Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Hoàng Công Thảo

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Hoàng Công Thảo

Kể chuyện Tiết: 3

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/28

I.Mục tiêu:

- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước

- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.

- Có thái độ đúng đắn với những việc làm tốt , không đồng tình với những việc làm sai.

II.Chuẩn bị: Một số tranh ảnh vể những người tốt được đăng trên báo

III.Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

- Kể lại một câu chuyện đã được nghe về các anh hùng danh nhân ở nước ta- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài

* HĐ1: Gợi ý kể chuyện

- HS đọc thầm gợi ý trong SGK

- Đề bài yêu cầu gì? (kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia). Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước? (chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn). Đối tượng trong câu chuyện là người thế nào? (Người làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước) – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Hoàng Công Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 03
(Từ ngày 07 tháng 09 đến ngày 13 tháng 09 năm 2011)
Thứ
Ngày
Buổi
O6n
Tiết
Tên bài dạy
Phần bổ sung
Duyệt của tổ trưởng, BGH
Tư
07/09
Sáng
Mĩ thuật
3
Vẽ tranh. Đề tài Trường em
Tập đọc
5
Lòng dân
Chính tả
3
Nhớ-viết: Thư gửi các học sinh
Toán
11
Luyện tập
Chiều
Đạo đức
3
Có trách nhiệm về việc làm của mình
TV (BS)
7
Luyện viết: Thư gửi các học sinh
Toán (BS)
5
Luyện tập
Thể dục
5
Tập hợp hàng dọc, dĩng hàng, dàn hàng. 
Trị chơi : "Bỏ khăn".
Năm
08/09
Sáng
Thể dục
6
Quay trái, quay phải, quay sau. Trị chơi "Bỏ khăn".
LTVC
5
MRVT: Nhân dân
Kể chuyện
3
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Toán
12
Luyện tập chung 
Khoa học
5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
Sáu
09/09
Sáng
Tập đọc
6
Lòng dân (tiếp theo)
Toán
13
Luyện tập chung 
Khoa học
6
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
Anh văn
5
Chiều
TVBS
8
Luyện đọc: Lịng dân
Toán BS
6
Luyện tập chung
SHTT
3
Hai
12/09
Sáng
Chào cờ
3
TLV
5
Luyện tập tả cảnh
LGBVMT (Khai thác trực tiếp)
LTVC
6
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Toán
14
Luyện tập chung 
Lịch sử
3
Cuộc phản cơng ở kinh thành Huế
Ba
13/09
Sáng
TLV
6
Luyện tập tả cảnh
Toán
15
Ôn tập về giải toán 
Địa lí
3
Khí hậu
BĐĐL Tự nhiên VN, qủa địa cầu. 
Anh văn
6
Chiều
Kĩ thuật
3
Thêu dấu nhân
Âm nhạc
3
Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh- TĐN số 1
TVBS
9
Luyện tập về từ đồng nghĩa
TUẦN 03
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2011
 Luyện từ và câu	Tiết: 5
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN DÂN
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/27 
I. Mục tiêu: 
-Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số tàhnh ngữ, tục ngữ về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (Bt2).
- Hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
- HS khá, giỏi thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2; đặt câu với các từ tìm được (BT3c).
-Biết vận dụng kiến thức đã học.
II.Chuẩn bị: -Bút dạ, phiếu bài tập, giấy khổ lớn.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- 3 HS làm lại các bài tập của bài Luyện tập về từ đồng nghĩa
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1 :Hdẫn HS luyện tập:
*Bài 1: Xếp các từ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây. 
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 1.
-GV giải nghĩa từ tiểu thương: người buôn bán nhỏ.
-Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm vào phiếu GV phát cho từng cặp HS.
-Yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét tính điểm cao cho cặp làm bài đúng nhất, trình bày kết quả làm bài rõ ràng, dõng dạc.
-GV chốt lại cách làm, yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng:
*Bài 2: Các thành ngữ tục ngữ dưới đây nêu những phẩm chất gì của người Việt Nam ta. 
- HS làm VBT , gv giúp đỡ hs yếu
- GV quan sát hướng dẫn học sinh làm bài tập – chấm bài , nhận xét .
*Bài 3: Đọc truyện: Con rồng cháu tiên và trả lời câu hỏi sgk/27)
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 3, cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a.
-GV nhận xét và chốt lại: Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
-GV phát phiếu, một vài trang từ điển phô tô cho các nhóm HS làm bài, trả lời câu hỏi 3b. 
