Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Văn Bằng

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Văn Bằng

Luyện toán

ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

 - Thực hành tính diện tích và thể tích một số hình đã học

 - Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học

 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

a. GV: Hệ thống nội dung ôn tập.

b. HS: Vở luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 33 - Nguyễn Văn Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 26 tháng 4năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết chữ đẹp
I. mục tiêu
	- Rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và viết đẹp bài 29, bài 30 trong vở Thực hành luyện viết.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài viết
	b. HS : vở luyện viết
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở luyện viết của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
- GV nêu các câu cần luyện viết.
- Yêu cầu HS đọc câu luyện viết.
- Tìm các con chữ được viết hoa trong bài?
- Tìm các con chữ có nét khuyết trong bài?
- GV hướng dẫn HS viết các con chữ được viết hoa và các con chữ có nét khuyết.
- Cho HS luyện viết bảng con một số con chữ được viết hoa: 
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS thực hành luyện viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết của HS .
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương những em có ý thức học tốt
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
- HS theo dõi.
- HS đọc.
- HS luyện viết bảng con, 2 HS lên bảng.
- Lớp theo dõi.
- HS luyện viết theo mẫu.
*******************************************************************
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2010
Luyện toán
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
i. mục tiêu
Giúp học sinh: 
	- Thực hành tính diện tích và thể tích một số hình đã học
	- Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
ii. chuẩn bị
GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
HS: Vở luyện.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Một thùng gỗ hình lập phương có cạnh 0,7m.
a. Thể tích của hình đó là: 3,34m2
b. Người ta sơn tất cả các mạt ngoài của thùng gỗ. Diện tích cần quét sơn là 2,94m2 
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh nêu đáp án 
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: 
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 7m, chiều rộng 5m, chiều cao 3,5m. Người ta quét vôi trần nhà và các bức tường phía trong phòng. Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích cửa là 10,7m2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS phân tích bài
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn
- Gọi một HS lên bảng chữa bài
Bài 3: 
Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 15, chiều cao 2,1m. Khi thể tích của bể có chứa nước người ta tháo nước ra để thay nước, mỗi giờ được 150m3 nước. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì bể cạn nước?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để hoàn thành bài giải
- Gọi đại diện cặp trình bày bài giải.
- GV nhận xét dánh giá.
Bài 4: 
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 54m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta sử dụng 65% diện tích mảnh đất để xây nhà. Hỏi phần đất xây nhà là bao nhiêu mét vuông?
- Gọi 1 học sinh làm trên bảng
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét và chốt kết qủa đúng
4. Củng cố 
- GV củng cố nội dung bài.
5. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát
- HS lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân 
S
Đáp án:
a. Thể tích của hình đó là: 3,34m2
b. Người ta sơn tất cả các mặt ngoài của thùng gỗ. Diện tích cần quét sơn là 2,94m2 
ĐD
Bài giải:
Diện tích xung quanh là:
(7 + 5) x 2 x 3,5 = 84(m2)
Diện tích trần nhà là:
7 x 5 = 35 (m2)
Diện tích toàn phần là:
84 + 35 = 119(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
119 – 10,5 = 108.5(m2)
 Đáp số: 108.5m2
Bài giải:
Thể tích của bể nước đó là:
50 x 15 x 2,1 = 1575 (m3)
Thể tích nước có trong bể là:
1575 : 7 x 6 = 1350 (m3)
Thời gian để bể cạn hết nước là:
1350 : 150 = 9 ( giờ)
 Đáp số: 9 giờ
 Bài giải:
Nửa chu vi của mảnh đất là:
54 : 2 = 27 (m)
Chiều rộng của mảnh đất đó là:
27 : (5 + 4) x 4 = 12 (m)
Chiều dài của mảnh đất đó là:
27 – 12 = 15 (m)
Diện tích mảnh đất đó là:
15 x 12 = 180(m)
Diện tích sử dụng để làm nhà là:
180 : 100 x 65 = 117 (m)
 Đáp số:117 m
************************************
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập đọc; chính tả
i. mục tiêu
- HS đọc đúng, đọc trôi chảy 2 bài tập đọc trong tuần và đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng 2 khổ đầu bài “Sang năm con lên bảy”.
- Làm bài tập để củng cố cách viết hoa tên cá đơn vị ,tổ chức, cơ quan
ii. chuẩn bị
 a. GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
 b. HS: SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Luyện tập đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm luyện đọc bài tập đọc trong tuần 33
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện chính tả.
+ Hướng dẫn HS nghe – viết 2 khổ đầu của bài “Sang năm con lên bảy”. 
- GV đọc đoạn viết .
- Hướng dẫn HS viết từ khó trong bài.
- GV đọc bài viết lần 2.
