Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản 2 cột)

Tiết 2: Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê ). Đọc đúng các từ: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, đèn toạ đăng.

2. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa của từ : Đốc học, nghị định, giám quốc, vào làng Tây Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1,2,3.

3. Giáo dục:

 - GDHS ý thức học tập tốt. Biết lòng yêu nước của Nguyễn Tất Thành.

 

doc 54 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ 2
Ngày soạn: 31/12/2011 Ngày giảng 02/01/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 19
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
	- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê ). Đọc đúng các từ: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, đèn toạ đăng.
2. Kiến thức:
	- Hiểu nghĩa của từ : Đốc học, nghị định, giám quốc, vào làng Tây Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1,2,3.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức học tập tốt. Biết lòng yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn.
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chương trình học kì II.
- Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, giới thiệu bài.
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc: 
- 1 HS khá đọc toàn bài.
? Bài được chia ra làm mấy đoạn ? 
- Cho HS đọc nối tiếp bài, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Ghi từ khó lên bảng: phắc – tuya, Sa – xơ – lu Lô – ba, Phú Lãng Sa.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc từ chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Gọi đại diện cặp thi đọc.
- Giáo viên đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài 
? Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? 
? Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả ntn ? 
? Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm ntn ? 
? Theo em vì sao anh Thành lại nói như vậy ? 
? Những câu văn nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân tới nước ? 
? Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành ? 
? Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy ? 
- Giải thích: Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một chí hướng khác nhau. Anh Lê nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu dân cứu nước.
? Phần 1 của trích đoạn kịch cho em biết điều gì ? 
? Bạn nào rút ra nội dung chính của bài ?
c. Luyện đọc diễn cảm: 
- HDHS đọc bài: 
+ Người dẫn chuyện: Đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng.
+Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm mỗi nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố 
? Nguyễn Tất Thành là người ntn ? Qua bài các em học tập được điều gì ở ông ?
- Tổng kết ( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
1’
12’
10’
7’
3’
1'
- HS hát
- Nghe.
- Quan sát hình minh hoạ
- 1HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến làm gì ?
+ Đoạn 2: Tiếp đến này nữa?
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- 3 HS đọc từ khó.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc từ chú giải.
- Đọc theo cặp.
- Nghe
- Đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
- Anh không để ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho, anh nói: “ Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống”.
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mà nghĩ đến dân đến nước.
- Chúng ta là đồng bào cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng .... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ? 
- Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt. ...
- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung mỗi người nói một chuyện khác.
- Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê rõ nhất là hai lần đối thoại.
- Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? 
- Anh Thành đáp: Anh học trường Sa – xơ – lu Lô – ba thì ... ờ... anh là người nước nào ? 
- Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa ? 
- Anh Thành đáp: Anh Lê ạ! ...Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì .... không có khói.
- Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
ND: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- 3 HS tạo thành một nhóm luyện đọc phân vai.
- 3 nhóm tham gia thi đọc phân vai trước lớp, lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nguyễn Tất Thành là một biết rất yêu nước, thương dân
------------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
	- HS tính được diện tích hình thang, vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đúng chính xác.
3. Giáo dục:
- Giáo dục HS thích học toán và vận dụng tính toán trong thực tế.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán;giấy màu có kẻ ô vuông cắt hai hình thang bằng nhau.
2. Giáo viên: 
	 - Hình thang ABCD bằng bìa.
 - Kéo, thước kẻ, phấn màu.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiêm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm của hình thang ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 
b. Hình thành công thức tính diện tích hình thang: 
- Yêu cầu HS lấy một trong hai hình thang đã chuẩn bị, đặt tên hình ABCD.
- Yêu cầu HS xác định trung điểm M của cạnh bên BC.
- Vẽ đường cao AH của hình thang ABCD thành hai mảnh theo đường AM. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và xếp hai mảnh của hình thang thành hình tam giác.
- Hãy đặt tên cho tam giác mới.
- Yêu cầu HS quan sát hình thang còn lại và hình tam giác ghép được để so sánh.
? Em có nhận xét gì về diện tích của hình thang ABCD và diện tích của hình tam giác ADK ? Vì sao ? 
? Hãy tính diện tích hình tam giác ADK ? 
? Hãy so sánh độ dài CK với độ dài AB ? 
? Vậy độ dài của DK ntn so với độ dài của DC và AB?
? Biết DK = ( DC + AB ) em hãy tính diện tích tam giác ADK bằng cách khác thông qua DC và AB ? 
* Vì diện tích hình thang bằng diện tích hình tam giác ADK nên ta có diện tích hình thang ABCD là (DC + AB) AH : 2
- Cho HS nhắc lại.
? DC và AB là gì của hình thang ABCD ?
