MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe và viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được tiếng chứa nguyên âm đôi uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh(BT2).Tìm được tiếng để điền câu thành ngữ ở BT3.
- HS khá giỏi làm đầy đủ BT3.
II/ Chuẩn bị: GV: - Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần
HS: - bảng con, VBT, vở trắng
Thứ ba, ngày 29 / 9/2009 Chính tả:(Nghe viết) MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe và viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. - Tìm được tiếng chứa nguyên âm đôi uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh(BT2).Tìm được tiếng để điền câu thành ngữ ở BT3. - HS khá giỏi làm đầy đủ BT3. II/ Chuẩn bị: GV: - Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần HS: - bảng con, VBT, vở trắng III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - Gọi 1 HS lên viết lên bảng, lớp viết nháp các tiếng: biển, bìa, theo mô hình cấu tạo vần. - Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng? - GV nhận xét - ghi điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn viết chính tả: a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn - Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt? b) Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm từ khó - Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó c) Viết chính tả: d) Soát lỗi, chấm bài: 3/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét tiếng bạn vừa tìm. - GV nhận xét Bài3: - Gọi HS đọc yêu cầu - HS làm bài tập theo cặp đôi: - Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó. - Gọi HS trả lời - GV nhận xét. 3/ Củng cố dặn dò: - Nhắc lại cách viết dấu thanh: uô,ua. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị sau: Ê- mi-li,con..../. - HS đọc từ, viết cấu tạo vần các tiếng vừa đọc - Nghe - 2 HS đọc đoạn viết - Anh cao lớn, tóc vàng ửng lên như một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo... - HS: Khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, chất phác, giản dị.. - HS viết bài - GV đọc - HS dò bài - thu chấm - nx - HS đọc yêu cầu bài - 1 HS lên bảng làm bài - lớp làm vào vở BT - Lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng - HS nêu yêu cầu - 2 HS thảo luận và trả lời: + Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng. + Chậm như rùa: quá chậm chạp + Ngang như cua: tính tình gàn dở , khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến. + Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng. - HS nêu. Toán: ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng. - Cần làm BT 1, 2, 4. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 HS: Học thuộc bảng đo khối lượng III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 2(b,d) - GV nhận xét - ghi điểm . B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu các HS đọc đề bài. - GV hỏi : 1kg bằng bao nhiêu hg ? - GV viết vào cột kg : 1kg = 10hg - 1kg bằng bao nhiêu yến ? - GV viết tiếp vào cột kg để có : 1kg = 10hg = yến - GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS đọc đề bài. - HS : 1kg = 10hg - HS : 1kg = yến. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Lớn hơn kg kg Bé hơn kg tấn tạ yến kg hg dag g 1 tấn = 10 tạ 1 tạ = 10 yến = tấn 1 yến = 10kg = tạ 1 kg = 10 hg = yến 1hg = 10 dag = kg 1dag = 10g = hg 1g = dag - GV hỏi: trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài. - HS nêu : Trong 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp a) 18 yến = 180 kg b) 430kg = 43 yến 200 tạ = 20 000 kg 2500 kg = 25 tạ 35 tấn = 35 000 kg 16 000 kg = 16 tấn c) 2kg326g = 2326g d) 4008g = 4kg8g - GV gọi HS nhận xét - HS nêu cách đổi của phần c, d - GV nhận xét - ghi điểm HS. Bài 3:H.dẫn cho HS khá giỏi - GV viết lên bảng một trường hợp và gọi HS nêu cách làm trước lớp. - GV hỏi : Muốn điền dấu so sánh được đúng, trước hết chúng ta cần làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. Bài 4:- GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về làm BT3 và làm VBT. - Chẩn bị tiết sau: Luyện tập./. - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi bổ xung - Một số HS lần lượt nêu trước lớp. - HS nêu cách làm - So sánh : 2kg50g ... 2500g - Ta có : 2kg50g = 2kg + 50g = 2000g + 50 g = 2050g - Để so sánh được đúng chúng ta đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh. - HS làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm trong - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Bài giải Ngày thứ hai cửa hàng bán được là : 300 x 2 = 600 (kg) Hai ngày đầu cửa hàng bán được là : 300 + 600 = 900 (kg) 1 tấn = 1000 kg Ngày thứ ba cửa hàng bán được là : 1000 – 900 = 100 (kg) Đáp số: 100 kg Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH I/ Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ hoà bình. Tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình. - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc T. phố. II/ Chuẩn bị: GV: - phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - Gọi 3 HS đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết? - Gọi HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ ở tiết trước. - GV nhận xét - ghi điểm. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: ghi bảng 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài1:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài H: Tại sao em chọn ý b mà không chọn ý c hoặc ý a? - GV nhận xét chốt lại Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm theo cặp - Gọi HS trả lời - Nêu ý nghĩa của từ ngữ và đặt câu? - Nhận xét - tuyên dương bạn đặt câu hay. Bài 3: - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - Gọi 1 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng GV và lớp nhận xét 3/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Từ đồng âm./. - 3 HS lên làm - nhận xét - HS đọc - HS nêu - HS tự làm bài và phát biểu + ý b: trạng thái không có chiến tranh. - Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người. - HS đọc - HS thảo luận theo cặp - Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình. + bình yên: yên lành không gặp điều gì rủi ro hay tai hoạ + bình thản: phẳng lặng, yên ổn tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái không có điều gì áy náy lo nghĩ. + Lặng yên: trạng thái yên và không có tiếng động. + thái bình: yên ổn không có chiến tranh + thanh bình: yên vui trong cảnh hoà bình. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS làm bài - thu chấm - nhận xét. - HS đọc đoạn văn của mình. - HS lắng nghe. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca gợi hoà bình, chống chiến tranh . - Biết trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. II/ Chuẩn bị: GV: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình HS: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình III/ Các hoạt động dạy: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: - 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” - GV nhận xét - ghi điểm B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Giảng bài: a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề: Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình. -GV h.dẫn HS hiểu đúng yêu cầu đề bài - Chú ý kể chuyện theo trình tự: + Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. + Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. b) HS thực hành kể: - GV h.dẫn HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể chuyện theo nhóm. - Nhận xét, về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện. 3/ Củng cố - dặn dò: - Liên hệ giáo dục HS yêu hoà bình. - Chuẩn bị bài: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. - Nhận xét giờ học./. - 2 HS kể - lớp nhận xét - 1 HS đọc đề bài - Cả lớp đọc thầm phần đề bài và phần gợi ý SGK - lần lượt HS nêu lên câu chuyện em sẽ kể - HS lắng nghe - HS làm việc theo nhóm 2. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Đại diện nhóm kể chuyện - Nêu ý nghĩa của câu chuyện - Cả lớp nhận xét - Chọn câu chuyện yêu thích, vì sao? - HS lắng nghe. Khoa học: THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG" ĐỐI VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN I/ Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá , ma túy. - Giáo dục HS không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe. II/ Chuẩn bị: - GV: Các hình trong SGK trang 19 - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. - Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. -HS : SGK III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Bài cũ: Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.? - GV nhận xét - ghi điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài : 2/ Giảng bài : * Hoạt động1: Thực hành xử lý thông tin. - GV gọi HS đọc thông tin sgk - hoàn thành bảng (sgk) - làm việc cá nhân. - GV nhận xét - bổ sung - kết luận. * Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên. - Chuẩn bị sẵn hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. + Bước 2: - GV và BGK cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Bài học (sgk) 3/ Củng cố - dặn dò: - Liên hệ ở địa phương. - Chuẩn bị bài: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện(T2) - Nhận xét giờ học./. - 1 HS trả lời - nx - HS đọc: 3 em - Hs làm việc - trình bày: 1 HS trình bày 1 ý - nx. - HS tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. - Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 3. - Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2. - Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. - HS nhắc lại tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. - 4 HS đọc ghi nhớ SGK. - Hs cả lớp theo dõi lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: