Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 35 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 35 (Bản 2 cột)

Tiết 2: Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đọan văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ.

2. Kiến thức:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.

3. Giáo dục:

 - GD HS ý thức tự giác trong học tập.

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: SGK

2. Giáo viên:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 15 tuần sách TV5, tập hai (16 phiếu) để HS bốc thăm.

- Bảng phụ ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu : “Ai thế nào ? Ai là gì ?”

 

doc 33 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 35 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Thứ 2
Ngày soạn: 27/04/2012 Ngày giảng 30/04/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 35
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đọan văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. 
2. Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
3. Giáo dục:
	- GD HS ý thức tự giác trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 15 tuần sách TV5, tập hai (16 phiếu) để HS bốc thăm.
- Bảng phụ ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu : “Ai thế nào ? Ai là gì ?”
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. ỔN định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
c. Luyện tập : 
Bài 2: (162)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Nhắc lại yêu cầu : Trong SGK đã có bảng tổng kết cho kiểu câu “Ai làm gì?”. Các em chỉ cần lập bảng tổng kết cho hai kiểu câu còn lại: “Ai thế nào? Ai là gì?
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ.
- Phát giấy cho 2 HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
Ví dụ: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba
4. Củng cố 
? Câu kể ai thế nào gồm mấy bộ phận ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
1’
20’
15’
2’
1'
- Hát.
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại nội dung ghi trên phiếu.
1- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận.
 - VN trả lời câu hỏi: Thế nào? VN chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? CN chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
2- Câu kể Ai là gì? bao gồm hai bộ phận:
- VN trả lời câu hỏi:Là gì (là ai, là con gì)? VN được nối với CN bằng từ là.VN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- Lớp làm vào nháp, vào vở bài tập.
- 2 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
Kiểu câu Ai thế nào?
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ
- Đại từ
- Tính từ, cụm tính từ
- Động từ, cụm động từ
Ví dụ : Cánh đại bàng rất khoẻ.
Kiểu câu Ai là gì?
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ
- Danh từ, cụm danh từ
- Trả lời
------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
2.Kĩ năng:
	- Biết giải toán có lời văn đúng chính xác.
3. Giáo dục:
	- GD HS tự giác suy nghĩ, làm bài tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Giáo án, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động day
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (176).
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1:(176) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: (177)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm và giải thích về cách làm của mình.
- Nhận xét ghi kết quả bài làm đúng lên bảng.
Bài 3: (177)
- Gọi HS đọc bài.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm bài vào vở.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
- Nhận xét ghi bảng bài giải đúng.
4. Củng cố 
? Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm ntn?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
11’
11’
10’
2’
1'
- Hát
- 2HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- 2,3 em nối tiếp đọc.
- 4HS lên bảng làm bài, lơp slàm bài vào vở.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk, đọc thầm.
- Tự làm bài vào vở.
- Một số HS nêu kết quả và giải thích như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1HS nêu.
- Thảo luận nhóm 2 làm bài vào vở như yêu cầu.
 Bài giải 
Diện tích đáy của bể bơi là : 
 22,5 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là :
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước tỏng bể là 
Chiều cao của bể bơi là :
 0,96 = 1,2 (m)
 Đáp số : 1,2 m
- Đại diện một số nhóm trình bày bài, các nhóm khác nhận xét.
- Nêu qui tắc SGK
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Học sinh biết được lợi ích của tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Kĩ năng:
	- Hát, múa, đọc thơ,  ca ngợi đất nước Việt Nam Kể tên và nêu lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3. Giáo dục:
	- Yêu quê hương, đất nước, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên:
	- Giáo án, SGK
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ nguyên nhân dấn đến nghiện ma túy là gì?
- GV nhận xét, đánh giá việc học của HS ở nhà.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b.Nội dung bài mới : 
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: kể tên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó
Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh kể tên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó
- Chốt lại hoạt động 1
* Hoạt động 2: Hát, múa, đọc thơ, 
Mục tiêu: đọc các bài thơ, hát, múa,  ca ngợi đất nước Việt Nam
Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc các bài thơ, hát, múa,  ca ngợi đất nước Việt Nam
- Tuyên dương học sinh thể hiện tốt
4. Củng cố: 
- Củng cố kiến thức HKII
- Liên hệ và nhắc nhở HS yêu quê hương đất nước
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài .
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
9'
17'
2’
1'
- Lớp hát.
- Do thiếu sự quan tâm của gia đình, nghèo đói...
- Do tò mò bắt chước.
- Do lười lao động ham chơi.
- Chơi với người nghiện..
- Thiếu hiểu biết..
- cả lớp theo dõi nhận xét
- Nối tiếp kể
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Chọn hình thức biểu diễn
- Lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 29/04/2012 Ngày giảng 01/05/2012
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2.Kĩ năng:
	- Tính được giá trị biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm đúng chính xác.
3. Giáo dục:
	- Có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Giáo án, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 5(177) tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1:(177) 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
- Nhận xét chữa bài và ghi điểm.
Bài 2: (177) 
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. Cho một cặp làm bài vào bảng phụ.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (177) 
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu bài giải.
- Nhận xét chữa bài ghi điểm.
4. Củng cố 
? Muốn tính phần trăm của một số ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
11’
10’
11’
2’
1'
- Hát
- 1HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05
= 6,78 – 13,735 : 2,05
= 6,78 – 6,7
= 0,08
b) 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
= 6giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút 
= 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi dọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi làm bài như yêu cầu.
a) (19 + 34 + 46) : 3 
= 99 : 3 
= 33
b) (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 
= 12,4 : 4 
= 3,1 
- Đại diện cặp làm bài vào bảng phụ dán bảng và trình bày kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét
- Đọc thầm bài sgk.
- 1HS nêu.
- Tự làm bài vào vở.
 Bài giải
Số HS gái của lớp đó là :
 19 + 2 = 21 (HS)
Số HS của cả lớp là : 
 19 + 21 = 40 (HS)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS cả lớp là : 
 19 : 40 = 0,475 = 47,5 %
Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS cả lớp là : 
 21 : 40 = 0,525 = 52,5 %
 Đáp số : 47,5% ; 52,5% 
- Một số HS nêu bài giải trước lớp.
- Nêu qui tắc SGK
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Đề chung do chuyên môn nhà trường ra
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Khoa học	
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết một số từ ngữ liên quan đến môi trường 
2. Kĩ năng:.
	- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
3. Giáo dục:	
	-- GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, làng xóm
II/ Đồ dung học tập
1. Học sinh: Sách giáo khoa
2. Giáo viên: 
	- Các hình minh hoạ trang  ... - Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
1’
12’
11’
12’
2’
1'
- Hát.
- Tự làm bài vào vở, nêu kết quả bài làm và giải thích cách làm bài.
* Bài 1 (179) Khoanh vào C ( Vì ở đoạn đường thứ nhất ôtô đã đi hết 1 giờ ; ở đoạn đường thứ hai ôtô đã đi hết 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ôtô đã đi cả hai đoạn đường là : 
 1 + 2 = 3 (giờ) 
* Bài 2 (179) Khoanh vào A ( Vì thể tích của bể cá là = 96000 (cm3) hay 96 dm3 ; thể tích của nửa bể cá là 96 : 2 = 48 (dm3). Vậy cần đổ vào bể 48 lít nước (1lít = 1dm3) để nửa bể có nước ) 
* Bài 3 (180) Khoanh vào B ( Vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần Lềnh được 11 – 5 = 6 (km) ; thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh là 8 : 6 = 1 (giờ) hay 80 phút). 
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là : 
 ( tuổi của mẹ ) 
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi của mẹ là : 
 40 (tuổi) 
 Đáp số : 40 tuổi.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Đọc thầm bài trong sgk.
- 1HS nêu.
- Thảo luận nhóm 4 làm bài như yêu cầu.
Bài giải
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là : 
 2627 921 = 2 419 467 (người) 
Số dân ở Sơn La nưm đó là : 
 61 14 210 = 866 810 (người) 
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và Hà Nội là : 
 866 810 : 2 419 467 = 0,3582 ...
 0,3582 = 35,82%
b) Nếu mật đọ dân số của Sơn la là 100 người/km2 thì trung bình mỗi km2 sẽ có thêm 100 – 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn la tăng thêm là: 
 39 14 210 = 554 190 (người) 
 Đáp số : a) 35,82%
 b) 554 190 người
- Đại diện các nhóm làm bài trên bảng nhóm dán bảng và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.
- Nêu qui tắc SGK
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
2. Kỹ năng:
- Lập được bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2,3 đúng chính xác.
3. Giáo dục:
- GDHS yêu thích bộ môn
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên: 
	- Bài soạn, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HD HS làm bài tập : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài.
? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? 
? Cuộc họp đè ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng ? 
? Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản cuộc họp ? 
- Gọi HS đọc lại yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi 3 nhóm làm bài vào giấy khổ to cử đại diện gắn bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung ý kiến