? AH là gì của hình thang ABCD ? 
? Muốn tính diện tích hình thang ABCD ta làm thế nào ?
- Gọi HS nhắc lại.
- Gọi diện tích là S.
- Gọi a và b là độ dài các cạnh đáy.
- Gọi h là chiều cao.
- Em hãy viết công thức tính.
- Nhận xét bổ sung.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Theo dõi HS làm bài.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
- Gắn lên bảng phụ đã vẽ hình.
? Bài yêu cầu gì ? 
? Em hãy nêu cách tính diện tích hình thang ? 
? Em hãy nêu độ dài hai đáy của hình thang a ? 
? Em hãy nêu độ dài hai đáy của hình thang b ? 
? Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4 cm ? 
- Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy là, cạnh bên này đồng thời chính là đường cao của hình thang.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố 
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn thế nào ? 
- Tổng kết ( nhắc lại qui tắc, công thức)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
10’
10’
12’
3’
1'
- HS hát
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
- Chuẩn bị hình theo yêu cầu. 
- Dùng thước xác định trung điểm M của cạnh BC.
- Dùng thước để vẽ hình, cắt hình.
- Cả lớp thực hành ghép hình.
- ADK.
- Quan sát hình
- Diện tích hai hình này bằng nhau vì hình tam giác ADK được ghép thành từ hai mảnh của hình thang ABCD.
- SADK = 
- Độ dài DK = DC + CK.
 Độ dài CK = AB.
- Độ dài DK = ( DC + AB ) 
- SADK = 
- 1 – 2 em nhắc lại.
- DC và AB là đáy lớn và đáy bé của hình thang ABCD.
- AH là đường cao của hình thang ABCD.
- Muốn tính diện tích của hình thang ta lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho hai.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng viết công thức tính: 
 S = 
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) S = 50 cm2 
b) S = 84 m2 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Tính diện tích hình thang.
- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo rồi chia cho 2.
- Đáy bé 4cm, đáy lớn 9 cm, chiều cao 5 cm.
- Đáy bé 3 cm, đáy lớn 7 cm, chiều cao 4 cm.
- Vì hình thang b là hình thang vuông góc với hai cạnh đáy. Độ dài cạnh bên này chính là chiều cao của hình thang.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a) Diện tích của hình thang là: 
( 4 + 9 ) 5 : 2 = 32,5 ( cm2 ) 
b) Diện tích của hình thang là: 
( 3 + 7 ) 4 : 2 = 20 ( cm2 ) 
- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo rồi chia cho 2.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG
(GDBVMT: Liên hệ)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Mọi người cần phải yêu quê hương, yêu quí tôn trọng truyền thống tốt đẹp của quê hương .Đồng tình với những việc làm góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
2. Kĩ năng:
	- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình
3. Giáo dục:
	- Có ý thức yêu quê hương Chiềng Hoa. Bảo vệ môi trường ở địa phương là thể hiệ tình yêu quê hương đất nước
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Giấy , bút màu
	- Các bài thơ , hát...nói về quê hương 
III/ Các hoạt động dạy và học
GDBVMT: Liên hệ ở cuối bài
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em
+ Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
+ cách tiến hành
 - Đọc truyện Cây đa làng em
 - Thảo luận
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
? Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
? bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
? qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hươn ... ọi HS phát biểu.
? Đoạn a, b, c có mấy câu ghép và mỗi câu ghép có mấy vế câu ? 
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
1’
4’
1’
8’
9’
- HS hát
+ Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
+ Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn.và thể hiện được một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu còn lại.
+ VD: Mặt trời mọc, sương tan dần.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 3HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Câu a: gồm hai câu ghép, mỗi câu ghép có hai vế câu. Ranh giới giữa hai vế câu của một câu 1 được đánh dấu bằng từ thì, câu 2 được đánh dấu bằng dấu phẩy.
+ Câu b: Có hai vế câu, ranh giới giữa hai vế câu được đánh dấu bằng dấu hai chấm.
+ Câu c: Có 3 vế câu được đánh dấu các dấu chấm phẩy.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Tự làm bài.
- Nối tiếp nhau trả lời.
Các câu ghép và vế câu
Cách nối các vế câu.
- Đoạn a có một câu ghép với 4 vế câu:
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, / nó kết thành ... to lớn,/ nó lướt qua mọi sự ... khó khăn, / nó nhấn chìm ... lũ cướp nước.
- Đoạn b có một câu ghép với 3 vế câu: 
Nó nghiến răng ken két, / nó cưỡng lại anh, / nó không chịu khuất phục.
- Đoạn c có một câu ghép với 3 vế câu: 
Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm xuôi dòng.
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2(14) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Người em tả là ai ? 
? Em tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn ? 
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình vừa viết.
- Nhận xét bổ xung.
4. Củng cố 
? Có mấy cách nối các vế trong câu ghép ? 
- Tổng kết( nhắc ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
9’
3’
1'
- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy ( từ thì nối trạng ngữ với các vế câu ) 
- 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.
- Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp giữa hai vế có dấu phẩy, vế 2 và vế 3 nối với nhau bằng quan hệ từ “Rồi”
- Nêu yêu cầu.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 HS đọc bài của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Nêu qui tắc SGK.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
CHÂU Á
(GDBVMT: Liên hệ)
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ, lược đồ.
2. Kĩ năng:
	- Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á. 
3. Giáo dục:
	- HS ham tìm hiểu địa lí Châu Á, Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Quả Địa cầu.
	- Bản đồ Tự nhiên châu Á.
	- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu Á.
III/ Các họat động dạy và học
GDBVMT: Liên hệ ở phần củng cố
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Tiến hành các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Vị trí giới hạn.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 sgk và trả lời câu hỏi: 
? Quan sát hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương trên trái đất ? 
? Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp ? 
? Chỉ vị trí châu Á trên lược đồ và cho biết châu Á gồm những bộ phận nào ? 
? Châu Á nằm ở bán cầu nào ? 
? Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào ? 
? Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác ? 
- Nhận xét kết luận: 
+ Trái đất chúng ta gồm 6 châu lục và 4 đại dương. Châu Á là một trong 6 châu lục của trái đất. 
+ Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có ba phái giáp biển và đại dương. 
+ Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất.
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
- Cho HS quan sát ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3 các chữ a, b, c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu Á.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Dựa vào hình 3, em hãy đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á ?
- Một số HS đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á.
- Nhận xét kết luận: 
+ Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên.
+ Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
4. Củng cố 
? Châu Á nằm ở bán cầu nào ? 
? Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào ? 
- ?Để khí hậu luôn trong lành ta cần làm gì?
- Tổng kết( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
1’
15’
15’
3’
1'
- HS hát
- Quan sát như yêu cầu, lần lượt trả lời câu hỏi: 
- Các châu lục trên thế giới: Châu Mĩ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp: 
+ Châu lục tiếp giáp với châu Á: Châu Phi và Châu Âu.
+ Đại dương tiếp giáp: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Chỉ theo đường bao quanh châu Á. Châu Á gồm hai phần lục địa và các đảo xung quanh.
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu.
+ Hàn đới ở phiá Bắc Á.
+ ôn đới ở giữa lục địa châu Á.
+ Nhiệt đới ở Nam Á.
- Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới. 
- Quan sát sau đó một số HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày.
a) Vịnh Biển ( Nhật Bản ) ở khu vực Đông Á.
b) Bán hoang mạc ( Ca - dắc – xtan ) ở khu vực Trung Á.
c) Đồng bằng (đảo Ba – li, In – đô – nê – xi – a ) ở khu vực Đông Nam Á.
d) Rừng Tai – ga ( LB. Nga ) ở khu vực Bắc Á.
e) Dãy núi Hi – ma – lay – a ( Nê – pan ) ở Nam Á.
- 2,3 em đọc
- Nghe
- Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu.
+ Hàn đới ở phiá Bắc Á.
+ ôn đới ở giữa lục địa châu Á.
+ Nhiệt đới ở Nam Á.
- Bảo vệ môi trường để làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) qua hai đoạn kết bài trong SGK(BT1).
2. Kĩ năng:
	- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
3. Giáo dục:
	- HS ý thức tự giác chăm chỉ viết bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: - Vở BT, SGK. 
2.Giáo viên: 
	 - Bảng phụ bút dạ giấy khổ to.
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài học: 
- Gọi 2 HS đọc đoạn mở bài đã được viết lại.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1( 14 )
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
a. Kết bài theo kiểu không mở rộng.
? Kết bài a và kết bài b nói nên điều gì ? 
? Kết bài nào có thêm lời bình luận ? 
? Mỗi bài tương ứng với kiểu bài nào ? 
? Hai cách kết bài có gì khác nhau?
- Nhận xét kết luận.
Đoạn kết bài a: Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiết nối lời tả về bà nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
Đoạn kết bài b: Kết bài theo kiểu mở rộng. Sau khi tả bác nông dân nói nên tình cảm với bác, bình luận về vai trò người nông dân với xã hội.
Bài 2(17) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Em chọn đề bài nào ? 
? Tình cảm của em đối với người đó ntn ?
? Em có suy nghĩ gì về người đó ? 
- Cho HS làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở HS viết bài.
- Cho HS trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, sửa sai
4. Củng cô 
? Một bài văn gồm có mấy phần ? Phần đầu, phần cuối các em nên viết ntn ?
- Tổng kết: một bài văn gồm 3 phần
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
13’
14’
3’
1'
- HS hát
- 2HS đọc như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc lớp theo dõi sgk, đọc thầm.
- Kết bài a nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với người bà.
- Kết bài b nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.
- Kết bài b: Bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
- Đoạn a là kết bài không mở rộng.
+ Đoạn b là kết bài mở rộng.
- Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài việc bộc lộ tình cảm của người viết còn suy luận, liên hệ về vài trò của người nông dân.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Yêu quý, kính trọng, thân thiết.
- Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em.
- Tự làm bài vào vở.
VD: Tôi rất yêu quý ông tôi. Tôi mong hè nào cũng được về quê thăm ông, cùng ông tưới cây thả diều. 
- 3 – 4 HS đọc bài viết của mình.
- Một bài văn gồm 3 phần, phần mở đầu giới thiệu người định tả
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 19
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 19:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. Tuy nhiên do trời mưa vào thứ 4 sĩ số lớp chưa được duy trì tốt. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: ....................................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: ......................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...............................................................................................
-Lao động, vệ sinh:AGGH
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 20:
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_19_ban_2_cot.doc