Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

TIẾT: 15 KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4)

II. ĐỒ DÙNG :

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời các câu hỏi SGK.

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8
TẬP ĐỌC
Ngày soạn: 13/10/2012
TIẾT: 15
KÌ DIỆU RỪNG XANH
Ngày giảng: 15/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4)
II. ĐỒ DÙNG :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời các câu hỏi SGK.
Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : Vẻ đẹp kì diệu của rừng đã làm rung động lòng người. Bài học : Kì diệu rừng xanh sẽ giúp em hiểu điều đó.
b) Dạy bài mới :
- Ghi bảng : miếu mạo, chuyền, mải miết.
Đoạn 1 : Từ đầu  lúp xúp dưới chân.
- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
Đoạn 2 : Tiếp  nhìn theo.
- HDHS : Luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
Trong câu : “Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu” được sử dụng biện pháp gì ?
- Hãy nói cảm nghĩ của em về bài văn trên ?
* Em cảm nhận được gì qua cách miêu tả tài tình của tác giả ?
3. Củng cố : 
4. NX – DD: Về nhà HTL đoạn 1.
- Quan sát tranh SGK.
- 2 em tiếp nối nhau đọc hết cả bài.
- Một số em đọc các từ bên.
- Đọc vỡ câu, đọc vỡ đoạn + chú giải.
- Luyện đọc cá nhân.
- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị : Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Luyện đọc theo cặp + trả lời câu 2.
* HSG trả lời : Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợn”?
- Biện pháp so sánh.
- Một số học sinh tự trả lời.
* Một vài em giỏi trả lời.
Vài em đọc diễn cảm bài văn.
TUẦN: 8
TOÁN
Ngày soạn: 13/10/2012
TIẾT: 36
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
Ngày giảng: 15/10/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT và bài 4 SGK.
 2. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Từ bài 4 SGK của tiết trước :
 có thể viết thành những số thập phân : 0,6 = 0,60 = 0,600 = 
Giúp HS rút ra được kết luận như SGK Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân bằng nó.
b) Thực hành :
Bài 1 : Bỏ các chữ số không tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
Bài 2 : Viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số).
* Bài 3 :
Yêu cầu học sinh giải thích vì sao ?
- 2 đến 3 HS đọc ở SGK, lớp đọc thầm phần b.
-Nêu một số ví dụ về các số thập phân bằng nhau.
- Nhận ra được : Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- Trực quan lại phần bài học SGK.
- Bảng con bài a :
a) 7,800 = 7,8 
 64,9000 = 64,9
 3,0400 = 3,04
- Tự làm vào vở bài b :
b) 2001,30 = 2001,3
 35,020 = 35,02
 100,0100 = 100,01
- 1 em làm ở bảng, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài :
a) 5,612 = 5,612
 17,2 = 17,200
 480,59 = 480,590
b) 24,5 = 24,500
 80,01 = 80,010
 14,678 = 14,678
* HSG làm bài 3 :
- Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng.
 Vì : 0,100 = 0,1; = = 0,1
- Bạn Hùng viết sai. Vì : = 0,01
TUẦN: 8
CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 13/10/2012
TIẾT: 8
KÌ DIỆU RỪNG XANH
Ngày giảng: 15/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Viết đúng bài chính tả, Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
 - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn ở BT2; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định : Kiểm tra vở chính tả, bút chì, bút mực của HS.
Bài cũ : Đánh vần vần : giọng hò, mái xuồng, giã bàng.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết.
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
HDHS thảo luận các BT ở bên.
Treo bảng phụ, HDHS sửa bài tập 2.
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
2. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Nhận xét bài viết của HS.
4. Củng cố : Sửa một số từ HS viết sai.
5. DD : Viết lại bài nếu sai từ 5 lỗi trở lên.
1 HS đọc bài : Kì diệu rừng xanh, từ chỗ : Nắng trưa  cảnh mùa thu.
Lớp đọc thầm
Đánh vần vần : ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết.
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : mải miết, gọn ghẽ. 
