Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thành

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thành

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

-HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (tốc độ đọc khoảng 120 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT 2.

-HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II- Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần học kì II ( 16 phiếu- gồm cả văn bản thông thường.

- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể" Ai thế nào? Ai là gì ? ".

- Một tờ phiếu khổ to chép lại nội dung bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì ? trong SGK.

- Bốn tờ phiếu khổ to phô tô bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS lập bảng tổng kết về CN, VN trong kiểu câu kể: Ai thế nào ? Ai là gì ?

III- Các hoạt động dạy học

1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35 : Ôn tập, củng cố kiến thứcvà kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS kết thúc năm học.

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Soạn: 14/5/2010
Giảng: Thứ 2 ngày 17/5/2010
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - Mục tiêu
-Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
-Rèn kĩ năng giải và trình bày bài giải.
-Giáo dục tính chính xác. BT 1(a,,b,c),2a, 3
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa BT về nhà.
3. Bài mới 
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài.
Bài 1 : Tính: (làm bài vào bảng con).
a) 1 x = x = b) : 1 = : = 
c) 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 = 14,637 + 9,963 = 24,6
Cách 2: Đưa về biểu thức 1 số nhân với 1 tổng.
- GV giúp đỡ HS yếu.
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- HS tự làm rồi chữa bài.
- GV lưu ý HS khi các thừa số trên dấu gạch ngang bị gạch đi hết thì tử số của phân số chỉ kết quả là 1. Ví dụ :
Bài 3 : - HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài.
 - Gọi 1 em làm bài trên bảng lớp.
 - Gọi HS nhận xét và chữa bài:
 Bài giải: 
 Diện tích đáy của bể nước là: 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
 chiều cao của bể nước là: 414,72 : 432 = 0,96 (m)
 Chiều cao của bể nước là: 0,96 : = 1,2 (m).
 Đáp số: 1,2 m
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài. 
- Nhắc nội dung cần ghi nhớ.
- Dặn HS làm thêm bài tập ở nhà : BT4,5,vở BTT.
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
-HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (tốc độ đọc khoảng 120 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT 2.
-HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần học kì II ( 16 phiếu- gồm cả văn bản thông thường.
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể" Ai thế nào? Ai là gì ? ".
- Một tờ phiếu khổ to chép lại nội dung bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì ? trong SGK.
- Bốn tờ phiếu khổ to phô tô bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS lập bảng tổng kết về CN, VN trong kiểu câu kể: Ai thế nào ? Ai là gì ?
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35 : Ôn tập, củng cố kiến thứcvà kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS kết thúc năm học.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/ 4 số HS trong lớp )
GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra :
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, xem lại 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì ?
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài tập.
- GV dán lên bảng tờ phiếu tổng kết về CN, VN của kiểu câu Ai làm gì ? Giải thích.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
- GV kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các kiểu câu kể ở lớp 4 chưa; hỏi HS lần lượt về đặc điểm của :
+ VN và CN trong câu kể Ai thế nào ?
+ VN và CN trong câu kể Ai là gì ?
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ; mời 1-2 HS đọc lại.
- HS làm bài vào vở BT, GV phát bút dạ và phiếu cho 4 HS ( 2 em lập bảng tổng kết cho kiểu câu Ai thế nào? 2 em lập bảng cho kiểu câu Ai là gì ? ).
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cat lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết trả bài.
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
Tiết 4: Địa lí
	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 5: Thể dục
(Đồng chí Giao soạn giảng)
Soạn: 15/5/2010
Giảng: Thứ 3 ngày 18/5/2010
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu
-Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
-Rèn kĩ năng giải và trình bày bài giải.
-Giáo dục tính chính xác. BT 1,2a,3
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà
3. Bài mới: 
- GV nêu các bài tập cần luyện tập.
- Hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài và chữa bài.
Bài 1 : Tính: HS tự làm vào giấy nháp và chữa bài trên bảng lớp.
Chữa bài: 
a) 6,78 - (8,95 + 4,784) : 2,5 = 6,78 - 6,7 : 2,05 = 6,78 - 6,7 = 0,08
b) 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút = 3 giờ 51 phút
