Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

TẬP ĐỌC

Tiết 37: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1

 (HÀ VĂN CẦU- VŨ ĐÌNH PHÒNG)

I- Mục đích yêu cầu:

 Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

 - Đọc phân biệt lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu cảm,

 - Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

 Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước,cứu dân.

II- Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ SGK - 5.

 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 8 tháng 1 năm 2007
Tập đọc
Tiết 37: Người công dân số 1 
 (Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)
I- Mục đích yêu cầu:
 Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
 - Đọc phân biệt lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu cảm,
 - Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.
 Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước,cứu dân.
II- Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ SGK - 5.
 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: Không
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (5’)
GV: Giới thiệu chủ điểm Người công dân.
GV: Giới thiệu vở kịch theo SGV.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a- Luyện đọc:(10’)
 - phắc-tuya, 
 - Sát-xơ-lu Lô-ba.
- Đoạn 1: Từ đầu đến... Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
- Đoạn 2: Tiếp đến Anh đã làm đơn chưa? 
- Đoạn 3: Còn lại
HS: 1-2 em đọc mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
GV: Đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
HS: Đọc nối tiếp theo từng đoạn.(3 đoạn)
GV: Sửa lỗi cho HS.
HS: 1em đọc chú giải
 Luyện đọc theo cặp.
GV: Đọc toàn bộ trích đoạn kịch.
b- Tìm hiểu bài:(15’)
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Các câu nói của anh Thành đều liên quan tới vấn đề cứu dân, cứu nước, cụ thể:
“Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau...”. “Vì anh với tôi...chúng ta là công dân nước Việt...”
- Anh Lê báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó...
- Câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Những câu nói nào của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập vớinhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
c- Đọc diễn cảm. (13’)
* Đại ý: Đoạn trích nói lên tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
GV: Đọc diễn cảm từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
GV: Hướng dẫn HS cách đọc.
HS: Nhiều em đọc nối tiếp theo đoạn.
 Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm..
3-Củng cố, dặn dò. (3’)
VN: luyện đọc phân vai.
GV: Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 9 tháng 1 năm 2007
Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 19: nhà yêu nước nguyễn trung trực 
 Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô
I- Mục đích yêu cầu:
 - Nghe-viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 - Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r-d-gi, âm chính o-ô.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
III- hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: Không
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu yêu cầu tiết học.
 2-Hướng dẫn HS nghe- viết. (18’)
GV: Đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
HS: Nghe và theo dõi SGK.
GV: Nhắc nhở HS trước khi viết.
 Đọc từng cụm từ cho HS viết.
HS: Viết bài.
GV: Đọc lại từng câu cho HS soát lỗi.
HS: Soát bài, tự sửa lỗi.
GV: Chấm từ 7 -10 bài, nhận xét.
3-Hướng dẫn HS làm bài tập. (15’)
Bài tập 2: Điền những chữ cái thích hợp (Ô số1 là: r-d- gi, Ô số 2 là: ô-o) vào ô trống.
Đáp án: 
 giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
HS: 1 em đọc y/c BT2.
HS: Làm bài cá nhân bằng bút chì vào VBT.
 1em lên làm vào bảng phụ.
GV: Cho 1-2 em nhận xét.
 Kết luận.
HS : Sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3: Điền tiếng có âm đầu là r-d-gi vào những ô trống dưới đây:
 Đáp án: 
 ra, giải, già, dành.
GV: Nêu yêu cầu BT3a.
HS: 1 em giải thích yêu cầu bài tập.
 Làm bài cá nhân vào VBT.
 1em làm bảng phụ.
GV+HS: Nhận xét
4-Củng cố, dặn dò. (3’)
