Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc đúng : Xa-da-cô Xa-xa-ki; Hi-rô-si-ma; Na-ga-da-ki.

 - Phát âm chuẩn : phóng xạ, lặng lẽ, tượng đài.

 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết câu : “ Nằm trong bệnh viện khỏi bệnh”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ : Hai nhóm lên đóng kịch bài : Lòng dân

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 4
TẬP ĐỌC
Ngày soạn : 15/09/2012
TIẾT : 7
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Ngày giảng : 17/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Đọc đúng : Xa-da-cô Xa-xa-ki; Hi-rô-si-ma; Na-ga-da-ki.
 - Phát âm chuẩn : phóng xạ, lặng lẽ, tượng đài.
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết câu : “ Nằm trong bệnh viện  khỏi bệnh”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Hai nhóm lên đóng kịch bài : Lòng dân
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : Những con sếu bằng giấy là một bài học nói về khát vọng sống của một em bé Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử.
b) Dạy bài mới :
Ghi bảng : Hi-rô-si-ma; Na-ga-da-ki; Xa-da-cô Xa-xa-ki.
- phóng xạ; lặng lẽ; tượng đài.
Đoạn 1 : Từ Ngày 16 – 7 – 1945  xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2 : Tiếp  phóng xạ nguyên tử.
- Hậu quả của hai quả bom nguyên tử như thế nào ?
- Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào ?
Treo bảng phụ có nội dung ở mục II.
+ Đoạn 3 : Tiếp  644 con.
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Đoạn 4 : Phần còn lại.
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
* Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô ?
3. Củng cố : Gọi vài em yếu đọc lại bài
3. DD: Dặn HS về nhà học thuộc đoạn 4
Quan sát tranh SGK và nghe cô giới thiệu.
2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bộ bài.
3 – 4 em đọc, lớp đồng thanh các từ bên.
Vài học sinh yếu rèn phát âm các từ bên.
Đọc thầm
Đọc cá nhân, 3 em.
-  cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
-  Khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản.
Rèn đọc câu dàỉ ở bảng phụ.
Luyện đọc cá nhan
-  Tin vào một truyền thuyết , cô bé đã chết khi mới gấp được 644 con sếu.
Luyện đọc theo nhóm
-  Đã tới tấp gửi hàng ngàn con sếu bằng giấy đến cho Xa-da-cô.
- Đọc truyền điện
- quyên góp tiền và xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
Học sinh tự trả lời.
Vài em đọc lại bài.
TUẦN : 4
TOÁN 
Ngày soạn : 15/09/2012
TIẾT : 16
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
VỀ GIẢI TOÁN
Ngày giảng : 17/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 SGK trang 18.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Ví dụ :
Gọi học sinh đọc đề 
Kẻ lên bảng lớp bảng sau :
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
Q. Đường đi được
4 km
8 km
12 km
b) Bài toán : 
Hướng dẫn học sinh giải theo hai cách như SGK.
Cách 1 : Giải bằng cách “rút về đơn vị”
Cách 2 : Giải bằng cách “tìm tỉ số”
Lưu ý HS : Tuỳ vào bài toán ta có thể giải bài toán quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách trên.
c) Luyện tập :
Bài 1 : Hướng dẫn HS tóm tắt như sau :
 5m : 80 000 đồng
 7m :  đồng ?
Bài này giải bằng cách nào ?
* Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi
 - Bài này giải bằng cách gì ?
* Bài 3/ SGK : Dành cho HSG
a) 1000 người tăng : 21 người
 4000 người tăng :  người ?
b) 1000 người tăng : 15 người
 4000 người tăng :  người ?
3. Củng cố :Có mấy cách giải bài toán quan hệ tỉ lệ ? Đó là những cách nào ?
4. NX- DD : Làm 2 VBTTH/23
Hai học sinh đọc ví dụ SGK
Quan sát ở bảng lớp
Nêu QĐ đi trong 1 giờ; 2 giờ; 3 giờ.
Rút ra nhận xét : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
Học sinh đọc đề SGK.
Nêu cách giải thứ nhất
Nêu cách giải thứ hai
VBTTH/23
1 em làm ở bảng, lớp làm vào vở.
Sửa bài.
Giải bằng cách rút về đơn vị.
