu 7 với câu 6.
+ Từ ngữ có trong 4 đoạn cuối
Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7,nối đoạn 4 với đoạn 3.
Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9,10; từ sang, đến nối câu 12 với câu 9,10,11.
Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5, mi đến nối câu 14 với câu 13.
Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6,rồi nối câu 16 với câu 15.
Bài 2. Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:
- Một học sinh đọc thành tiêng,lớp đọc thầm.
- 1 học sinh ln lm trn bảng, học sinh cịn lại dng bt chì gạch trong sch gio khoa.
 * Cách chữa
Thay từ nhưng bằng vậy hoặc vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu :
- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 2 đề bài tiết Kể chuyện.
II.Hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 học sinh.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới. - Giới thiệu bài 
* HĐ1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu 
- Cho học sinh đọc 2 đề bài giáo viên ghi trên bảng lớp.
- Giáo viên dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Cho học sinh đọc gợi ý trong sách giáo khoa.
-Giáo viên cho học sinh giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho học sinh lập dàn ý của câu chuyện.
- Học sinh lập nhanh dàn ý bằng cách gạch đầu dòng các ý.
HĐ2. Học sinh kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện .
a. Kể chuyện theo nhóm.
- Cho từng cặp học sinh dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.
b. Cho học sinh thi kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh có câu chuyện hay, kể hấp dẫn, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố.
- Gọi hs có câu chuyện hay kể cho cả lớp nghe
4. Dặn dò 
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, xem trước tiết kể chuyện tuần 29.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lần lượt kể một câu chuyện được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- Chọn một trong hai đề sau:
- Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em , qua sự thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
- 2 học sinh lần lượt đọc gợi ý trong sách giáo khoa.
- Học sinh giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Học sinh lập dàn ý của câu chuyện. 
- Học sinh kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Từng cặp học sinh dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa.
- Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa câu chuyện.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_27_nguyen_thi_ngoc_dieu.doc