Viết bảng con : ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết
1HS đọc lại bài.
Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 2 : khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
Bài 3 : a) thuyền b) khuyên
* HSG làm bài 4.
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng.
Cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
TUẦN: 8
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 13/10/2012
TIẾT: 15
MRVT : THIÊN NHIÊN
Ngày giảng: 15/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên BT1; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ BT2; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
 - HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ có trong bài và đặt câu với cả 4 từ tìm được ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Từ điển HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : HS làm lại BT4 của tiết LT và C trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên.
Bài 2 : Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ những từ chỉ thiên nhiên.
Bài tập 3 : Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với từ vừa tìm được.
HD cho HS yếu.
Bài 4 : Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh sông nước. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được.
3. Củng cố : 
 Thi tìm những từ chỉ thiên nhiên.
4. Nhận xét - Dặn dò : 
 Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT2.
- Nhóm hai.
- Trình bày kết quả. 
 Ý đúng là B.
- Làm việc cá nhân. Kết quả :
a) thác, ghềnh.
b) gió, bão.
c) nước, đá.
d) khoai, mạ, đất.
* HTL các thành ngữ, tục ngữ BT2.
* HSG nêu ý nghĩa của các tục ngữ, thành ngữ đó.
- Mỗi tổ thành một đội, thi tìm từ ngữ chỉ không gian.
a) Tả chiều rộng : mênh mông, bát ngát, bao la, thênh thang; 
b) Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, vời vợi, ngút ngát, ...
c) Tả chiều cao : chót vót, chất ngất, vòi vọi, vời vợi, 
* d) Tả chiều sâu : hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, 
- Đặt câu với các từ ở BT : a, b, c
* HSG làm cả bài d.
- Tiến hành tương tự bài 3.
- HS làm đặt câu với 3 từ ở bài a, b, c.
* HSG đặt cả 4 từ.
Truyền điện câu mới tìm được.
HS thi tiếp sức tìm những từ chỉ thiên nhiên.
TUẦN: 8
RÈN CHỮ VẾT
Ngày soạn: 13/10/2012
TIẾT: 8
BÀI 15
Ngày giảng: 15/10/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài Rừng cà phê ở Tây Nguyên.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: chín, trĩu, phê.
- Tây Nguyên là vùng đất đỏ nhiều màu mỡ, ở đây trồng rất nhiều cà phê. Cà phê TN ngon, được xuất khẩu nhiều ra các nước trên thế giới
+ Giáo dục HS viết cẩn thận.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 14, bằng chữ nghiêng.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 14 bằng chữ nghiêng.
- Đọc bài Rừng cà phê ở Tây Nguyên
- Những chữ viết hoa Tây Nguyên, Tết, Gia-rai, Ê-đê.
- Viết bóng: chín, trĩu, phê.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
.
TUẦN: 8
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 14/10/2012
TIẾT: 15
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng: 16/10/2012
I. MỤC TIÊU: 
- Lập được dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vao dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. 
II. ĐÔ ĐÙNG : Bảng phụ viết sẵn dàn ý ở BT1/ 50 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 2. Bài cũ : - Chấm BT tiết trước (2 HS).
 3. Bài mới: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập1/ 50 VBT : Cá nhân
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý chi tiết cho bài văn đủ 3 phần mở bài - thân bài - kết bài.
* Bài tập2/ 51 VBT : Cá nhân
- Các em chọn 1 phần trong phần thân bài, chuyển phần đã chọn thành đoạn văn hoàn chỉnh, đoạn văn phải có hình ảnh, cần thể hiện cảm xúc. Câu mở đoạn cần nêu được ý của cả đoạn.
- Nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn ở VBT
4/ Củng cố : Đọc lại đoạn văn ở BT2.
5/ Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT2.
- 1 HS đọc đề.
- HS để vở lên bàn.
