Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Hoàng Công Thảo

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Hoàng Công Thảo

TỪ TRÁI NGHĨA

Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/38

I. Mục tiêu:

- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).

- HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.

- Biết vận dụng kiến thức đã học.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ, Giấy khổ lớn.

III. Hoạt động dạy học

1.Bài cũ:

Học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả bài 3/33/ SGK.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài.

 

doc 24 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Hoàng Công Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 04
Thứ năm ngày 15 tháng 09 năm 2011
Luyện từ và câu Tiết: 7
TỪ TRÁI NGHĨA
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/38
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
- Biết vận dụng kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, Giấy khổ lớn.
III. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: 
Học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả bài 3/33/ SGK.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Nhận xét
Bài 1/SGK/ 38.
- Giải thích tư : Phi nghĩa, chính nghĩa – GV nhận xét:
+ Phi nghĩa > < chính nghĩa
-Nhận xét bài 2 / SGK/ 38
+ Sống > < nhục
+ Giải thích từ : vinh, nhục -> sống vinh, chết nhục.
- GV kết luận : Cách dùng từ trái nghĩa trong câu trên tạo ra hai vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam.
* Rút ra ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2 : H/ dẫn HS luyện tập: 
*Bài 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây. (sgk/39) 
 - HS thảo luận nhóm 3- trình bày trước lớp – nhận xét bài của các nhóm. 
- GV quan sát hướng dẫn HS làm thảo luận- nhận xét 
*Bài 2 : Điền vào ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ dưới đây. (sgk/39) 
- HS làm VBT – nhận xét bài bạn – GV quan sát hướng dẫn HS làm bài tập – chấm bài , nhận xét .
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Hoà bình, yêu thương, đoàn kết, giữ gìn. ( sgk/39)
- HS làm vào vở bài tập.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài tập – chấm bài, cho HS giỏi đọc những bài hay. Nhận xét 
*Bài 4: (Học sinh khá giỏi)
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3.
- HS làm vào vở bài tập, nộp bài.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài tập- chấm bài 3,4, cho HS giỏi đọc những bài hay. Nhận xét . 
3.Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung từ trái nghĩa , liên hệ giáo dục,Nhắc nhở hs xem lại bài, 
 - Dặn xem trước bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 	Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Kể chuyện	Tiết: 4
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/40
LG GDMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Giáo dục kĩ năng sống:
I.Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Giáo dục hs yêu hoà bình.
- LG GDMT: Giặc Mỹ tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người 
II.Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh minh hoạ trong sgk.
- Các tư liệu truyền miệng về vụ thảm sát ở Mỹ Lai.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: 
-HS kể lại việc góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : b. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể lần 1:
- HS lắng nghe.
- Câu chuyện xẩy ra vào thời gian nào?
- Truyện phim có những nhân vật nào?
- Mai - cơ: cựu chiến binh Mỹ 
- Tơm - xơn: chỉ huy đội bay. 
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh.
- Yc Hs giải thích lời thuyết minh cho từng hình ảnh.
Kluận: Vào ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ - Mỹ Lai - huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi đã xẩy ra một cuộc thảm sát vơ cùng tàn khốc của quân đội Mỹ. Chúng đốt nhà, ruộng vườn ...
c. Hd Hs kchuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể chuyện theo nhóm
- Thi kể trước lớp: Kể tiếp nối.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS bình chọn
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS kể chuyện từng đoạn theo nhóm
- HS kể chuyện trước lớp,trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- LG GDMT: Giặc Mỹ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,).
3.Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện, liên hệ giáo dục hs .
- Dặn HS về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Toán	Tiết: 17
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/19
I.Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
- Làm Bài 1, bài 3, bài 4
-Biết vận dụng kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị: 
- GV : SGK, BP.
- HS : VBT.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: 
- HS làm bài tập 2, 3 SGK
- Gv nhận xét , ghi điểm.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1: Học sinh đọc đề – Tóm tắt.
Tóm tắt:
 3000 đồng: 25 quyển
 1500 đồng: ... quyển?
- Cùng một số tiền đó, khi giá tiền của 1 quyển vở giảm đi một số lần thì số quyển vở mua được thay đổi ntn?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 1 học sinh lên bảng.
Bài giải:
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2(lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là:
25 x 2 = 50 (quyển vở)
Đáp số: 50 quyển vở
- Nxét, chữa, yc hs nêu bước tìm tỉ số trong bài.
* Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
3 người: 800000đồng/ người/ tháng.
4 người: .....đồng/ người/ tháng.
Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân hàng tháng của mọi người sẽ hay đổi ntn?
- Muốn biết thu nhập bình quân của một người, trước hết ta phải tính được gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài giải:
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Khi có thêm một người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Như vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người giảm đi là:
800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
Đáp số: 200 000 đồng.
*Bài 4: HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp vở . gv hướng dẫn hs yếu, chấm chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại 2 PP giải toán dạng quan hệ tỉ lệ.
- Dặn BTVN/ SGK.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Khoa học	Tiết: 7
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
Thời gian dự kiến: 35 phút, sgk/16
I.Mục tiêu: 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Ham tìm hiểu
II.Chuẩn bị:
- Thông tin và hình trang 16,17 /SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau, làm nghề khác nhau.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ:
- GV Ktra ND bài trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài.
* HĐ1: Làm việc với sgk.
Mục tiêu: Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- HS thảo luận ( N4 ) hoàn thành bảng “ Đặc điểm nổi bật từng giai đoạn của lứa tuổi”.
- HS trình bày sản phẩm , đính bảng kết quả
- HS nhận xét sản phẩm - rút ra nội dung bài học.
*Nội dung:
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần và mối quan hệ bạn bè xã hội.
Tuổi trưởng thành 
Tuổi trưởng thành được đánh giá về mặt sinh học và xã hội.
Tuổi già
Ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, sức khỏe giảm dần.
*HĐ2: Trò chơi : Ai ? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
- Hướng dẫn luật chơi và cách chơi.
- HS tiến hành chơi, cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài, liên hệ giáo dục.
 - Dặn xem trước bài.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 09 năm 2011
Tập đọc	Tiêt: 8
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
Thời gian dự kiến: 40 phút, sgk/41
I.Yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 1, 2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ.
- HS khá, giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh họa, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: - 4 em đọc và TLCH bài Những con sếu bằng giấy 
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1 :Luyện đọc: 
- HS đọc mẫu bài văn – HS đọc thầm ( bài + chú giải )
- GV chia đoạn : ( Đoạn 1: Từ đầu. Trái đất quay. Đoạn 2: Tiếp Cũng thơm . Đoạn 3 : Còn lại .
- HS đọc lượt 1 - GV rút từ cần luyện đọc: ( Chim gù , khói hình nấm , bom H, bom A.)
- HS đọc lượt 2 - GV rút từ cần giải thích ( chú giải + từ thêm: Gió đẫm , thắm sắc .)
- HS đọc lượt 3: Đọc bài hoàn chỉnh 
- HS đọc( nhóm )
- GV đọc mẫu 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm khổ thơ 1và tìm hiểu câu hỏi 1/SGK/ 42 - HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét , chốt ý: Hình ảnh trái đất rất đẹp .
- HS đọc khổ thơ 2 và tìm hiểu câu hỏi 2/SGK/ 42 - HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét , chốt ý: Tác giả so sánh màu da như màu hoa đều quý đều thơm.
- HS đọc thầm khổ thơ 3 và tìm hiểu câu hỏi 3/SGK/ 42 - HS trả lời , nhận xét - GV nhận xét , chốt ý: Kêu gọi chúng ta , bảo vệ cuộc sông bình yên .
- HS rút ND, GV chốt ý: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sông bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp 5 em 
- Hướng dẫn cách đọc – ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ .
- Hướng dẫn đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn : khổ 3 
- Hướng dẫn HTL và thi HTL
3.Củng cố dặn dò: 
Nhắc lại nội dung bài , liên hệ giáo dục hs. 
- Dặn về nhà đọc bài và coi bài sau.Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  ... s nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
* Bài giải:
Ta có sơ đồ:
 ? em
? em
28 em
Nam:
Nữ:
Theo sơ đồ tổng số phần = nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là: 28 : 7 x 2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là: 28 – 8 = 20 (em)
Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
* Bài tập 2: Tương tự bài tập 1
- Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số ta làm thế nào?
- Yc Hs tóm tắt và giải 
? m
* Bài giải:
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
15 : (2 - 1) = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
(15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
Đáp số: 90m
* Bài tập 3: Học sinh đọc đề toán, Tóm tắt.
1 HS lên bảng Tóm tắt bài.
100 km: 12 l
 50km : ...l?
- Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 ( lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 ( l )
- Nhận xét, chữa bài
3.Củng cố – dặn dò : 
Nhắc nội dung, liên hệ giáo dục .
Dặn HS về xem trước bài mới.
Nhận xét tiết học. 
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
**********************************
	Địa lý	Tiết: 4
SÔNG NGÒI
Thời gian dự kiến: 35 phút , sgk/74
Lồng ghép GDMT: Bộ phận
I.Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
+ Mạng lưới sông ngoì dày đặc.
+ Sông ngoì có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngoì có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,...
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngoì : nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích đuợc vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
- Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại.
- LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam.
