Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 2: TẬP ĐỌC : Cái gì quý nhất

 I.MỤC TIÊU

1. Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 2. Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận:

 (trả lời được câu hỏi 1,2,3) người lao động là quý nhất

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1: Chào cờ : Đầu tuần 9 ( Lớp trực 4B, TPT đội)
______________________________________________
 Tiết 2: Tập đọc : Cái gì quý nhất
 I.Mục tiêu
1. Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2. Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận:
 (trả lời được câu hỏi 1,2,3) người lao động là quý nhất
 II. Đồ dùng dạy học
- tranh minh hoạ SGK
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
H: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
H: Em thích nhất cảnh vật nào trong bài ? vì sao?
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1.giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- Gọi HS nêu từ khó 
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
b) Tìm hiểu bài :
- yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
H: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV; khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
H: chọn tên khác cho bài văn?
 H: nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc bài 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- HS đọc thầm đoạn, câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo
- HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, người lao động là quý nhất...
- Người lao động là quý nhất
- 1 HS đọc
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
______________________________________________
 Tiết 3: Toán
 Luyện tập
Mục tiêu:Giúp HS : 
Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số đo thập phân .
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 44 SGK( Thời gian còn lại của tiết học, học sinh làm BT4)
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ(5') :
- GV gọi HS lên bảng làm các bài tập 
- GV đánh giá ghi điểm.
B. Bài mới : 
*Giới thiệu bài(1') : Trong tiết học này các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
* Hoạt động 1(6'): Củng cố các kiến thức có liên quan:
- Y/C HS nhắc lại bảng đơn vị đo đọ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề nhau.
- Chốt lại các kiến thức liên quan.
* Hoạt động 2(25'):Luyện tập viết số đo độ dài 
dưới dạng STP 
Bài 1 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài có hai tên ĐV thành số đo có 1 tên ĐV trong MQH giữa m-cm
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng, sau đó
- N hận xét và cho điểm HS, chốt lại cách làm bài: Trước hết phải viết số đo đó dưới dạng hỗn số rồi mới viết dưới dang STP
Bài 2 : Củng cố cách viết số đo độ dài từ bé đến lớn dưới dạng STP
 - GV gọi 1HS đọc đề bài.
 - GV viết lên bảng : 315cm = ... m và - Ycầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 cm thành ssó đo có đơn vị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV Ycầu HS làm bài
GV chữa bài và cho điểm HS.
- Chốt lại cách làm nhanh và đơn giản : Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
hân tích 315cm ta được : 3 m 1 dm5 cm
 Vậy 315cm = 3,15m.
Bài 3 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài có hai tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị trong mối quan hệ giữa m- km
 - GV Ycầu HS đọc đề bài.
 - GV nhắc HS làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1. Sau đó Ycầu HS làm bài tập. 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài có 1 tên ĐV thành số đo có 2 tên ĐVtrong MQH giữa các đơn vị đo trong bảng
- GV Ycầu HS đọc đề bài.
 - GV Ycầu HS thảo luận để tìm cách làm phần a) , c),
- GV cho HS phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách ....
C. Củng cố dặn dò (1'):
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết 
- 3 HS nhắc lại.
- Lớp nhận xet bổ sung
* Hoạt động cá nhân, lớp
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 35m 23cm = 35m = 35,23m
- 1 HS chữa bài của bạn. HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp. 
- Nghe GV hướng dẫn cách làm
 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 234cm = 200cm + 34 cm = 2m 34 cm
 = 2m = 2,34m....
- HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 3km 245m = 3km = 3,245km....
- HS chữa bài của bạn. HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
- HS đọc thầm đề bài trong SGK
- HS trao đổi và tìm cách làm.
- Một số HS trình bày cách làm của mình.
- HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu phần a), c)
- HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
___________________________________________________
 Tiết 4 : Chính tả : ( Đ/C : Nguyễn Ngọc Bình dạy)
Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1: Tập đọc : Đất Cà Mau
I. Mục tiêu
 1. Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 2. Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau( trả lời được các câu hỏi trong sgk)
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ bài đọc
- Bản đồ VN
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
GV chỉ bản đồ và giới thiệu về Đất Cà Mau 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- HS đọc toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc
- Gọi HS đọc 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Phũ: thô bạo dữ dội..
H: hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 1: Mưa ở Cà Mau
 H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
H: Người Cà Mau dựng được nhà cửa như thế nào?
H: Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
H: Người dân Cà mau có tính cách như thế nào?
H: Em đặt tên cho đoạn văn này là gì?
GV ghi ý 3: tính cách người Cà Mau
Nội dung bài là gì?
c) luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài'
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm ra cách đọc
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm
-3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó
- HS đọc 
- HS đọc chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc thầm bài và câu hỏi, 1 HS đọc câu hỏi cho cả lớp nghe
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột , dữ dội nhưng chóng tạnh
+ Mưa ở cà Mau...
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng rễ dài cắm sâu vào .... 
+ nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng ...
 + Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể chuyện và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
+ Tính cách người Cà Mau
+ Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- 1 HS đọc
- HS đọc trong nhóm 
- 3 HS đại diện 3 Nhóm thi đọc
_________________________________________________________________
 Tiết 2 : Toán : 	
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập 1, 2a,3 trang 45 SGK
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A.Kiểm tra bài cũ (5'):
- GV gọi HS lên bảng làm các bài tập
- GV đánh giá ghi điểm.
B. Bài mới : 
* Giới thiệu bài(1') : Thông qua bài cũ
*Hoạt động 1(6'): Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng.
a)Ôn bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV Ycầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- 1 HS kể trước lớp. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- HS viết để hoàn thành bảng đơn vị đo như SGK
Lớn hơn kg
Kg
Nhỏ hơn kg
Tấn
Tạ
Yến
Kg
Hg
Dag
g
b. Ôn q uan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
 - GV yêu cầu : Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki-lô-gam và hé-tô-gam, giữa ki-lô-gam và yến.
- GV viết lên mối quan hệ trên vào cột ki-lô-gam.
- GV hỏi và viết tiếp tới các đơn vị đo khác, hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như phần đồ dùng dạy học.
- GV hỏi tổng quát : Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau? 
c) Ôn quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
- GV Ycầu HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa tấn với ki-lô-gam, giữa tạ với ki-lô- gam.
*Hoạt động 2(6'): Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
 - GV nêu ví dụ : Tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm.
 5tấn 132kg = ... tấn
 - GV Ycầu HS thảo luận để tìm số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét cách làm mà HS đưa ra, nếu HS làm đúng như SGK 
* Hoạt động 3(22'): Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Củng cố cách chuyến đổi đơn vị đo KL dưới dạng STP
- GV Ycầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài và KL cách làm của HS : Viết dưới dạng hỗn số rồi viết dưới dạng STP.
Bài 2 : Củng cố cách chuyến đổi đơn vị đo KL dưới dạng STP
 - GV gọi HS đọc đề bài
 - GV Ycầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm  ... n
H: các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
H: ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi các ý sau lên bảng
+ Đất: có chất màu nuôi cây
+ nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ không khí: cây cần khí trời để sống
+ ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
H: ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
GVKL: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện ...
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kl: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, .....
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
H: Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
H: bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung
+ Cây xanh cần đất, nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
*) HS đọc
+ bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
_______________________________________________
 Tiết 3 : Toán : Luyện tập chung
I. Mục tiêu:Giúp HS .
- Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải toán.
II. Chuẩn bị:
- Ôn lại các kiến thức ó liên quan.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (4'):
- GV gọi HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. 
- GV đánh giá ghi điểm.
B. Bài mới : 
* Giới thiệu bài(1') : Trực tiếp
*Luyện tập(30'): Bài 1, 2, 3, 4 trang 48
Bài 1 : Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng STP và mối quan hệ giữa dm- m- cm
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS nêu Y/C
- GV gọi HS nêu lại MQH giữa các đơn vị đo 
 - GV Ycầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2 : Củng cố cách viết số đoKL dưới dạng STP mối quan hệ giữa kg và g
- GV Ycầu HS đọc đề bài và và nêu cách làm bài.
- GV Yêu cầu HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
* Mở SGK trang 48
- 2 HS nêu 
- 1 HS nêu : ...viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét và thống KQ:
a) = 3,6m; b) = 0,4m; c) = 34,05m; d) = 3,45m
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài.
*) HS đọc đề bài SGK, sau đó nêu cách làm
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài tập của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 3; 4 : Củng cố cách viết số đo độ dài, đo KL dưới dạng STP; mối quan hệ giữa dm- cm- m và giữa kg- g 
- GV Ycầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- Giúp đỡ HS yếu: Tâm; Dũng.
C. Củng cố dặn dò(1') :
 - Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Thống nhất KQ đúng: 
+ Bài 3: 42,4dm; 56,9mm; 26,02m
+ Bài 4: 3,005kg; 0,03kg; 1,103kg
- HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
 Tiết 4 : Sinh hoạt : Sinh hoạt cuối tuần 9
I) Mục đích, yêu cầu :
- Giúp hs nhận ra những kết quả đã đạt được, những ưu điểm trong tuần qua. Những sai sót, những tồn tại trong tuần để từ đó có hướng phát huy những ưu diểm và khắc phục những tồn tại. Đề ra được kế hoạch hoạt dộng trong tuần 10 nhằm thúc đẩy việc học tập tốt hơn. Chào mừng Đại hội Liên Đội 
II ) Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần 9:
A) Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 9 :
- Các tổ trưởng tự nhận xét hoạt động của tổ : 
 + Chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại của tổ , trong tuần 9
- GV nhận xét, đánh giá tổng hợp lại :
* ) ưu điểm : 
+) Học sinh đi học đầy đủ chuyên cần, học bài, làm bài tương đối tốt 
+ Chăm sóc tốt công trình măng non., vệ sinh sạch sẽ lớp học sân trường . Đóng góp các khoản tương đối , 
*)Tồn tại : 
+) Vẫn còn có hiện tượng nghịch trong lớp học, chưa chú ý nghe giảng như em 
B) Xây dựng kế hoạch cho tuần 10:
HS : Tự đề ra kế hoạch cho tuần tới theo tổ của mình : Thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Liên Đội . “ Điểm 10 tặng thầy cô giáo “
Đại diện các tổ trình bày kế hoạch của tổ mình đã đề ra, lớp có thẻ bổ sung cho tổ của bạn.
GV : để hưởng ứng ngày đại hội Liên Đội lớp phát động phong trào “Hoa điểm 10 tặng thầy cô giáo”. Đi học đầy đủ chuyên cần. Tham gia tích cực các hoạt động của liên Đội
- Thi vở sạch chữ đẹp của Lớp
- Chấm bồn hoa cây cảnh, trang trí lớp học của trường 
- Thi văn nghệ. Đóng góp về quỹ các loại theo quy định đầy đủ .
_________________________________________________________
Chiều thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1+2: BD toán: Chuyên đề 
Ôn giải toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu ) và tỉ số của hai số
I-Mục tiêu :
Tiếp tục củng cố giai bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu ) và tỉ số của hai số 
Rèn kĩ năng gải toán tổng (hiệu) –tỉ số có liên quan đến phần còn lại bằng nhau
II – Hoạt động dạy học chủ yếu :
Gv hướng dẫn HS làm các bài tập sau 
Bài 1 : Một cửa hàng có 450 l dầu đựng vào 3 thùng .Biết rằng 1/5 số dầu thùng thứ nhất nhiều hơn 1/4 số dầu thùng thứ hai là 6 l và số dầu thùng thứ ba bằng 1/3 số lít dầu mà cửa hàng có ,hỏi mỗi thùngchứa bao nhiêu lít dầu ? 
HD : Số lít dầu thùng thứ ba có là : 450 x 1/3 = 150 (l)
Số lít dầu thùng thứ nhất và thùng thứ hai có là: 450 – 150 =300 (l)
Theo bài ra : Nếu 1/5 số dầu thùng thứ nhất bớt 6 lít,và cả thùng thứ nhất bớt đi : 6 x5 =30 (l) thì 1/5 số dầu còn lại ở thùng thứ nhất bằng 1/4 số dầu ở thùng thứ hai.
Khi đó số dầu ở thùng thứ nhất và thùng thứ hai là :
300 – 30 =270 (l)
Khi đó ta có sơ đồ
Thùng thứ nhất 270 l
Thùng thứ hai:
Tổng số phần bằng nhau là : 4+5 = 9(phần)
Giá trị của một phần là : 270 : 9 = 30(l)
Số lít dầu thùng thứ hai có là : 30 x4= 120 (l)
 Số lít dầu thùng thứ nhất có là : 300 – 120 = 180 (l)
 Đáp số:180 l; 120l ; 150 l
Bài 2: Tổng ba số là 117 . Nếu thêm vào số thứ nhất 23 đơn vị thì số thứ nhất bằng tổng của số thứ hai và số thứ ba . Nếu chuyển từ số thứ hai sang số thứ ba 15 đơn vị thì1/2 sốthứ hai bằng 3/4 số thứ ba.Tìm ba số ?
HD : Nếu thêm vào số thứ nhất 23 đơn vị thì số thứ nhất bằng tổng của số thứ hai và số thứ ba nên số thứ nhất kém tổng của số thứ hai và số thứ ba 23 đơn vị .
Số thứ nhất là : (117 – 23) : 2 = 47 
Tổng của số thứ hai và số thứ ba là: 117 – 47 = 76 
Khi chuyển từ số thứ hai sang số thứ ba 15 đơn vị thì tổng của số thứ hai và số thư ba không thay đổi và vẫn là 70. Ta có 1/ 2 = 3/6 
Theo đề bài ta có : nếu chuyển từ số thứ hai sang số thứ ba 15 đơn vị thì 1/2 số thứ hai bằng 3/4 số thứ ba. Hay khi đó 3/6 số thứ hai bằng 3/4số thứ ba.
Suy ra khi đó 1/6 số thứ hai bằng 1/4 số thứ ba .
Nên khi đó ta có sơ đồ :
Số thứ hai:
 70
Số thứ ba 
 Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là : 6 + 4 = 10 ( phần )
Số thứ hai khi đã chuyển cho số thứ nhất 15 đơn vị là : 70 : 10 x 6 = 42
 Số thứ hai lúc đầu là : 42 + 15 = 57
 Số thứ ba lúc đầu là : 70 – 57 = 13
 Đáp số : 47 ; 57 ; 13
Bài 3: Mẹ có 30 cái kẹo chia cho hai anh em .Nếu anh ăn đi 2 cáivà cho em thêm 1 cái thì số kẹo của anh còn lại bằng số kẹo của em .Hỏi lúc đầu mỗi người được mẹ chia bao nhiêu cái kẹo ?
HD : Tổng : ẩn ; Tỉ số: ; Hai số : Số kẹo còn lại của anh ; Số kẹo còn lai của em
- HS tự làm bài sau đó chữa bài
- GV nhận xét
*Củng cố- dặn dò : Dặn HS về làm lại bài.
 Tiết 3: BDHSG: Tiếng việt : 
Luyện tập về từ đồng nghĩa – trái nghĩa
I) Mục tiêu : - Giúp hs khá giỏi hệ thống những kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Giải bài tập về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong sách Tiếng việt nâng cao lớp 5
- Rèn luyện sự yêu thích học tiếng việt, sự thông minh , nhanh nhẹn trong tiếng việt.
II) Chuẩn bị: Các bài tập trong SGK Tiếng việt nâng cao trang 51,52. Chép vào bảng phụ Bài tập 1 , 3, 4
 - Bảng phụ để HS làm BT 2, 3, 4
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Nhắc lại kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Gọi hs lần lượt nhắc lại kkhái niệm về từ đồng nghĩa
- HĐ 2: Làm một số bài tập 
Bài 1: GV cho HS đọc đề trong Sách TV nâng cao trang 51. HS thảo luận nhóm hai Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt.
Bài 2: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:
- lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.
 - Oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
 - ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca.
Bài 3: GV treo bảng phụ ghi bài tập 3 ( BT1 trang 52) , Gọi HS đọc và yêu cầu một HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở, GV thu chấm 
Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
a. Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới sa nửa vời
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
b. Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
c. Đắng cay mới biết ngọt bùi
 Đường đi, muôn dặm đã ngời mai sau.
Bài 4: GV treo bảng phụ ghi bài tập 4 (trang 52) , Gọi HS đọc và yêu cầu một HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
 Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng,.
b. ở mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa.
VD: thật thà, chân thật/ dối trá, giả dối) .
HĐ 3: Củng cố dặn dò: Về xem lại bài và chuẩn bị Tuần sau ôn về từ trái nghĩa.
- HS nối tiếp nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- 2 HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm hai, tìm và nêu các từ đồng nghĩa trong từng nhóm từ
- HS tự làm bài độc lập vào vở, một HS làm vào bảng phụ.
- HS đọc đề. Một HS lên làm bảng phụ, lớp làm vở:
- HS đọc đề. Một HS lên làm bảng phụ, lớp làm vở:
- HS lắng nghe, về thực hiện theo lời cô dặn.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_9_chuan_kien_thuc.doc