Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản 2 cột)

LÒNG DÂN (PHẦN I) TR24

I/ Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật trong tình huống kịch.

- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

2. Kiến thức:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

- Hiểu từ ngữ miền Nam: Hổng, tui .

3. Giáo dục:

 - GDHS tính mạnh dạn, lòng yêu nước.

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: sgk,

2. Giáo viên:Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu khó đoạn khó.

 

doc 36 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ 2
Ngày soạn: 2/9/2011 Ngày giảng 5/9/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 3
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
LÒNG DÂN (PHẦN I) TR24
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật trong tình huống kịch.
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
2. Kiến thức:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Hiểu từ ngữ miền Nam: Hổng, tui..
3. Giáo dục:
 - GDHS tính mạnh dạn, lòng yêu nước.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: sgk,
2. Giáo viên:Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu khó đoạn khó.
III/Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu, nêu nội dung chính bài.
-GV nhận xét cho điểm.
4’
-HS đọc thuộc lòng,nêu nội dung bài.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
2’
-GV treo tranh yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi: tranh vẽ gì?
-HS quan sát trả lời: tranh vẽ 2 tên cai, một gđ..
-GV nhận xét, giảng, đưa tên bài.
-HS nhắc lại tên bài.
b.Dạy nội dung:
* Luyện đọc:
12’
- Gọi 1 số học sinh đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch
 -1 học sinh đọc
- Đọc diễn cảm đoạn kịch
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Quan sát
- Yêu cầu học sinh chia đoạn(3 đoạn).
- Chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con
Đoạn 2: ....................tao bắn
Đoạn 3: .................... còn lại
- Yêu cầu học HS nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch (3 lượt).
- Tiếp nối nhau đọc các đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hiểu từ khó, sửa giọng đọc cho học sinh. 
Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 học sinh đọc toàn bộ màn kịch
 Đọc theo cặp.
- 2 học sinh đọc toàn bộ màn kịch.
* Tìm hiểu bài:
10’
- Yêu cầu học sinh đọc lại màn kịch, trao đổi theo nhóm để trả lời lần lượt các câu hỏi ở SGK.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Chú cán bộ bị giặc rượt đuổi ráo riết. bí quá, chú đành chạy vào nhà dì Năm.
? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Trong lúc nguy kịch, dì Năm đã nhanh trí đưa cho chú cán bộ một cái áo để thay để kẻ địch không nhận ra chú. Đồng thời dì bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm tự nhiên giống như chồng của dì.
? Dì Năm đấu chí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ ?
- Dì năm bình tĩnh trã lời các câu hỏi của tên cai.Dì nhận chú cán bộ là chồng, Dì kêu oan khi bị giặc trói, Dì vờ chăng chối, căn dặn con mấy lời.
? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
 GV: Vở kịch nói lên tấm lòng của người dân nam bộ đối với cách mạng, nhân vật dì Năm đại diện cho người dân Nam Bộ rất dũng cảm mưu trí,đối phó với giặc bảo vệ cán bộ cách mạng.
hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng Dì sắp khai nhưng chúng tẽn tò khi Dì căn dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện sự mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm( thắt nút) sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo.
-HS tự nêu.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung của màn kịch
*Nội dung:Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
* Đọc diễn cảm:
8’
- Hướng dẫn học sinh đọc màn kịch theo cách phân vai
-HS lắng nghe.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc theo cách phân vai.
- Thi đọc theo cách phân vai.
-Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố:
	-Nội dung chính của bài là gì?
3’
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học, dặn học sinh luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP(tr14)
(Bỏ BT1(2 ý sau), BT2(b,c))
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Biết cộng, trừ, nhân,chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
2. Kĩ năng:
- Làm được các BT : B1 (2 ý đầu) ; B2 (a,d) ; B3.
3. Giáo dục:
- GD HS yêu thích học toán
II/Đồ dùng dạy học
Học sinh: bảng con
Giáo viên: bảng phụ, bảng nhóm,
III/Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập; lớp giải vào giấy nháp bài tập.
4’
-HS làm 2 bài sau:
- Nhận xét cho điểm
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
2’
-HS nhắc lại tên bài.
- Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
b. Dạy nội dung:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-GV cho HS nêu cách đổi hỗn số thành phân số. 
-HS tự giải bài, sau đó nêu kết quả phép tính vừa thực hiện lên bảng. 
- GV chữa bài, hỏi 2 HS lên làm bài trên bảng : Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
10’
-HS nêu yêu cầu.
-HS nêu.
-HS lên bảng làm
 2 5 
-HS chữa bài. 
Bài 2 (14) :
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV viết lên bảng : , yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.
- GV nhận xét tất cả các cách so sánh HS đưa ra, khuyến khích các em chịu tìm tòi, phát hịên cách hay, sau đó nêu : Để cho thuận tiện, bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh hai phân số.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (14)
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
10’
10'
- HS đọc thầm.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
 a. ; mà 
 nên 
- HS theo dõi nhận xét của GV, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
- HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hịên phép tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập nhận xét bài làm của bạn .
a) b)
c) d)
Nhận xét bài là của HS- Ghi điểm
4.Củng cố:
- Em hãy nêu cách đổi một hỗn số thành phân số?
2’
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
 - Nhận xét tiết học.
1’
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH( tiết 1)
I/ Mục tiêu yêu cầu : Học xong bài này, HS biết:
1. Kiến thức:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
3. Giáo dục:
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh:
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1
2. Giáo viên:
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi .
- Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi HS đọc ghi nhớ 
3’
-HS nêu.
-GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đôi khi mắc lỗi với mọi người . Vậy
1’
-HS nhắc lại tên bài.
 chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào với việc làm đó . Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn .
b. Dạy nội dung:
* Hoạt động 1: tìm hiểu chuyện Chuyện của bạn Đức
a) Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức , biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
b) Cách tiến hành
10’
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện
? Đức gây ra chuyện gì?
? Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy thế nào?
? Theo em , Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? vì sao?
GV: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết . Nhưng trong lòng Đức cảm thấy day dứt và suy nghĩ mình phải có trách nhiệm về hành động củan mình .
Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có tình vừa có lí. Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SG
- HS đọc thầm. 1 HS đọc to cho cả lớp nghe
- HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong SGK
- Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết
- Trong lòng đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất.
- HS nêu cách giải quyết của mình 
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
a) Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
 b) cách tiến hành
9’
- GV chia lớp thành nhóm 2
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời kết quả
+ a, b, d, g, là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
+ c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
 biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ( bài tập 2)
a) Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
 b) Cách tiến hành
8’
- GV nêu từng ý kiến của bài tập 2
+ Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
 + Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm.
 + Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.
 + Chuyện không hay xảy ra lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.
 + Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có xin lỗi.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
KL: Tán thành ý kiến a, đ
 Không tán thành ý kiến b, c, d.
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
4. Củng cố:
Như thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình?
2’
- HS trả lời
5. Dặn dò:
- Về chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3.
- Nhận xét tiết học
1’
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 6: An toàn giao thông
Bài 3: CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
 - HS biết được những điêù kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn.
2. Kĩ năng:
- Xác nhận được những điểm, những tình huống khôn an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường.
3. Giáo dục:
-Bi ...  dụng nhiều từ đồng nghĩa.
 VD: Trong các sắc màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ tổ quốc, màu đỏ 
HS lắng nghe
thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đoá hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp...
4. Củng cố:
-Thế nào là từ đồng nghĩa?
3’
-HS trả lời.
5. Dặn dò:
2’
Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
HS lắng nghe
- Dặn học sinh học thuộc những câu tục ngữ,  ở BT2 và làm hoàn chỉnh BT3.
HS lắng nghe
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
KHÍ HẬU
(THGBVMT: Toàn phần)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. - Nhận biết ảnh hưởng của khí hậutới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán, 
2. Kĩ năng: 
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
-HS KG: + Giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+Biết chỉ các hướng gió : đông bắc, tây bắc , đông nam.
3. Giáo dục:
	- GD HS phải biết bảo vệ môi trường để khí hậu ôn hòa hơn.
	- Học sinh yêu thích môn học.
II/Đồ dùng dạy học.
1. Học sinh: sgk......
2. Giáo viên:
 -Bản đồ địa lí tự nhiên việt nam.
-Bản đồ khí hậu việt nam hoặc hình 1 sgk.
-Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có).
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2 .Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2HS lên bảng TLCH 
? Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta ? 
4’
-HS trả lời:
+3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, ¼ diện tích là đồng bằng.
? Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta ? 
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô – xít, vàng, a – pa – tit ...Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất
-GV nhận xét cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tên bài.
2’
-HS nhắc tên bài nối tiếp.
b. Dạy nộ dung:
Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa 
10’
? Chỉ vị trí của VN trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ?
Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa . Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng.
? Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta ?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
HS trình bày kết quả 
Hoạt động 2 : Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau 
10’
- Yêu cầu HS đọc sgk xem lược đồ thực hiện nhiệm vụ sau :
? Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta 
HS làm việc cá nhân 
Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam nước ta
? 
? Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và TP HCM ? 
Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của TPHCM
Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và TP HCM gần bằng nhau .
? Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông và miền khí hậu có nóng quanh năm ?
Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu .
Kết luận : khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam . Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa 
-HS lắng nghe.
phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt .
Hoạt động 3 : Ảnh hưởng của khí hậu
10’
-Yêu cầu hs qs tranh hình1 ,hình 3 sgk, đọc sgk.
-Qs tranh, đọc sgk.
? Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta ?
? Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau ?
? Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xẩy ra hiện tượng có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân ta ?
? Mùa khô kéo dài gây hại gì cho đời sống và sản xuất ?
-Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển . 
-Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây .
-Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt gây thiệt hại về người và của cho nhân dân .
-Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất .
Kết luận : Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm . Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng . Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏđến đời sống và sản xuất của nhân dân ta . 
Tổng kết bài rút ra bài học 
HS đọc bài học 
4.Củng cố:
? Lũ lụt gây thiệt hại ntn đối với đời 
3’
-HS nêu.
sống, sản xuất của nhân dân địa phương em ?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
+YC HS về nhà học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới.
1’
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (tr 34)
(GDTHBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài )
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo Y/C bài tập 1.
2. Kĩ năng:
- GD BVMT(Khai thác trực tiếp nội dung bài) : Ngữ liệu(Mưa rào), giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên. Có tác dụng GD BVMT
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
3. Giáo dục:
- HS có ý thức học bài và làm bài.
II/Đồ dùng dạy - học: 
1. Học sinh:- Dàn ý miêu tả cơn mưa của HS.
2. Giáo viên:- Bảng phụ viết ND chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa BT1.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
 - Kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của 2 HS.
- 5 HS đọc bài
 - GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết hôm nay các em chọn một phần trong dàn ý đó và chuyển nó thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
GV đưa tên bài.
2’
-HS nhắc lại nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
Bài 1 (34): 
15’
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND.
- Yêu cầu HS đọc thầm 4 đoạn văn và xác định ý của mỗi đoạn.
- Gọi HS trả lời.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
? Nêu ND chính của đoạn 1 ?
- Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa ào ạt rồi tạnh ngay.
? Đoạn 2 nêu lên ND gì ?
- Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
? Ý đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
? Nêu ND chính của đoạn 4 ?
- Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- GV yêu cầu HS tự chọn 1 trong 4 đoạn để viết thêm vào chỗ có dấu chấm
- HS lắng nghe GVHD.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm.
- HS nhận xét.
VD: * Đoạn 1: giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay.
 .... Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màn nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước toé lên sau bánh xe....
 * Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 KL : Phải biết bảo vệ các loại cây quý .
* Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
... Những hàng cây ven đường được tắm nắng mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa
 trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ toả hương.
* Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
.... Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày...
Bài 2 (34): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Bài yêu cầu gì ?
15’
- 1em đọc, lớp đọc thầm.
- Dựa trên hiếu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của HS, các em sẽ tập
 chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa đã lập trong tiết TLV (trước) thành một đoạn văn miêu tả.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 VD: Chị Hai Đống nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa bụi mờ. Mưa như một tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật. Mưa chảy thành dòng lớn trên mái hiên, làm thành tấm mành che cửa. Nền nhà ẩm. Tất cả bàn ghế trong nhà được thu gọn lại một chỗ để lấy nơi đãi lúa. Mọi thứ nia, dần, sàng, đệm, chiếu, ván... đều được huy động để đãi lúa.
- HS nhận xét.
4.Củng cố 
2’
Bài củng cố cho chúng ta kiến ta kiến thức gì?
Luyện tập về tả cảnh.
5. Dặn dò:
1’
- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà các em xem lại bài, hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa.
 - Chuẩn bị bài: Tả cảnh trường học.
-HS lắng nghe.
-Ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 3
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 3
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ.. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi:.....
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài:......
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
	- Một số em còn nghỉ, làm chưa chăm chỉ như:
III/ Phương hướng tuần 4
-Duy trì sĩ số 20/20=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_3_ban_2_cot.doc