Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 16

Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 16

Tập đọc

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I/ Mục tiêu:

1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

2- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Về ngôi nhà đang xây.

2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 4480Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ Mục tiêu:
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. 
2- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Về ngôi nhà đang xây.
2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc phần một:
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
- Cho HS đọc phần hai:
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+) Rút ý 1:
- Cho HS đọc phần còn lại:
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài NTN?
+) Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.
- Phần 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận
- Phần 3: Phần còn lại.
- Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
- Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
+) Lòng nhân ái của Lãn Ông.
- Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
- Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa
+) Lãn Ông không màng danh lợi.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc nhiều.
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm: 
+Thực hiện một số phần trăm kế hoạch , vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
	 2.2- Luyện tập:
Bài tập 1 (76): Tính (theo mẫu)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (76): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV Hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (76):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 65,5% b) 14%
 c) 56,8% d) 27%
*Bài giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đ/ S: a) Đạt 90% 
 b) Thực hiện 117,5% ; Vượt 17,5%
*Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25
 1,25 =125%
b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. Phiếu học tập cho HĐ 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:- Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 15.
2- Bài mới:
Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới. Nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận 
một nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN? Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ ấylà gì?
Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+ Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ K/C?
+ Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu?
Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt:
+ Kinh tế?
+ Văn hoá, giáo dục?
+ Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới?
+ Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
1- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng:
- Diễn ra vào tháng 2- 1951.
- ĐH đã chỉ ra rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua...
2- Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
-Diễn ra trong bối cảnh cả nước ra sức thi đua trên mọi lĩnh vực.
-Cổ vũ động viên rất lớn đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến.
- Thi đua SX lương thực, thực phẩm 
- Thi đua HT nghiên cứu khoa học
Hoạt động 3 (làm việc cả lớp).
- GV kết luận về vai trò của của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống TDP.
- HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong ĐH chiến sĩ thi đuavà nêu cảm nghĩ.
3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Kể chuyện
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu:
1-Rèn kĩ năng nói:
- Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
2- Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	 2.2- Nội dung.
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- Cho 1-2 HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em hay nhà bạn em 
- Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- HS đọc đề bài 
- HS đọc gợi ý.
- HS lập dàn ý.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
* Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+ Cách dùng từ, đặt câu.
Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
3- Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán 
giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải bài toán đơn giản về nội dung tính một số phần trăm của một số.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: Tính: 45% : 3 =?
2- Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2- Kiến thức:
a) Ví dụ:
- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi hướng dẫn HS:
+ 100% số HS toàn trường là 800 HS. 1% số HS toàn trường làHS?
+ 52,5% số HS toàn trường làHS?
- GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 800 : 100 x 52,5 hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
b) Quy tắc: Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
- GV nêu ví dụ và giải thích: 
+ Cứ gửi 100 đ thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đ.
+ Gửi 1 000 000đ thì sau 1 tháng có lãiđ?
- Cho HS tự làm ra nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
- HS thực hiện:
1% số HS toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS)
- HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
*Bài giải:
Số tiền lãi sau một tháng là:
 1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng
2.3- Luyện tập:
Bài tập 1 (77): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS: Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi). Sau đó tìm số HS 10 tuổi.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài.
Bài tập 2 (77): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn: Tìm 0,5% của 5 000 000 đ ( là số tiền lãi trong 1 tháng). Sau đó tính tổng số tiền gửi và tiền lãi 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (77):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Bài giải:
Số HS 10 tuổi là:
 32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
 32 – 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh.
*Bài giải:
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồn ... r.117.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
*Cách tiến hành: - GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân.
	 - Mời một số HS trình bày.
	 - HS khác nhận xét, bổ sung.
	 - GV nhận xét, kết luận.	
3- Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc lại phần thông tin trong SGK - 67.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần phải:
- Kể tên được một số giống gà tốt được nuôi nhiều ở nước ta.
- Có ý thức trong việc chăm sóc gà nuôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh một số giống gà tốt được nuôi nhiều ở nước ta.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạtđộng dạy học
1. Kiểm tra. – Nêu ích lợi của việc chăn nuôi gà?
2. Nội dung. a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung.
Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà tốt được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV cho hs nối tiếp kể tên một số giống gà mà em biết.
- Hs thi kể tên.
+ Gà trong nước: Gà Ri, gà Đông Cảo, gà Mía, gà ác
+ Gà nhập khẩu: Gà Lơ go, gà Tam Hoàng
+ Gà lai: Gà Rốt ri
Hoạt động 2: Đặc điểm của một số giống gà tốt được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân làm việc nhóm 2 theo phiếu học tập
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ với gia đình.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV giao phiếu học tập. - HS làm.
 - Trình bày.
- Nhận xét.
3. Củng có, dặn dò.
- Nhận xét giờ.
- VN học bài, chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh 
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7.
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 
 	 2.2- Nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25-SGK)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25 SGK và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh.
- Các nhóm thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 39.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác. nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
*Cách tiến hành: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 40
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2-SGK)
*Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
- Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- HS đọc.
Hoạt động nối tiếp: 
- HS thực hành theo nội dung trong SGK, trang 27.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
- Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
- Muốn tính một số biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào?
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 
 2.2- Nội dung.
Bài tập 1 (79): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (79): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (79):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
 Đáp số: 10,5%
*Bài giải:
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 ; 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Số tiền lãi là:
6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng.
*Bài giải:
a) 72 x 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 Đáp số: 4 tấn.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Tập làm văn
làm biên bản một vụ việc
I/ Mục tiêu:
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc.
- Biết làm biên bản về một vụ việc.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Nội dung biên bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
2- Bài mới:2.1- Giới thiệu bài: 
 2.2- Nội dung.
Bài tập 1 :
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. 
- Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả ra bảng nhóm. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. 
- Cho HS làm bài vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS và 2 HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét và nhận xét 2 bài trên bảng nhóm. 
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
*Lời giải:
 Giống nhau
 Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: T/G, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
- ND của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
- ND của biên bản Mèo Vằncó lời khai của những người có mặt.
Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết biên bản vào vở.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại biên bản.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
bài thể dục phát triển chung 
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra bài thể dục phát triển chung y êu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài.
- Giáo dục học sinh ý thức luyện tập thể dục một cách thường xuyên.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Chuẩn bị một còi và bàn ghế để kiểm tra.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
2. Phần cơ bản.
*Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Tập liên hoàn 7 động tác của bài thể dục.
*Kiểm tra:
- ND: Kiểm tra bài thể dục 7 động tác
*Phương pháp kiểm tra:
- Gọi một lần 4 học sinh lên tập
* Đánh giá:
- Hoàn thành tốt: A+
- Hoàn thành : A
- Chưa hoàn thành : B
*Trò chơi “Nhảy lướt sóng”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
3. Phần kết thúc.
- GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
+ Ôn bài thể dục.
5 - 7 phút
18 - 23 phút
4 - 5 phút
- ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * *
- ĐHKT: 
 GV
 * * * *
- ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
- ĐHKT:
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
Âm nhạc
 Học bài hát do địa phương tự chọn
I/ Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, bài hát “Mùa hoa phượng nở” (Nhạc và lời : Hoàng Vân). 
- Cảm nhận được hình tượng đẹp trong bài hát
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- GV- HS: Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung.
Hoạt động 1: Học hát bài “Mùa hoa phượng nở”
- Giới thiệu bài .
- GV hát mẫu 1, 2 lần.
- GV hướng dẫn đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu: 
+ Dạy theo phương pháp móc xích.
+ HS hát tiếp cho đến hết bài
+ Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến.
 Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
3- Phần kết thúc:
- Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát này?
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
- Lần 2: Đọc theo tiết tấu
- HS học hát từng câu:
- HS hát và gõ đệm theo nhịp
- Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp.
Sinh hoạt tập thể
sơ kết tuần 16
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nhận ra được những ưu điểm, tồn tại trong tuần học vừa qua từ đó đề ra những biện pháp tích cực cho tuần kế tiếp.
- GD HS tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên.
II. Các hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Cán sự lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua.
HĐ 2: Nhận xét của GV.
Ưu điểm:
Duy trì, đảm bảo được sĩ số và tỉ lệ chuyên cần cao.
Có ý thức chuẩn bị bài và học bài ở nhà chu đáo.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội tổ chức.
Tham gia tốt việc lao động, vệ sinh trường lớp.
Tuyên dương:
Tồn tại:
Một số ít học sinh ý thức chưa cao, cụ thể là: chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, ý thức tự giác tham gia lao động chưa cao, chưa chú ý nghe giảng...
Nhắc nhở:
HĐ 3: Tổ chức vui văn nghệ, và trò chơi mà học sinh yêu thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 16 LAN.doc