4. Củng cố 
? Tiêu ngữ của biên bản phải viết ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
1’
30’
2’
1'
- Hát.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Đọc thầm lại bài trong sgk.
- Họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết nhữnh câu văn rất kì quặc.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- Biên bản là một văn bản ghi lại nội dung 1 cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
- Nội dung biên bản thường gồm 3 phần.
+ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức) tên biên bản.
+ Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
+ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, 3 nhóm làm bài vào bảng nhóm.
 Ví dụ 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5A)
1. Thời gian, địa điểm : 
- Thời gian : 7 giờ 30 phút, ngày 03/5/2012
- Địa điểm : Lớp 5A, Trường Tiểu học Chiềng Hoa A
2. Thành phần tham gia : Các chữ cái và dấu câu.
3. Chủ toạ, thư kí : 
- Chủ toạ : Bác Chữ A.
- Thư kí : Chữ C.
4. Nội dung cuộc họp : 
- Bác Chữ A phát biểu : Mục đích của cuộc họp – tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay : Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết nhữnh câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Anh dấu chấm phân tích nguyên nhân : Khi viết Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào chấm chỗ ấy.
- Đề nghị Bác Chữ A về cách giải quyết, phân việc : Từ nay, mõi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn . Anh Dấu Chấm có trạch nhiệm giám sát Hoàng thực hiện gnhiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ toạ.
- Cuộc họp kết thúc vào 10 giờ 30 phút, ngày 16 – 5 – 2008.
 Người lập biên bản kí 
 Chủ toạ kí 
- Cử địa diện nhóm gắn bảng và trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 6)
I/ Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
2. Kĩ năng:
	- Lập được biên bản cuộc họp( theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
3. Giáo dục:
- GD HS ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Sgk,..
2. Giáo viên: 
	- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. Kiểm tra tập đọc và HTL : 
- Gọi 3 em còn lại lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
c. Bài tập 2: (166) 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
* Giải thích : Sơn Mĩ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mĩ lai – nơi đã xẩy ra vụ tàn sát Mĩ lai mà các em đã biết qua bài kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai (tuần 4).
- Nhắc HS : Miêu tả 1 hình ảnh (Ở đây là hình ảnh sống động về trẻ em ) không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng.
*) Hình ảnh sống động về trẻ em mà em thích nhất ? 
*) Tác giả tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào ? Hãy nêu một hình ảnh hoặc một chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy ? 
4. Củng cố 
? Một bài văn gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
1’
15’
12’
2’
1'
- Hát.
- 3 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Đọc thầm bài trong sgk.
- Nghe.
- Nối tiếp nhau trả lời : 
+ Em thích hình ảnh trẻ em : Tóc bết đầy nước mặn, chúng ùa chạy mà không cần tới đích. Tay cầm cành củi khô, hình ảnh đó gợi cho em tưởng tượng về một bãi biển rất rộng và dài, cát mịn trắng xoá. Mặt trời đỏ rực đang lên. Bạn nào bạn ấy da cháy nắng, tóc bết nước mặn. Mấy bạn tay cầm củi khô có lẽ được vớt lên từ biển.
+ Tác giải tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan : 
* Bằng mắt : Để thấy hoa xương rồng chói đỏ, những đứa bé da nâu ... màu nâu bắp, ... những con bò nhai cỏ.
* Bằng tai để nghe thấy tiếng hát ... lời ru ... tiếng đập đuôi của những con bò 
* Bằng mũi để ngửi thấy mùi thơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
- Mỗi HS nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
- Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
----------------------------------------------------
Tiết 4: Thể dục
TỔNG KẾT NĂM HỌC
----------------------------------------------------
Tiết 5: Khoa học
KIỂM TRA CUỐI NĂM
(Đề chung do chuyên môn trường ra)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6
Ngày soạn: 01/05/2012 Ngày giảng 04/05/2012
Tiết 1: Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II 
Đề chung do chuyên môn phòng ra
----------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II (ĐỌC)
Đề chung do chuyên môn phòng ra
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lí
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II 
Đề chung do chuyên môn trường ra
------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II (VIẾT)
Đề chung do chuyên môn phòng ra
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 35
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần trong năm học.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
II/ Nhận định chung tuần 35:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Nhẩn, Quy, Tùng..................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: Khư, Châm, .. .................... Xa....................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: Thủy, Thao.......................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta đào hố rác hầu hết các em đều tham gia đầy đủ.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 35:
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_35_ban_2_cot.doc