* Dàn ý : Tả buổi bình minh trong vườn em
a) Mở bài : - tiếng chim hót, em tỉnh giấc
- Nhận ra khoảnh vườn nhỏ thật đẹp.
b) Thân bài : - Màn sương tan dần, khoảnh vườn bừng tỉnh
- Nụ hồng hé nở, ướt đẫm sương mai
- Đám hoa cẩm tú, rung rinh rập rờn
- Cây khế ngự trị ngay sát góc vườn, bế trên tay hàng ngàn quả chín mọng
- Giản dị nhất là cây na, khoác chiếc áo màu xanh bạc
- Sương tan dần, ánh nắng lọt qua kẻ lá
c) Kết bài : - Khắp vườn, hương hoa, thơm, xao xuyến lòng người ; Cô gió đánh nhịp
- Dù đi đâu xa, không sao quên được khoảnh vườn nhỏ hiền hoà này.
- 1 HS đọc đề.
- HS viết đoạn văn, 2 em viết bảng phụ.
* Đoạn văn mẫu :
 Màn sương tan dần, khoảnh vườn tỉnh giấc sau một đêm say ngủ. Ngay giữa vườn, một nụ hồng còn ướt đẫm sương mai đang hé nở, khoe sắc màu đỏ thắm như nhung. Xung quanh hàng hồng nhung, những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn rướn mình lên cao, rung rinh rập rờn trong làn gió nhè nhẹ buổi sớm. Cây khế ngự trị ngay sát góc vườn, bế trên tay hàng ngàn quả chín mọng. Giản dị nhất là ... HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) HDHS yếu rèn đọc bài : Kì diệu rừng xanh và Trước cổng trời. 
- Gọi HS đọc, sửa sai
- HDHS yếu đánh vần đoạn văn bên
- Đọc cho các em viết vào vở
2) Tìm từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: thiên bẩm, thiên chức, thiên hạ, thiên tài.
a) Không sợ chê cười ư ?
b) Chú bé này có  về âm nhạc.
c)  làm mẹ của người phụ nữ.
d) Nguyễn Huệ là một  quân sự.
3) a) Tìm các từ tượng thanh.
 - Chỉ tiếng nước chảy (M : róc rách)
 - Chỉ tiếng gió thổi (M: rì rào)
b) Tìm các từ tượng hình.
 - Gợi tả dáng dấp của một vật (M : chót vót)
 - Gợi tả màu sắc (M: sặc sỡ)
3) Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
- 2 em học sinh yếu (một nhóm) luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn 1 của bài Kì diệu rừng xanh 
- Viết bài vào vở.
- HS làm bài vào vở
a) Không sợ thiên hạ chê cười ư ?
b) Chú bé này có thiên bẩm về âm nhạc.
c) Thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
d) Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự.
- Làm miệng
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả, một câu văn có hình ảnh nhân hóa, một câu văn có hình ảnh so sánh.
TUẦN : 8
TOÁN
Ngày soạn :15/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng:17/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân.
 - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: So sánh hai số thập phân :
a) 48,97 và 61, 03
b) 96,4 và 96, 39
c) 0,8 và 0,76
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
 6,375; 9,02; 8,64; 6,573; 7,28
Bài 3: Viết số thập phân có:
a) Năm đơn vị, bảy phần mười
b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.
c) Không đơn vị, một phần trăm.
d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn.
Bài 4 : Chuyển các phân số sau thành số thập phân:
 ; ; ; 
Bài 5: Một thửa ruộng có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
* Bài 5 : Một cái hồ có hai vòi nước chảy vào. Vòi thứ nhất có thể chảy đầy hồ trong 2 giờ, vòi thứ hai có sức chảy bằng vòi thứ nhất. Hỏi nếu hồ không có nước, mở hai vòi cùng một lúc thì sau bao lâu hồ đầy nước ?
Bài 7: Tìm hai số lẻ có tổng bằng 474, biết giữa chúng có tất cả 37 số lẻ khác.