Số tiền mua 1m vải là :
 80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Số tiền mua 7m vải là :
 16 000 x 7 = 112 000 (đồng)
Giải bằng cách tìm tỉ số
Giải bằng cách tìm tỉ số
Vài em trả lời.
TUẦN : 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn : 15/09/2012
TIẾT : 7
TỪ TRÁI NGHĨA
Ngày giảng : 17/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
 * Đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa (BT3).
II. ĐỒ DÙNG : Ghi nội dung bài tập 1 ở phần luyện tập vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc lại đoạn văn miêu tả sắc đẹp của những sự vật dựa theo ý của một khổ thơ sắc màu em yêu.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) GT: Hôm nay, các em sẽ được học thêm về một loại từ nữa, đó là Từ trái nghĩa.
b) Dạy bài mới :
b/1. Phần nhận xét :
Bài tâp 1 : So sánh nghĩa các từ in đậm.
- Phi nghĩa : Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không dược những người có lương tâm ủng hộ.
- Chính nghĩa : Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công,
Bài 2 : Tìm từ trái nghĩa trong câu thành ngữ : Chết vinh hơn sống nhục.
* Giải thích : vinh là được kính trọng, đánh giá cao; nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ
Từ như thế nào là từ trái nghĩa ?
b/2. Ghi nhớ : SGK
b/3 Luyện tập :
Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ đã cho.
Bài 2 : Tiến hành như bài 1
Bài 3 : HDHS thảo luận
* Bài 4: HSG 
3. Củng cố : Thế nào là từ trái nghĩa ?
Nhóm hai, so sánh nghĩa của hai từ in đậm trong đoạn văn ở SGK.
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.
Làm việc cá nhân, các cặp từ trái nghĩa là : 
chết - sống; vinh - nhục.
 Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người VN là : thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
- 3 em đọc, lớp đồng thanh.
Cá nhân, 1 em làm ở bảng lớp.
đục – trong; đen – sáng; rách – lành; dở - hay.
Một số nhóm trình bày kết quả.
Đặt câu có một cặp từ trái nghĩa.
Vài em trả lời
TUẦN : 4
CHÍNH TẢ
Ngày soạn : 15/09/2012
TIẾT : 4
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
Ngày giảng : 17/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả bài : Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
 - Viết đúng các từ : Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng
 - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3)
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : HS viết mô hình cấu tạo của các tiếng : chúng, tôi, mong, thế, giới, này, mãi, hoà, bình. (3 em)
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ: Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng.
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
Tìm nhừng từ viết hoa trong bài ?
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
b. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài 
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ hướng dẫn HS sửa bài tập số 2.
4.Củng cố: Sửa lỗi HS viết sai nhiểu.
1 HS đọc bài : Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Lớp đọc thầm
Đánh vần vần : Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng.
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : phi, lính, chiến, 
Viết bảng con : Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng.
1HS đọc lại bài.
- Bỉ, Việt Nam, Phan Lăng, Phrăng Đơ Bô-en
Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 1 : Chép vần của các tiếng: nghĩa, chiến.
Bài 2 : Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng.
Cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
TUẦN : 4
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn : 15/09/2012
TIẾT : 4
BÀI 7
Ngày giảng : 17/09/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng một bài thơ theo mẫu chữ đứng.
- Luyện viết chữ nghiêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch một số chữ
+ Giáo dục HS rèn tính cẩn thận
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 8, bằng chữ nghiêng.
4. Về nhà: Tập viết bài số 8 bằng chữ nghiêng.
- Đọc nội dung bài viết số 7 (cá nhân – đồng thanh)
- Những chữ đứng đầu dòng
- Viết bóng chữ liền mạch
- Nêu nội dung của bài.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
TUẦN : 4
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 16/09/2012
TIẾT : 7
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng : 18/09/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Lập được dàn ý bài văn tả đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài ; biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn dàn ý BT1/ 23 VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 2 em trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà.
Bài mới : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập1/ 23 VBT : Cá nhân
- Từ những chi tiết quan sát được, em hãy lập một dàn ý cho bài văn tả ngôi trường. Chú ý cách dùng từ, ghi lại chi tiết, cảnh vật, con vật tiêu biểu, ấn tượng. 
- Treo bảng phụ dàn bài tả ngôi trường.
Gọi vài học sinh đọc dàn bài bên
* Bài tập2/ 24 VBT : Cá nhân.
