Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

LÒNG DÂN

 ( Theo Nguyễn Văn Xe )

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cáh của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

2. Kĩ năng: HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai, thể hiện được tính cáh nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

II. Chuẩn bị:

² Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

² Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc

 

doc 42 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 08/03/2022 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Tài Hoàng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: 12 / 9 / 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC: 
LÒNG DÂN
 ( Theo Nguyễn Văn Xe )
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cáh của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
2. Kĩ năng: HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai, thể hiện được tính cáh nhân vật. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị:
Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- Giáo viên bốc thăm số hiệu 
- Học sinh có số hiệu trả lời câu hỏi
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và cho biết bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước? 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước. 
- Chọn đọc thuộc lòng các khổ thơ em yêu thích và cho biết những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước như thế nào? 
- HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- Màu đỏ: máu, lá cờ tổ quốc, khăn quàng đội viên.
- Màu vàng: lúa chín, hoa cúc, mùa thu, của nắng. 
- Màu xanh: đồng bằng, rừng núi, màu của biển, của bầu trời. 
- Màu trắng: trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bạc của bà. 
- Màu đen: hòn than óng ánh, đôi mắt em bé, màu của đêm. 
- Màu tím: hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, nét mực chữ em. 
- Màu nâu: màu áo mẹ, đất đai, gỗ rừng. 
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn. 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chìa... tao bắn nát đầu 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, nầy, tui. 
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Các nhóm thảo luận. 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+ Dì Năm đấu trí với giặc khôn khéo như thế nào? 
- Dì bình tĩnh trả lời những câu hỏi của địch, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì làm chúng hí hửng tưởng dì sợ sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẻn tò.
Ÿ Giáo viên chốt ý 
+ Tình huống nào trong vở kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Lớp nhận xét 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ:
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: tường thật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết ).
+ Đêm 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.	 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sưapHS khá, giỏi: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng những người yêu nước (như Tôn Thất Thuyết). 
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
Bản đồ hành chính Việt Nam 
Ảnh Phan Đình Phùng, Hàm Nghi, TônThất Thuyết.
Trò : Sưu tầm tư liệu về bài 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước 
- Đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là gì?
- Học sinh trả lời
- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Học sinh trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: 
“Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt, công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp đối với nứơc ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai bộ phận: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
- Học sinh thảo luận nhóm bốn
- Phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- Giáo viên gọi 1, 2 nhóm báo cáo ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm báo cáo ® Học sinh nhận xét và bổ sung
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại
Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
* Hoạt động 2: Cuộc phản công ở kinh thành Huế 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp 
- Giáo viên tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế kết hợp chỉ trên lượcđồ kinh thành Huế.
- Học sinh quan sát lược đồ kinh thành Huế + trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ của học sinh.
- Giáo viên tổ chức học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
- Đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- Tôn Thất Thuyết 
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời 
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.
* Hoạt động 3: Tình hình đất nước sau cuộc phản công.
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì?
- Học sinh thảo luận theo hai dãy A, B
- Học sinh thảo luận
® đại diện báo cáo
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
® Giới thiệu hình ảnh1 số nhân vật lịch sử 
- Học sinh cần nêu được các ý sau:
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đua vua Hàm Nghi và triều đình lên vùng rừng núi Quản Trị.
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Trình bày những phong trào tiêu biểu
® Rút ra ghi nhớ 
® Học sinh ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Động não, vấn đáp 
- Nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động của Tôn Thất Thuyết
- Học sinh trả lời
® Nêu ý nghĩa giáo dục
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài ghi nhớ 
- Chuẩn bị: XH-VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 
- Nhận x ... ng 1: 
- Hướng dẫn học sinh ôn tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành 
Ÿ Bài 1a:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận
- Học sinh tự đặt câu hỏi để tìm hiểu thông qua gợi ý của giáo viên.
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1b: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi thông qua gợi ý của giáo viên
- Học sinh đặt câu hỏi - bạn trả lời
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước
+ Để giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta cần biết gì?
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 3:
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành 
Ÿ Bài 2: HS khá, giỏi
- Học sinh tự đặt câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
+ Nếu số phần của số bé là 1 thì giá trị một phần là bao nhiêu?
- 1 học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- HS sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
* Hoạt động 4: 
- Thảo luận nhóm đôi 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
Ÿ Bài3: H S khá, giỏi
- Giáo viên gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi
- Học sinh đặt câu hỏi + học sinh trả lời 
+ Muốn tìm diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- 1 học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh sửa bài - 1 học sinh nêu cách làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm diện tích hình chữ nhật. 
* Hoạt động 5: Củng cố
- Cho học sinh nhắc lại cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân. 
- Đề bài: 
a - b = 8
a : b = 3
Tìm a và b?
5. Tổng kết - dặn dò:
- Làm bài nhà: 3/18 
- Chuẩn bị: Ôn tập Giải toán (tt) 
- Nhận xét tiết học
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2 : KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
Mục đích yêu cầu:
HS nắm được kĩ năng đi xe đạp trên đường và một số điều cấm khi đi xe đạp.
Rèn cho các em về ý thức và thói quen khi đi xe đạp trên đường.
Chấp hành các luật lệ giao thông khi đi xe đạp trên đường.
Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh minh họa về đi xe đạp trên đường và một số trnh nói về việc đi xe đạp sai luật
HS: Sách giáo khoa và các dụng cụ học tập có liên quan
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả và nêu nội dung của từng nhóm biển báo ?
- 4 HS lên chỉ và thuyết trình về mỗi nhóm biển báo.
- GV nhận xét và đánh giá
Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
- Và em nhắc lại tựa bài
- GV treo từng bức tranh lên bảng và hướng dẫn HS quan sát
- Lớp theo dõi và nhận xét nội dung của từng bức tranh.
+ Các bức tranh vẽ cảnh gì, nêu nội dung cụ thể của từng bức trnh ?
- B1: Vẽ về mọi người chấp hành đúng khi đi xe đạp ở phần đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.
B2: Vẽ các em HS thực hiện đúng luật giao thông khi đi xe đạp trên đường khi về lề đường bên tay phải và luôn đội mũ bảo hiểm.
B3: Vẽ người đi xe đạp khi qua đường phải nhìn trước nhìn sau và đưa tay ra xin đường.
* Một số biển cấm khi đi xe đap:
- GV phát phiếu học tập
- Chia lớp làm 4 nhóm cá nhóm cử đại diện nhóm làm thư kí
+ Nêu nội dung ở bức tranh 3 ?
- Một người đi xe đạp không đúng luật vì người này đi lấn sang đường của xe cơ giới.
+ Cho biết những điều không nên đi xe đạp trên đường ?
- Không đi vào đường cấm, không đi xe đạp thành hàng 3 trở lên và bỏ cả hai tay ra, đi xe đánh võng trên đường.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV chốt lại những ý đúng
* Thực hành:
- Thực hành đi xe đạp trên sân trường theo các đường vẽ sẵn.
- GV theo dõi và nhận xét
Củng cố, dăn dò:
- Chốt lại một số nội dung chính của bài
- Lắng nghe
- Về nhà học bài và áp dụng vào thực tế
- Chuẩn bị bài: Chọn đường đi an toàn
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 3- In ở lớp 4 năm ngoái
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Giáo viên
Học sinh 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
Công tác tuần tới:
Vệ sinh trường lớp..
Học tập trên lớp cũng như ở nhà.
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu..
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc:.
+Cá nhân tiến bộ:
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát 
KĨ THUẬT
THÊU DẤU NHÂN  ( Tiết 1) 
I. Mục tiêu : HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.
-Với HS khéo tay: + Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng day học :
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Các hoạt động dạy học – chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1/  Bài mới:
* GTB: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
* Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để trang trí...
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1 và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau:
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.
2/  Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V.
- Lắng nghe.
- Nêu các bước thêu dấu nhân.
- HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V.
- HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu.
- Nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc