Giáo án giảng khối 3 tuần 6

Giáo án giảng khối 3 tuần 6

Đạo đức

BÀI 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2)

I. Mục tiu:

- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.

- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

II. Chuẩn bị:

- GV:

 Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập (4 tờ) (Hoạt động- Tiết 2).

- HS: SGK

III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: giảng giải, hỏi đáp, gợi mở, thảo luận nhóm

IV. Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng khối 3 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng: Khối 3
Tuần: 06
(Từ ngày 20 – 09 – 2010 đến ngày 24 – 09 – 2010)
Thứ / Ngày
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
(23 – 08 – 2010)
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Tự làm lấy việc của mình
Bài tập làm văn
Bài tập làm văn
Luyện tập
Thứ ba
(24 – 08 – 2010)
Toán
Chính tả
Tập viết
TN & XH
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
Nghe – viết: Bài tập làm văn
Ôn chữ hoa: D, Đ
Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
Thứ tư
(25 – 08 – 2010)
Toán
LT & C
Thủ công
Tập đọc
Luyện tập
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
Gấp, cắt, dán ngôi sao (NC) và lá cờ đỏ sao vàng
Nhớ lại buổi đầu đi học
Thứ năm
(26 – 08 – 2010)
Toán
TN & XH
Phép chia hết và phép chia có dư
Cơ quan thần kinh
Thứ sáu
(27 – 08 – 2010)
Chính tả
Toán
TLV
SHTT
Nghe – viết: Nhớ lại buổi đầu đi học
Luyện tập
Kể lại buổi đầu em đi học
Thứ hai, ngày 20 tháng 09 năm 2010
Tuần: 06 (Từ ngày 20 – 09 – 2010 đến ngày 24 – 09 – 2010)
Đạo đức
BÀI 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II. Chuẩn bị:
- GV:
 · Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập (4 tờ) (Hoạt động- Tiết 2).
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: giảng giải, hỏi đáp, gợi mở, thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định
b. KTBC:
c. Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát biểu thảo luận cho 4 nhóm.
- Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải lên 
 gắn kết quả trên bảng.
Nội dung phiếu thảo luận:
 Điền đúng(Đ) hay sai(S) và giải thích 
 tại sao vào trước mỗi hành động sau:
a) Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình
b) Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén - công mà Tùng được bố giao.
c) Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d) Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
e) Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. Đáp án đúng:
S; b) S; c) Đ; d) S; đ) Đ.
Kết luận: Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
- Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên 
 trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, cả 
 lớp nhận xét.
- 1 đến 2 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Đóng vai
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm và thảo luận và đống vai xử lí tình huống sau:
Tình huống:
Việt và Nam là đôi bạn rất thân.Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam mỗi khiNam bị điểm kém. Thương bạn ở trên lớp hễ có dịp là Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế, Nam ít bị đánh đòn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt, em sẽ làm gì?
- Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải 
 quyết của từng nhóm.
Kết luận: Việt thương bạn nhưng làm như thế là hại bạn. Hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
3. Kết luận: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.
- Tiến hành thảo luận nhóm và đóng vai. Sau đó đại diện 4 nhóm đóng vai, giải quyết tình huống. Sau mỗi lần có nhóm đóng vai. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- 1 đến 2 HS nhắc lại.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
- Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
- Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II. Chuẩn bị:
- GV:
Tranh minh họa các đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một chiếc khăn mùi soa.
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu : hỏi đáp, thảo luận nhóm, giảng giải, gợi mở, 
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định
b. KTBC:
3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết.
GV nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài:
- Trong giờ tập đọc này, các em sẽ được làm quen với bạm Cô - li - a. Cô - li - a là một học sinh biết cố gắng làm bài tập trên lớp. Bạn có biết làm những điều mình đã nói. Đó là những điều gì ? Các em đọc bài tập làm văn sẽ hiểu.
Tập đọc
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’) 
 a. Đọc mẫu
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật:
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
+ Giọng nhân vật “tôi” : hồn nhiên, nhẹ nhàng.
+ Giọng mẹ : ấm ái, dịu dàng.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (đọc 2 lượt)
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy khi đọc câu
- Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết.//
- Cô – li – a này. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.//
- Giải thích các từ khó
- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:
+ Đây là loại khăn gì?
+ Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt.
+ Thế nào là viết lia lịa?
+ Là viết rất nhanh và liên tục
+ Thế nào là ngắn ngủn, hay đặt câu với từ này? 
+ Ngắn ngủn là rất ngắn và có ý chê. Đặt câu : Mẫu bút chì ngắn ngủn.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thì đọc tiếp nối
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
 - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này
- Đó chính là Cô - li - a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình.
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
- Cô giáo giao đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài tập làm văn ?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời : Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô - li - a . Đôi khi Cô - li - a chỉ làm một số việc vặt.
- Cô - li - a thấy khó khi phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng Cô - li - a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô - li - a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trước nội dung bài.
- 1 HS đọc đoạn 3 trứơc lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a đã làm cách gì để bài viết dài ra? 
- Cô - li - a đã cố nhớ lại những việc 
mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô - li - a còn viết rằng “ em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả” 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời.
a. Khi mẹ bảo Cô - li - a giặt quần áo, lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo.
b. Cô - li - a vui vẽ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình. 
- Em học đựơc điều gì từ bạn Cô - li - a ? 
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em : 
+ Tình thương yêu đối với mẹ.
+ Nói lời biết giữ lấy lời.
+ Cố gắng khi gặp bài khó
- GV chốt lại : Điều cần làm ở Cô - li - a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm.
Kết luận : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’’)
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3, 4 của bài
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm học tốt.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài. 
KỂ CHUYỆN 
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK.
- 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- Hướng dẫn :
+ Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của một đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện.
+ Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kễ một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời c ...  Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Bước 1 :
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1,2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi trang 45 SGV
- Làm việc theo nhóm. 
Bước 2 :
- GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng và yêu cầu một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tủy sống, các dây thần kinh .
- 1, 2 HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Kết luận : Cơ quan thần kinh gồm có bôï não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN 
Bước 1 : 
- GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- HS chơi trò chơi
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS : Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi :
- Làm việc theo nhóm. 
+ Não và tủy sống có vai trò gì ?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng ?
Bước 3 :
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Kết luận : - Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ.
3. Kết luận: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU 
- Nghe và viết lại chính xác đọan từ Cũng như tôi ....cảnh lạ trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/ oeo (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/ b
II. Chuẩn bị:
- GV:
Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: hỏi đáp, giảng giải, hướng dẫn làm BT, viết CT
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau : lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu, khỏe khắn. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Nhận xét, cho điểm HS 
c. Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả này c1c em sẽ viết đọan cuối trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học và làm bài tập chính tả phân biệt eoloeo, s/x.
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’) 
a) Trao đổi về nội dung của đoạn văn 
- GV đọc đoạn văn một lần.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại 
- Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Đám học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè
- Hình ảnh nào cho em biết điều đó?
- Hình ảnh : đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọan văn có mấy câu
- Đọan văn có 3 câu 
- Trong đọan văn những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu phải viết hoa
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp
d) Viết chính tả 
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (7’) 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu cầu HS tự làm 
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Đọc lại lời giải và làm vào vở : nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngọeo đầu
Bài 3
GV có thể lực chọn phần a) hoặc b) tùy lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc.
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK 
- Phát giấy và bút cho các nhóm
- Nhận đồ dùng học tập
- Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Tự làm bài 
- Gọi 2 nhóm đọc lời giải, các nhóm khác bổ sung nếu sai 
- 2 nhóm đọc lời giải 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Đọc lại lời giải và viết bài vào vở : Siêng năng – xa – xiết 
3. Kết luận: (3’) 
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. HS nào viết xuất, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài. 
Tiết : 30	Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
II. Chuẩn bị:
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: luyện tập, thực hành, hỏi đáp, gợi mở
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
- HS lên bảng làm bài 1, 3 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
c. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Y/c HS từng lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn
*17 chia 2 được 8, viết 8
* 8 nhân 2 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1
 17 2
 16 8 
 1
- Tìm các phép tính chia hết trong bài
- Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 
- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở
- HS làm xong 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Một lớp có 27 HS, trong đó 1/3 số HS là HS giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu HS giỏi ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
 Giải : 
Lớp đó có số HS giỏi là : 
 27 : 3 = 9 ( HS)
 Đáp số : 9 HS
Bài 4 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào ?
- Số dư có thể là 1, 2
- Có số dư lớn hơn số chia không ? 
- Không 
- Vậy trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào ?
- Là 2
- Vậy khoanh tròn vào chữ nào ?
- Chữ B
3. Kết luận: (5’)
- Về nhà làm bài 1, 2/
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). 
II. Chuẩn bị:
- GV:
Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: hỏi đáp, gợi mở, giảng giải,
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi :
+ Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường 
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 3
Nhận xét và cho điểm HS
c. Giới thiệu bài:
- Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu.
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Kể lại buổi đầu đi học (15’) 
- Hướng dẫn : Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buồi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường? Hôm đó trường học trông thế nào? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó? 
- Gọi 1 đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu
- 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình 
- Làm việc theo cặp 
- Gọi một số HS kể trước lớp 
- Từ 5 – 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét Ví dụ : Kể lại buổi đầu đi học.
 Năm nay, em là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình.
 Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dạy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa em chiếc cặp sách và nói : “ Mẹ mong con gái sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo con nhé”. Bố đèo em đến trường. Trường của em đây rồi, trường tiểu học Thành Công B. Đến cổng trường bố chỉ lớp học cho em rồi bảo : “ Con hãy mạnh dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không dám. Vậy là bố dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết.
 Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đó.
- Nhận xét bài kể của HS 
Hoạt động 2 : Viết đọan văn (12’) 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa 
- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp 
- 3 - 5 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét
- Nhận xét và cho điểm HS, số bài còn lại GV thu để chấm sau tiết học
3. Kết luận: (3’) 
- Yêu cầu HS tìm hiểu về buổi đầu tiên đi học của một người thân trong gia đình về tập kể lại buổi đó
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 6.doc