 -Yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét tính điểm cao cho cặp tìm được nhiều từ đúng nhất, trình bày kết quả làm bài rõ ràng, dõng dạc – GV kết hợp cho HS giải nghiã một số từ cần thiết.
-GV dán giấy khổ to ghi lời giải bài 3b lên bảng, yêu cầu đọc và viết vào vở khoảng 5-6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng).
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau làm miệng BT3c – đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài từ đồng nghĩa –nhắc nhở hs cách dùng từ. 
- Dặn xem trước bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Kể chuyện	 	Tiết: 3
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/28
I.Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
- Có thái độ đúng đắn với những việc làm tốt , không đồng tình với những việc làm sai.
II.Chuẩn bị: Một số tranh ảnh vể những người tốt được đăng trên báo
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- Kể lại một câu chuyện đã được nghe về các anh hùng danh nhân ở nước ta- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
* HĐ1: Gợi ý kể chuyện
- HS đọc thầm gợi ý trong SGK
- Đề bài yêu cầu gì? (kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia). Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước? (chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn). Đối tượng trong câu chuyện là người thế nào? (Người làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước) – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài.
* HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện. 
-Gọi 1 HS đọc gợi ý 1; 2 cả lớp đọc thầm và nêu chuyện mà mình định kể cho lớp và các bạn cùng nghe (Chỉ giới thiệu tên người và công việc của họ làm) – nếu HS chọn nội dung câu chuyện chưa phù hợp GV giúp HS có định hướng đúng).
-Gọi 1 HS đọc gợi ý 3 cả lớp đọc thầm và trải lời:
 H: Em kể theo gợi ý nào? Nên kể câu chuyện như thế nào? (Ở gợi ý a kể câu chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em về hành động của người đó. Ở gợi ý b: Kể về ai? Người ấy có lời nói hành động gì đẹp? Em nêu được suy nghĩ của mình về hành động của người đó.)
-Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.
*HĐ3: Thực hành kể chuyện.
-Tổ chức cho HS dựa vào ý chính đã viết kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Sau đó thảo luận về ý nghĩa câu chuyện hoặc nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong chuyện – GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. 
-Tổ chức cho hs thi kể chuyện nối tiếp trước lớp. Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời bạn câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặtcâu hỏi thú vị.
3.Củng cố dặn dò
- Tuyên dương những em kể hay, nhắc nhở những em kể còn vụng về.
- Dặn xem bài sau.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
 	 Toán	Tiết: 12
LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian dự kiến: 40 phút , sgk/15
I.Mục tiêu: 
Biết chuyển:
- Phân số thành phân số thập phân.
- Hỗn số thành phân số.
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Làm Bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
II.Đồ dùng dạy học: BP 
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
-Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài và GV nhận xét chốt lại cách làm:
Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
 = = = = 
 = = = = 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách nhận biết một phân số thập phân.
-Nhận xét – chấm chữa sai .
2.Bài mới : 
-Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài
HS làm VBT. Đọc kết quả. Gv nhận xét
*Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
8 = 5 = 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 
*Bài 3: GV hướng dẫn như sau: 
1dm = ; 1g =HS tự làm, gv hướng dẫn hs yếu; chấm chữabài. 
 *Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài theo mẫu.
-GV theo dõi HS làm, nhận xét bài HS làm, chấm bài và chốt lại
Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
5m 7dm = 5m + m = 5m
2m 3dm = 2m + m = 2m
4m37cm = 4m + m = 4m
1m 53cm = 1m + m = 1m
3. Củng cố – dặn dò : 
-Nhắc nội dung bài.
- Dặn HS làm BTVN – Chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Khoa học	Tiết: 5
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?
Thời gian dự kiến: 35 phút , sgk/12
I.Mục tiêu: 
Sau bài học học sinh biết :
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II.Chuẩn bị:
- Hình trang 12, 13/SGK.
 III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