II.Chuẩn bị: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.Tranh , tư liệu về các con sông trong mùa lũ.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ : - HS TLCH ND bài trước
- GV nhận xét , ghi điểm.
 2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
 HĐ1: Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam
- thảo luận nhóm đôi ( 2 câu hỏi trong mục 1)
- Trình bày – Nhận xét
-GV kết luận:
+ Mạng lưới sông ngoì dày đặc.
+ Sông ngoì có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngoì có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,...
 HĐ2 Mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngoì 
- HS thảo luận câu 2 ( nhóm 4 ) 
- Trình bày trước lớp – Nhận xét.
- GV kết luận:nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam.
 HĐ3: - HS thảo luận câu 3 ( nhóm 2 ). Trình bày trước lớp
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
-3 hs lên bảng thực hành, lớp nhận xét.
 - Vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc
- Nêu những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt Mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại.
3. Củng cố , dặn dò: 
- Nhăc nội dung.
-Dặn xem lại bài+ chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
	Kỹ thuật	Tiết: 4
THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2)
Thời gian dự kiến: 25 phút, SGK / Trang :21
I.Mục tiêu : - HS cần phải :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II.Chuẩn bị :
-GV: Mẫu thêu dấu nhân ,vật liệu ,dụng cụ cần thiết .
-HS: Vải , kim , chỉ , phấn , thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
1 -Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập,
2 -Bài mới:
 -Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HS thực hành.
.- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân..HS nêu các bước thêu dấu nhân.
.GV hướng dẫn từng thao tác như SGK- Cả lớp quan sát.
- HS thực hành thêu dấu nhân, trong quá trình thực hành,
- GV quan sát uốn nắn cho những em còn lúng túng.
Hoạt động 2: HS trình bày SP
.Yêu cầu HS trình bày SP..
- GV nêu yêu cầu đánh giá( ghi trong SGK)
- HS nhận xét đánh giá SP
3 -Củng cố-dặn dò:
-Nhắc nội dung bài , chuẩn bị dụng cụ,vật liệu để học tiết sau. 
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Âm nhạc	Tiết 4
HỌC HÁT BÀI : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
(Nhạc và lời: Huy Trân)
Thời gian dự kiến: 35 phút
Lồng ghép GDĐĐHCM.Liên hệ
I/Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
-Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Lồng ghép GDĐĐHCM: Ca ngợi cuộc sống hạnh phúc dưới bầu trời hòa bình của trẻ thơ
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Hát chuẩn xác bài hát.
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy hát bài: Hãy Giữ Cho Em Bầu Trời Xanh
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
- Giáo Viên mời học sinh nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của bài hát.
3. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
Lồng ghép GDĐĐHCM: Giáo dục HS tình yêu, lòng tự hào và niềm mơ ước về cuộc sống hạnh phúc trong hòa bình như Bác Hồ kính yêu vẫn hằng mong mỏi và hy sinh cả cuộc đời mình vì điều đó.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
***************************
Tiếng việt (Bổ sung)	Tiết 12
Ôn: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Phấn màu, nội dung.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nhắc lại kiến thức về từ trái nghĩa. Cho ví dụ?
2. Dạy học bài mới:
- Gv nêu yêu cầu của giờ học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa trong doạn văn sau.
 Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, 
 Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
 Đời ta gương vỡ lại lành
 Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
 Đắng cay nay mới ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
 Nơi hầm tối lại là nới sáng nhất
 Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
-Giáo viên nêu cầu, học sinh nhắc lại.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Học sinh làm vào vở
Bài giải:
 ngọt bùi // đắng cay 
 ngày // đêm
 vỡ // lành 
 tối // sáng
-Gọi học sinh nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét, GV nhận xét sửa sai.
* Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.
 Lá lành đùm lá rách.
 Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
 Chết đứng còn hơn sống quỳ.
 Chết vinh còn hơn sống nhục.
 Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
-Giáo viên nêu cầu, học sinh nhắc lại.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Học sinh làm vào vở
Bài giải:
 lành / rách.
 Đoàn kết / chia rẽ sống / chết
 Chết đứng / sống quỳ.
 Chết vinh / sống nhục.
 nhác / siêng.
-Gọi học sinh nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét, GV nhận xét sửa sai.
* Bài tập 3: Tìm từ trái nghĩa với các từ : 
hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn
-Giáo viên nêu cầu, học sinh nhắc lại.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Học sinh làm vào vở
Bài giải:
hiền từ //độc ác; cao // thấp; dũng cảm // hèn nhát; dài // ngắn; vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; ngăn nắp // bừa bãi; chậm chạp // nhanh nhẹn; sáng sủa //tối tăm; khôn ngoan // khờ dại; mới mẻ // cũ kĩ ; xa xôi // gần gũi ; rộng rãi // chật hẹp ; ngoan ngoãn // hư hỏng.
-Gọi học sinh nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét, GV nhận xét sửa sai.
3. Củng cố , dặn dò: 
- Nhăc nội dung.
-Dặn xem lại bài+ chuẩn bị tiết sau. Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_4_hoang_cong_thao.doc