Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 19 - Lê Bá Cường

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 19 - Lê Bá Cường

I. MỤC TIÊU:

 Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: (10)Hình thành công thức tính diện tích hình thang

- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.

- GV dẫn dắt để HS có thể chọn trung điểm M của BC, rồi cắt rời tam giác ABM ; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.

- HS nhận xét về diện tích của hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK vừa tạo thành.

- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.

- Gọi một vài HS nhắc lại quy tác tính và công thức tính diện tích hình thang.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 19 - Lê Bá Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 19
Thứ hai,ngày 9 tháng 1 năm 2012
Toán:
Tiết 91: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
 Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: (10’)Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dẫn dắt để HS có thể chọn trung điểm M của BC, rồi cắt rời tam giác ABM ; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích của hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK vừa tạo thành.
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- Gọi một vài HS nhắc lại quy tác tính và công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2: (30’)Thực hành
HS thực hành trên Vở bài tập.
Bài 1a.Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- HS tính diện tích của từng hình thang rồi gọi HS nêu kết quả tìm được.
Bài 2a.Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và và hình thang vuông.
- GV yêu cầu HS tự nêu phần a) sau đó HS đổi bài làm cho nhau và chấm chéo. Cuối cùng GV nhận xét đánh giá bài làm của HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông đã được học ở tiết 90 để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông trước khi làm bài b).
Bài 3: ( Còn thời gian cho HS khá làm thêm) - GV yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang vuông để giải toán.
- GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán, sau đó GV kết luận: Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang.
- HS tự làm, GV chữa bài và kết luận.
Bài giải:
Chiều cao của hình thang là:
( 110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
( 110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
____________________________________________
Tập đọc
Người công dân số một
I- Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3( không cần giải thích lí do).
II – chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
iii- các hoạt động dạy – học
Bài mới: 
Giới thiệu bài ( 5 phút )
Hoạt động1 . Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch – giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả (giới thiệu tên nhân vật, hành động, tâm trang của nhân vật) với lời nhân vật; phân biệt lời hai nhân vật anh Thành và anh Lê, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người:
+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự suy nghĩ về vân nước.
+ Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
1- GV viết lên bảng các từ phắc –tuya, Sa-xơ-lu Lô -ba, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.Chia đoạn trích thành các đoạn như sau: 
+ Đoạn 1 (từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?),
+ Đoạn 2 (từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa),
+ Đoạn 3 (phần còn lại).
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài. HS phát hiện thêm những từ các em chưa hiểu, GV giải nghĩa những từ đó 
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b) Tìm hiểu bài
+ Chia lớp thành các nhóm để HS cùng nhau đọc (đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. Sau đó, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận, tổng kết.
* Các hoạt động cụ thể:
HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc trong trích đoạn kịch; suy nghĩ để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. Các nhóm trao đổi, trả lời các câu hỏi trong SGK. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
* Đáp án trả lời câu hỏi:
Anh Lê giúp anh Thành việc gì? (tìm việc làm ở Sài Gòn)
-Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? (Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới vấn đề cứu dân, cứu dân, cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước là:
Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt )
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích tại sao như vậy.?
(Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+ Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-bathì ờanh là người nước nào?
Anh Thành trả lời:vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì
- HS nêu ND ,ý nghĩa đoạn trích .
c). Đọc diễn cảm
- GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo hai cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện (người dẫn chuyện đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí). GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1-2 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai. đọc: từ đầu đến “anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” Nhắc HS: đọc thể hiện đúng tâm trạng từng nhân vật. VD: Lời gọi: Anh Thành!(đọc nhấn giọng, hồ hởi); Có lẽ thôi, anh ạ. (điềm tĩnh, mong được thông cảm, ẩn chứa một tâm sự chưa nói ra được); Sao lại thôi?(nhấn giọng; bày tỏ sự thắc mắc); Vì tôi nói với họ: (giọng thì thầm, vẻ bí mật, kết hợp với điệu bộ); Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?(ngạc nhiên, thắc mắc)
Trình tự hướng dẫn:
+ GV đọc mẫu đoạn kịch
+ Từng tốp HS phân vai luyện đọc.
+ Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm
Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV hỏi HS về ý nghĩ của trích đoạn kịch.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch; chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên; đọc trước màn 2 của vở kịch Người công dân số Một.
____________________________________
Đạo đức:
Bài 9 : Em yêu quê hương
I - Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. 
