Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

BÀI 1:

LỄ KHAI GIẢNG

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.

- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.

- HS biết yêu trường, yêu lớp.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Nội dung bài, Các yêu cầu khánh tiết.

HS; Hoa múa

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

Bước1: Chuẩn bị:

- Nhà trường họp để thống nhất chương trình lễ khai giảng.

- Gửi giấy mời.

- Hướng dẫn HS tập hát bài quốc ca, đội ca (theo đĩa)

- Tập đội hình đội ngũ.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 9
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em.
Bài 1:
Lễ khai giảng
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.
- HS biết yêu trường, yêu lớp.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài, Các yêu cầu khánh tiết.
HS; Hoa múa
III. Cách tiến hành:
Bước1: Chuẩn bị:
- Nhà trường họp để thống nhất chương trình lễ khai giảng.
- Gửi giấy mời.
- Hướng dẫn HS tập hát bài quốc ca, đội ca (theo đĩa)
- Tập đội hình đội ngũ.
- Tập văn nghệ.
- Trang hoàng khánh tiết.
Bước 2: Tiến trình lễ khai giảng:
Tuỳ vào điều kiện, nhưng cơ bản tổ chức như sau:
- Đội nghi thức diễu hành.
- Đón HS lớp 1.
- Chào cờ.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết năm học trước.
- Đọc thư của chủ tịch nước.
- Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng: đánh trống.
- Đại diện thầy - trò lên phát biểu và hứa quyết tâm.
- Đại diện Chính quyền phát biểu.
- Văn nghệ.
- Bế mạc.
Bài 2:
Xây dựng sổ truyền thống lớp em.
I. Mục tiêu:
- HS biết đóng góp công tác xây dựng sổ truyền thống lớp.
- GD HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II. Chuẩn bị:
- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19x26cm.
- ảnh chụp cho HS.
- Thông tin cá nhân, tổ.
- Bút màu, keo dán.
III. Cách tiến hành:
Bước1: Chuẩn bị:
- GV phổ biến mục đích làm tổ truyền thống lớp.
- Mỗi HS chuẩn bị một tấm ảnh và giới thiệu một vài dòng về bản thân, như:
+ Họ tên:
+ Giới tính, ngày sinh, quê quán, năng khiếu, sở thích.
+ Môn học yêu thích, môn thể thao - nghệ thuật yêu thích.
+ Thanh tích cá nhân.
- Các tổ chuẩn bị:
+ Chụp một bức ảnh chung cho tổ.
+ Viết một vài dòng giới thiệu vê tổ: Gồm mấy bạn, mấy nam, nữ, Tổ trưởng, tổ phó; thành tích, đặc điểm nổi bật.
- Cả lớp chuẩn bị:
+ Chụp 1-2 bức ảnh chung cho cả lớp.
+ Thành lập ban biên soạn Sổ truyền thống.
+ Ban biên tập thu thập các thông tin: Tổng số HS, Số HS nam, số HS nữ, Ban cán sự lớp, những đặc điểm nổi bật của lớp, thành tích đạt được về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động
Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp.
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân HS trong lớp.
- Sắp xếp tranh ảnh thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập các loại thông tin.
- Trình bày, trang trí sổ truyền thống.
Cấu trúc Sổ truyền thống như sau:
+ Trang bìa: Phía trên có tên trường – Chính giữa ghi chữ to: Sổ truyền thống lớp
+ Trang 1: Dán ảnh tập thể lớp.
Các trang sau sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:
1) Giới thiệu chung về lớp:
+ Tổng số HS? Số HS nam? Số HS nữ?
+ Giới thiệu về thầy cô giáo chủ nhiệm.
+ Giới thiệu về ban cán sự lớp.
+ Giới thiệu về tổ chức lớp.
2) Giới thiệu thành tích và các hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức.(nên có ảnh các hoạt động để sinh động hơn)
3) Giới thiệu về từng cá nhân HS.
Mỗi HS sẽ được dành 2 trang để giới thiệu về bản thân: Ghi tên, dán ảnh, các thành tích đạt được