Làm bảng con từng bài
- Tự làm vào vở, 4 em làm ở bảng lớp
1 em làm ở bảng lớp
- Bảng con
HS làm bài vào vở
Nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Câu b giải bằng cách tìm tỉ số
* HSG có thể làm gộp 1 phép tính ở câu b
* HSG tự làm
Theo đề bài, mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được : 1 : 2 = (hồ)
Mỗi giờ vòi thứ hai chảy được : 
 : 3 = (hồ)
Nếu mở hai vòi cùng một lúc thì mỗi giờ chảy được : + = (hồ)
Mở hai vòi cùng một lúc thì thời gian chảy đầy hồ là : 1 : = (giờ)
 giờ = 1 giờ = 1 giờ 30 phút
* Tính hiệu của chúng: 37 x 2 + 2
TUẦN : 8
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn :16/10/2012
TIẾT: 16
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Ngày giảng:18/10/2012
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu MB : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng ; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ kẻ sẵn BT1/ 54 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 2. Bài cũ : - Chấm đoạn văn ở tiết trước. 
 3. Bài mới : Luyện tập tả cảnh
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập 1/ 54 VBT : Nhóm 2
- Gọi HS nhắc lại 2 kiểu mở bài.
- Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài gián tiếp ? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó ?
* Bài tập2/ 55 VBT : Nhóm 2
- Gọi HS nêu lại 2 kiểu kết bài.
- Cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai cách kết bài đó ?
* Bài tập3/ 56 VBT : Cá nhân
- HS tự viết mở bài, kết bài vào VBT.
- Chú ý : Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng. 
4. Củng cố : Đọc lại đoạn văn ở BT2.
5/ DD: Về nhà hoàn chỉnh BT2.
- 1 HS đọc đề.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
- Đọc thầm hai đoạn văn, trả lời :
+ (a) là mở bài trực tiếp : giới thiệu ngay vào đối tượng được tả (con đường)
+ (b) là mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào đối tượng định tả (con đường)
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài (không mở rộng và mở rộng)
+ Giống : đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác :
a) Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
b) Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ gìn con đường luôn sạch, đẹp.
* MB gián tiếp : Có tiếng chim lích rích ở đầu vườn, tiếng hót trong veo ấy làm cho tôi tỉnh giấc. Tôi vươn vai ngồi dậy, nhìn qua cửa sổ, tôi chợt nhận ra vẻ đẹp của khoảnh vườn nhỏ sau nhà.
* KB mở rộng : Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương hoa, thơm đến xao xuyến lòng người. Mai này, dù có đi đâu xa, em không sao quên được khoảnh vườn nhỏ nhà em.
TUẦN : 8
TOÁN
Ngày soạn :16/10/2012
TIẾT: 39
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng:18/10/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Đọc,viết, sắp thứ tự các số thập phân.
 - Thực hiện các phép tính
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1, 2 SGK.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Đọc các số thập phân
Gọi một số em đọc.
Bài 2 : Viết số thập phân
Bài 3 : Viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
* Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
* Bài 5: HSG
* Tính nhanh :
a) + + + - + 
b) x x x x 
4. Củng cố : Đọc cho HS viết vài số TP
5. DD: Về nhà làm bài 1, 2 SGK
BTTH/56, 57
- Làm miệng : 
+ Bước 1 : Làm việc nhóm 2.
+ Bước 2 : Một số em đọc các số thập phân ở bài 1.
- Bảng con 
Các bài còn lại các em tự làm vào vở Sửa bài theo đáp án sau :
a) 5,7 b) 32,85
c) 0,01 d) 0,304
- Hai đội, mỗi đội 4 em (HSY) tiếp sức làm bài tập số 3. Đội nào làm nhanh, đúng thì đội đó thắng.
Kết quả : 
 41,538; 41,835; 42,358; 42,835
* HSG tính bằng cách thuận tiện.
