Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 5

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 5

Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

HOẠT ĐỘNG 1

LỄ KHAI GIẢNG

1.1 Mục tiêu hoạt động.

- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.

- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng trong ngày khai giảng.

- HS biết yêu trường yêu lớp.

1. 2 Quy mô hoạt động.

- Tổ chức theo quy mô toàn trường.

1.3 Tài liệu và phương tiện.

- Cờ, loa, âmpli, trống,

1. 4 Cách tiến hành.

Bước 1: Chuẩn bị.

- Phối hợp với BGH, liên đội tổ chức lễ khai giảng.

- Tập luyện chuẩn bị khai giảng: Tập duyệt nghi thức, tập văn nghệ chào mừng, cờ, hoa.

- Trang trí khánh tiết.

Bước 2. Tiến hành lễ khai giảng.

- Đội nghi thức của trường rước ảnh Bác, đội cờ hồng tiếp sau là các lớp diễu hành.

- Đón học sinh lớp 1: các em học sinh lớp 1 cầm hoa, cờ tổ quốc diều hành qua lễ đài.

- Văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

- Chào cờ, sinh hoạt truyền thống.

- Hiệu trưởng nhà trường đọc thư của chủ tịch nước nhân lễ khai trường, đọc diễn văn khai trường.

- Đại diện chính quyền địa phương phát biểu ý kiến.

- Đại diện giáo viên, học sinh đọc lời hứa.

- Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh trống khai trường.

- Bế mạc lễ khai giảng.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 6134Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
HOẠT ĐỘNG 1
LỄ KHAI GIẢNG
1.1 Mục tiêu hoạt động.
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng trong ngày khai giảng.
- HS biết yêu trường yêu lớp.
1. 2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô toàn trường.
1.3 Tài liệu và phương tiện.
- Cờ, loa, âmpli, trống, 
1. 4 Cách tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị.
- Phối hợp với BGH, liên đội tổ chức lễ khai giảng.
- Tập luyện chuẩn bị khai giảng: Tập duyệt nghi thức, tập văn nghệ chào mừng, cờ, hoa.
- Trang trí khánh tiết.
Bước 2. Tiến hành lễ khai giảng.
Đội nghi thức của trường rước ảnh Bác, đội cờ hồng tiếp sau là các lớp diễu hành.
Đón học sinh lớp 1: các em học sinh lớp 1 cầm hoa, cờ tổ quốc diều hành qua lễ đài.
Văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
Chào cờ, sinh hoạt truyền thống.
Hiệu trưởng nhà trường đọc thư của chủ tịch nước nhân lễ khai trường, đọc diễn văn khai trường.
Đại diện chính quyền địa phương phát biểu ý kiến.
Đại diện giáo viên, học sinh đọc lời hứa.
Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh trống khai trường.
Bế mạc lễ khai giảng.
HOẠT ĐỘNG 2
XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP
2.1 Mục tiêu hoạt động
- HS biết đóng góp công sức xây dựng sổ truyền thống của lớp.
- GD HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
2.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
2.3. Cách tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị.
GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp.
Mỗi HS chuẩn bị 1 Bản giới thiệu về bản thân:
+ Họ và tên
+ Giới thính
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Năng khiếu, sổ trường.
+ Môn học yêu thích.
+ Thành tích về học tập, hoạt động
+ ..
Bầu ban biên tập sổ truyền thống
Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống.
Ban biên tập thu nhân thông tin về lớp, về các tổ về các cá nhân học sinh trong lớp.
sắp xếp thông tin theo từng loại.
Tổng hợp, biên tập các thông tin.
Trình bày, trang trí sổ truyền thống.
( Cầu trúc sổ truyền thống như sau:
Trang bìa: Có tên trường -> Sổ truyền thống -> Năm học.
Trang 1: Dán ảnh chung của lớp.
Các trang tiếp theo có các nội dung sau:
1) Giới thiệu chung về lớp.
+ Số học sinh? Nam? Nữ?
+ Giứo thiệu về thầy cô chủ nhiệm.
+ Ban cán sự lớp.
+ ..
2) giới thiệu các thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp: Văn nghệ, thể thao, học tập, 
3) Giới thiệu về các cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3
BÀY CỖ TRUNG THU
3.1 Mục tiêu.
- Hiểu ý nghĩa của ngày tết trung thu.
- HS cùng các bạn bày mâm cỗ trung thu.
- Tạo niềm vui, không khí phấn khởi.
3.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
3.3 Tài liệu phương tiện.
- Các laọi quả để bày cỗ.
3.4 Cách tiến hành.
Bước 1: Phổ biến mục đích hoạt động.
GV nêu mục đích của hoạt động và hướng dẫn chuẩn bị.
- Cống bố ban tổ chức, ban giám khảo.
Công bố giải thưởng.
Bước 2: GV công bổ thể lệ và cách chấm điểm.
+ Loại A: Đúng thời gian, đẹp, nhiều loại quả, sáng tạo.
+ Loại B: Đúng thời gian, đẹp, ít quả, chưa sáng tạo.
+ Loại C: Đúng thời gian, chưa đẹp.
Bước 3 Tiến hành cuộc thi
Nêu ý nghĩa của cuộc thi
Giới thiệu ban giám khảo.
Tiến hành thi theo 3 tổ.
Bước 4 Đánh giá.
Sau khi kết thúc trưng bày sản phẩm, tổng hợp ghi kết quả đánh giá.
Ban giám khảo hội ý quyết định chọn các giải thưởng.
Phá cỗ chờ công bố kết quả.
Bước 5: Trao giải thưởng.
Thư ký thay mặt cho ban giám khảo đọc kết quả xếp loại, xếp giải cuộc thi.
Trao phần thưởng cho các tổ.
HOẠT ĐỘNG 4
GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
4.1 Mục tiêu hoạt động.
- Giúp học sinh có thêm những thông tin về Luật an toàn gia thông và phòng tránh tai nạn giao thông.
- Biết cách xử lý, sơ cứu đơn giản kgi gặp tai nạn giao thông.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật giao thông.
4.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
4.3 Tài liệu, phương tiện.
- Tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh, biển báo, .
4.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
Thông bào nội dung, ý nghĩa buổi giao lưu.
Thông báo cách thức giao lưu.
Thông báo ban giám khảo.
Phân công chuẩn bị cho buổi giao lưu.
Thông báo tiêu chí xếp loại.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi
Gới thiệu cách thức tổ chức cuộc thi.
Giới thiệu ban giám khảo.
Các tổ lần lượt lên giới thiệu về đội mình và trình bày nội dung thuyết minh tuyên truyên an toàn giao thông.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
Ban giám khảo nhận xét, đánh giá về nội dung thi và thái độ của các tổ khi tham gia thi.
Công bố kết quả cuộc thi.
Trao phần thưởng cho các tổ.
Tuyên bố kết thuc cuộc thi.
THÁNG 10
Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ
HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI: “TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG”
Mục tiêu
Thông qua trò chơi, HS được rèn kỹ năng giao tiếp, biết dúng nhưng lời nhận xét tốt đẹp khi nói về bạn bè.
HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
Quy mô hoạt động
Tổ chức hoạt động theo lớp.
Tài liệu và phương tiện.
Một quả bóng cao su nhỏ.
1.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Tổ chức trò chơi.
GV hướng dẫn luật chơi, cách chơi:
+ Trước khi ném bóng cho bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói lới yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn: Ví dụ:
Bạn rất vui tính.
Bạn là người bạn tốt.
Bạn rất chăm chi học tập.
Bạn viết rất đẹp.
Tớ rất thích những bức tranh bạn vẽ
+ Người nhận bóng nếu giữ bóng quá lâu mà chưa nói được lời yêu thương thi là người bị thua.
+ Nếu người nhận bóng bắt trượt thị bị mất lượt.
+ Mỗi HS chỉ được nhận bóng 1 lần.
Tổ chức cho học sinh chơi thử.
Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, người quản trò đứng giữa. Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói 1 lời yêu thương với 1 người nào đó và ném bóng cho bạn đó..
Bước 2: Thảo luận sau trò chơi.
Tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Em thấy như thế nào là lời nói yêu thương?
+ EM cảm thấy như thế nào khi nhận được lời nói yêu thương?
+ Qua trò chơi này em rút ra điều gì?
GV nhận xét, khen ngợi học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2
TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC BẠN YẾU”
2.1 Mục tiêu hoạt động
- Giúp học sinh hiểu: giúp đỡ, bảo bệ người yêu hơn mình là một việc làm rất cần thiết.
- Giáo dục học sinh ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
2.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp
2.3 Tài liệu – phương tiện
- Kịch bản: Dế mèn bênh vực bạn yếu.
- Trang phục (Nếu có)
2.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, GV đưa nội dung kịch bản cho HS luyện tập.
Học sinh chuẩn bị trang phục và luyện tập, tập diễn tiêu phẩm: Dế mèn bênh vực bạn yếu.
Bước 2: Trình diễn tiểu phầm.
GVnội dung buổi sinh hoạt.
HS lên trình diễn tiểu phẩm.
Bước 3: Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm
GV đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận.
+ Vì sao chị nhà trò lại run rẩy, sợ hãi?
+ Nghe chuyện, anh Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
+ Vì sao lúc đó Dế Mèn lại do dự?
+ Hành động của Dế mèn như thế nào trước bọn nhện độc hung hãn?
+ Em có suy nghĩ gì trước hành động của anh Dế Mèn?
Bước 4: Tổng kết – Đánh giá
Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất.
Giáo viên kết luận, căn dặn học sinh hãy học tập tấm gương dũng cảm của anh Dế Mèn.
HOẠT ĐỘNG 3
KẾT BẠN CÙNG TIẾN
3.1 Mục tiêu hoạt động
- Thông qua việc kết bạn cùng tiến giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ, chia se với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
3.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
3.3 Tài liệu và phương tiện
- Sưu tầm nhưng câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên bào chí, truyền hình, 
3.4 Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị.
Trước 1 tuần GV phổ biến nội dung, ý nghĩa và yêu cầu của cuộc thị.
Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến” tổ chức vào buổi sinh hoạt sắp tới.
Chọn bạn kết đôi với mình.
Cùng bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm học và trình bày trên giấy. VD:
Đôi bạn cùng tiến: Nguyến văn..
Trong năm học: 20.. – 20..
Chúng tôi cùng nhau phấn đấu: .
	Kí tên
Bước 2: Ra mắt : Đôi bạn cùng tiến”
GV nêu nội dung, ý nghĩa của buổi sinh hoạt.
Các đôi bạn cùng tiến trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu về mình và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ lần nhau.
Giới thiệu một số câu chuyện về đôi bạn cùng tiến đã sưu tầm được trong trường, trên báo chí, truyền hình,.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá.
GV khên ngợi sự thành công của buổi ra mắt. Chúc các đôi bạn cùng tiến trong lớp đạt được chỉ tiêu phấn đấu.
HOẠT ĐỘNG 4
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
4.1 Mục tiêu hoạt động
- Học sinh hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoạt cảnh khó khăn.
- Học sinh có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.
4.2 Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô lớp học.
4.3 Tài liệu và phương tiện
- Tranh, ảnh thông tin về hoạt động nhân đạo.
- Những món quà trong buổi quyên góp.
4.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: chuẩn bị.
Trước 1 -2 tuần, GV nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phao trào thi đua.
Học sinh chuẩn bị qua quyên góp.
Một số tiết mục văn nghệ
Bước 2: Lễ quyên góp 
GV tuyên bố lý do, mục đích, ý nghĩa của buổi quyên góp sách giáo khoa cũ của năm học trước cho các em học sinh lớp dưới.
Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ quyên góp.
Giới thiệu một số hoạt động nhân đạo của trường , của địa phương và của cả nước.
GV mời lần lượt tường cá nhân, đại diện nhóm, từng tổ lên trao qua quyên góp, ủng hộ.
GV nhận xét đánh giá và khen ngợi các tổ, nhóm, cá nhân đã có tinh thầnh tương thân tương ái.
Tuyên bố kết thúc buổi quyên góp.
THÁNG 11
Chủ đề: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 1
VIẾT THƯ CHÚC MỪNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO CŨ
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Phát triển ở học sinh tình cảm thiêng liêng của thầy và trò.
- HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý thầy cô giáo.
- HS yêu trường, yêu lớp thích đi học.
- Phát triển các kỹ năng giao tiếp.
1.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy cô giáo.
- Các câu chuyện về tình thầy trò.
- Các bài hát nói về thầy cô giáo, về mái trường, lớp học.
1.4 Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Thông báo cho học sinh biết nội dung, kế hoạch hoạt động.
Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bức thư hay gửi các thầy cô giáo cũ.
Hướng dẫn học sinh sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện nói về tình thầy trò.
Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
Xây dựng chương trình hoạt động.
Bước 2: Tiến hành
- GV cho cả nghe bài “ Bụi phấn”
- GV trao đổi với học sinh: Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Liên hệ cá nhân:
+ ... n công bồ kết quả thi.
GV khen ngợi những học sinh viết đúng viết đẹp, những học sinh viết có nhiều tiến bộ.
Tuyên bố kết thúc hội thi
HOẠT ĐỘNG 4
TẾT TRỒNG CÂY
4.1 Mục tiêu hoạt động.
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: Đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình; góp phần bào vệ môi trường sinh thái.
- HS biết trông, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “tết trồng cây” của Hồ Chủ Tịch.
4.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
4.3 Tài liệu và phương tiện.
- Cây, dụng cụ lao động, rào.
4.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
GV giới thiệu lịch sử ra đời của tết trồng cây.
Mỗi tổ trồng và chăm sóc 2 cây.
Phân công chuẩn bị cây, rào, dụng cụ lao động.
Sưu tầm tranh ảnh về tết trồng cây để giới thiệu với bạn bè.
Bước 2: Ngày hội trồng cây
GV tập trung học sinh tại địa điểm trồng cây.
Nêu mục đích, ý nghĩa của tết trồng cây.
Các tổ tập kết cây, rào, dụng cụ lao động.
GV phân chia vị trí trồng cây cho các tổ.
Các tổ trồng cây theo vị trí đã được phân công.
Sau khi cây đã trồng xong, GV cho học sinh tham quan các cây đã trồng.
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
Giáo viên biểu dương các nhóm tích cực và trồng đảm bào kỹ thuật.
Nhắc nhỏ các tổ thường xuyên chăm sóc cho cây tròng sống và phát triển xanh tốt.
Khuyến khích trồng thêm cây tại gia đình.
THÁNG 2
Chủ đề: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 1
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
Mục tiêu hoạt động
Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của đảng.
Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo.
Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
Tài liệu – Phương tiện.
Các tranh, ảnh, câu hỏi có liên quan đến Đảng.
Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị
Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu cho học sinh
Gới thiệu thể lệ giao lưu.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp án.
Cử ra ban giám khảo.
Các tổ cử đại diện của tổ mình tham gia giao lưu.
Bước 2: Tổ chức buổi giao lưu.
GV nêu mục, ý nghĩa của buổi giao lưu và thông qua nội dung giao lưu.
Giới thiệu ban giám khảo và các đội thi.
GV phổ biến thể lệ của buổi giao lưu.
Các đội lần lượt lên bốc thăm và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá.
Ban giám khảo công bố kết quả của các đội.
GV nhận xét đánh giá kết quả thi của các đội tuyên dương các đội, các cá nhân xuất sắc.
Tuyên bố kết thuc buổi giao lưu.
HOẠT ĐỘNG 2
GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
2.1 Mục tiêu hoạt động
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện xoay quanh chủ đề “Mừng đảng mừng xuân”.
Thông qua buổi giao lưu văn nghệ, HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của đảng.
2.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức hoạt động theo quy mô lớp.
2.3 Tài liệu và phương tiện
- các bài hát, bài thơ, câu chuyện ,.. về đảng.
- Các tranh, ảnh, tài liệu giới thiệu về đảng.
2.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị.
Đối với giáo viên:
Phổ biến yêu cầu của buổi giao lưu.
Soạn các câu hỏi, câu đố và đáp án các câu hỏi về đảng.
Cử ban giám khảo.
Cử các đội thi.
Đối với học sinh.
Sưu tầm các bài hát, bài thơ nói về đảng.
Tích cực, chủ động với nhiệm vụ được phân công.
Bước 2: Tiến hành buổi giao lưu.
GV gới thiệu nội dung, mục đích của buổi giao lưu.
Các đội tự giới thiệu về đội của mình.
Thông báo chương trình giao lưu.
GV lần lượt nêu các câu hỏi các đội ra tín hiệu xin trả lời và trả lời câu hỏi.
Xen lẫn giữa các câu hỏi là các tiết mục văn nghệ của các đội.
Bước 3: Tổng kết – Đáng giá.
Ban giám khảo công bố kết quả thi của các đội.
GV nhận xét, đánh về kết quả thi của các đội, tuyên dương đội có nhiều câu trả lời tốt, có sự chuẩn bị công phu.
HOẠT ĐỘNG 3
THI HÙNG BIỆN VỀ CHỦ ĐỀ “ VIỆT NĂM - TỔ QUỐC EM”
3.1 Mục tiêu hoạt động
- Học sinh trình bày được sự hiểu biết về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, truyền thống văn hoá của tổ quốc VN.
- Rèn cho học sinh đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của đân tộc VN.
3.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
3.3 Tài liệu và phương tiện.
- Tranh ảnh, sách báo, các bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca ngiợ đất nước Việt Nam.
3.4 Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
Đới với GV
Phổ biến nội dung thi, hình thức thi cho học sinh trước 1 tuần.
Phân công ban giám khảo.
Theo dõi, đôn đốc sự chuẩn bị của các nhóm.
Đối với học sinh
Chuẩn bị nội dung thi theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: Tổ chức thi
GV phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi.
Công bố ban giám khảo.
Các đội giứo thiệu về đội thi của mình.
Bốc thăm thứ tự thi cho các đội.
Các đội lần lượt thể hiện nội dung thi của đội mình.
Ban giám khảo cho điểm và tổng hợp điểm thi của từng đội.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá.
Bản giám khảo công bố kết quả thi.
GV nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị, thái độ khi tham gia của các đội.
HOẠT ĐỘNG 4
THI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
4.1 Mục tiêu hoạt động.
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo các trò chơi dân gian.
- Thường xuyên chơi các trò chơi dân gian
- Rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tính tập thể.
4.2 Quy mô hoạt động
	- Tổ chức theo quy mô lớp học.
4.3 Tài liệu và phương tiện.
- Sưu tầm các trò chơi dân gian
- Các dụng cụ phục vụ các trò chơi.
4.4 Các bước thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị
Đối với giáo viên
Phổ biến cho học sinh nội dung, hình thức thi trước 1 tuần.
Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
Lựa chọn ban giám khảo.
Đối với học sinh
Luyện tập chơi các trò chơi dân gian
Bước 2: Tiến hành thi
GV nêu nội dung, ý nghĩa của buổi giao lưu.
Thông báo nội dung thi, hình thưc, thể lệ thi các trò chơi dân gian và ban giám khảo.
GV lần lượt tổ chức cho học sinh chới các trò chơi.
Ban giám khảo đánh giá và tổng hợp kết quả.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá.
Bản giám khảo công bố kết quả thi.
GV nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị, thái độ khi tham gia của các đội.
Nhắc nhở học sinh thường xuyên chơi các trò chơi dân gian ở nhà, ở trường.
THÁNG 3
Chủ đề: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 1
VẼ TRANH CHÚ MỪNG BÀ, MẸ VÀ CHỊ GÁI
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Hướng dẫn học sinh vẽ tranh chúc mừng bà, mẹ và chị gái nhân ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3.
1.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3 Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút vẽ.
1.4 Các bước tiến hành
Mở đầu GV nêu câu hỏi: Sắp đến 8 -3 rồi các em có muốn tặng bà, mẹ hay chị gái ở nhà không? Các em muốn tặng món quà gì?
Học sinh kể những món quà muốn tặng.
 GV giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em vẽ tranh để tặng bà, mè và chị gái nhân dịp 8 – 3 nhé.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ và ghi những dòng chưc thể hiện tình cảm yêu thương dành cho người mình yêu quý.
Học sinh thực hành vẽ tranh.
Sau khi học sinh vẽ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tặng bà, mẹ và chị gái của mình trong ngày 8 – 3.
HOẠT ĐỘNG 2
CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÁC BẠN GÁI
2.1 Mục tiêu hoạt động
- Học sinh biết được ý nghĩa của ngày 8 – 3.
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến đối với các bạn gái.
2.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
2.3 Tài liệu và phương tiện
- Khăn bàn, lọ hoa, bưu thiếp, quà tặng các bạ gái.
- Lời chúc mừng các bạn gái.
- Các tiết mục văn nghệ.
2.4 Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Trước một tuần, các HS nam thảo luận kế hoạch và phân công chuẩn bị.
Kê xếp bàn ghế.
Bước 2: Chúc mừng các bạn gái.
Trước hết, các bạn năm xếp thành 2 hàng đón các bạn gái vào.
Giáo viên tuyên bố lý do và bắt nhịp cho cả lớp đồng thanh cùng hô to: Chúc mừng 8 – 3.
Lần lượt từng học sinh nam lên nói 1 câu chúc mừng và tặng bưu thiếp, quà cho 1 bạn gái (Đã được phân công trước)
Đại diện các bạn nữ lên nói lời cảm ơn các bạn nam.
Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8 – 3 ( Các bạn nam thể hiện).
Kết thúc, Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp cùng hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
HOẠT ĐỘNG 3
GIAO LƯU NỮ SINH XUẤT SẮC
3.1 Mục tiêu hoạt động.
- Tạo cơ hội cho các nữ sinh xuất sắc được giao lưu khẳng định mình.
- Đông viên các em nữ tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.
3.2 Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo lớp.
3.3 Tài liệu và phương tiện.
- Các câu hỏi và đáp án thi.
3.4 Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Xây dựng nội dung giao lưu.
Các tổ thống nhất bầu chọn các bạn nữ xuất sắc nhất của tổ tham gia giao lưu. (Các bạn học giỏi, có đạo đức tốt, được nhiều người yêu quý).
Các bạn nữ đã được chọn luyện tập.
Bầu ban giám khảo.
Bước 2: Giáo lưu
Gv phổ biến nội dung, hình thức giao lưu.
Các bạn nữ bắt thăm thứ tự thi.
Tổ chức buổi giao lưu theo thứ tự bước thăm.
Chương trình giao lưu gồm các phần sau:
+ Giới thiệu về bản thân
+ Thi kiến thức: GV nêu lần lượt câu hỏi các thí sinh ra tín hiệu trả lời (Trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai không trừ điểm).
+ Thi tài năng: Mỗi thí sinh lên hát 1 bài hát, đọc thơ, kể chuyện (Ban giám khảo cho điểm từ 1 -> 10).
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá.
GV nhận xét đánh giá chung về hội thi.
Ban giám khảo công bố kết quả:
+ Bạn nữ có kiến thức uyên bác nhất.
+ Bạn nữ tài năng nhất.
+ Bạn nữ xuất sắc nhất
GV tuyên bố kết thúc hội thi vag giao nhiệm vụ tuần sau.
HOẠT ĐỘNG 4
HỘI TRẠI 26 – 3
4.1 Mục tiêu hoạt động.
- Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
+ Hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập đoàn thanh niên công sản HCM, ý thức phấn đấu vươn lên đoàn viên.
+ Phát triển các kỹ năng cho học sinh.
4.2 Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô lớp.
4.3 Tài liệu và phương tiện
- Lều, cọc trại, dây buộc, 
- Dụng cụ trang trí
- Các dụng cụ để chơi các trò chơi dân gian.
4.4 Các bước tiến hành.
Bước 1. Chuẩn bị
GV phổ biến kế hoạch cắm trại cho học sinh.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để cắm trại, các vật liệu để trang trí trại và chơi các trò chơi dân gian.
Bước 2: Tiến hành cắm trại.
GV phổ biến nội dung ý nghĩa của buổi cắm trại.
Học sinh tập kết tại địa điểm cắm trại đã thống nhất từ trước.
GV tập trung học sinh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ.
Học sinh tiến hành dưng trại và trang trí trại
Hát các bài hát về chủ đề “Hướng lên đoàn”
Thi các trò chơi dân gian giữa các tổ
Bước 3: Tổng kết đánh giá.
GV công bố kết quả thị các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ.
GV nhận xét tình thần, thái độ thăm gia căm trại của học sinh: Sự chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV cho học sinh thu gọn các đồ dùng, thực hiện vệ sinh môi trường nơi đã dựng trại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HDNGLL LOP 5.doc