Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

b. HDHS làm các bài tập :

Bài 1: (154)

a) Treo bảng phụ.

- Gọi HS dọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài miệng.

* Chú ý : Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc ta (ha)

1 ha = 10 000 m2

b) Trong bảng đơn vị đo diện tích :

? Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé tiếp liền ?

? Đơn vị bé bằng một phần bao nhiêu đơn vị lớn hơn tiếp liền ?

? Khi viết các đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ?

 

doc 45 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 30 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ 2
Ngày soạn: 23/03/2012 Ngày giảng 26/03/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 30
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng/phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ 
2. Kiến thức:
- Hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Giáo dục:
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc 
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
4. Củng cố:
- Tổng kết tiết học (Nhấn mạnh ND bài).
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
1’
1’
30’
3’
1’
Hát
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích ( với các đơn vị đo thông dụng).
2.Kĩ năng:
	- Chuyển đổi được các số đo diện tích, viết được số đo diện tích dưới dạng số thập phân.(BT1,2,3)
3. Giáo dục:
	- GD HS tự giác suy nghĩ, làm bài tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- SGK, bảng phụ..
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm các bài tập : 
Bài 1: (154) 
a) Treo bảng phụ.
- Gọi HS dọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài miệng.
* Chú ý : Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc ta (ha) 
1 ha = 10 000 m2
b) Trong bảng đơn vị đo diện tích : 
? Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé tiếp liền ?
? Đơn vị bé bằng một phần bao nhiêu đơn vị lớn hơn tiếp liền ? 
? Khi viết các đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ? 
Bài 2: (154) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 3: (154)
? Bài yêu cầu ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS ghi lên bảng.
4. Củng cố 
? Mỗi một đơn vị đo diện tích hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
12’
11’
9’
3’
1’
- Hát
- 2 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1 km2
= 100hm2
1 hm2
= 100 dam2
= 0,01 km2
1 dam2
= 100m2
= 0,01 hm2
1 m2
= 100dm2
= 0,01 dam2
1 dm2
= 100cm2
= 0,01m2
1cm2
= 100mm2
= 0,01 dm2
1 mm2
= 0,01cm2
- Đơn vị lớn gấp một trăm lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng (hay 0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 1 m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2 
 = 1 000 000 mm2
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 100 ha = 1 000 000 m2
b) 1 m2 = 0,01 dam2
1m2 = 0,0001 hm2 = 0,0001 ha 
1 m2 = 0,000 001km2
1 ha = 0,01 km2
4 ha = 0,04 km2
- Bài yêu cầu ta viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ha.
- Tự làm bài và nối tiếp nêu kết quả.
a) 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5 000 m2 = 0,5 ha 
b) 6 km2 = 600 ha 
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha 
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề hơn hoặc kém nhau 100 lần
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(GDBVMT: Toàn phần)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Hs biết tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sốngcho con người (như: đất, nước, không khí,), tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. 
2. Kĩ năng:
	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Giáo dục:
	- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên. Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên:
	- Tranh ảnh , về tài nguyên thiên nhiên : mỏ than, dầu mỏ, rừng.
	- Phiếu thực hành, phiếu bài tập, bảng phụ. 
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những hiểu biết của em về đất nước Việt Nam.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b.Nội dung bài mới : 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK 
+ Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS xem tranh ảnh và đọc các thông tin trong bài 
- các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
+ Mục tiêu 
HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên , lợi ích của tài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ 
+ cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng thông tin sau:
- Gọi HS lên trình bày
 *GV nhận xét, kết luận :Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con ngườinên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lí, tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiễm. 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
+ Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên 
+ cách tiến hành 
- GV chia nhóm 2 và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận theo các ý kiến được ghi trên bảng phụ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- GV và các nhóm khác nhận xét 
KL: Tài nguyên thiên nhiên phong phúnhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lí nó sẽ cạn kiệt ảnh hưởng đến tương lai cuộc sống của con người.
4. Củng cố: 
? Các em có cảm xúc gì khi tìm hiểu về đất nước VN ? 
- Liên hệ và nhắc nhở HS cố gắng học tập tốt đẻ xây dựng quê hương đất nước.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
9’
9’ 
7’
3’
1'
- Lớp hát.
- 2HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS xem tranh và đọc SGK 
- các nhóm đọc câu hỏi trong SGK và thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời 
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS làm việc theo nhóm và hoàn thành thông tin vào bảng sau:
Các từ ngữ chỉ tên tài nguyên thiên nhiên
Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó
Biện pháp bảo vệ
Đất trồng
Trồng trọt cá cây trái hoa màu
Không phá rừng,
Rừng
- Vài HS trình bày bài làm của mình 
- HS thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả:
 + Tán thành: ý 3, 5.
 + Không tán thành: ý:1, 2,4.
- HS trả lời.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 23/03/2012 Ngày giảng 27/03/2012
Tiết 1: Toán 
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét-khối, xăng-ti-mét-khối.
2.Kĩ năng:
	- Viết được số đo thể tích dưới dạng số thập phân, chuyển đổi được số đo thể tích.
3. Giáo dục:
	- Có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Giáo án, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trả lời câu hỏi: 
? Nêu bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé ?
? Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ? 
? Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS ôn tập : 
Bài 1: (155)
a) Treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm miệng để hoàn thành bảng đơn vị đo thể tích.
- Nhận xét ghi vào bảng.
- Trong các đơn vị đo thể tích : 
? Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền ? 
? Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền ? 
? Khi viết các đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ? 
Bài 2: (155) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS ghi điểm.
Bài 3: (155) 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp làm 2 dãy yêu cầu mỗi dãy làm 1 phần, mỗi dãy cử đại diện một bạn làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
4. Củng cố
? Hai đơn vị đo thể tích liền kề thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Tổng kết: nhăc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
11’
11’
10’
3’
1’
- Hát
- 3 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau 100 lần
- Quan sát
- 1HS nêu.
- Nối tiếp nêu kết quả như yêu cầu của bài.
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
Đề - xi – mét khối
Xăng – ti – mét khối
m3
dm3
cm3
1m3 = 1000 dm3 =1 000 000 cm3
1 dm3 = 1000 cm3 = 0,001 m3
1 cm3 = 0,001 dm3
- Trong đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp một nghìn lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền (hay bằng 0,001)
- Khi viết đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo ứng với 3 chữ số.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 2 em lên bảng làm bài.
1 m3 = 1000 dm3
7,268 m3 = 7268 dm3
0,5 m3 = 500 dm3
3 m3 2dm3 = 3002 dm3
1 dm3 = 1000 cm3
4,351 dm3 = 4351 cm3
0,2 dm3 = 200 cm3
1 dm3 9 cm3 = 1009 cm3
- Đọc thầm yêu cầu của bài ...  quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (159)
? Bài tập yêu cầu ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu miệng kết quả, giải thích kết quả của mình tìn được.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4: (159) 
- Gọi HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
4. Củng cố
? Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
5’
7’
7’
6’
7’
3’
1’
- Hát
- 2 HS lên bảng làm phần a, b bài tập số 3, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát trên bảng.
- a và b gọi là số hạng, c là tổng.
- Trong phép cộng các STN, phân số, STP đều có các tính chất sau : 
+ Tính chất giao hoán : a + b = b + a.
+ Tính chất kết hợp : 
 (a + b) + c = a + (b + c) 
+ Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a.
- 4HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a)
c)
b)
d)
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Thảo luạn nhóm đôi bài như yêu cầu.
a) (689 + 895) + 125
 = 689 + (875 + 125) 
 = 689 + 1000 
 = 1689
b)
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 
 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69
 = 38,69
- Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày kết quả của nhóm mình, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS nêu.
- Nêu miệng kết quả, các bạn khác nhận xét.
a) + 9,68 = 9,68
 = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68
b)
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Mỗi giờ hai vòi cùng chảy được là : 
 (thể tích bể)
 = 0,5 = 50%
 Đáp số : 50% thể tích bể
- Nêu qui tắc SGK.
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Nắm được tác dụng của dấu phẩy.
2. Kỹ năng:
	- Nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy ( BT1). Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
3. Giáo dục:
- GDHS yêu thích bộ môn
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên: 
	- Kẻ sẵn bảng tổng kết BT1, viết sẵn 4 đoạn bài Truyện kể về bình minh ra 4 bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Theo em cả nam và nữ đều cấn có những phẩm chất gì ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1: (124) 
- Yêu cầu hS đọc bài trong sgk.
- Cho HS thảo luận nhóm cùng làm bài vào vở.
- Gọi HS báo cáo kết quả bài làm của nhóm mình.
- Nhận xét kết luận bài làm đúng.
Tác dụng của dấu phẩy
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: (124) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài trong sgk.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét kết luận bài làm đúng.
4. Củng cố 
? Dấu phẩy thường được dùng để làm gì ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò : 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
14’
13’
3’
1’
- Hát
- 1HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Đọc thầm bài trong sgk.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Ví dụ
- Phong trào ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
- Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
- Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Đọc thầm lại bài trong sgk.
- 4 em lên bảng làm 4 đoạn đã viết sẵn trên bảng phụ, lớp làm bài vào vở.
Truyện kể về bình minh
Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy, có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn. Cậu bé thích nghe điệu nhạc mùa xuân.
Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé vỗ vào vai cậu hỏi : 
Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói : 
- Thưa thầy em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
... Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo : 
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ân Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
2. Kỹ năng:
	- Nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc tên quả địa cầu. Dựa vào bảng số liệu và bản đồ( lược đồ) tìm được một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
3. Giáo dục:
	- HS ham tìm hiểu địa lí hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên: 
	- Quả địa cầu, bản đồ thế giới
	- Bảng số liệu về các đại dương 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học của bài: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương 
- Cho HS làm việc theo cặp, các cặp quan sát hình 1 trang 130 và hoàn thành bảng thống kê về vị trí , giới hạn của các đại dương trên thế giới 
- Nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại dương
- GV treo bảng số liệu về các đại dương yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: 
? Nêu diện tích , độ sâu trung bình độ sâu lớn nhất của từng đại dương?
? Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích 
? Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương,Trong đó Thái Bình Dương là đai dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
- Chốt lại bài rút ra bài học
4. Củng cố
? Kể tên một số đại dương mà em biết ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
13’
14’
3’
1’
- Hát
- 2 HS đọc
- Các cặp quan sát hình vàhoàn thành vào phiếu học tập
Tên đại dương
Vị trí 
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
Thái bình dương 
phần lớn ở bán cầu tây , một phần nhỏ ở bán cầu đông
-Giáp các châu lục: châu mĩ, châu á, châu đại dương, châu nam cực, châu âu
- Giáp các đại dương: ấn độ dương, đại tây dương
Ấn độ dương
Nằm ở bán cầu đông
-Giáp các châu lục: châu đại dương, châu á, châu phi, châu nam cực
-Giáp các đại dương: TBD, ĐTD
Đại tây dương
Một nửa nằm ở bán cầu đông một nửa nằm ở bán cầu tây
-Giáp các châu lục: châu á, châu mĩ, châu đại dương, châu nam cực
-Giáp các đại dương: TBD,ấn độ dương 
Bắc băng dương
Nằm ở vùng cực bắc
-Giáp các châu lục: châu á, châu âu, châu mĩ.
- HS đọc bảng số liệu, trả lời câu hỏi
- Ấn độ dương rộng 75 triệu km2 độ sâu TB là 3963m độ sâu lớn nhất là 7455m...
- Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích: Thái bình dương, Đại tây dương, Ấn độ dương , Bắc băng dương
- Đại tây dương có độ sâu trung bình lớn nhất thái bình dương .
- Thái bình dương, Đại tây dương, Ấn độ dương , Bắc băng dương.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT )
I/ Mục đích , yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Bài viết một bài văn tả con vật. Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, văn có hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
2. Kĩ năng:
	- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. Giáo dục:
	- GD HS có ý thức tự giac viết bài.
II/ Đồ dùng - dạy học: 
1. Học sinh: Vở ghi, sgk.
2. Giáo viên
	- Viết sẵn mục gợi ý lên bảng.
III/ Các hoạt động - dạy học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài : 
* Đề bài : Em hãy tả lại con vật mà em yêu thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng.
- Nhắc nhở HS viết bài.
c. Thực hành : 
- Cho HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Quan sát HS làm bài.
4. Củng cố 
- Thu bài của HS.
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
1’
3’
26’
3’
1’
- Hát
- 2,3 HS đọc đề, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Nghe.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nộp lại bài cho GV.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 30
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 30:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Nhẩn, Quy, Tùng..................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: Khư, Châm, .. .................... Xa....................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: Thủy, Thao.......................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta đào hố rác hầu hết các em đều tham gia đầy đủ.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 31
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_30_ban_2_cot.doc