Bài 2a: Tìm số TBC của 19, 34, 46: yêu cầu HS yếu nêu cách tìm số trung bình cộng của 3 số.
HS tự làm và chữa bài: (19 + 34 + 46) : 3 = 33
Bài 3 : Một lớp học có 19 học sinh trai, số học sinh gái nhiều hơn số học sinh trai 2 bạn. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu phần trăm học sinh trai, bao nhiêu phần trăm học sinh gái?
-HD HS phân tích, tóm tắt bài toán, giải BT vào vở.
-HS tự giải, GV chỉ định một em làm bài trên bảng.
-HS nhận xét, chữa bài:
 Bài giải:
 Số học sinh gái là: 19 + 2 = 21 (bạn)
 Số học sinh cả lớp là: 19 + 21 = 40 (bạn)
 Số học sinh trai chiếm số phần trăm là: 19 : 40 = 0,475
 0,475 = 47,5%
 Số học sinh trai chiếm số phần trăm là: 100% -47,5% = 52,5%
 Đáp số: 47,5% học sinh trai, 52,5% số học sinh gái.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS làm thêm BT4,5 ở nhà.
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I- Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về các loại trạng ngữ theo yêu cầu ở BT 2.
-Biết vận dụng trạng ngữ trong nói, viết.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ.
- Một tờ phiếu khổ to chép lại bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong SGK để GV giải thích yêu cầu của BT.
- 3- 4 tờ phiếu viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS làm bài.
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (1/4 số HS trong lớp) : Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu BT, đọc cả mẫu.
- GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của bài : cần lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ đã học; nêu câu hỏi, ví dụ cho mỗi loại. SGK đã nêu mẫu về trạng ngữ chỉ nơi chốn, các em cần viết tiếp các loại trạng ngữ khác.
- GV kiểm tra HS đã ôn lại kiến thức về các loại trạng ngữ đã học ở lớp 4 như thế nào; hỏi HS :
+ Trạng ngữ là gì ?
+ Có những loại trạng ngữ nào ?
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ; mời 1-2 HS đọc lại :
- HS làm bài vào vở BT, GV phát bút dạ và phiếu cho 3-4 HS ,
- Những HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cr lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS làm bài trên vở đọc kết quả bài làm.
- GV chấm vở của một số HS.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp ghi nhớ những kiến thức vừa ôn, những HS chưa kiểm tra TĐ và HTL hoặc kiểm tra mà chưa đạt tiếp tục luyện đọc để kiểm tra vào tiết sau.
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I- Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT 2,3.
-Biết sử dụng bảng thống kê trong thực tế.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
- Bút dạ và 4-5 tờ phiếu khổ to đã kẻ bảng thống kê ở BT 2 để HS thêm số liệu. GV chỉ phát sau khi HS đã tự lập được bảng thống kê.
- Hai, ba tờ phiếu viết nội dung BT 3.
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( 1/4 số HS trong lớp ): Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2 
Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
Nhiệm vụ 1 : Lập mẫu thống kê
- GV hỏi:
+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào? (số trường, số HS, số GV, tỉ lệ HS dân tộc tiểu số).
+ Như vậy, cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc?
+ Bảng thống kê sẽ có mấy hàng ngang?
- HS tự làm hoặc trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 5 cột dọc và 5 hàng ngang trên giấy nháp.
- GV mời 3-4 HS lên bảng thi kẻ nhanh bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. GV dán lên bảng 1 tờ phiếu kẻ mẫu đúng.
- HS kẻ bảng thống kê vào vở.
Nhiệm vụ 2 : Điền số liệu vào bảng thống kê.
- HS điền các số lỉệu vào từng ô trống trong bảng thống kê. GV phát bút dạ và phiếu cho cho 3- 4 HS ; nhắc cả lớp chú ý điền chính xác các số liệu.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài trên bảng lớp, đọc các số liệu trong bảng.
- GV nhận xét chấm điểm một số bảng thống kê chính xác thể hiện sự cẩn thận của người lập bảng.
- GV hỏi : So sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê trong SGK, các em thấy có điểm gì khác nhau ? ( Bảng thống kê đã lập cho thấy một số kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học. Chỉ nhìn từng cột dọc, có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh).
4. Bài tập 3
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS : Để chọn phương án trả lời đúng, phải xem bảng thống kê đã lập, gạch dưới ý trả lời đúng trong vở . GV phát bút dạ và phiếu cho 3- 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê để biết lập bảng khi cần; đọc trước nội dung tiết 4, xem lại kiến thức cần ghi nhớ về biên bản đã học ở học kì 1 ( Tr. 140, 141, 142 )để chuẩn bị viết biên bản cuộc họp - bài Cuộc họp của chữ viết.
 Tiết 4: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 4)
I- Mục tiêu
-Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
-Có kĩ năng viết biên bản.
-Biết sử dụng biên bản trong thực tế.
II- Đồ dùng dạy học
Vở BT Tiếng Việt 5, tập 2.
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
- Một HS đọc toàn bộ nội dung BT.