- Lưu ý : Sử dụng dàn ý đã lập, chuyển một đoạn thành đoạn văn trong phần thân bài, cần dùng từ gợi tả hình ảnh để đoạn văn thêm sinh động.
4/ Củng cố :
 - Đọc lại dàn bài ỏ BT1.
5/ Dặn dò : Về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết ở tiết sau.
- Cả lớp.
- 1 HS đọc đề
- HS tự làm dàn bài, 1 em làm bảng phụ.
* Dàn bài : Tả ngôi trường
a) Mở bài : - Trường nằm trên một khoảng đất rộng, bằng phẳng. - Ngói đỏ tươi, ẩn dưới hàng cây.
b) Thân bài : 
- Trường rộng gần một héc-ta, mặt giáp đường làng, lưng dựa vào cánh đồng
- Những dãy nhà san sát, ngói đỏ tươi
- Trụ cổng xây cao, uy nghi, cánh cổng xanh lam.
- Sân tráng xi măng, hàng hoa, thảm cỏ, cây bàng già nua ; - Dãy phòng học hình chữ U, khang trang, sạch sẽ, thoáng mát.
- Lớp có gắn quạt trần, điện s ...  x = : 
Bài 2 : Chuyển các hỗn số sau về phân số :
a) 6 b) 4 c) 8
Tiết 2 :
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
7m 5dm =  m 45g =  kg
5m 4cm =  m 12 phút =  giờ 
Bài 2 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
8cm =  m 12 phút =  giờ
4dm =  m 240g =  kg 
Bài 3 : Có 4 công nhân đắp được 20m đường. Hỏi 8 công nhân thì đắp được bao nhiêu m đường ? (biết rằng mức làm của các công nhân là như nhau) 
* Bài 4 : Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây :
 ; ; ; ; ; 
Lưu ý HS xem xét thật kĩ để chọn cho chính xác các phân số bằng nhau.
* Bài 5 : Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
* Bài 6: Hiệu của hai số là 33. Tìm số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
 Bài 7 : tính nhanh :
a) b) 
- Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- HS làm bảng con từng bài
- 2 HS yếu nêu cách chuyển hỗn số về phân số
- Làm vào vở, 3 em làm ở bảng lớp
- HS nhắc lại : 1m bằng bao nhiêu dm; 1 m bằng bao nhiêu cm; 1 giờ bằng bao nhiêu phút ?
- Làm bảng con từng bài
Giải một trong 2 cách đều được 
* Bài 4, 5, 6 HSG tự làm
Nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ
Vẽ sơ đồ chính xác
Nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
Bài 7 : Một em nêu cách tính, tự làm
.
TUẦN : 4
TIẾNG VIỆT (TĂNG TIẾT)
Ngày soạn : 17/09/2012
TIẾT : 4
LUYỆN TẬP (2 tiết)
Ngày giảng : 19/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Rèn kĩ năng đọc cho các em HSY
 - Rèn viết chính tả cho HSY
 - Củng cố từ và câu
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS
II. ĐÒ DÙNG : Câu hỏi và bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 :
- Đánh vần vần đoạn 2 của bài : Những con sếu bằng giấy
- Đọc cho các em HSY viết doạn văn trên.
Hoạt động 2 :
Đọc thầm bài những con sếu bằng giấy, trả lời các câu hỏi sau đây :
1) Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống nơi nào của Nhật Bản ?
A. Hi-rô-si-ma B. Na-ga-da-ki
C. Tô-ki-ô D. Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki
2) Xa-xa-cô Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ khi cô bé mấy tuổi ?
A. 2 tuổi B. 6 tuổi C. 10 tuổi D. 12 tuổi
3) Xa-xa-cô Xa-xa-ki chết khi em gấp được bao nhiêu con sếu giấy ?
A. 544 con B. 644 con 
C. 744 con D. 844 con
4) Để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô, các bạn nhỏ đã làm gì ?
A. Quyên góp tiền để làm đám tang cho Xa-xa-cô
B. Quyên góp tiền để cho gia đình Xa-xa-cô
C. Quyên góp tiền để xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
Hoạt động 3 : Viết một đoạn văn (8 -10 câu) tả ngôi trường của em.
+ Yêu cầu : 
- Trong đoạn văn có 3 đến 4 từ gợi tả
- Có 1 câu văn có hình ảnh so sánh
- Có 1 câu văn có hình ảnh nhân hóa
* HSG viết đoạn có 10 câu. Có các câu văn hay
- Các em Vinh, Pháp, Diệp, Thắng, Khoa đánh vần đoạn văn bên ở SGK/36
- Các em yếu nghe viết đoạn văn đã đánh vần
- HS dùng bảng con, để ghi ý đúng vào.
Đáp án :
1 – D
2 – A
3 – B
4 – C
- Tự viết bài
- Trình bày đoạn văn
- Nhận xét, sửa sai cho bạn
TUẦN : 4
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 18/09/2012
TIẾT : 8
TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT)
Ngày giảng : 20/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) thể hiện sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn dàn ý BT1/ 23 VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
- Kiểm tra dàn bài đã hoàn chỉnh cho đề văn em chọn.
- Kiểm tra vở Tập làm văn (Cả lớp).
2. Thực hành viết bài :
- Nhắc HS : Từ dàn bài đã lập, các em triển khai thành bài văn tả cảnh theo đề đã chọn. 
- Chú ý chọn những đề gần gũi với cuộc sống của mình để viết bài dễ hơn.
- Lưu ý : Bài viết phải đảm bảo đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Các ý trong bài phải liên kết chặt chẽ. Cần dùng từ láy, từ gợi tả hình ảnh, màu sắc cho bài văn thêm sinh động. Chú ý dùng dấu câu hợp lí, hạn chế lỗi chính tả trong bài làm.
- Thu bài làm của HS.
3/ Củng cố - Dặn dò : 
- Nhận xét chung qua tiết kiểm tra.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài trong SGK.
- HS nối tiếp nhau nêu đề bài em chọn viết. 
- HS viết bài.
- Cuối bài văn :
a) Viết ra một số từ hay trong bài làm của em. 
b) viết ra một câu văn có hình ảnh so sánh trong bài làm của em.
c) Viết ra một câu văn có hình ảnh nhân hóa trong bài làm của em.
TUẦN : 4
TOÁN
Ngày soạn : 18/09/2012
TIẾT : 19
LUYỆN TẬP
Ngày giảng : 20/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
I. ĐỒ DÙNG :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 SGK và bài 1 VBT
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 :
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
HDHS giải bằng cách tìm tỉ số.
Bài 2 : HDHS :
- Tìm tổng thu nhập của gia đình khi có 3 người.
- Tìm thu nhập của mỗi người khi gia đình có 4 người (mà tổng thu nhập không đổi).
- Tìm bình quân thu nhập của mỗi người bị giảm đi.
* Liên hệ giáo dục : gia đình có ít con sẽ có cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn.
* Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi.
- Tìm số gạo xe đó có thể chở được.
- Tìm số bao gạo loại 75 kg mà xe đó có thể chở được.
* Dành cho HSG : Có một kho lúa đủ cho 16 người ăn trong 9 ngày. Vì số người thực ăn đông hơn dự kiến nên số gạo chỉ đủ ăn trong 4 ngày. Tính số người đến thêm. Biết rằng khẩu phần gạo của một người trong một ngày đều như nhau.
2 HS đọc đề
- Mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền.
- Cũng với số tiền dó, nếu mua vở với giá 1500 đồng thì được bao nhiêu quyển.
 Giải :
 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là :
 3 000 : 1500 = 2 (lần)
 Số vở mua với giá 1500 đồng là :
 25 x 2 = 50 (quyển)
Nhóm 2, vài nhóm nêu cách giải.
Tổng thu nhập của gia đình khi có 3 người là : 800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Bình quân thu nhập của mỗi người khi gia đình có 4 người là :
 2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Bình quân thu nhập của mỗi giảm đi là:
 800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
 Đáp số : 200 000 đồng
Tự giải, 1 em trình bày kết quả.
Số gạo xe tải đó chở được là :
 300 x 50 = 15 000 (kg)
Nếu chất lên xe đó loại bao gạo 75 kg thì xe tải đó chở được nhiều nhất là :
 15 000 : 75 = 200 (bao)
 Đáp số : 200 bao
HSG làm bài bên.
Số người ăn hết só gạo đó trong một ngày là : 16 x 9 = 144 (người)
Số người ăn hết số gạo đó trong 4 ngày là : 144 : 4 = 36 (người)
 Số người đến thêm là :
 36 – 16 = 20 (người)
TUẦN : 4
ÂM NHẠC
Ngày soạn : 18/09/2012
TIẾT : 4
HỌC HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
Ngày giảng : 20/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Hát đúng giai điệu và lời ca. lưu ý các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác.
 - Qua bài hát, giáo dục HS yêu cuộc sống hòa bình.
II. CHUẨN BỊ : GV : Băng đĩa, máy nghe
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 2 HS hát bài Reo vang bình minh, kết hợp với vận động phụ họa
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần mở đầu : GT nội dung tiết học
b) Phần hoạt động :
Nội dung : Học bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Nội dung 1 : Học hát 
Mở đĩa cho HS nghe
Hát mẫu
Đọc lời ca
Dạy cho HS hát từng câu
Uốn nắn những chỗ HS hát sai
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
Hãy xua tan những mây mù đen tối
 x x x xxx
Để bầu trời tươi mãi một màu xanh
 x x x xxx
c) Phần kết thúc :
Hỏi : Hãy kể tên những bài hát về chủ đề hòa bình.
Bổ sung thêm : Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ, Hòa bình cho bé (Huy Trân), Trái đất này là của chúng em (Trương Quang Lục – Định Hải), Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), Chúng em cần hòa bình (Hoàng Long – Hoàng Lân), 
3. Củng cố : Ôn lại bài hát, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
4. Nhận xét – Dặn dò :
 Về nhà ôn lại bài hát
 Tập hát và vỗ tay theo tiết tấu
HS nghe
Nghe đĩa hát
Nghe cô giáo hát mẫu
Tập đọc lời ca
Tập hát từng câu
Hát liên kết đoạn, cả bài
Tập hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca như bên
Thi hát theo tổ, theo nhóm
Hát cá nhân
HS thi nhau kể
Cả lớp cùng hát lại một lần
TUẦN : 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Ngày soạn : 18/09/2012
TIẾT : 8
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
Ngày giảng : 20/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
 - Biết tìm những từ trái nghĩa miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ, ghi nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : HTL các thành ngữ, tục ngữ ở BT1, 2 và làm miệng BT 3, 4 của tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : 
Chốt lại lời giải đúng :
- Ăn ít ngon nhiều : ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
- Ba chìm bảy nổi : cuộc đời vất vả.
- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối : trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho : Yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
Bài 2 : 
Các từ trái nghĩa với từ in đậm : lớn, già, dưới, sống.
Bài 3 : 
- Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống : nhỏ, vụng, khuya.
Bài 4 : Gợi ý : Những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ láy hay từ ghép) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn. Ví dụ : cao / thấp; cao kều / lùn tịt; cao cao / thâm thấp.
Bài tập 5 : Giải thích : Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa. Ví dụ :
 Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
Hai em làm bảng phụ.
Trình bày bài, lớp nhận xét, sửa sai.
* 4 HSG nêu ý nghĩa của 4 câu thành ngữ trên và học thuộc.
- Học sinh làm cá nhân.
Vài em nêu kết quả.
HTL 3 thành ngữ, tục ngữ đó.
Nhóm 2, chọn 3 ý, * HSG cả 4 ý
- Tả hình dáng : cao / thấp; cao / lùn; cao vống / lùn tịt; to / bé; to kềnh / bé tẹo; 
- Tả hành động : khóc / cười; đứng / ngồi; ra / vào; lên / xuống; 
- Tả trạng thái : buồn / vui; lạc quan/ bi quan; vui sướng / đau khổ; hạnh phúc / bất hạnh; khoẻ mạnh / ốm yếu; 
- Tả phẩm chất : tốt / xấu; hiền / dữ; lành / ác; khiêm tốn / kiêu căng; hèn nhát / dũng cảm; thật tà / dối trá; trung thành / phản bội;
Tự đặt câu rồi thi đọc câu mình vừa đặt 
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét tuần qua :
 - HS đi học chuyên cần, đúng giờ. Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
 - Nhiều em chuẩn bị bài khá tốt. Trực nhật tốt. Một số em còn nói chuyện nhiều.
II. Tuần đến : - Tham gia thi Olym pic Toán và Tiếng Anh
 - Tập múa Lân để thi vào tết Trung thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_4_nguyen_thi_hanh.doc