- Yêu cầu HS soát lỗi bài viết.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Viết tên các cơ quan sau cho đúng
- công ti xe buýt bến tre
- hội khoa học lịch sử việt nam
- công ti gang thép thái nguyên
- tổng công ti cao su việt nam
- dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung ôn tập.
5. Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát.
- HS theo dõi.
- Chia 4 nhóm.
- Các nhóm luyện đọc bài “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” và “Sang năm con lên bảy”.
- Từng nhóm lên thi đọc.
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết bảng con. 2 HS lên bảng viết:
+ phong
+ ném
+ chuyến
+ thuyết
+nghịch
ph + ong+ thanh ngang
n + em + thanh sắc
ch+ uyên +thanh sắc
th +uyêt+ thanh sắc
ngh + ich+ thanh nặng
- HS viết bài.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- Công ti Xe buýt Bến Tre
- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
- Công ti Gang thép Thái Nguyên
- Tổng công ti Cao su Việt Nam
- Dự án Xây dựng khu nhà ở tái định cư.
*******************************************************************
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2010
Luyện toán
Ôn tập: một số dạng toán đã học 
i. mục tiêu
 	- Hệ thống hóa một số dạng bài toán đã học.
 	- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán).
II. CHUẩN bị
GV: Hệ thống nội dung ôn tập, phiếu bài tập.
HS : Vở luyện.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS chữa bài về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Một khối gỗ có thể tích 4,5 dm3 cân nặng 5,4kg. Vậy một khối gỗ loại đó có thể tích 8,6dm3 cân nặng là:
a. 10,32kg b. 9,32kg
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh nêu kết quả bài toán
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: 
Ba bác Hồng. Lan, Huệ cùng đi hái chè. Bác Hồng hái được 27kg chè, bác Lan hái được 24kg chè, bác Huệ hái được bằng só chè bác Lan hái được. Hỏi trung bình mỗi bác hái đựơc bao nhiêu ki–lô-gam chè?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên trình bày trên bảng lớp.
- GV và HS nhận xét.
Bài 3: 
Hai thùng đựng được 375l dầu. Thùng thứ nhất đựng nhiều hơn thùng thứ hai 15l dầu. Hỏi mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
- HS thảo luận theo cặp 
- Đại diện cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét bài làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi 37,6cm, chiều dài hơn chiều rộng 1,8m. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
 - HS thảo luận theo cặp 
- Đại diện cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét bài làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung ôn tập.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn tập các kiến thức đã học 
- Cả lớp hát
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Đáp án:
a. 10,32kg 
Bài giải:
Số chè bác Huệ hái được là:
24 : 4 x 3 = 18 (kg)
Trung bình mỗi bác hái được là:
(27 + 24 + 18) : 3 = 23 (kg)
 Đáp số: 23kg
Bài giải:
Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là:
(375 – 15) : 2 = 180 (l)
Thùng thứ nhất đựng được số lít dầu là:
375 – 180 = 195 (l)
Đáp số: Thùng 1:195 l
 Thùng 2: 195 l
Bài giải:
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
37,6 : 2 = 18.8 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
(18,8 – 1,8) : 2 = 8,5 (m)
Chiều rộng dài của hình chữ nhật đó là:
18,8 – 8,5 = 10,3 (m)
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
10,3 x 8,5 = 87,55 (m2)
Đáp số: 87,55 m2
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu
i. mục tiêu
- Nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm : Để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó .
- Củng cố, khắc sâu về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép và kỹ năng sử dụng dấu hai chấm.
ii. chuẩn bị
 a. GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
 b. HS: SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Bài 1: 
Điền vào chỗ trống dấu câu thích hợp. Nói rõ tác dụng của dấu câu trong câu đó.
a) Bà chủ nhà vui vẻ đón khách 
- Thưa bác, mời bác vào nhà chơi!
b) Mọi người đứng dậy reo mừng	 
 Bác Hồ đã đến!
Bài 2:
Đặt câu về chủ đề học tập.
a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.
c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Bài 3:
Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong đoạn trích sau:
Cuối cùng, Chim Gõ Kiến đến nhà Gà. Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : Đến mai bác ạ. Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên: Mệt ! Mệt lắm ! 
Bài 4: Đặt câu
a) Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói của nhân vật.
b) Câu có dấu hai chấm dùng đẻ báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích.
4. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- HS theo dõi.
- HS làm việc cá nhân.
- Đáp án: Dấu hai chấm
a) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Ví dụ:
a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật.
b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường.
c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.
- HS đọc bài
- HS làm việc theo cặp
Cuối cùng, Chim Gõ Kiến đến nhà Gà. Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : “Đến mai bác ạ”. Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên: “Mệt ! Mệt lắm !” 
- HS tự đặt câu
- Vài HS đọc, cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_33_nguyen_van_bang.doc