- Cả lớp đọc lại bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời các câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? (bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc).
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu).
- GV hỏi HS về cấu tạo của một biên bản, HS phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết. GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản.
- HS viết biên bản vào vở BT theo mẫu trên, GV phát bút dạ và phiếu cho 3- 4 HS; nhắc cả lớp chú ý : Khi viết cần bám sát bài Cuộc họp của chữ viết; tưởng tượng mình là một chữ cái hoặc một dấu câu làm thư kí cuộc họp ấy.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc biên bản. GV nhận xét chấm điểm một số biên bản.
Sau đó mời 1-2 HS viết biên bản tốt, dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết ôn tập, dặn HS viết biên bản chưa đạt về nhà viết cho hoàn chỉnh lại; những HS chưa kiểm tra đọc tiếp tục luyện đọc ở nhà.
Tiết 5: Kĩ thuật
(Đồng chí Lân soạn giảng)
Soạn: 16/5/2010
Giảng: Thứ 4 ngày 19/5/2010
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu
-Biết tính tỉ số phần trăm và giải bài toán về tỉ số phần trăm. Tính diện tích và chu vi hình tròn.
- Phát triển tưởng tượng không gian của HS.
-Giáo dục tính chính xác. (Phần 1: Bài 1,2. Phần 2: Bài 1)
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập về nhà
3. Bài mới
- GV nêu các bài tập cần luyện tập trong tiết học.
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài
Phần 1 : Mỗi bài tập dưới đay có kèm theo 1 số câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính,...). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả bài làm.Khi HS chữa bài, GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 1 : Khoanh vào C. vì 0,8 % = 0,008 = 
Bài 2 : Khoanh vào C. 100 vì số đó là : 475 x 100 : 95 = 500 và số đó là 500 : 5 = 100
Phần 2 : 
Bài 1: Một tấm bìa đã được tô màu như hình vẽ ở SGK.
a) Tính diện tích phần đã tô màu.
b) Tính cho vi phần không tô màu.
-HD HS nhận ra diện tích phần tô màu bằng diện tichshinhf tròn bán kính 10cm. Chu vi phần không tô màu bằng chu vi hình tròn bán kính 10 cm.
HS tự làm và chữa bài.
 GV giúp đỡ HS yếu.
 Gọi 2 em chữa bài trên bảng lớp.
Đáp án: a)314cm2. b) 62,8cm.
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài.
- Nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ.
- Dặn về nhà làm các BT còn lại
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I - Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, Tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
- Biết yêu quý trẻ em.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ rô ki viết 3 đoạn của bài tập 2.
III- Các hoạt động- dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Có những loại từ nào?
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - Thực hiện như tiết 1
 Bài tập 2: Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động cả lớp:
a) Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em.Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất. (Đọc và tìm trong đoạn từ Tóc bết dầy nước mặn... ăn với cá chuồn)
b) Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy. (Thị giác: Chúng ùa chạy mà không cần tới đích, hoa xương rồng chói đỏ... Thính giác: sóng ồn ào phút giây nín bặt, gió à à u u như ngàn cối xay lúa... Vị giác: Tóc bết đầy nước mặn. Khứu giác: Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ).
3. Củng cố- dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị giấy bút cho tiết kiểm tra .
Tiết 3: Khoa học
ÔN TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
I- Mục tiêu
-Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
-Thực hiện và vận động mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
-Luôn có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học
- 3 chiếc chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế phát ra âm thanh ).
- Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học 
Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng ? "
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường.
* Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội của mình.
- GV đọc từng câu trong trò chơi " Đoán chữ " và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK
 ( không cần theo thứ tự ). Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời.
- Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời được nhiều và đúng là thắng cuộc.
Đáp án : ...
* Trò chơi " Đoán chữ".
1. Bạc màu
2. Đồi trọc
3. Rừng
4. Tài nguyên
5. Bị tàn phá
* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chọn ý b 
Câu 2: Chọn ý c 
Câu 3 : Chọn ý d.
Câu 4 : Chọn ý c
Tiết 4: Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 5: Thể dục
(Đồng chí giao soạn giảng)
Soạn: 17/5/2010
Giảng: Thứ 5 ngày 20/5/2010
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - Mục tiêu
-Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Rèn kĩ năng tính toán.
-Giáo dục tính chính xác. BT phần 1
II- Đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: KT và chữa BT tiết trước.
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung
*Tổ chức cho học sinh làm bài.
Phần 1:
Bài 1 : Một ô tô đi được 60 km với vận tốc 60km/giờ, tiếp đó ô tô đi được 60 km với vận tốc 30km/giờ. Như vậy thời gian ô tô đi được cả 2 đoạn đường là:...
Khoanh vào C. 3 giờ vì thời gian người đó đã đi cả 2 đoạn đường là: (60 : 60) + (60 : 30) = 3 ( giờ)
Bài 2: Khoanh vào A. 48 lít
Bài 3 : Khoanh vào D. 80 phút.
3. Củng cố- dặn dò
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
Dặn về nhà ôn tập, chuẩn bị kiến thức để lên lớp 6 học tốt hơn.
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 6)
I - Mục tiêu
1. Nghe - viết đúng 11 dòng đầu bài Trẻ con ở Sơn Mỹ. Tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
2. Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
3. Có ý thức rèn chữ.
II- Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III- Các hoạt động- dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
B- Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- Học sinh đọc bài viết.
- Nội dung bài nói gì? (Những hình ảnh sống động của trẻ con ở Sơn Mỹ)
- Tìm và luyện viết bảng con một số từ dễ viết sai, những từ cần viết hoa. (cành củi, đích, ốc, nhỏ xíu, những chữ đầu câu thơ)
-Nhắc HS trình bày bài thơ theo hình thức tự do.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Chấm một số bài, nhận xét chung .
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong các đề bài sau: 
a) Tả một đám trẻ chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. 
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Học sinh viết bài theo yêu cầu của bài.
- Học sinh nói đề bài mình chọn
- Nối tiếp nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố- dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Tuyên dương một số em học tập tốt.
Tiết 3: Khoa học
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 4: Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I- Mục tiêu
Củng cố và phát triển các kĩ năng môn đạo đức lớp 5:
- Kĩ năng phân biệt hành vi ( phù hợp hay chưa phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học ).
- Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp với một số tình huống phổ biến của cuộc sống.
- Kĩ năng thực hiện theo mẫu hành vi, chuẩn mực hành vi.
GV : Chuẩn bị một số bài tập thực hành mang tính tổng hợp của nhiều chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình đạo đức lớp 5, một số dự án góp phần xây dựng trường lớp, gia đình, cộng đồng nơi ở lành mạnh, tốt đẹp hơn.
III- Tiến hành bài học
1. Ổn định tổ chức
2. Hướng dẫn HS thực hành.
 - GV nêu các BT thực hành dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và tên các dự án (bảng phụ).
- Phân 4 nhóm, phân công công việc cụ thể cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận các BT, xây dựng các dự án.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ Phân tích, đánh giá các hoạt động thực tiễn hoặc đưa ra các tình huống để HS trao đổi, tranh luận, tìm cách giải quyết ứng xử phù hợp.
+ Trình bày các dự án của mình đã được xây dựng.
- HS các nhóm, trao đổi, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống kiến thức môn đạo đức lớp 5.
- Nhắc HS luôn ứng xử phù hợp , thực hiện theo dự án đã xây dựng.
Tiết 5: Âm nhạc
(Đồng chí Liên soạn giảng)
Soạn: 18/5/2010
Giảng: Thứ 6 ngày 21/5/2010
Tiết 1: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 2: Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II- KIỂM TRA ĐỌC
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 3: TIếng Việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II- KIỂM TRA VIẾT
(Kiểm tra theo đề chung của Phòng GD-ĐT)
Tiết 4: Sinh hoạt
LỚP
I. Mục tiêu:
-Tổng kết năm học, thông báo danh sách học sinh được khen thưởng, bầu đại biểu dự cháu ngoan Bác Hồ.
-Kế hoạch hoạt động hè năm 2010.
II. Chuẩn bị: Sổ điểm, sổ liên lạc đã ghi nội dung liên lạc với phụ huynh.
III. Lên lớp: Tổng kết năm học:
*Nêu những việc đã làm được và những mặt còn hạn chế của lớp trong năm học.
a) Những việc đã làm được:
-Sĩ số: Duy trì 100%
-Chất lượng các môn học: (Sổ điểm)
-Làm tốt vệ sinh trường lớp.
-Hoàn thành vườn cây thuốc nam và các bồn hoa.
-100% thực hiện kế hoạch nhỏ
-Làm tốt trang trí lớp học
-Lập đội văn nghệ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ngày tổ chức "Em yêu lan điệu dân ca và tiếp sức đến trường"
-Có 2 HS đạt giải KK văn hoá cấp Tỉnh: Oanh, Thành
b) Chưa làm được:
-Nề nếp lớp trong các giờ học, giờ chơi và các buổi lao động còn yếu.
-Còn nhiều em học yếu: Sung, Văn Cường, Mạnh Cường. 
-Chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp: ...
*GV đọc điểm tổng kết từng môn học, những mặt ưu điểm và hạn chế của từng em trong từng môn học (Sổ điểm, sổ liên lạc).
*.Danh sách học sinh được khen thưởng (Sổ điểm),danh hiệu lớp (Tiên tiến xuất sắc), chi đội mạnh
*.Bầu dại biểu dự đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
* Kế hoạch hè: 
-Giúp đỡ gia đình tuỳ theo sức của mình.
-Rèn luyện những mặt còn hạn chế.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_35_nguyen_thi_thanh.doc