Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 33 năm 2012

Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 33 năm 2012

I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị: Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 33 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS 
 1. KTbài cũ: 
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi tựa. .
HĐ1. Hướng dẫn hs luyện đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 điều luật.
- Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa các từ khó.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
Giáo viên nhắc học sinh cần đặt tên thật ngắn gọn, nói rõ nội dung chính của mỗi điều.
+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào thực hiện tốt, bổn phận nào chưa tốt. Có thể chọn 1; 2 bổn phận để tự liên hệ. Quan trọng là liên hệ phải thật, chân thực.
- Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?
HĐ 3. HD hs luyện đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc lại 4 điều luật. Lớp tìm đúng giọng đọc.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
 - Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi
- Đọc phần chú giải từ trong SGK.
- HS luyện đọc.
- 2 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Các điều 15; 16; 17
- Học sinh trao đổi theo cặp – viết tóm tắt mỗi điều luật thành một câu văn.
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: quyền vui chơi, giải trí của TE.
- 5 bổn phận được quy định trong Đ. 21.
- HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.
- Cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.
*Nội dung : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- 4 học sinh đọc lại 4 điều luật. 
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. (Làm các BT : 2, 3)
II. Chuẩn bị: Bảng hệ thống công thức DT, TT hình hộp CN, hình lập phương.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT Bài cũ: HS làm lại bài 4 tiết trước.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài và ghi tựa.
v Hoạt động 1: HD hs ôn các công thức đã học.
- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần, V thể tích hình hộp chữ nhật ?
-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?
v Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề, nêu cách giải bài. 
Þ Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .
- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2: HS đọc đề, xác định yêu cầu đề
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm.
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét
- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?
Bài 3: HS đọc đề, xác định yêu cầu đề, nêu cách làm. 
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 HS làm bảng lớp. 
- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3. Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
- Muốn tính DT xung quanh, DT TP, TT hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?
4. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
- Chuẩn bị : Luyện tập
Bài 1.Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm. 
Học sinh giải + sửa bài
Giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5 ) ´ 2 ´ 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 ´ 4,5 = 27 (m2)
Diện tích trần nhà và 4 bức tường căn phòng HHCN
84 +27 = 111 (m2)
Điện tích cần quét vôi
111 – 8,5 = 102,5 (m2)
Tính DT xung quanh, DT TP HHCN.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải
Tính TT, DT TP của hình lập phương.
Giải
Thể tích bể nước HHCN là:
2 ´ 1,5 ´ 1 = 3 (m3)
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Hs nêu
 KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
- GDMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước. GDKNS: KN tự nhận thức, phê phán, đảm nhận trách nhiệm tuyên truyền với cộngđồng bảo vệ rừng. GD NL: Tác hại khi rừng bị phá.
II. Đồ dùng: - Hình vẽ trong SGK trang 134; 135. 
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1. KT bài cũ: 
- MT có vai trò ntn đối với đời sống con người?
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 1: Tác động của con người đến môi trường rừng.
YC học sinh quan sát hình trang 134; 135, thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Câu 2. Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
Hoạt động 2: Thảo luận.
+Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
GD NL: Tác hại khi rừng bị phá.
- Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,).
- GDMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học sinh tuyên truyền bảo vệ rừng.
GDKNS: KN tự nhận thức, phê phán, đảm nhận trách nhiệm tuyên truyền với cộng đồng bảo vệ rừng
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 134; 135 SGK.
+ Hình 1: Phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- Như đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường,
- Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên. Đất bị xói mòn. Động vật và thực vật giảm dần có thể bị tuyệt chủng.
- HS tự nêu.
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, 2).
- Tìm được hình ảnh đẹp so sánh về trẻ em (BT 3)
- Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ (BT 4)
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, kẻ bảng nội dung BT4.
III. Các hoạt động dạy - học :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS nêu tác dụng của dấu hai chấm và làm bài tập 2.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
2. Bài mới : 
- GV giới thiệu
- Ghi bảng đề bài:
 Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu 
- Gv Hướng dẫn HS làm Bt1 vào VBT, gọi vài hs trả lời cho lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
-Gv Hướng dẫn HS làm Bt2:
-Gv cho HS thi làm theo nhóm.
-GV chốt lại ý kiến đúng.
*Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu 
-Gv Hướng dẫn HSlàm Bt3.
-Gv gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
- Cho hs thảo luận nhóm 4, gọi đại diện 1nhóm lên bảng trình bày, các nhóm dưới đối chiếu kết quả.
-GV chốt lại ý kiến đúng, bình chọn nhóm làm hay
Bài tập 4: Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu 
-Gv Hướng dẫn HS làm vào VBT
- Gọi hs lần lượt lên bảng làm, cho lớp nhận xét. 
-GV chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố 
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện sử dụng vốn từ.
4. Dặn dò.
-Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu ngoặc kép.
-1Hs nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, nêu ví dụ minh hoạ.
-1HS làm lại Bt2 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT 1, suy nghĩ trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
- Ý c- Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em . Còn ý d không đúng , vì người dưới 18 tuổi( 17,18 tuổi)- đã là thanh niên.
 HS đọc, suy nghĩ trả lời, trao đổi và thi làm theo nhóm, ghi vào bảng phụ, sau đó đặt câu với từ vừa tìm được.
Các từ đồng nghĩa với trẻ em : trẻ, trẻ con, con trẻ,[không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng], trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,[có sắc thái coi trọng], con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con[có sắc thái coi thường]. 
- Đặt câu, VD :
Trẻ con thời nay rất thông minh.
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
- Trao đổi cặp để tìm các hình ảnh đúng ghi vào bảng phụ, đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Ví dụ :
Trẻ em như tờ giấy trắng.® So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở. Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. ® So sánh để làm nổi bật hình dáng đẹp.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.® So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.® So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai® So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.
 Bài tập 4: hs đọc đề, nêu yêu cầu 
- HS làm vào VBT
- Một số hs lần lượt lên bảng làm, lớp nhận xét. 
 Lời giải:
Bài a)Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế thế.
Bài b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc con nhỏ dễ hơn.
Bài c) Trẻ người non dạ : Con ngây thơ, dại dột chua biết suy nghĩ chín chắn.
Bài d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói : Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
TOÁN
LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tính thể tích, diện tích trong các trường hợp đơn giản. (Làm các BT : 1, 2)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. 
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1. KTbài cũ: 
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình
2. Bài mới: Luyện tập
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.
Đề bài hỏi gì?
Nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Gọi hs lần lượt lên điền kết quả.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2. 
- Đề bài hỏi gì?
- Nêu cách tìm chiều cao bể?
- Gọi 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. (dành HS khá, giỏi)
Đề toán hỏi gì?
- Gợi ý: Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm), sau đó tính diện tíc ...  đề.
- Gợi ý đưa về dạng toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
-Cho hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. Yêu cầu học sinh đọc đề.
*Gợi ý: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.
-Cho hs làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố.
Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu?
Muốn tìm số trung bình cộng?
4. Dặn dò: 
-Ôn lại các dạng toán điển hình đã học.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
Học sinh nhận xét.
Lấy tổng các số hạng : số các số hạng.
B1 : Tổng số phần bằng nhau.
B2 : Giá trị 1 phần.
B3 : Tìm số bé.
B4 : Tìm số lớn.
B1 : Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
B2 : Số bé = (tổng – hiệu) : 2
Học sinh nêu tự do.
B1 : Hiệu số phần bằng nhau.
B2 : Giá trị 1 phần.
B3 : Số bé.
B4 : Số lớn.
- Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài toán có nội dung hình học.
- Xác định yêu cầu của đề.
Giải
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Quãng đường giờ thứ 3 đi được:
30 : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
	 Đáp số : 15 km
- HS đọc và xác định yêu cầu của đề.
Giải
Nửa chu vi mảnh đất( tổng của chiều dài và chiều rộng) là:
120 : 2 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là :
60 – 35 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
35 ´ 25 = 875 (m2)
	Đáp số : 875 m2
Bài 3. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
-Học sinh tự giải vào vở.
Tóm tắt:
3,2 m3 : 22,4g
4,5 cm3: . . . g ?
Giải
1 cm3 kim loại cân nặng là:
22,4 : 3,2 = 7 (g)
4,5 cm3 kim loại cân nặng là:
7 × 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số: 31,5 g
ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là biết ơn thày cô giáo?
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thày cô giáo?
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới: -Giới thiệu bài - ghi đầu bài
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: 
HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình.
* GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
* Liên hệ đến nội dung bài học:
- Nêu câu hỏi cho hs trả lời - sau đó GV nhận xét, kết luận.
+ Những người thân trong gia đình là những người có quan hệ như thế nào với chúng ta ?
+ Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân trong gia đình?
+ Sự quan tâm của chúng ta với những người thân sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta và cho cả những người thân của mình?
* Liên hệ bản thân:
+ Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
3. Dặn dò:
- Nhắc hs quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa.
- HS trả lời.
* HS cả lớp nghe để nhận xét.
* HS trả lời.
* HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
* HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức: 
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. Chuẩn bị: Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
 III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1. Giới thiệu bài mới: 
	Các đề bài của tiết Viết bài văn tả người hôm nay cũng là đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 32. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so với tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
*Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Đề bài : Chọn một trong các đề sau:
Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng )
Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
*Cho học sinh làm bài.
- YC học sinh viết bài vào giấy kiểm tra.
- Hết thời gian thu bài.
2. Củng cố 
- Gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn tả người
- Yêu cầu học sinh về xem lại bài văn tả cảnh.
- 2 học sinh đọc 2 lượt.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
- Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học (Làm BT : 1, 2, 3. BT 4 : HSKG)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV 
HS
1.KT bài cũ: Ôn tập về giải toán.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
2. Bài mới: Luyện tập.
- HS nêu các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
*Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1.Yêu cầu học sinh đọc đề.
* Gợi ý: Bài này là dạng toán “ Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
-Hướng dẫn các em vẽ sơ đồ để dễ nhận thấy.
-Cho hs làm bài vào vở
-Gọi 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2. Yêu cầu học sinh đọc đề.
* Gợi ý: trước hết tìm số hs nam, số hs nữ dựa vào dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”
-Hướng dẫn các em vẽ sơ đồ để dễ nhận thấy.
- Cho hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
* Gợi ý: Bài này là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “ Rút về đơn vị”.
-Cho hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề.
* Gợi ý: theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi sau đó tính tiếp các phần còn lại.
-Cho hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố
-Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm thế nào?
4.Dặn dò: 
- Xem lại nội dung luyện tập.
- Ôn lại toàn bộ nội dung luyện tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Học sinh nhận xét.
Bài 1.Học sinh đọc và xác định yêu cầu đề.
S tam giác BEC: 13,6cm2
S tứ giác ABED:
Giải
Theo sơ đồ diện tích hình tam giác BEC là:
113,6 : ( 3-2) ´ 2= 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68 cm2
Bài 2. HS đọc đề và xác định yêu cầu đề.
- Nêu cách làm:
B1 : Tổng số phần bằng nhau
B2 : Giá trị 1 phần
B3 : Số bé
B4 : Số lớn
Nam:
Nữ: 	35 học sinh
	Giải 
Tổng số phần bằng nhau:
4 + 3 = 7 (phần)
Giá trị 1 phần
35 : 7 = 5 (học sinh)
Số học sinh nam:
5 ´ 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ:
5 ´ 4 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số hs nam là:
20 - 15 = 5 (hs)
	ĐS: 	5 học sinh
Bài 3.Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Giải
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 ´ 75 = 9 (l)
Đáp số: 9 l
Bài 4. Học sinh đọc và xác định yêu cầu đề.
Giải
Tỉ số phần trăm hs khá của trường Thắng Lợi là: 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% hs khá là 120 hs.
Số hs khối lớp 5 của trường là:
120 : 60 ´ 100 = 200 ( hs)
Số hs giỏi là:
200 : 100 ´ 25 = 50 (hs)
Số hs trung bình là:
200 : 100 ´ 15 = 30 (hs)
 Đáp số: Hs giỏi: 50 
 Hs trung bình: 30
 KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu 
HS cần phải:
- Chộn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình đã chọn
- HS khéo tay : Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn
II. CHUẨN BỊ: 
Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền)
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT bài cũ
GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới:
GT bài: và nêu mục đích bài học.
HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho các nhóm tự chọn mô hình 
- Yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
HĐ2: Các bước thao tác kĩ thuật.
-Gọi đại diện các nhóm nêu các bước lắp của mô hình tự chọn.
-Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
-Nêu thứ tự các bước lắp.
-Cho hs quan sát mẫu lắp sẵn.
-Cho các nhóm lắp thử.
-Quan sát, hướng dẫn thêm.
3.Củng cố.
-Gọi hs nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
4.Dặn dò.
-Nhắc hs chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp.
-Nhận xét tiết học.
- HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-Hs thực hiện y/c
-Ví dụ : Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
*Lắp răng bừa :
-Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
*Lắp trục bánh xe.
-Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
*Lắp thùng (móc máy bừa)
*Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
-Quan sát, lắp thử.
SINH HOẠT TẬP THỂ 
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần qua.
- Triển khai công việc trong tuần 34.
- Tuyên dương những em tiến bộ trong học tập, có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung phương hướng hoạt động của lớp trong tuần 34.
- HS: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động của bạn trong tuần. 
III. Các hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
A. Đánh giá công tác tuần qua:
1. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình với các nội dung sau:
	- Học tập.
	- Đạo đức, tác phong, ăn mặc theo quy định.
	- Nề nếp, phong trào lao động vệ sinh.
	Nêu ưu điểm; tồn tại.
2. Lớp trưởng tổng hợp và kết luận.
3. Nêu biện pháp khắc phục.
4. GVCN nhận xét và đưa ra hướng giải quyết.
B. Phương hướng công tác tuần tới:
- Nghỉ lễ 2 ngày thứ hai và thứ ba (30/4 và 1/5)
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 34 theo thời khoá biểu. 
- Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho thi cuối kì II.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tích cực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiễm: “tai, chân, miệng”; cúm A H5N1; bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét”.
- Học tập và rèn luyện kĩ năng đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng.
- Vâng lời thầy cô giáo, biết “đi thưa về trình”, biết nghe lời và giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
Xem cuûa Toå tröôûng
Duyeät cuûa PHT
 Ngaøy: ..
 Toå tröôûng
 Ngaøy: ..
 P. Hieäu tröôûng

Tài liệu đính kèm:

  • docG AN T 33 LOP 5 CKTKN,MT,TKNL.doc