- GV kiểm tra ND bài trước- GV nhận xét , ghi điểm. 
- Giới thiệu bài.
2.Bài mới: 
*HĐ1: Chăm sóc phụ nữ mang thai
Mục tiêu: HS biết được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- HS ( nhóm đôi ) quan sát tranh, đọc thông tin sgk, nhận xét, rút ra kết luận – trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận
- GV chốt: Phụ nữ có thai cần: 
Nên đủ chất đủ lượng.
Không dùng các chất kích thích: Thuốc lá, thuốc lào , rượu ma túy.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
Tránh lao động nặng tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc cỏ
Khám thai định kỳ 3 tháng/ lần.
Tiêm vác-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
 *HĐ2: 2Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
- Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu ND của từng hình.
-GV nhận xét và chốt lại ND từng hình.
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? 
-GV nhận xét và chốt lại như mục bạn cần biết trang 13.
 Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng vai:
Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: Giúp đỡ phụ nữ có thai.
 + TH1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Hoa hàng xóm đi cùng đường. Cô Hoa đang mang thai lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó? 
TH2: Ô tô chật quá, bỗng1 phụ nữ có thai bước lên xe. Chi đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì khi đó? 
-Yêu cầu các nhóm trình diễn trước lớp.
-GV nxét, khen ngợi các nhóm diễn tốt, có việc làm thiết thực với phụ nữ có thai.
3. Củng cố- dặn dò: 
-  ... tra dàn bài của tiết trước- Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2.Bài mới: 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: -Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bốn đoạn và xác định nội dung chính của mỗi đoạn. 
-Gọi HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. 
-GV nhận xét, chốt lại ý chính cho mỗi đoạn (bằng cách đưa bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn).
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay.
Đoạn 2: Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
Đoạn 3: Tả cây cối sau cơn mưa.
Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa.
-GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:
Chọn, hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào chỗ có dấu ().
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở – GV theo dõi nhắc nhở. Nếu HS còn lúng túng GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính mỗi đoạn ví dụ đoạn 4 nội dung chính tả: Đường phố và con người sau cơn mưa thì chỉ viết thêm về đường phố và con người.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh đoạn văn hợp lí, tự nhiên. Ví dụ thêm vào chỗ() các nội dung sau:
*Bài 2: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh.
3.Củng cố- dặn dò: 
- Đọc những đoạn văn hay nhất để làm mẫu cho cả lớp, đọc những đoạn văn cịn lủng củng nhắc những chỗ HS sai cơ bản để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Dặn xem bài sau.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Toán	Tiết : 15
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/17
I.Yêu cầu: 
- Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Làm Bài 1
-Biết vận dụng kiến thức đã học
II.Đồ dùng dạy học: VBT, BP.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
HS làm BT 2, 3.GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm ôn tập
* Bài1: 1. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-GV chép bài toán 1 lên bảng – Yêu cầu HS đọc và xác định dạng toán – chỉ rõ đâu là tổng, đâu là tỉ, đâu là số phần tương ứng của số lớn, số bé?
-Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt và giải, HS khác làm vào vở.
- GV nhận xét chốt lại cách làm:
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11(phần)
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số bé là: 121 – 55 = 66 
Đáp số: số bé 55; số lớn 66
- Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
( GV trình tự hướng dẫn như Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Bài giải:
a. Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 (phần)
Số lớn là : 80 : 16 x 9 = 45
Số bé là : 80 – 45 = 35.
 Đáp số : 45 và 35.
b. Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 (phần)
Số lớn là : 55 : 5 x 9 = 99
Số bé là: 99 – 55 = 44. 
Đáp số ; 99 và 44
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại dạng toán Tìm hai số khi biết tổng tỉ, hiệu tỉ. 
- Nhắc nhở những bài HS bị điểm yếu
- Dặn HS về nhà làm BT, chuẩn bị bài tiết sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
 	Địa lí Tiết: 3
KHÍ HẬU
Thời gian dự kiến: 35 phút , sgk/72
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
*Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II.Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
- Bản đồ khí hậu Việt Nam hình 1/SGK phóng to.
- Tranh ảnh về hậu quả lũ lụt gây ra.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- GV Ktra ND bài trước.
- GV nhận xét , ghi điểm
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa :
-Yêu cầu HS theo nhóm đọc mục 1 SGK, quan sát quả địa cầu, rồi thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau:
 +Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?
 +Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.
 +Chỉ và nêu tên hướng gió tháng 1 và tháng 7 ở hình 1.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày từng nội dung một nhóm khác bổ sung. Sau đó GV sửa chữa nhận xét và giúp hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND: Sự khác biệt giữa khí hậu các miền.
-GV gọi 1 HS chỉ dãy núi Bạch Mã và GV giới thiệu Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp đọc mục 2 ở SGK hoàn thành các gợi ý sau:
Hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Cụ thể:
 +Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7.
 +Về các mùa khí hậu.
 + Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày từng nội dung một - nhóm khác bổ sung. Sau đó GV sửa chữa nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3:Tìm hiểu ND: Ảnh hưởng của khí hậu.
-Yêu cầu HS cả lớp tìm hiểu mục 3 SGK trả lời câu hỏi:
H: Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Chúng ta phải làm gì để giảm bớt thiên tai?
-Yêu cầu HS trả lời, GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Hỏi lại ND bài, liên hệ thực tế địa phương.
- Dặn xem bài sau.
- Nhận xét tiết học
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
	Kỹ thuật	Tiết: 3
THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1)
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/20 
I.Mục tiêu : 
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
- Yêu thích,tự hào với sản phẩm làm được.
II.Chuẩn bị :
-GV: Mẫu thêu dấu nhân ,vật liệu ,dụng cụ cần thiết .
-HS: Vải , kim , chỉ , phấn , thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
1 . Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng học tập,đánh giá sản phẩm tiết 2.
2. Bài mới:
 -Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu.
.HS quan sát , so sánh đặc điểm mẫu với mẫu thêu chữ V.
.HS trình bày, GV chốt nội dung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
.Yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK.
.HS nêu các bước thêu dấu nhân.
.GV hướng dẫn từng thao tác như SGK- Cả lớp quan sát.
3. Củng cố-dặn dò:
-Nhắc nội dung bài , chuẩn bị dụng cụ,vật liệu để thêu dấu nhân. 
-Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Âm nhạc 	Tiết 3
Ôn Tập Bài Hát: REO VANG BÌNH MINH
(Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước)
Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 1
I/Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng cao độ của bài hát.
Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết.
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Nhạc cụ đệm.
Băng nghe mẫu.
Hát chuẩn xác bài hát.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Ổn định : Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Reo Vang Bình Minh
Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
Cho học sinh tự nhận xét:
Giáo viên nhận xét:
Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
Cho học sinh tự nhận xét:
Giáo viên nhận xét:
Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
Hoạt động 2: TĐN Số 1: “Cùng Vui Chơi”
Giới thiệu bài TĐN Số 1.
Giáo viên cho học sinh tập cao độ từ 1-2 phút.
Tập tiết tấu : Giáo viên ghi mẫu tiết tấu lên bảng:
Giáo viên gõ mẫu và yêu cầu học sinh gõ lại.
Giáo viên cho học sinh xung phong gõ lại.
TaÄp đọc nhạc: Giáo viên đàn mẫu giai điệu cả bài.
Giáo viên đọc mẫu từng câu một và cho học sinh đọc lại, mỗi câu cho học sinh đọc lại từ 2 đến 3 lần để thuộc tiết tấu.
Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh đọc cả bài và ghép lời bài TĐN Số 1.
Cho các tổ chuẩn bị và cử đại diện lên bảng đọc lại.
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_3_hoang_cong_thao.doc