Giáo án dự thi môn Toán bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên

Giáo án dự thi môn Toán bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên

Giáo An dự thi

Môn : TOÁN

Bài : CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính

- Giáo dục học sinh say mê môn học.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Quy tắc chia trong SGK.

+ HS: Bảng con.

III. Các hoạt động:

 

doc 5 trang Người đăng nkhien Lượt xem 4795Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi môn Toán bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo Aùn dự thi 
Môn : TOÁN
Bài : CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Biết thực hiên phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính 
Giáo dục học sinh say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Quy tắc chia trong SGK. 
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
8’
6’
10’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Gv đưa 2 phép tính – Yêu cầu HS làm bài 
Tính : 
375,84 – 95,69 + 36 ,78 
7,7 + 7,3 x 7,4 
Học sinh sửa bài nhà
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. (GV ghi tựa bài).
4. Phát triển bài : 
a. Ví dụ 1: 
* Hình thành phép chia:
- GV viết bài toán và vẽ hình như SGK lên bảng.
+ Để biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm thế nào?
- GV viết: 8,4m : 4 (là phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.)
* Đi tìm kết quả: 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cách tính tìm thương của 8,4m : 4.
- GV gợi ý: Đổi thành số đo có đơn vị là dm để tính. 
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày kết quả tính.
+ Vậy 8,4m : 4 bằng bao nhiêu? 
* Giới thiệu kĩ thuật tính: 
- Trong bài toán trên để tính được 8,4m : 4 các em phải đổi từ m sang dm rồi tính, sau khi đã có kết quả lại đổi về m. Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.
- GV HD cách đặt tính như SGK (GV vừa thực hiện vừa giải thích):
 Đặt tính: như cách đặt tính chia số tự nhiên.
 Tính: Thực hiện chia như chia 2 số tự nhiên.
 Bắt đến dấu phẩy và thực hiện đến dấu phẩy ở số bị chia ta viết dấu phẩy vào thương.
- GV khẳng định: Cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 2,1
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại.
+ Em hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa cách thực hiện 2 phép chia?
+ Trong phép chia 8,4 :4 = 2,1 chúng ta viết dấu phẩy ở thương2,1 như thế nào?
b. Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 72,58 : 19 = ?
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
Giáo viên treo bảng quy tắc – giải thích cho học sinh hiểu các bước và nhấn mạnh việc đánh dấu phẩy.
Giáo viên chốt quy tắc chia.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại.
v Luyện tập 
  Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài a,b vào bảng con .
Giáo viên nhận xét.
Bài 1 c,d : Gv phát PHT yêu cầu HS làm PHT , 2HS làm phiếu lớn .
GV nhận xét, sửa bài .
  Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm thừa số chưa biết?
Cho Hs làm bài vào vở
GV chấm bài, nhận xét và cho HS sửa bài .
  Bài 3:
Dành cho HS khá giỏi .
v	Củng cố
Cho học sinh nêu lại cách chia số thập phân cho số tự nhiên.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh bài tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học: 
- HS khá giỏi Về nhà làm 4 vào vở .
 Xem lại bài. Chuẩn bị bài Luyện tập.
à GD: Nhận xét: Qua tiết học hôm nay cô có lời khen ngợi các em: . Hy vọng các em sẽ tiến bộ hơn ở những tiết học sau.
Hát 
2 Học sinh sửa bài.Lớp làm vở nháp .
375,84 -95,69 + 36,78
= 260,15 + 36,78
= 296,93
 7,7 +7,3 x7,4
 = 7,7 + 54,02
 = 61,72 
Lớp nhận xét.
HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học và ghi tựa bài.
Một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét?
HS nêu bài toán và phân tích.
+ Chúng ta phải thực hiện phép chia 8,4m : 4.
- 2 HS cạnh nhau trao đổi với nhau để tìm cách chia.
- HS thực hiện đổi 8,4m thành số đo có đơn vị là dm và tính: 
8,4m = 84dm; Ta có: 84 4
 04 21 (dm)
 0
 21dm = 2,1m
+ Vậy 8,4 : 4 = 2,1 (m).
- 
- HS theo dõi thao tác của GV.
- 2HS cạnh nhau trao đổi và thực hiện.
 8,4 4
 0 4 2,1 
 0
- 1 HS lên bảng trình bày phép tính, cả lớp làm vào nháp.
- HS thực hiện: 
+ HS so sánh 2 phép tính: Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện; Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có.
Sau khi thực hiện phép chia phần nguyên (8), trước khi thực hiện phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2). 
- HS làm và nêu như SGK.
	72 , 58 19
 1 5 5 3 , 82
 0 3 8
 0
Học sinh kết luận nêu quy tắc.
3 học sinh.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài trên bảng lơpù :đặt tính và thực hiện, lớp làm bảng con .
a) 5,28 4
 1 2 1,32
 08 
 0
b) 95,2 68 
 27 2 1,4
 0
c) 0,36 9 d) 75,52 32
 36 0,04 11 5 2,36
 0 1 92
 0
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm
Học sinh tìm cách giải.
x x 3 = 8,4 5 x x = 0,25
x = 8,4 :3 x = 0,25 ;5 
x = 2,8 x = 0,05
Học sinh sửa bài trên bảng .
Lần lượt học sinh nêu lại “Tìm thừa số chưa biết”.
HS khá giỏi làm bài vào nháp 
Bài giải
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là
126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp so á: 42,18 km
HS đọc kết quả bài làm .
Tiết 25 : Tập làm văn 	 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu: 
Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp. (BT2)
Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, 
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ .
 Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người .
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
8’
20’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Yêu cầu học sinh đọc lên kết quả quan sát về ngoại hình của người thân trong gia đình.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
 * Bài 1:	
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 1.
GV chia nhóm theo lựa chọn của HS 
 (Chọn một trong 2 bài)
•a/ Bài “Bà tôi”
 Giáo viên chốt lại:
+ Mái tóc: đen dày kì lạ, người nâng mớ tóc – ướm trên tay – đưa khó khăn chiếc lược – xỏa xuống ngực, đầu gối.
+ Giọng nói trầm bổng – ngân nga – tâm hồn khắc sâu vào trí nhớ – rực rỡ, đầy nhựa sống.
+ Đôi mắt: đen sẫm – nở ra – long lanh – dịu hiền – khó tả – ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt.
+ Khuôn mặt: hình như vẫn tươi trẻ, dịu hiền – yêu đời, lạc quan.
	b/ Bài “Chú bé vùng biển”
Cần chọn những chi tiết tiêu biểu của nhân vật (* sống trong hoàn cảnh nào – lứa tuổi – những chi tiết miêu tả cần quan hệ chặt chẽ với nhau) ngoại hình ® nội tâm.
 * Bài 2:	
• Giáo viên nhận xét.
Yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của bài văn tả người
• Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết với những em đã quan sát.
• Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Dựa vào dàn bài nêu miệng 1 đoạn văn tả ngoại hình 1 người em thường gặp.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà lập dàn ý cho hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: “Luyện tập tả người”(Tả ngoại hình)
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.Cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo nhóm , trình bày từng câu hỏi theo từng bài .
Bài “Bà tôi”
 Đoạn 1 : Tả ngoại hình: Mái tóc của bà qua con mắt nhìn của tác giả – 3 câu – 
Câu 1: Mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi chải đầu Câu 2: tả mái tóc của bà: đen, dày, dài, chải khó
Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua tay nâng mớ tóc lên ướm trên tay – đưa chiếc lược khó khăn.
Học sinh nhận xét cách diễn đạt câu – quan hệ ý – tâm hồn tươi trẻ của bà.
gồm 7 câu – Câu 1: giới thiệu về Thắng – Câu 2: tả chiều cao của Thắng – Câu 3: tả nước da – Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng – Câu 6: tả cái miệng tươi cười – Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh.
Học sinh nhận xét quan hệ ý chặt chẽ – bơi lội giỏi – thân hình dẻo dai – thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lần lượt nêu cấu tạo của bài văn tả người.
Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Cả lớp xem lại kết quả quan sát.
Học sinh khá giỏi đọc lên kết quả quan sát.
Học sinh lập dàn ý theo yêu cầu 
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả.
b) Thân bài:
+ Tả khuôn mặt: mái tóc – cặp mắt.
+ Tả thân hình: vai – ngực – bụng – cánh tay – làn da.
+ Tả giọng nói, tiếng cười.
• Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật.
c) Kết luận: tình cảm của em đối với nhân vật vừa tả.
Học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh nghe.
Bình chọn bạn diễn đạt hay.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DU THI 09-10.doc