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
II – Tài liệu và phương tiện
- Giấy, bút màu.
- Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 1, tiết 2.
-Thẻ màu dùng cho hoạt động 2, tiết 2
- Các bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương.
III- Các hoạt động dạy – học 
Tiết 1
Hoạt động 1: (15’)Tìm hiểu truyện Cây đa làng em
1. Đọc truyện Cây đa làng em trang 28, SGK.
2. HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
4. GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
Hoạt động 2: (5’)Làm bài tập 1, SGK.
1. GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập 1.
2. Hs thảo luận.
3. đại diện một số nhóm trình bầy, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận: Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương.
5. GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: (15’)Liên hệ thực tế
1. GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau:
- Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
- Bạn đã làm được những gì để thể hiện tình yêu quê hương?
2. HS trao đổi.
3.Một số HS trình bày trước lớp; các em khác nêu câu hỏi về những vần đề mà mình quan tâm.
4. GV Kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động tiếp nối (5’)
- Mỗi HS vẽ 1 bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương.
_________________________
Toán :
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Củng cố cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang
II. Các hoạt động dạy học
- Ôn cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Gv tổ chức cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở: 
Bài 1: Tam giác ABC có DT là 27m2, chiều cao AH bằng 4,5m. Tính DT hình vuông có cạnh bằng đáy BC của hình tam giác.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình thang
Đáy lớn
Đáy bé
Chiều cao
Diện tích
24 cm
22cm
15 cm
17 dm
15 dm
12dm
4,7 dm
3,5 dm
2,3cm
m
m
m
Bài 3: Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
- Gọi Hs chữa bài.
- Nếu HS nào còn sai công thức, yêu cầu HS nhắc lại công thức.
- Nhận xét tiết học.
__________________________________________
Thứ ba, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Toán:
Tiết 92: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Biết tính diện tích hình thang.
II. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
Bài 1 : - GV yêu cầu tất cả HS tự làm
HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3a:Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích:
- Yêu cầu mỗi HS quan sát và giải bài toán, đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: (Còn thời gian cho HS làm thêm) 
- Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính:
+Tính độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+Tính diện tích của thửa ruộng
+ Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
- GV yêu cầu HS tự giải toán, gọi 1 HS lên trình bày bài giải; các HS khác nhận xét.GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài làm mẫu.
______________________________________
Lịch sử : ... ải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
Hoạt động 2. (15’)Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống
a) Cách cho gà ăn
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a (SGK).
- HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng). HS nêu cách cho ăn ở gia đình hoặc địa phương và so sánh với cách cho gà ăn trong bài học.
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở bài 20 để trả lời các câu hỏi trong mục 2a (SGK).
- Nhận xét và giải thích:
+ Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ. Gà giò lớn nhanh, hoạt dộng nhiều nên cần nhiều năng lượng và chất đạm. Do vậy, cần phải cho gà giò ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và thức ăn cung cấp chất đạm.
+ Chất đạm, chất khoáng là những chất dinh dưỡng chủ yếu tham gia toạ thành trứng gà. Vì vậy, cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chứa nhiều chất đạm như giun đất, côn trùng(cào cào, châu chấu, mối), cua, ốc đập nhỏ, cá băm nhỏ, bột đỗ tương.; thức ăn chứa nhiều chất khoáng như vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy khô, nghiền nhỏ và thức ăn chứa nhiều vi-ta-min như rau muống, bắp cải, .rửa sạch thái nhỏ.
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK.
b) Cách cho gà uống
- HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4).
- Nhận xét và giải thích: Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. Nó còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
- HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống.
- Nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống nước theo SGK.
Lưu ý HS: Dùng nước sạch như nước máy, nước giếng cho vào máng uống để cung cấp nước cho gà và đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Máng uống phải luôn có đầy đủ nước.
Kết luận hoạt động 2: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu càu về dinh dưỡng ở từng thời kỳ sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước cách sử dụng cho gà uống. Thức ăn, nước uống dùng để nuôi gà phải sạch sẽ, không bị ôi mốc và được đựng trong máng 
sạch.
Hoạt động 3. (10’)Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo két quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – nhận xét – dặn dò (2’)
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Chăm sóc gà”
Buổi chiều:
Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt:
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
 Củng cố cho HS nắm chắc nội dung bài “ Người công dân số một” thông qua việc luyện đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc bài theo cách phân vai.
- HS lần lượt đọc bài theo các vai đã được phân công.
- Gv cùng học sinh cả lớp theo dõi uốn nắn chỗ HS đọc chưa rõ ràng.
- Gv cùng HS nhận xét bình chọn nhóm dọc đoạn kịch hay nhất.
- Cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở:
1. Anh Lê hẹn anh Thành khi nào đi nhận việc ?
2. Câu nào trong đoạn đối thoại giữa anh Thành và anh Lê cho biết trước khi vào Sài Gòn, anh Thành đã sống ở Phan Thiết ?
3. Anh Thành đang nung nấu điều gì khi từ Phan Thiết vào Sài Gòn ?
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. HS làm bài xong GV gọi HS chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng.
- Nhận xét tiết học.
_______________________________
Thứ sáu, ngày 01 tháng 1 năm 2010
Tiếng Việt:
ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cách viết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.
- HS viết được kết bài không mở rộng và kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả người bạn thân và cho bài văn tả cô giáo em.
II. Các hoạt động dạy học:
GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Điền thêm một vế câu nữa để được các câu ghép:
- Bởi vì cây đã lên xanh tốt,
- Trên cánh đồng, lúa đang thì con gái,..
- Người làm sao,.
Bài 2: Viết đoạn kết bài theo cách không mở rộng cho bài văn tả người bạn thân của em. 
Bài 3: Viết đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả cô giáo em.
- HS làm bài vào vở. HS làm bài xong.
- Gv lần lượt gọi HS chữa bài.
- HS cùng Gv nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
- Nhận xét tiết học.
_____________________________________
Thể dục : 
Bài 37: trò chơi “đua ngựa” và “lò cò tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp. Thực hiện được động tác đi đều, cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Tung và bắt bóng. Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Nhảy day kiểu chụm hai chân. Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- Chơi hai trò chơi “đua ngựa”, “lò cò tiếp sức” . Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi. 
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần mở đầu 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai: 1 phút.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1-2 phút.
Hoạt động 2: Phần cơ bản: 26 phút.
 Chơi trò chơi “Đua ngựa”: 5 – 7 phút.
Giáo viên nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho học sinh chơi thử một lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phát.
* Ôn đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 5 phút. Thi đua giữa các tổ với nhau 1 – 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Giáo viên biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém 
nhất sẽ phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều. 
Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”: 6 – 8 phút.
Cho học sinh nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của giáo viên, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, giáo viên có thể tăng thê yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi. 
Hoạt động 3: Phần kết thúc 4 phút
- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng: 1 – 2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 – 3 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều.
________________________________________
Thể dục : 
Bài 38: Tung và bắt bóng . trò chơi “Bóng chuyền sáu”
I- Mục tiêu:
- Đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp. Thực hiện được động tác đi đều, cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Tung và bắt bóng. Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Nhảy day kiểu chụm hai chân. Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- Làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
iiI-các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Phần mở đầu 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, cổ tay, vai: 1 phút.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1-2 phút.
Hoạt động 2: Phần cơ bản 26 phút.
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8- 10 phút.
Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, giáo viên đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng.
* Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, giáo viên biểu dương tổ tập đúng. 
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 5 – 7 phút. 
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần
 Làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”: 7 -9 phút. 
 Giáo viên nêu trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho học sinh tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1 – 2 lần, sau đó mới chơi chính thức. 
Hoạt động 3: Phần kết thúc 4 phút
- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sâu: 1 – 2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 – 3 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
_________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cắt ghép cây, lá , hoa khô.
1. Mục đích:
- Hs biết cách ép lá, hoa khô.
- Góp phần nâng cao nhận thức về cấu tạo thực vật, sự đa dạng của thực vật.
- Góp phần vun đắp tình cảm về cây, hoa, lá (thực vật nói chung) và giá trị của các sản phẩm này trong cuộc sống.
2. Thời gian: Khoảng 45 phút.
3. Địa điểm: Lớp học.
4. Đối tượng: HS lớp 4 – 5.
5. Chuẩn bị:
- Năm bộ khung ép. Mỗi bộ gồm hai nẹp gỗ hình chữ nhật kích thức 30 x 50 cm, dây thừng, báo cũ.
- Dao nhỏ, kéo nhỏ ( để cắt lá, hoa và nhổ cây cỏ).
6. Hệ thống làm việc:
Việc 1: Tập chung lớp và phân công chia nhóm (3phút).
GV: Chia mỗi nhóm 4 HS.
HS: Ngồi ngay ngắn, chia nhóm, cử nhóm trưởng.
Việc 2: Phân chia dụng cụ.
GV: Giao cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ đã chuẩn bị và giới thiệu từng dụng cụ.
HS: Quan sát, lắng nghe.
Việc 3: Làm mẫu ép lá cây (35phút).
Gv: Nêu các bước tiến hành và làm mẫu một lần.
HS: Chú ý quan sát và làm theo từng bước.
Bước 1: chọn lá cây, cành cây, bông hoa, cây nhỏ và tách bỏ, rũ sạch đất.
Bước 2: Đặt vào trong khung ép, đặt lên trên những tấm báo và xếp cho ngay ngắn, không để các lá, cánh hoa đè lên nhau.
Bước 3: Đậy tờ báo khác lên( chú ý không làm chuyển dịch lá, cánh hoa đã xếp).
Bước 4: Buộc chặt khung ép bằng dây và đặt khung vào nơi thoáng mát.
Bước 5: Sau một tuần, tháo khung và lấy mẫu ép ra, dán vào giấy tạo thành bộ sưu tập.
Việc 4: Tổng kết và thảo luận (3 phút).
GV: Thu các khung ép Hs đã làm và bảo quản nơi thoáng cho các sản phẩm mau khô. Yêu cầu HS từng nhóm giới thiệu các mẫu ép đã làm.
HS: Tập trung nhóm, nộp khung ép có các sản phẩm bên trong giới thiệu cả lớp về các mẫu ép vừa làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 Tuan 19 Chuan KTKN.doc