Sửa bài. Đáp án :
a) = = 54
b) = = 49
* HSG làm các bài bên :
a) + + + - + 
 = ( + ) + ( + ) + (- )
 = + + = 3 + 2 + 1 = 6
b) x x x x 
 = ( x ) x ( x ) x 
 = xx=x= = 
- Viết vào bảng con
TUẦN : 8
ÂM NHẠC
Ngày soạn :16/10/2012
TIẾT: 8
ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH VÀ REO VANG BÌNH MINH. NGHE NHẠC
Ngày giảng:18/10/2012
I. MỤC TIÊU:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
Tập biểu diễn kết hợp vận động theo bài hát.
Gõ đệm theo bài hát
Nghe bài Hò ba lí
II. ĐỒ DÙNG: Bài Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 ÔĐ.
2 BC.Hoạt động 1: Ôn 2 bài hát:
Hỏi: Em hãy nêu tên bài hát các bài hát mà các em đã học từ đầu năm đến nay ?
Hôm nay, chúng ta sẽ ôn 2 bài hát: Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh, đồng thời trong tiết học này các em sẽ được nghe bài hát Hò ba lí. Dân ca Quảng Nam.
* Ôn bài Reo vang bình minh.
+ Em hãy cho biết tác giả của bài hát?
+ Em hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà em biết?
* Ôn bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
+ Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hòa bình?
+ Em còn biết bài hát nào viết về chủ đề hòa bình?
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Hò ba lí.
4. Củng cố: Ôn lại hai bài hát
5. NX _ DD: Về nhà ôn lại hai bài hát đã học.
Chuẩn bị dụng cụ.
Khởi động giọng.
Reo vang bình minh; Hãy giữ cho em bầu trời xanh, Con chim hay hót.
- Cả lớp hát.
- Tập hát đối đáp: Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm hát 1 câu.
- Các nhóm lên biểu diễn.
+ Nhạc và lời Lưu Hữu Phước.
+ Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn, Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lớp 4), Múa vui (Lớp 2) ....
- Cả lớp hát thể hiện sắc thái, khí thế của bài hát theo nhịp đi.
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu.
+ Hình ảnh Chim bồ câu trắng.
Em yêu hòa bình, Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ), Hòa bình cho bé (Huy Trân), Trái đất này của chúng em (Trương Quang Lục -Định Hải), Chúng em cần hòa bình (Hoàng Long – Hoàng Lân)
- Nghe nhạc
- Cả lớp hát lại bài Reo vang bình minh.
TUẦN : 8
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn :16/10/2012
TIẾT: 16
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
Ngày giảng:18/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
 - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
 * HS khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa BT3, 4 của tiết 15.
Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Tìm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
* Củng cố về từ nhiều nghĩa, về từ đồng âm.
HDHS sửa bài theo đáp án bên.
* Bài 2 : Tìm nghĩa của từ “xuân”
Bài 3 : Đặt 2 câu với một trong các từ : cao, nặng, ngọt.
* Đặt 6 câu với 3 từ : cao, nặng, ngọt.
- HD cho HS yếu.
3. Củng cố : HDHS chơi trò chơi
4. NX – DD : Tập đặt câu với các từ còn lại ở BT3. Những em chưa làm bài tập số 2 về nhà làm bài vào vở.
Thảo luận nhóm 2.
Một số em trình bày kết quả.
Đáp án :
a) Từ chín câu 1 với từ chín ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín ở câu 2.
b) Từ đường ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường ở câu 1.
c) Từ vạt ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt ở câu 2.
* HSG làm bài tập 2, trình bày kết quả:
a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
b) Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Học sinh làm việc cá nhân, vài em làm ở bảng phụ.
Ví dụ :
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Mẹ cho em vào xem hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng thêm.
Thi tìm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét tuần qua :
 Lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động của lớp tuần qua.
 Học sinh phát biểu ý kiến.
 Bầu những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập cũng như các hoạt động.
 GVCN nhận xét chung.
 Tuyên dương những học sinh có thành tích trong học tập và hoạt động.
II. Nhiệm vụ tuần đến : 
 Tham gia dự thi Olympic tiếng Anh và Toán (Lệ, Lan, Đông, Thành An, Nghĩa).
 Tiếp tục thi đua học tốt.
 Ôn tập các môn Toán và Tiếng Việt.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_8_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc