Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 18 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 18 (Bản 2 cột)

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Gĩư lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.

2. Kiến thức:

 - HS biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

3. Giáo dục:

 - GDHS ý thức học tập tốt

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: SGK

2.Giáo viên:

 - 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc.

 - 5 phiếu ghi tên một trong các bài học thuộc lòng.

 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê.

 

doc 33 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 18 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ 2
Ngày soạn: 16/12/2011 Ngày giảng 19/12/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 18
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Gĩư lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.
2. Kiến thức:
	- HS biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức học tập tốt
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc.
	- 5 phiếu ghi tên một trong các bài học thuộc lòng.
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đã bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét ghi điểm
 3. HD làm bài tập:
Bài 2(173) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
? Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc lòng chủ điểm Giữ lấy màu xanh ?
? Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang ?
- Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố 
? Kể tên các bài thuộc chủ điểm giữ lấy màu xanh ?
? Để giữ được màu xanh đó các em cần làm gì ?
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
1’
1’
20’
9’
6’
3’
1'
- HS hát
- HS lên bốc thăm
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung tên bài- tác giả - thể loại
- Chuyện một khu rừng, tiếng vọng, mùa thảo quả, hành trình của bầy ông, người gác rừng tí hon, trồng rừng ngập mặn
- Cần có 3 cột dọc : tên bài, tên tác giả, thể loại 7 hàng ngang, 1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc 
- Các nhóm tự làm bài vào vở, 1 nhóm lên làm vào bảng phụ.
- Nhóm làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Giữ lấy màu xanh
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu rừng
Vân Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
thơ
3
Mùa thảo quả
Ma văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Một số HS đọc bài viết của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
* Bạn nhỏ trong chuyện là một người bạn rất thông minh và dũng cảm. khi phát hiện ra có dấu hiệu người lớn trong rừng cậu liền đi theo......và cậu đã giúp các chú công an bắt sống hắn.
- 2,3 em nêu
- Không được chặt phá rừng bừa bãi,
------------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- HS biết tính diện tích hình tam giác. Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
2. Kĩ năng:
	- HS vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác giải được các bài toán có liên quan. 
3. Giáo dục:
- Giáo dục HS thích học toán và vận dụng tính toán trong thực tế.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGk, vở, bút, bảng con.
2. Giáo viên: 
	- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
	- HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ một hình tam giác lên bảng yêu cầu HS lên vẽ thêm đường cao và nêu rõ đường cao tương ứng với cạnh đáy nào.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm cách tính diện tích của hình tam giác.
b. Cắt – ghép hình tam giác.
- HDHS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình.
+ Ghép 2 mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
c. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- Yêu cầu HS so sánh :
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
* Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Nêu : Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC EH.
- Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là
(DC EH) : 2
- Hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
- Nêu : Đó chính là quy tắc tính diện tích hình tam giác. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Giới thiệu công thức tính :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
S = 
d. Luyện tập:
Bài 1(88) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2(88) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
? Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác ?
- Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng một đơn vị đo. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố 
? Hình tam giác có mấy đỉnh, mấy cạnh ?
? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm ntn ?
5. Dặn dò:
- Tổng kết(nhắc lại ND bài)
-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
5’
10’
8’
8'
3’
1'
- HS hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- Thao tác theo hướng dẫn của GV.
- So sánh và nêu :
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
- Nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là chiều cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe sau đó nêu lại quy tắc.
- 2,3 em nhắc lại
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp nháp.
a) Diện tích hình tam giác là :
 8 6 : 2 = 24 (cm²)
b) Diện tích hình tam giác là :
 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm²)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Nêu : Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là :
5 2,4 : 2 = 6(m²)
b) Diện tích của hình tam giác là :
42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m²)
- Trả lời.
- Nêu qui tắc.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI KÌ I
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Củng cố cho HS kiến thức về kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quang.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng KT đã học thực hành bằng hành vi, việc làm cụ thể.
3. Giáo dục:
	- Có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Tư liệu, câu hỏi
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:không
3. Dạy học bài mới:	
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy học nội dung:
30’
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm; ý chí vượt khó khăn; nhớ ơn tổ tiên; tình bạn tốt.
* Cách tiến hành.
? Theo em, phải có những thái độ nào với ngườ già và trẻ nhỏ?
- trả lời
- Vì sao cần phải kính trọng người già, yêu thương nhường nhị trẻ nhỏ?
H: vì sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?
H: Nêu 1 số việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ của các bạn nam?
H: Biết hợp tác với những người xung quanh có lợi gì?
- Người phụ nữ là những người có vai trò quan trọng trong gia đình và XH. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng 
- Tặng quà, chúc mừng ngày 8-3, nhường chỗ cho các bạn nữ , bà già , các chị khi lên xe
- Nhắc lại
4. Củng cố:
3’
? Các em vừa thực hành các nội dung gì?
- Thực hành về nhiệm vụ, ý thức,...
5. Dặn dò:
1’
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò về thực hành bằng việc làm cụ thể...
- Chuẩn bị bài sau: Kính già yêu trẻ.
- Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 17/12/2011 Ngày giảng 20/12/2011
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- HS biết tính diện tích hình tam giác, tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
2.Kĩ năng:
	- HS dựa vào qui tắc, công thức tính được diện tích hình tam giác, tam giác vuông đúng chính xác.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: Các hình tam giác như SGK.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nêu qui tắc tiết trước, 1 em lên viết công thức.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về tính diện tích của hình tam giác.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(88) 
- Cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2(88) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Vẽ lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- Yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy BA của hình tam giác ABC.
- Yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy của h ... êu 
- Làm bài cá nhân trên phiếu bài tập
- Nộp lại phiếu cho GV.
a) Biên giới
b) Nghĩa chuyển
c) Đại từ xưng hô: em và ta
d) HS viết tuỳ theo cảm nhận của mình.
- Trả lời
----------------------------------------------------------
Tiết 4:Thể dục
Đ/C Kem dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5 Khoa học
HỖN HỢP
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. Biết kể tên một số hỗn hợp.
2. Kĩ năng:
	- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp ( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
3. Giáo dục:
	- HS yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Hình trang 75 SGK
	- Phiếu bài tập
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Vật chất quanh ta tồn tại chủ yếu ở thể nào ? 
? Nêu đặc điểm nổi bật phân biệt 3 thể này?
Nhận xét đánh giá
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Tiến hành các họat động
Hoạt động 1: Thực hành “ Tạo ra một hỗn hợp gia vị ”
Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp
Cách tiến hành:
Chia lớp làm 3 nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
? Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần những chất nào ? 
? Hỗn hợp là gì ? 
Nhận xét kết luận: 
- Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2:Thảo luận: 
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. 
Cách tiến hành:
Cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi sau: 
? Theo bạn, không khí là một chất hay hỗn hợp ? 
? Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết ? 
-Gọi đại diện một số cặp trả lời câu hỏi.
-Gv nhận xét kết luận:
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát, không khí, nước và chất rắn không tan; .....
Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Mục tiêu: Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp ( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 3 nhóm.
+Các nội dung trong thăm:
Bài 1: Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp Các nội dung trong trong thăm: 
nước và cát trắng.
Bài 2: Thực hành tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn.
Bài 3: Thực hành tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn.
- Cho HS lên bốc thăm chọn hỗn hợp, sau đó về nhóm thảo luận xem để tách hỗn hợp đó thì ta làm thế nào. Cử đại diện lên lấy dụng cụ cần thiết rồi tiến hành làm, ghi chép các bước làm theo mẫu sau.
GV nhận xét đưa ra cách làm đúng.
4. Củng cố 
? Hỗn hợp là gì?
- Tổng kết (nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
10’
7’
9’
3’
1'
Hát
+Vật chất quanh ta tồn tại chủ yếu ở các thể rắn, lỏng, khí.
+ Thể rắn: có hình dạng nhất định, thể lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được, thể khí không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, không nhìn thấy được.
- Làm việc theo 3 nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1.Mì chính: hạt dài, hơi ngọt lợ.
2. Muối tinh: Hạt nhỏ vị mặn.
3. Hạt tiêu ( bột ) : Hạt nhỏ , vị cay
- Tên hỗn hợp: Muối tiêu
- Đặc điểm: có vị mặn của muối, vị ngọt lợ của mì chính và vị cay của hạt tiêu.
- Để tạo ra một hỗn hợp cần nhiều chất để trộn với nhau.
- Hỗn là hai hay nhiều chất trộn lại với nhau mà vẫn giữ nguyên tính chất của mỗi chất.
- HS thảo luận theo cặp, các câu hỏi.
- Không khí là một hỗn hợp. Vì thành phần của nó, như đã học ở lớp 4, có các thành phần khí như ni tơ, ô xi, các bô níc, hơi nước bụi bặm,...
- Một số hỗn hợp như: Gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo; đường lẫn cát, nước lẫn các chất rắn không hòa tan,...
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo 3 nhóm
- Đại diện nhóm lên bốc thăm làm việc theo nhóm như hướng dẫn, đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hỗn là hai hay nhiều chất trộn lại với nhau mà vẫn giữ nguyên tính chất của mỗi chất.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6
Ngày soạn: 19/12/2011 Ngày giảng 23/12/2011
Tiết 1: Toán
HÌNH THANG
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Có biểu tượng về hình thang. Nhận biết hình thang vuông.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
3. Giáo dục:
	- GDHS phát triển tính tư duy, rèn tính chính chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo , keo dán.
	- Giáo viên chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK ( tr 91,92)
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Cho HS quan sát biểu tượng về cái thang.
- Vẽ hình lên bảng hình thang ABCD.
 A B
 C D
? Em hãy tìm điểm giống nhau giữa hình cái thang và hình thang ABCD ? 
* Hình ABCD mà các em vừa quan sát và thấy giống cái thang được gọi là hình thang.
- Yêu cầu HS sử dụng bộ lắp ghép để lắp hình thang.
c. Nhận biết đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình thang ABCD.
? Hình thang ABCD có mấy cạnh là những cạnh nào ? 
? Có mấy cạnh song song với nhau ? 
? Vậy hình thang là hình ntn ?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song, hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy, hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên.
? Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD ? 
- Nêu: Cạnh đáy AB gọi là đáy bé, cạnh đáy CD gọi là đáy lớn
- Kẻ đường cao AH của hình thang ABCD.
 A	 B
D H	C
- AH gọi là đường cao của hình thang ; độ dài AH là chiều cao.
? Đường cao AH ntn với hai đáy của hình thang ? 
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD và đường cao AH.
d. Luyện tập: 
Bài 1( 91) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong sgk.
? Trong 6 hình, hình nào là hình thang ? 
? Vì sao hình 3 không phải là hình thang ? 
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2( 92) 
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu của bài, quan sát hình vẽ trong sgk.
? Trong ba hình, hình nào có 4 cạnh và 4 góc ? 
? Trong ba hình, hình nào có 2 cặp cạnh đối diện ? 
? Hình nào có 4 góc vuông ? 
? Trong 3 hình, hình nào là hình thang ? 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4(92) 
- Vẽ hình lên bảng.
 A B 
 D C
- Yêu cầu HS đọc tên hình vẽ.
? Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ? 
? Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy ?
- Hình thang có cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
- Gọi HS nhắc lại.
4. Củng cố 
? Hình thang có mấy cặp cạnh đối diện song song ?
- Tổng kết (nhắc lại ND bài) 
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
1’
5’
6’
8’
8’
8’
3’
1'
- HS hát
- Quan sát hình và biểu tượng.
- Hình ABCD giống như cái thang nhưng chỉ có hai bậc.
- Nghe.
- Thực hành lắp hình thang.
- 2 HS cùng quan sát trả lời câu hỏi cho nhau nghe.
- 4 cạnh là: AB, BC, CD, AD
- Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.
- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có hai cạnh song song với nhau.
- 3 em trình bày, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Nghe.
- 2 HS lên bảng chỉ và nêu: 
+ Hại cạnh đáy AB và CD song song với nhau.
+ Hai cạnh bên là AD và BC
- Quan sát hình.
- Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD của hình thang ABCD.
- Hình thang ABCD có: 
+ Hai đáy AB và CD song song với nhau.
+ Hai cạnh AD và BC gọi là hai cạnh bên.
+ Đường cao ah là đường vuông góc với hai đáy. Độ dài của đường cao AH là chiều cao của hình thang ABCD.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi sgk.
- Quan sát hình sgk.
- Hình 1, 2, 4, 5, 6 là hình thang.
- Vì hình 3 không có cặp cạnh đối diện song song với nhau.
- Đọc yêu cầu và quan sát hình sgk.
- Hình 1 và hình 2.
- Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 1 có 4 góc vuông.
- Hình 3 là hình thang.
- Quan sát hình.
- Hình thang ABCD.
- Có góc A và góc D là hai góc vuông.
- Cạnh bên AB.
- 2 HS nhắc lại.
- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có hai cạnh song song với nhau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
( Đề chung do chuyên môn phòng ra )
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
( Đề chung do chuyên môn trường ra )
-----------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
( Đề chung do chuyên môn trường ra)
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 18
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 18:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. Tuy nhiên do trời mưa vào thứ 4 sĩ số lớp chưa được duy trì tốt. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: ....................................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: ......................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...............................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 19:
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_18_ban_2_cot.doc