 VN: Tự điền từ, giải đố BT 3b.
GV: Nhận xét giờ học.
 Luyện từ và câu
Tiết 37: Câu ghép
I- Mục đích yêu cầu:
 - Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở mục I-Phần Nhận xét. Phiếu bài tập.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (2’)
GV: Kiểm tra sách vở của HS
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu y/c của giờ học.
 2-Nhận xét: (10’)
Bài 1:Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn; xác định CN, CN của từng câu.
- Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/ cũng 
 CN
nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.
 VN
- Hễ con chó /đi chậm, con khỉ / cấu hai tai 
 CN VN CN VN
con chó giật giật. ( đoạn văn có 4 câu).
HS: 2 em nói tiếp đọc y/c BT1+2.
 Dùng bút chì đánh số thứ tự vào từng câu văn trong VBT.
 Sau đó xác định CN,VN của từng câu.
 4 em làm bảng lớp.
GV+HS: Nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Bài 2: Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm:
 - Câu đơn: Câu 1 ( có 1 cụm C- V)
 - Câu ghép: Câu 2,3,4. ( có 2 cụm C- V)
HS: 1em đọc lại y/c BT2.
GV: Hướng dẫn HS cách xác định câu đơn, câu ghép.
Bài 3: Không thể tách mỗi vế câu ghép trên thành 2 câu đơn được. Vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.
GV: Nêu câu hỏi .
HS: Phát biểu ý kiến của mình.
GV: Chốt lại ý kiến đúng.
 3-Phần Ghi nhớ. (5’)
 (SGK-8) .
HS: Vài em đọc Ghi nhớ SGK.
 Cả lớp đọc thầm, 1-2 em nhắc lại.
 4-Phần Luyện tập. (15’)
Bài 1: Đoạn văn có 6 câu ghép:
a/ Trời/xanh thẳm, biển/cũng xanh thẳm như
 CN VN CN VN
 dâng cao lên, chắc nịch.
b/ Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng 
 CN VN CN VN 
dịu hơi sương.
HS: 1em đọc y/c BT1 và nội dung đoạn văn.
 Nêu các y/c của bài ( Tìm câu ghép, xác định vế câu của từng câu ghép)
 Làm việc cá nhân.
 2 em làm phiếu BT, dán bảng lớp.
GV+HS: Nhận xét, sửa chữa. 
GV: Chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Có thể tách mỗi vế câu ghép thành 1 câu đơn được không? Vì sao?
GV nêu y/c BT2. Cả lớp đọc thầm.
HS: Làm BT theo cặp. Nêu ý kiến của mình.
GV: Nhận xét, giải đáp.
Bài 3:Viết thêm một vế câu vào chỗ chấm.
 a/ Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở.
 b/ Mặt trời mọc, sương tan dần.
 c/ Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
HS: 1 em đọc y/c BT3. Cả lớp đọc thầm.
HS: Làm bài cá nhân.
 Nhiều em đọc câu văn của mình.
GV: Nhận xét, cho điểm.
5-Củng cố, dặn dò. (3’)
 VN: Học thuộc Ghi nhớ, làm lại BT3 vàovở. 
GV: Nhận xét tiết học
 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
Kể chuyện
Tiết 19: Chiếc đồng hồ
I- Mục đích yêu cầu
 Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, cũng quan trọng; do đó, cần làm tốt công việc được phân công. Suy rộng ra, mỗi người trong xã hội làm công việc gì cũng đáng quý.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK - 9. 
 - Bảng phụ viết sẵn những từ ngữ cần giải thích.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra:
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (3’)
GV: Giới thiệu như SGV.
 2-GV kể chuyện. (12’) 
 sáng dạ, luật sư, thành niên, Quốc tế ca.
GV: Kể lần 1, HS nghe.
GV: Kể lần 2-3, vừa kể vừa y/c HS quan sát tranh trong SGK, GV kết hợp giải nghĩa từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
3-Hướng dẫn HS kể chuyện. (15’)
 a- Yêu cầu 1:
 -Tranh 1: Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản ở thủ đô....
 -Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Cả hội nghị ùa ra đón Bác.
 -Tranh 3: Khi nói đến nhiệm vụ toàn Đảng giao trong lúc này, Bác bỗng rút trong 
túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt...
 -Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
HS: 1 em đọc y/c của bài.
 GV: Nhắc nhở: Cần kể những ý cơ bản của câu chuyện.
HS: Từng cặp (hoặc nhóm nhỏ) trao đổi, kể lại từng đoạn theo tranh.
 Từng nhóm 4 em nối tiếp thi kể trước lớp.
GV+ HS: Nhận xét.
 b- Yêu cầu 2:
GV: Nêu y/c của bài.
HS:. 2-3 em kể lại toàn bộ câu chuyện. 
GV+HS: Nhận xét, tính điểm thi đua.
c- Yêu cầu 3:
 Câu chuyện khuyên chúng ta hãy nghĩ tới lợi ích chung của tập thể, làm tốt nhiệm vụ được phân công không nên suy bì, tị nạnh,chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng mình.
HS: 1 em đọc y/c 3 trong SGK.
 Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
 Một số em nêu ý kiến của mình.
GV chốt lại ý kiến đúng.
 4-Củng cố, dặn dò. (3’) 
VN: Tập kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật.
 Chuẩn bị Kể chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
GV+HS:Bình chọn người kể chuyện hay nhất.
GV: Dặn dò, nhận xét tiết học.
Tập đọc
Tiết 38: Người công dân số 1 (Tiếp theo) 
 (Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
 - Đọc phân biệt lời nhân vật (anh Thành, anh Mai, anh Lê), lời tác giả.
 - Hiểu nội dung phần 2: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn: La-tút-sơ Tơ-rê-vin, a- lê hấp, đoạn cần luyện đọc.
 III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’) 
 Đọc phân vai trích đoạn kịch -Phần 1.
HS: 2 em vào vai đọc và trả lời câu hỏi 2,3.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: giới thiệu như SGV- 14.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a- Luyện đọc: (10’)
 La-tút-sơ Tơ-rê-vin, a - lê hấp.
- Đoạn 1: Từ đầu đến... Lại còn say sóng nữa.
- Đoạn 2: Còn lại.
GV: Đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
HS: Đọc đồng thanh các từ phiên âm trên bảng phụ.
 Cả lớp đọc thầm chú giải.
 Đọc nối tiếp theo từng đoạn.(3 lần)
GV: Sửa lỗi cho HS.
HS: Luyện đọc theo cặp.
HS: 1 em đọc toàn bộ trích đoạn kịch.
 b- Tìm hiểu bài:(10’)
- Anh Lê: có tâm lí tự ti cam chịu cảnh sống nô lệ,vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. - Anh Thành: không cam chịu mà ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn.
- Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực,..Tôi muốn sang nước họ... học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình....
- Người công dân số 1 ở đây chính là Nguyễn Tất Thành, sau này là Hồ Chí Minh.
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước,nhưng giữa họ có điều gì khác nhau?
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào?
- Người công dân số Một trong vở kịch là ai?
 c- Đọc diễn cảm. (10’)
* Đại ý: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước cứu dân. Đoạn trích ca ngợi  ... hĩa với công dân:
đồng bào, dân tộc, nông nghiệp, công chúng.
GV: Nêu y/c BT3.
HS: Trao đổi theo cặp , thống nhất kết quả.
 Phát biểu ý kiến của mình.
GV+HS: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 4:
 Các từ đồng nghĩa ở BT3 không thay thế được từ công dân. Vì khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân, từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”....
HS: 1 em đọc y/c BT4. Cả lớp đọc thầm.
GV: Theo bảng phụ, hướng dẫn HS thay thế.
HS: Làm việc theo nhóm nhỏ (bàn). 
 Một vài em nêu ý kiến của mình.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3-Củng cố, dặn dò. (3’) 
 VN: Ghi nhớ những từ thuộc chủ điểm Công dân.
GV: Nhận xét tiết học
Kể chuyện
Tiết 19: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng nói:
 - HS kể được cau chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 - Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Một số sách báo viết về các tấm gương sống và làm việc theo pháp luật.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 Kể chuyện Chiếc đồng hồ.
HS: 2 em nối tiếp nhau kể lại.
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu như SGV.
 2-Hướng dẫn HS kể chuyện.
a- Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài.
 (10’)
Đề bài: Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
HS: 1 em đọc đề bài và Gợi ý 1.
 Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
GV chốt lại: 3 ý a,b,c trong phần Gợi ý1 chính là những biểu hiện cụ thể của tinh thần sống và làm việc theo pháp luật.
HS: Nêu tên câu chuyện của mình chọn kể.
 1 em đọc thành tiếng Gợi ý 2.
 1-2 em khá giới thiệu câu chuyện của mình. 
GV: y/c HS viết nhanh dàn ý câu chuyện của mình ra nháp.
b- HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. (20’)
HS: 1 em Gợi ý 3.
 Kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 Đại diện các nhóm nối tiếp thi kể. Sau khi kể nêu ý nghĩa câu chuyện của mình.
GV+ HS: Nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò. (3’) 
 VN: Chuẩn bị Kể chuyện được chứng kiến, tham gia tuần 21.
HS: 2-3 em nhắc lại câu chuyện đã kể.
GV: Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Tiết 40: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng 
 (Theo Phạm Khải)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Nắm được nội dung chính của bài: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
II- Đồ dùng dạy học:
 - ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK - 20.
 - Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra: (5’) 
 Đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ. 
HS: 2 em đọc, trả lời câu hỏi cuối bài.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: giới thiệu như SGV.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a- Luyện đọc: (10’)
- Đoạn 1: Từ đầu đến...tỉnh Hoà Bình.
- Đoạn 2: Tiếp đến...có...24 đồng.
- Đoạn 3: Tiếp đến...phụ trách Quỹ.
- Đoạn 4: Tiếp đến...cho Nhà nước.
- Đoạn 5: Còn lại
HS: 1-2 em đọc toàn bài. 
 Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
 Nhiều em nối tiếp đọc theo đoạn(5 đoạn).
 1em đọc chú giải.
 Luyện đọc theo cặp.
GV: Đọc diễn cảm..
b- Tìm hiêủ bài. (10’)
Những đóng góp to lớn và liên tục
*Trước CM:
 ủng hộ Quỹ Dảng 3 vạn đồng Đông Dương.
* CM thành công: Trong Tuần Lễ Vàng ông ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng,quỹ Độc Lập 10 vạn đồng Đông Dương. 
* Trong k/c chống Pháp: ủng hộ hàng trăm tấn thóc.
* Sau hoà bình: hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
- Ông là một công dân yêu nước, có tinh thần dân tộc rất cao.
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Đỗ Đình Thiện qua các thời kì cách mạng?
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ở ông?
- Từ câu chuyện này,em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân đối với đất nước?
GV chốt các ý kiến của HS lại.
ý nghĩa: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cho cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
c- Đọc diễn cảm: (10’)
GVnêu câu hỏi gợi mở hs nêu đại ý bài
GV: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
HS: Nhiều em đọc diễn cảm. 
 Thi đọc diễn cảm từng đoạn (đoạn 2).
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
HS: Nêu ý nghĩa của bài. GV chốt lại.
3-Củng cố, dặn dò. ( 2’)
 Đọc trước bài Trí dũng song toàn.
HS: 1-2 em nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
GV: Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 39: tả người
(Kiểm tra viết)
I- Mục đích yêu cầu
 HS viết được một bài văn Tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học:
 Vở viết bài TLV.
 Một số tranh minh hoạ nội dung đề văn:
 - ảnh chụp một ca sĩ hay một nghệ sĩ hài đang biểu diễn.
 - Tranh minh họa cô Tấm trong truyện Tấm Cám.
 - Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. 
 - Cô bé quàng khăn đỏ.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra: (2’)
1-Giới thiệu bài: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV: Nêu y/c tiết học. 
2-Hướng dẫn HS làm bài. (5’)
Đề bài: Chọn 1 trong 4 đề sau:
a- Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
b- Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
c- Tả lại một nhân vật trong truyện em đã được đọc theo tưởng tượng của em.
HS: 1 em đọc 4 đề trong SGK.
GV: Gợi ý: 
- Chọn 1 trong 4 đề, em nên chọn nhân vật mà em yêu thích.(quan sát tranh treo trước lớp).
- Sau khi chọn đề suy nghĩ, tự tìm ý, sắp xếp thành dàn ý.
- Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 3-HS làm bài. (30’).
HS: Viết bài.
GV: Thu bài.
 4-Củng cố, dặn dò: (2’)
VN: Chuẩn bị bài Lập chương trình hoạt động tiết sau.
GV: Nhận xét giờ làm bài của HS.
Luyện từ và câu
Tiết 40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- Mục đích yêu cầu
 - Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng quan hệ từ (QHT).
 - Nhận biết được các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép, bước đầu biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết 3 câu ghép tìm được trong BT1-Phần Nhận xét.
 - 3 phiếu BT viết sẵn 3 câu văn BT 3 -Phần Luyện tập. VBT TV 5.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra: (4’) 
 - BT3,4 (tiết 39).
HS: Nêu miệng KQ BT3,4. (Mỗi em 1 bài)
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu y/c tiết học.
 2-Phần Nhận xét. (12’)
Bài 1+2:	
Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở , một người nữa tiến vào. --> 3 vế câu.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.--> 2 vế câu.
Câu 3: Lê-nin cũng không tiện từ chối nữa , đồng chí cảm ơn I-va-nốp.
HS: 1 em đọc y/c BT1+2. Cả lớp đọc thầm.
 Làm việc cá nhân.(Dùng bút chì gạch chân câu ghép) vào VBT. Nêu ý kiến.
GV: Nêu y/c BT2.(Xác định các vế câu trong câu ghép vừa tìm được)
HS: Làm việc cá nhân.(Dùng bút chì gạch giữa các vế câu, khoanh tròn vào từ hoặc dấu câu ngăn cách các vế)
 - 3 em lên bảng làm bài.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Bài 3: Cách nối các vế câu ghép:
Câu 1: vế 1 (thì), vế 2 và nối trực tiếp vế 3 (bằng dấu phẩy).
Câu 2: Tuy Vế 1...nhưng..Vế 2.
Câu3: Nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy.
HS: Nêu y/c BT3. 
GV gợi ý: Có 2 cách nối các vế trong câu ghép.
HS: Cá nhân đọc lại các câu ghép, nêu ý kiến của mình.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
3-Phần Ghi nhớ. (5’)
 SGK- trang 23.
HS: 3-4 em đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. 1-2 em nhắc lại.
4-Phần luyện tập: (14’)
Bài 1: Tìm câu ghép trong đoạn trích, xác định vế câu và QHT trong mỗi câu:
- 1 câu ghép có 2 vế câu:
 Nối bằng QHT Nếu – thì.
HS: 1em đọc y/c BT1. (Bài có 3 y/c: Tìm câu ghép, xác định vế câu, tìm cặp QHT)
 Làm việc theo cặp đôi.
 Trình bày miệng bài của mình.
GV+HS: Nhận xét.
Bài 2: Khôi phục từ bị lược bớt, giải thích Câu 1: nếu
 Câu 2: ..thì...
* T/g lược bỏ các từ đó để câu văn ngắn gọn, thoáng, tránh lặp lại.
HS: 1em đọc y/c BT2. Cả lớp đọc thầm.
HS: Làm việc theo cặp. Nêu ý kiến của mình.
 GV+HS: Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:Tìm QHT thích hợp điền vào chỗ chấm.
a, còn. b, nhưng (hoặc mà). c, hay. 
HS: 1em đọc y/c BT3.
 Làm việc cá nhân.
 3 em làm bài trên phiếu BT. 
GV+HS: Nhận xét, chốt lại.
5-Củng cố, dặn dò. (3’)
 Nhắc lại Phần Ghi nhớ.
1-2 em nhắc lại.
GV: Nhận xét giờ học.
Luyện - Tập làm văn
I- Mục đích yêu cầu
 - Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết cách lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung..
 - Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học và ý thức tập thể.
II- Đồ dùng dạy học
 - Phiếu BT viết tên 3 phần chính của Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra: 
 Không.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu như SGV.
 2-Hướng dẫn luyện tập. (30’)
Bài 1: Đọc mẩu chuyện, TLCH
- Mục đích: Chào mừng các thầy cô giáo
- Phân công chuẩn bị:
 + Cần chuẩn bị:
 + Phân công:
-Chương trình cụ thể:
Bài 2: Lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
1-Mục đích: Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20- 11, tỏ lòng biết ơn thầy cô.
2-Công việc, phân công:
3-Tiến trình buổi lễ: 
 - Phát biểu chúc mừng
 - Liên hoan văn nghệ
 + Giới thiệu chương trình:
 + Đồng ca:
 + Kịch: 
 + Kéo đàn: 
 - Phát biểu của thầy (cô) chủ nhiệm.
HS: 2 em nối tiếp đọc to mẩu chuyện. 
 Lớp theo dõi, đọc thầm.
GV: Giải nghĩa từ việc bếp núc cho HS hiểu.
Hỏi: - Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan VN nhằm mục đích gì?
 - Để tổ chức buổi liên hoan, cần chuẩn bị những việc gì?
 - Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
HS: 2 em đọc y/c 2.
 1 em đọc Gợi ý.
GV: Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của chương trình hoạt động.
HS: 1 em đọc y/c bài 2. 
GV lưu ý HS: Giả sử mình là lớp trưởng để lập CTHĐ.
GV: chia lớp thành 4 nhóm. 
HS: Làm bài theo nhóm vào phiếu BT.
 Đại diện nhóm lên trình bày.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung; bình chọn xem CTHĐ của nhóm nào thông minh nhất, hợp lí nhất.
3-Củng cố, dặn dò: (2’)
 VN: Chuẩn bị bài Lập chương trình hoạt động tuần sau.
HS: Nhắc lại cấu trúc 3 phần của một chương trình hoạt động.
GV: Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_19_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc