Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 - Tuần 19

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU:

-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

 -Yêu mến, tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

 *HSK,G: Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

 * BVMT : (Liên hệ) Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày tháng năm 20
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 19 EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
KTKN:84. SGK:28
I. MỤC TIÊU:
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
 -Yêu mến, tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
 *HSK,G: Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
 * BVMT : (Liên hệ) Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
II.CHUẨN BỊ:
- Giấy, bút màu.
- Các bài thơ, bài hát,nói về tình yêu quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Cây đa làng em trang 28 SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK trang 29. 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
2/ Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập 1.
- GV cho đại diện một số nhóm trình bày.
- GV kết luận: Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương.
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
3/ Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
@ Củng cố, dặn dò:
*BVMT: xem mt
GV yêu cầu:
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương.
- HS giở SGK trang 28 và lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi và bổ sung. 
- Nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS đọc.
- HS trao đổi theo cặp. 
- Một số HS trình bày.
Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 19 Ngày tháng năm 20
TOAÙN 
Tiết 91 DIỆN TÍCH HÌNH THANG 
KTKN:69. SGK:93
I. MỤC TIÊU:
Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
*BT cần làm : 1(a) ; 2 (a).Còn lại KKHSK,G làm.
II.CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1-2 HS phần lý thuyết cơ bản về Hình thang đã học ở tuần trước.
@ Dạy bài mới:
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- GV cho HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
- GV yêu cầu HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- GV gọi một vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
2. Thực hành:
* Bài 1: GV giúp HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
GV cho HS tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một số HS nêu kết quả tìm được.
Kết quả là:
a) S=(12+8) x 5 : 2 =50 (cm2)
b) S= (9,4 +6,6) x 10,5 : 2 = 84 (m2 )
* Bài 2: Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
- GV yêu cầu HS tự làm phần a) sau đó đổi bài làm cho nhau và chấm chéo. GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Kết quả là: 32,5 cm2
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông đã học để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông trước khi làm phần b).
Kết quả là: 20 cm2
Bài 3: Yêu cầu HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
Gv gợi ý ( nếu cần):
Bài toán cho gì ? 
Bài toán hỏi gì ?
Cần biết cái gì nữa ?
Muốn tìm chiều cao ta làm thế nào?
Muốn tìm trung bình cộng độ dài hai đáy ta làm thế nào ?
Cả lớp tự giải:
Bài giải
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
Đáp số: 10020,01 m2
Củng cố dăn dò:
 -GV chốt lại ý BT2,3.
 -Hỏi cách tính DTHT.
 -0Nhận xét
1-2 HS trình bày.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS nhận xét.
- HS nêu: Diện tích hình tam giác ADK là: DK x AH
 2
- HS nhận xét.
- Một vài HS nhắc lại: S = (a + b) x h
 2 
(S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao)
-HSY
- Bảng con, miệng.
-(HSK,G)
- Nhóm 2.
- HS nhắc lại: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
(HSK,G)
- HS phát biểu.
+Độ dài hai đáy của hình thang.
+Diện tích hình thang.
+Chiều cao
+Tính trung bình cộng độ dài hai đáy.
+Cộng độ dài hai đáy đó lại rồi chia đôi.
- Nháp, miệng.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 19 Ngày tháng năm 20
TAÄP ÑOÏC
Tieát 37 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT 
KTKN: 31. SGK:4
I. MỤC TIÊU:
-Bieát ñoïc ñuùng ngöõ ñieäu văn bản kòch, phaân bieät được lôøi taùc giaû vôùi lôøi nhaân vaät (anh Thaønh, anh Leâ).
 -Hieåu được taâm traïng day döùt, traên trôû tìm ñöôøng cöùu nöôùc cuûa Nguyeãn Taát Thaønh. Trả lời được caùc caâu hoûi 1, 2, 3 (khoâng caàn giaûi thích lí do).
 *HSK,G: phâân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4 ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Mở đầu:
GV giới thiệu chủ điểm Người công dân, tranh minh họa chủ điểm: HS tham gia bỏ phiếu bầu ban chỉ huy chi đội (hoặc liên đội), thực hiện nghĩa vụ của những công dân tương lai.
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu vở kịch Người công dân số Một. Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích nói về những năm tháng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.Ghi bảng
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (Anh Thành, đốc học, nghị định, giám quốc, vào làng Tây, đèn hoa kì, đèn tọa đăng, chớp bóng). GV giải nghĩa thêm các từ mà HS phát hiện ra mình chưa hiểu.
- GV viết lên bảng các từ phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.
- GV yêu cầu ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong phần trích vở kịch:
 + Đoạn 1: từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: phần còn lại của đoạn trích.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc toàn bộ trích đoạn kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch - giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả (giới thiệu tên nhân vật, hành động, tâm trạng của nhân vật) với lời nhân vật; phân biệt lời hai nhân vật anh Thành và anh Lê, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người:
+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở suy nghĩ về vận nước.
+ Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
b) Tìm hiểu bài:
GV hỏi: 
-1. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
-2. Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
-3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó .(Không cần giải thích lí do)
*Nội dung bài ? (HSG)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV gọi 3 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện (người dẫn chuyện đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí). GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn: từ đầu đến “anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”. Chú ý HS đọc thể hiện đúng tâm trạng từng nhân vật: Lời gọi: Anh Thành! (đọc nhấn giọng, hồ hởi); Có lẽ thôi, anh ạ. (điềm tĩnh, mong được thông cảm, ẩn chứa một tâm sự chưa nói ra được); Sao lại thôi? (nhấn giọng, bày tỏ sự thắc mắc); Vì tôi nói với họ:(giọng thì thầm, vẻ bí mật, kết hợp với điệu bộ); Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? (ngạc nhiên, thắc mắc)
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS về ý nghĩa của trích đoạn kịch. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch; chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên; đọc trước màn 2 của vở kịch Người công dân số Một.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp luyện đọc các từ trên bảng.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Nhóm 2.
- 1- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- (HSY).Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Nhóm 4: Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới vấn đề cứu dân, cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước là:
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
+ Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt).
- Nhóm 4: Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
Ÿ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-bathìờanh là người nước nào?
Ÿ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: vì đèn dầu ta không sáng b ... 
GV yêu cầu HS đọc các đoạn mở bài (BT 2, tiết TLV trước) đã được viết lại.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết TLV trước, các em đã luyện tập viết đoạn mở bài trong bài văn tả người. Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết đoạn kết bài. Đây là kiến thức các em đã học từ lớp 4. GV mời một HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài: mở rộng và không mở rộng.
- GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài, mời 1 HS đọc.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài tập 1:
- GV cho một HS đọc nội dung của BT 1.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của hai cách kết bài a và b.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Đoạn kết bài a - kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. 
+ Đoạn kết bài b - kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội. 
Bài tập 2:
- GV gọi một HS đọc yêu cầu của bài và đọc lại 4 đề văn ở BT 2 tiết Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài) trang 12 SGK..
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT.
- GV yêu cầu 5 - 7 HS nói tên đề bài đã chọn.
- GV cho HS viết các đoạn kết bài. GV phát bảng phụ cho 2 - 3 HS.
- GV gọi một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết và nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hay không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
- GV mời những HS làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn kết bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV tới (Viết bài văn tả người) bằng cách đọc trước các đề bài, suy nghĩ về dàn ý của bài viết.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- 5 - 7 HS nêu tên đề bài mình chọn.
- HS viết.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS trình bày trước lớp.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 19 Ngày tháng năm 20
KEÅ CHUYEÄN
Tieát 19 CHIẾC ĐỒNG HỒ 
KTKN: 32.SGK:9
I. MỤC TIÊU:
 -Keå được töøng ñoaïn vaø toaøn boä caâu chuyeän döïa vaøo tranh minh hoïa SGK; keå ñuùng vaø ñaày ñuû nội dung caâu chuyeän.
-Bieát trao ñoåi veà yù nghóa cuûa caâu chuyeän.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.-Viết bảng phụ :Ý nghĩa câu chuyện (SGV/11)
- Bảng lớp viết những từ ngữ cần giải thích (tiếp quản, đồng hồ quả quýt).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu câu chuyện:
Câu chuyện các em được nghe hôm nay là truyện Chiếc đồng hồ. Nhân vật chính trong câu chuyện là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi biết nhiều cán bộ chưa yên tâm với công việc được giao, Bác đã kể câu chuyện Chiếc đồng hồ để giải thích về trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Các em cùng nghe để biết nội dung câu chuyện.
2/ GV kể chuyện Chiếc đồng hồ. Đoạn đối thoại giữa Bác Hồ với cán bộ trong hội nghị: giọng thân mật, vui. (Xem SGV/12)
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 - vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trong SGK
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV yêu cầu một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ KC.(Bảng phụ)
a) KC theo cặp:
Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp:
- GV cho một vài tốp HS, mỗi tốp 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. GV yêu cầu HS kể được nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh.
Gợi ý nội dung cơ bản của từng đoạn:
Tranh 1: Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
Tranh 3: Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến ai nấy đều thấm thía.
- GV gọi 1 -2 HS kể toàn bộ câu chuyện và nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
3. Củng cố, dặn dò:
* Gợi ý HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần tới.
*GV gợi ý để HS Y cũng tìm được câu chuyện
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Nhóm 2.
-Ý nghĩa : xem SGV / 11
- Các tốp thi KC trước lớp.
- 1 -2 HS kể.
* Treo bảng phụ: ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
KÓ THUAÄT
(Tieát 19) MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA (SGK/52)
I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Có ý thức nuôi gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi 1- 2 HS một số câu hỏi liên quan đến bài “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”.
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2/ Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
- GV: Hiện nay, ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết (qua xem truyền hình, đọc sách, quan sát thực tế).
- GV ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm: gà nội, gà nhập nội, gà lai.
- GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,Có những giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri,
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. GV hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung, quan sát các hình trong SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu đặc điểm hình dạng, ưu và nhược điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm. Những HS khác quan sát, theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- GV nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm chủ yếu của từng giống gà theo nội dung SGK.
- GV kết luận nội dung bài học: Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi (nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và điều kiện chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp.
4/ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá. 
- GV nêu đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài “Chọn gà để nuôi”.
- 1- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS kể tên các giống gà.
- HS theo dõi trên bảng.
- Nhóm 6: HS đọc thông tin, quan sát hình trong SGK và thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến.
- HS theo dõi trong SGK và lắng nghe.
- HS làm bài tập.
- HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
MÓ THUAÄT
(Tieát 19) ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN 
(SGK/60)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- HS vẽ được tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Một số bài vẽ của HS lớp trước về đề tài này.
- Tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở bộ ĐDDH.
Học sinh:
- SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân để HS nhớ lại:
+ Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh, màu sắc trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV gợi ý HS kể về ngày Tết, lễ hội, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.
 3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân:
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày Tết.
+ Chuẩn bị cho ngày Tết: trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,
+ Những hoạt động trong dịp Tết: chúc Tết ông bà, cha mẹ; đi lễ chùa,
+ Những hoạt động trong các dịp lễ hội như: tế lễ, rước rồng, múa lân, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca,
- GV cho HS nhận xét một số bức tranh để nhận ra cách vẽ:
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động (nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa,).
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ (màu của bài vẽ có đậm, có nhạt).
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu một vài HS vẽ trên bảng hoặc vẽ theo nhóm ở giấy khổ lớn.
- GV hướng dẫn HS:
+ Vẽ hình người, cảnh vật sao cho hợp lí, vẽ được các dáng hoạt động.
+ Vẽ màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui tươi phù hợp với nội dung đề tài.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để HS nhận xét về:
+ Cách chọn và sắp xếp hình ảnh (rõ nội dung đề tài).
+ Cách vẽ hình (hợp lí, sinh động).
+ Màu sắc (hài hòa, thể hiện được không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân).
- GV tổng kết, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
6. Dặn dò:
GV dặn HS về nhà quan sát các đồ vật và hoa quả.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS kể.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét tranh.
- HS chọn nội dung và vẽ tranh theo hướng dẫn.
- HS chọn bài và nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 KNS CKNKT.doc