Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 8

Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 8

Tập đọc

KỲ DIỆU RỪNG XANH

A. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

2. Cảm nhân được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn 1.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Kỳ diệu rừng xanh
A. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2. Cảm nhân được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn 1.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà.
- Tìm những hình ảnh được nhân hoá trong bài?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
a. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Bài văn được chia làm mấy đoạn?
- GV nhận xét, sửa phát âm. Kết hợp giải nghĩa từ khó cuối bài.
- GV đọc mẫu. Giới thiệu tranh trong SGK và giọng đọc của từng đoạn.
* Tìm hiểu bài: 
- Những cây nấm rừng khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- Vì sao rừng khộp được gọi là “Giang sơn vàng rợi”?
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên?
- Qua đoạn văn, em cảm nhận được những gì?
b) Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn 1. (Đọc mẫu- Hướng dẫn đọc diễn cảm).
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện đọc bài & TLCH cuối bài.
- Chuẩn bị bài tập đọc: Trước cổng trời.
- Hát.
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 2 HS khá đọc tiếp nối bài.
- Lớp đọc thầm và quan sát tranh minh hoạ.
- Bài văn được chia làm 3 đoạn.
- Cá nhân luyện đọc tiếp nối đoạn.
- Lớp đọc thầm bài theo cặp 
- Lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- Vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; ... như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của ....
- Cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ..., những con chồn sóc với lông đuôi to..., những con mang vàng...
- Cảnh rừng trở nên sống động đầy những điều bất ngờ và kì thú.
- Vì có sự phối hợp của rấtnhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn...
- HS phát biểu cảm nghĩ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc diễn cảm 3 đoạn.
- Lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cá nhân đọc diễn cảm cả bài.
- HS nêu lại ý nghĩa bài đọc.
Toán
Số thập phân bằng nhau.
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc xoá bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân: .
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
a. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó. 
* Ví dụ:
9dm = 90 cm
Mà: 9dm = 0,9m 90cm = 0,90m
Nên: 0,9m = 0,90m
Vậy: 0,9 = 0,90 Hoặc 0,90 = 0,9.
* GV HD HS kết luận: 
VD: 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 =8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Lưu ý: Số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00...)
13 = 13,0 = 13,00 = 13,000
b) Ví dụ: Bỏ các chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12
* GV HD HS kết luận: 
2. Thực hành: 
Bài 1 (Tr.40). Bỏ đi các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
- GV yêu cầu HS viết ở dạng gọn nhất.
- GV nhận xét, chữa. 
Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau để các phần thập phân của chúng có chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số).
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét, chữa. 
Bài 3:
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Các bạn Lan và Mỹ viết đúng vì:
và .
+ Bạn Hùng viết sai vì đã viết nhưng thực ra .
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài: So sánh hai số thập phân.
- Hát.
- Lớp làm nháp. 3 Hs lên bảng.
.
- HS đổi đơn vị đo.
KL: Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS đọc tiếp nối KL.
- Hs lấy VD : Thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân.
KL: Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- HS nêu chữ số tiếp theo khi bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải phần thập phân.
- HS đọc tiếp nối KL.
- HS nêu yêu cầu.
- Lớp tự làm bài. Cá nhân lên bảng chữa.
a. 7,800 = 7,8
2001,300 = 2001,3
b. 64,9000 = 64,9
35,020 = 35,02
3,0400 = 3,04
100,0100 = 100,01
- HS nêu yêu cầu BT.
- Lớp tự làm bài rồi chữa bài.
a. 5,612; 17,200; 480,590
b. 24,500; 80,010; 14,678
- HS đọc bài tập 3.
- Thảo luận nhóm 3 (2’)
- Các nhóm phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại 2 kết luận.
Lịch sử
Xô viết – nghệ tĩnh.
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Xô viết – Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 30 – 31.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của ngày thành lập Đảng CSVN?
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
HĐ 1: Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh trong những năm 30 – 31.
- Gv tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 / 9 / 1930.
12 / 9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh.
- GV nêu những sự kiện tiếp theo năm 1930.
- Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12 / 9/ 1930 ?
HĐ 2 : Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. 
- Những năm 30 – 31, trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra những điều gì mới ?
- Hình ảnh 2 trong SGK nói lên điều gì của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ?
- GV trình bày sự đàn áp dã man của bọn đế quốc đối với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
HĐ 3 : ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 
- Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
- Gv đọc thông tin tham khảo (SGV).
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài: Cách mạng mùa thu.
- Hát.
- 1,2 HS trả lời miệng.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nội dung SGK.
- Lắng nghe.
- Quan sát bản đồ Việt Nam.
- Thảo luận cặp.
- 1, 2 HS trình bày trước lớp.
- HS đọc phần chữ nhỏ (Tr.18)
- Không hề xảy ra trộm cướp...Bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan,..
- HS quan sát H.2 : Nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống,..
- Lớp thảo luận cặp.
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- HS đọc kết luận cuối bài.
Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc.
A. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn; tăng cường ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Ghi sẵn đề bài lên bảng.
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ.
- Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
III. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:
 b/ Nội dung.
1. Hướng dẫn HS kể chuyện.
* HD HS hiểu đúng yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- GV nhấn mạnh gợi ý. Nhắc HS nên kể chuyện ngoài SGK.
* Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện:
- GV nhắc HS kể chuyện tự nhiên theo gợi ý 2. Đối với câu chuyện dài chỉ cần kể 1, 2 đoạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà tập kể chuyện. Chuẩn bị tiết kể chuyệ tuần 9
- Hát.
- 2, 3 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc tiếp nối gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Cá nhân thi kể chuyện trước lớp. Trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán
So sánh hai số thập phân.
A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
- GD HS lòng say mê toán học.
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ghi nhớ bài trước?
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân để được số thập phân có phần thập phân là 4 chữ số:
85,03; 201,68; 18.
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
1. So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau:
* Ví dụ 1: So sánh 8,1m và 7,9m
8,1m = 81dm
7,9m = 79dm
Ta có: 81dm >79dm
Tức là : 8,1m >7,9m
Vậy : 8,1 >7,9 (phần nguyên có 8 >7)
- GV ghi bảng kết luận : Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
2. So sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau :
*Ví dụ 2: So sánh 35,7 m và 35,698m
- Em hãy so sánh phần nguyên của hai số thập phân trên?
- GV: Hai số thập phân trên có phần nguyên bằng nhau (35m). Ta so sánh các chữ số ở phần thập phân.
- Yêu cầu HS so sánh: 
700 mm > 698 mm.
Nên: .
Do đó; 35,7 m > 35,698 m.
Vậy: 35,7 > 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7 >6).
- GV kết luận: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3. Cách so sánh hai số thập phân:
- GV kết luận (SGK).
VD: 2001,2 > 1999,7 (vì 2001 > 1999)
78,469 < 78,5 (vì 4 <5)
630,72 > 630,70 (vì 2 > 0)
4. Thực hành:
Bài 1. So sánh hai số thậpphân
- GV nhận xét, chữa. 
Bà ...  Về nhà có thể nấu cơm giúp bố, mẹ.
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức.
Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Giáo dục ý thức hướng về cội nguồn.
B. Đồ dùng dạy học:
- HS sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- GV : các câu ca dao, tục ngữ, thơ ...nói về lòng biết ơn tổ tiên.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã làm được những việc gì thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Và có những việc nào chưa làm được?
- Nêu ghi nhớ bài ở tiết 1?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
HĐ 1: Bài tập 4 (Tr.15). Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương. 
Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
Cách tiến hành:
- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/ 3 hàng năm thể hiện điều gì?
- GV nhận xét, kết luận về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
HĐ 2: Bài tập 2. Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (10’)
Mục tiêu: HS tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.
Cách tiến hành:
- GV chúc mừng các HS đó và hỏi:
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 3 – BT 3: Đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên. (10’)
Mục tiêu: Củng cố bài học.
Cách tiến hành:
- GV cùng lớp nhận xét.
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Khen ngợi HS chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
- Chuẩn bị bài : Tình bạn.
- Hát + báo cáo sĩ số.
- 2, 3 HS liên hệ bản thân.
- 1, 2 HS nêu ghi nhớ.
- HS đọc bài tập 4.
- HS lần lượt lên giới thiệu tranh, ảnh đã sưu tầm được về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- HS nêu cảm nghĩ.
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- HS tiếp nối lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc nội dung yêu cầu BT 3.
- Thảo luận nhóm 4 (3’).
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS đọc lại ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
A. Mục tiêu:
- Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đợ vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
B. Đồ dùng dạy học:
- PBT 3 cho 3 tổ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra)
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
a. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
- Các đơn vị đo độ dài đã học?
- GV nhận xét, kết luận:
km; hm; dam; m; dm; cm; mm.
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
- GV nhận xét, kết luận.
1 km = 10 hm
1 hm = km = 0,1 km.
1 m = 10 dm; 1 dm = m = 0,1 m.
1 km = 1000 m; 1 m = km = 0,001 km.
1 m = 100 cm; 1 cm = m = 0,01 m
1 m = 1000 mm; 1mm = m = 0,001 m
3. Ví dụ: 
VD 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
6 m 4 dm = ... m
- GV nhận xét, kết luận.
Vậy: 6 m 4 dm = m = 6,4 m
VD 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
3 m 5 cm = ... m
8 dm 3 cm = ... dm
8 m 23 cm = ... m
8 m 4 cm = ... m
- GV nhận xét, chữa. 
4. Thực hành: 
Bài 1 (Tr.44). Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét, chữa. 
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
a) Có đơn vị đo là m:
b) Có đơn vị đo là dm:
- GV hướng dẫn cách làm bài.
- GV nhận xét, chữa. 
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV chia 3 tổ HS. Phát PBT cho các tổ.
- GV nhận xét, chữa. Kết luận tổ đạt kết quả xuất sắc nhất.
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà ôn tập và chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Hát.
- HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học (từ lớn đến bé).
- HS nêu nhận xét về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (0,1) đơn vị liền trước nó.
- Cá nhân lần lượt nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- HS nêu cách làm.
- Làm bảng con
- HS nêu yêu cầu BT.
- Lớp làm vào vở.
- Cá nhân lên bảng chữa.
- HS nêu yêu cầu BT. 
- Lớp tự làm bài, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Thi điền tiếp sức giữa 3 nhóm.
a. 5 km 302 m = km = 5,302 km
b. 5 km 75 m = km = 5,075 km
c. 302 m = km = 0,302 km.
Tập làm văn.
Luyện tập tả cảnh. (Dựng đoạn mở bài, kết bài).
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết trong bài văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (bài tập 2 giờ trước)
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1 (Tr 83).
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- Lớp đọc thầm 2 cách mở bài. Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi?
- Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp? Đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó?
Bài 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng)
- Yêu cầu lớp đọc thầm 2 kiểu mở bài và tả lời câu hỏi.
- Cho biết điểm giống và khác nhau giữa 2 đoạn kết bài không mở rộng (a) và kết bài mở rộng (b)?
Bài 3: Viết 1 đoạn mở bài kiểu gián tiếp và 1 đoạn mở bài kiểu mở rộng cho bài văn ta cảch thiên nhiên ở địa phương em.
- Gợi ý:
+ Viết đoạn mở bài gián tiếp, có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương.
+ Viết kết bài mở rộng, có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa từng bài.
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV chốt kiến thức.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Luyện tập thuyết trình tranh luận.
- Hát + sĩ số.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả).
- Thảo luận nhóm 4.
- Đoạn a: Kiểu mở bài trực tiếp.
- Đoạn b: Kiểu mở bài gián tiếp.
- HS đọc bài tập 2.
+ Kết bài không mở rộng: Sau khi cho biết bố cục, có lời bình luận thêm
- Giống: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thắm thiết của bạn HS với con đường
- Khác: 
+ Kết bài không mở rộng: Khẳng điịnh con đường rất thân thiết với bạn HS.
+ Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch, đẹp.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhắc lại kiến thức về kiểu mở bài gián tiếp, kiểu kết bài mở rộng
- Cá nhân làm bài vào nháp. 2 HS làm bài vào giấy.
- Cá nhân đọc bài.
- 2 HS dán bài.
Thể dục.
Động tác vươn thở và tay. Trò chơi: Dẫn bóng..
A. Mục tiêu:
- Học 2 động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi : “Dẫn bóng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động.
B. Địa điểm – phương tiện :
-Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi.
C. Nội dung và phương pháp:
I. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Kiểm tra trang phục.
- Chạy thành 1 hàng dọc.
- Khởi động xoay các khớp. cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Trò chơi 7 úp.
II. Phần cơ bản:
1. Học động tác: Vươn thở
TTCB 1 2 3 4 
2. Học động tác: Tay.
TTCB 1 2 4 5
3. Ôn 2 động tác : Vươn thở và tay.
4. Trò chơi : Dẫn bóng.
III. Phần kết thúc:
- Thả lỏng.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giả kết quả học tập. Giao bài tập về nhà: Ôn 2 động tác.
7’
1-2 vòng
25’
3 - lần
2 ´ 8 N
3 – 4 lần
2 ´ 8 N
2 -3 lần
2 ´ 8 N
5’
Đội hình nhận lớp.
Đội hình khởi động.
Đội hình luyện tập
- Chia tổ luyện tập.
- Tập báo cáo, 1 lần 2 ´ 8 N
10 m
 CB XP
Đội hình trò chơi.
Sinh hoạt tập thể
sơ kết tuần 8
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nhận ra được những ưu điểm, tồn tại trong tuần học vừa qua từ đó đề ra những biện pháp tích cực cho tuần kế tiếp.
- GD HS tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên.
II. Các hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Cán sự lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua.
HĐ 2: Nhận xét của GV.
Ưu điểm:
Duy trì, đảm bảo được sĩ số và tỉ lệ chuyên cần cao.
Có ý thức chuẩ bị bài và học bài ở nhà chu đáo.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội tổ chức.
Tham gia tốt việc lao động, vệ sinh trường lớp.
Tuyên dương:
Tồn tại:
Một số ít học sinh ý thức chưa cao, cụ thể là: chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, ý thức tự giác tham gia lao động chưa cao, chưa chú ý nghe giảng...
Nhắc nhở:
HĐ 3: Tổ chức vui văn nghệ, và trò chơi mà học sinh yêu thích.
Âm nhạc
Ôn tập hai bài hát: Reo vang bình minh – Hãy giữ cho em bầu trời xanh. nghe nhạc
A. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của hai bài: Reo vang bình minh và Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS có những cảm nhận về bản nhạc được nghe.
B. Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ gõ : Song loan.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS xung phong hát một trong hai bài hát Reo vang bình minh; Hãy giữ cho em bầu tròi xanh.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nội dung.
HĐ 1: Ôn tập hai bài hát: 
a/ Bài “Reo vang bình minh”
+ Tập hát đối đáp và đồng ca.
+ Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
- Hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
- Nêu cảm nhận của em về bài hát “Reo vang bình minh”?
b) Bài “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”
+ Tập hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi.
+ Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca, đến đoạn 2 có lời: La la la ...vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
- Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình?
- Hãy hát 1 câu trong bài hát khác về chủ đề hoà bình?
HĐ 2: Nghe nhạc. 
 - GV bật băng cho HS nghe một bài hát thiếu nhi.
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu ôn hai bài hát.
- Chuẩn bị học hát : Những bông hoa những bài ca.
- Hát
- 2, 3 em hát đơn ca.
- Lớp ôn tập bài hát.
- Một vài tốp lên biểu diễn.
- Lên đàng; Giải phóng Miền Nam; Tiến về Sai Gòn;... 
- HS nêu cảm nhận.
- Lớp luyện hát ĐT + dãy.
- Một vài tốp lên biểu diễn.
- Hình ảnh tượng trưng cho hoà bình : Hãy bay lên chim bồ câu trắng
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 8 LAN.doc