4) Suy nghĩ, cảm tưởng của cá nhân HS về mái trường, về lớp học, về thầy cô, về các bạn (Phần này cuối năm HS ra trường mới ghi)
Lưu ý: Sổ truyền thống của lớp khi viết mỗi phần nên để lại một phần giấy để sau này còn bổ sung thêm nội dung khi cần thiết.
Bài 3:
Bày cỗ trung thu.
I.Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rã trong ngày hội.
II. Chuẩn bị:
- Các loại hoa quả để bày cỗ.
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ trung thu.
III. Các bước tiến hành:
Bước 1: Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động:
- GV nêu về ý nghĩa của ngày tết trung thu.
- Nêu ý nghĩa của mâm cỗ trung thu.
- Công bố danh sách ban giám khảo.
- Công bố giải thưởng.
Bước 2; GV hướng dẫn bày mâm cỗ trung thu.
- GV cho HS quan sát ảnh các mâm cỗ trung thu.
- Các tổ chuẩn bị nguyên liệu (Các loại quả).
- Chuẩn bị mâm, đĩa đựng quả.
- Chọn và đặt tên chủ đề cho mâm cỗ sẽ bày.
- Dựa vào chủ đề để chọn các loại quả và cách trình bày sao cho phù hợp.
- Các tổ tiến hành bày mâm cỗ trung thu (Gv quan sát, giúp đỡ).
Bước 3: Niêm yết biểu điểm chấm thi.
+ Loại A. Đúng thời gian, đẹp, phong phú, sáng tạo.
+ Loại B. Đúng thời gian, đẹp, chưa phong phú, sáng tạo.
+ Loại C. Đúng thời gian, trình bày chưa đẹp.
Bước 4: Tiến hành cuộc thi.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc, giới thiệu ý nghĩa cảu cuộc thi.
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- giới thiệu Ban giám khảo.
- Các đội tiến hành thi.
Bước 5: Đánh giá:
- Cho HS tham quan các mâm cỗ trung thu.
- Tổng hợp điểm – Trao giải.
Bước 6: Trao giải.
- Công bố điểm – giải.
- Đại diện Ban tổ chức trao giải.
Bài 4:
giao lưu tuyên truyền viên giỏi
về an toàn giao thông.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về Luật ATGT và phòng tránh các tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ em thông qua các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ.
- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.
- GDHS ý thức tôn trọng luật ATGT và cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
II. Chuẩn bị:
- Tài liệu về ATGT đường bộ.
- Loa, đài.
III. Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị: Trước đó cần cho HS nắm trước được:
- Chủ đề của cuộc giao lưu.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề.
- Nội dung: ATGT và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em.
- Hình thức: Giao lưu tuyên truyền về ATGT và phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểu phẩm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung: 4 điểm.
+ Tính sáng tạo: 1 điểm.
+ Phong cách thể hiện: 3 điểm.
+ Trang phục: 2 điểm.
- Các giải thưởng: 1 nhất, 1 nhì, 1 ba, 1 KK.
- Thành phần BGK là các thầy cô giáo trong trường.
- Chọn người dẫn chương trình.
- Phân công người trang trí , kê bàn ghế, phụ trách phần thưởng.
- Phân công các tiết mục văn nghệ.
- Dự kiến đại biểu mời tham dự.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi:
- ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình.
- Giới thiệu Ban giám khảo.
- Giới thiệu các đội thi- các đội thi giới thiệu về mình.
- Lần lượt các đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
Bước 3: Tổng kết - đánh giá:
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ của các đội.
- Ban giám khảo hội ý – Văn nghệ biểu diễn.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Đại diện lên nhận phần thưởng.
- Mời đại diện đại biểu lên trao thưởng.
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL K5.doc